Phân tích chiến lược tổchức hiện thời của Công ty TNHH một thành viên in Trương Thành Công

Hòa nhập cùng với sựphát triển của nền kinh tếthếgiới, trong những năm gần đây, nền kinh tếViệt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Những chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là trước xu thếphát triển nhanh vềkinh tế- văn hóa - x ã hội đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hòa nhập vào thịtrường ngành in với những bước phát triển nhất định. Tuy vậy, trong xu thếhội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tếthếgiới và khu vực ngày nay, sựgia nhập vào các tổchức quốc tếcủa nền kinh tếViệt Nam như: AFTA, WTO v.v thì ngành in phải đối diện với một môi trường kinh doanh mới, một sựcạnh tranh quyết liệt trên thị trường cảtrong và ngoài nước.Chính vì lý do này, vấn đềcấp bách ngay từbây giờngành in cần làm là phải xây dựng cho mình một chiến lược sản xuất - kinh doanh thích hợp đểtiếp tục phát triển trong tương lai. Trên cơsởlý thuyết vềquản trịchiến lược, tôi đã nghiên cứu thực trạng phát triển của Công ty tại Tiền Giang, phân tích môi trường bên trong, bên ngoài của Công ty đểxác định điểm mạnh, điểm yếu, cơhội và thách thức đối với sựphát triển của công ty. Từ đó đưa ra một sốkhuyến nghị đểhoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Công ty đến năm 2015. Tôi đã sửdụng các phương pháp sau đểnghiên cứu: - Các sốliệu thứcấp được tổng hợp thông qua các bản kếtoán, báo cáo tài chính, tham khảo các tài liệu liên quan trên internet, sách, báo, tạp chí, - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê. Do thời gian có hạn, đềtài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công đến 2015. Đềtài tập trung phân tích, đánh giá những vấn đềtổng quát phục vụcho việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công, tôi không đi sâu vào những vấn đềmang tính chyên nghành.

pdf42 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích chiến lược tổchức hiện thời của Công ty TNHH một thành viên in Trương Thành Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION (Bilingual) September Intake, 2009 Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Hệ song ngữ) Nhập học: 09/2009 Subject code (Mã môn học): MGT 510 Subject name (Tên môn học): QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Student Name (Họ tên học viên): PHAN NGỌC DUY TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 01 NĂM 2011 2 Mục lục Nội dung Trang Mục lục 02 Tên đề tài 05 Lời cảm ơn 06 Tóm tắt đồ án 07 Chương 1: Phần giới thiệu chung 10 1.1 Lý do chọn đề tài 10 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 10 1.3 Phạm vi nghiên cứu 11 1.4 Bố cục đồ án 11 Chương 2: Tổng quan lý thuyết chiến lược kinh doanh 12 2.1 Lý thuyết của các học giả 12 2.2 Lý thuyết về mô hình Delta 14 2.3 Lý thuyết năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 15 2.4 Công cụ hoạch định chiến lược – ma trận SWOT 16 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 17 3.1 Thu thập tài liệu sơ cấp 17 3.2 Phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin 17 3.3 Phương pháp quan sát để thu thập tài liệu 17 3.4 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp 18 3.5 Phương pháp đối chiếu so sánh 18 3 Chương 4: Phân tích chiến lược tổ chức hiện thời của Công ty TNHH một thành viên in Trương Thành Công 19 4.1 Giới thiệu về Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công 19 4.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 19 4.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty 19 4.4 Phân tích về thị trường 19 Chương 5: Đánh giá chiến lược hiện tại của Công ty 23 5.1 Phân tích chiến lược, sứ mệnh, mục tiêu của Công ty 23 5.2 Phân tích chiến lược môi trường bên ngoài, bên trong 24 5.3. Phân tích các định hướng chiến lược 25 5.3.1. Mục tiêu tài chính 25 5.3.2 Mục tiêu Marketing 25 5.3.3 Sản phẩm 25 5.3.4 Định giá 25 5.3.5 Phân phối 26 5.3.6 Truyền thông 26 Chương 6: Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên in Trương Thành Công đến năm 2015 27 6.1 Giải pháp về Marketing 27 6.2 Về phát triển nguồn nhân lực 29 6.3 Giải pháp tài chính 29 6.4 Giải pháp về hệ thống thông tin 30 6.5 Mở rộng liên doanh, liên kết 30 4 6.6 Giải pháp đầu tư công nghệ 31 6.7 Đổi mới công tác quản trị, điều hành Công ty 31 Chương 7: Kết luận 32 Tài liệu tham khảo 34 Phụ lục 2.1 Mô hình căn bản quản trị chiến lược 35 Phụ lục 2.2 Mô hình Delta 36 Phụ lục 2.3 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh (Michael Porter) 37 Phụ lục 2.4 Mô hình lợi thế cạnh tranh của Michael Porter 38 Phụ lục 2.5 Biểu đồ ma trận SWOT 39 Phụ lục 4.1 Giới thiệu về Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công 40 Phụ lục 4.2 Mô hình bộ máy quản lý của Công ty 42 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: “PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN IN TRƯƠNG THÀNH CÔNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ KHUYẾN NGHỊ” Tên khóa học: Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh – Tài chính Ngân hàng, khóa 3 Giảng viên hướng dẫn: TS. Foo Kok Thye Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Đào Duy Huân Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Đình Hiền Họ và tên học viên: PHAN NGỌC DUY Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2011 6 Lời cảm ơn Qua thời gian học tập chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học Help – Malaysia phối hợp với Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính mở tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự hướng dẫn rất chân tình và đầy trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo phía Malaysia và Việt Nam đã giúp em nghiên cứu, thảo luận, hiểu sâu sắc, cụ thể hơn nhiều vấn đề trong thực tiễn công tác quản trị, đặc biệt trong điều hành, quản trị tài chính-ngân hàng. Đây sẽ là nền tảng vững chắc giúp em tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào thực tế công tác tại cơ quan, đơn vị nơi em công tác và trong cuộc sống. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Foo Kok Thye, thầy Đào Duy Huân, thầy Trần Đình Hiền đã hướng dẫn em học và làm đồ án tốt nghiệp này. Qua đây em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy giáo, cô giáo của Đại học Help – Malaysia, của Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; các thầy giáo, cô giáo của các Trường Đại học tại TP Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính đã dành thời gian giảng dạy, hướng dẫn cho em cùng các bạn; cảm ơn các anh chị văn phòng Viện Nghiên cứu Kinh tế – Tài chính đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho lớp học trong suốt thời gian qua; cảm ơn tập thể Lãnh đạo, công nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên in Trương Thành Công đã giúp đỡ, cung cấp số liệu, tạo điều kiện cho em thực hiện hoàn thành đồ án. Em cam đoan nội dung đồ án này do chính em thực hiện. PHAN NGỌC DUY 7 Tóm tắt đồ án Hòa nhập cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Những chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là trước xu thế phát triển nhanh về kinh tế - văn hóa - xã hội đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hòa nhập vào thị trường ngành in với những bước phát triển nhất định. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và khu vực ngày nay, sự gia nhập vào các tổ chức quốc tế của nền kinh tế Việt Nam như: AFTA, WTO v.v…thì ngành in phải đối diện với một môi trường kinh doanh mới, một sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường cả trong và ngoài nước.Chính vì lý do này, vấn đề cấp bách ngay từ bây giờ ngành in cần làm là phải xây dựng cho mình một chiến lược sản xuất - kinh doanh thích hợp để tiếp tục phát triển trong tương lai. Trên cơ sở lý thuyết về quản trị chiến lược, tôi đã nghiên cứu thực trạng phát triển của Công ty tại Tiền Giang, phân tích môi trường bên trong, bên ngoài của Công ty để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của công ty. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị để hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Công ty đến năm 2015. Tôi đã sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu: - Các số liệu thứ cấp được tổng hợp thông qua các bản kế toán, báo cáo tài chính, tham khảo các tài liệu liên quan trên internet, sách, báo, tạp chí, … - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê. Do thời gian có hạn, đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công đến 2015. Đề tài tập trung phân tích, đánh giá những vấn đề tổng quát phục vụ cho việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công, tôi không đi sâu vào những vấn đề mang tính chyên nghành. 8 Đồ án được thiết kế gồm có 7 chương: Chương 1: Phần giới thiệu chung Chương này trình bày mục đích và lý do chọn đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài. Chương 2: Tổng quan lý thuyết chiến lược kinh doanh Chương này sẽ trình bày những phần lý thuyết có liên quan đến đề tài bao gồm cơ sở lý thuyết của các học giả, cơ sở lý thuyết của mô hình delta, bản đồ chiến luợc, chiến lược cạnh tranh của Michael Porter và các công cụ để xây dựng chiến lược. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này đề tài trình bày các phương pháp mà đề tài sử dụng để nghiên cứu. Chương 4: Phân tích hiện trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công Chương này sẽ mô tả ngắn gọn về Công ty và các hoạt động của Công ty, qua đó giúp xác định định vị chiến lược của Công ty trong sơ đồ tam giác DPM (bao gồm: sản phẩm tối ưu, giải pháp khách hàng toàn diện, cố định hệ thống và các yếu tố trong bản đồ chiến lược SM, ma trận SWOT,…) Chương 5: Phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh đến năm 2015 của Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công Dựa trên kết quả phân tích ở Chương 4, qua đó Chương này sẽ đánh giá những mặt đã đạt được và những hạn chế, vấn đề nảy sinh từ quá trình gắn kết chiến lược kinh doanh của Công ty với môi trường cạnh tranh, từ quá trình triển khai, thực thi chiến lược của Công ty. Chương 6: Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh đến năm 2015 của Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công Dựa vào những kết quả đã phân tích ở Chương 4, Chương 5 đưa ra một số khuyến nghị khả thi nhất hoàn thiện các chiến lược đó. Chương 7: Kết luận 9 Qua phân tích quá trình phát triển, chiến lược kinh doanh tại Công ty dựa trên cơ sở khoa học đánh giá việc xây dựng Công ty trong những năm tới sẽ trở thành một Công ty hàng đầu về in ấn tại Tiền Giang, có nguồn thu quan trọng của hoạt động kinh tế trong Công an nhân dân, có vị trí cạnh tranh ngang tầm với các Công ty in khác trong và ngoài tỉnh là yêu cầu đúng đắn trong những năm tới. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Đảng ủy – Ban Giám đốc Công an tỉnh và Đảng ủy – Ban Chỉ huy phòng Hậu cần Kỹ thuậ t Công an t ỉnh, phấn đấu đến năm 2015 trở thành một Công ty phát triển nhất tại Tiền Giang. Với sự nghiên cứu hết sức nghiêm túc, trách nhiệm và nhiệt huyết, đề tài nghiên cứu sẽ là nguồn tham tham khảo tốt cho các nhà quản trị của Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công. Đồ án này nếu được Ban lãnh đạo Công ty nghiên cứu thực hiện chắc chắn sẽ đem lại kết quả tốt. Tuy nhiên, do thời gian ngắn, vừa nghiên cứu, học tập vừa phải đảm bảo tốt công tác tại đơn vị nên không có thời gian đầu tư nghiên cứu sâu, phân tích kỹ hơn; vả lại em đang công tác trong Ngành Công an nên kiến thức về quản trị, điều hành doanh nghiệp có hạn; lựa chọn Công ty, Doanh nghiệp để phân tích không được thuận lợi, đồ án của em chắc chắn còn có những hạn chế, thiếu sót nhất định. Em mong nhận được sự thông cảm và giúp đỡ của quý thầy giáo, cô giáo. Đồ án của em mới chỉ là kết quả bước đầu, rất mong các anh chị, các bạn đi sau tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. 10 CHƯƠNG 1 PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Lý do chọn đề tài: Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ đem lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng chính nó cũng sẽ đem lại những rủi ro và thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Khi có chiến lược kinh doanh tốt doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt được cơ hội và chống đỡ được những rủi ro từ môi trường kinh doanh. Đây là một công việc rất quan trọng, vì nó sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế không phải Doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến việc xây dựng một chiến lược kinh doanh tốt. Để doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh và có sự phát triển bền vững thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh rõ ràng, phù hợp. Khi đó doanh nghiệp mới có thể xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi, vạch ra con đường hợp lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu. Là một cán bộ trong ngành Công an, biết được hoạt động của Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công, tôi muốn vận dụng những kiến thức và những thông tin đã học được, góp phần nhỏ bé của mình trong việc củng cố và phát triển Công ty. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài “Phân tích, đánh giá chiến lược Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công đến năm 2015 và khuyến nghị”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở lý thuyết về quản trị chiến lược, tôi đã nghiên cứu thực trạng phát triển của Công ty tại Tiền Giang, phân tích môi trường bên trong, bên ngoài của Công ty để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của Công ty. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị để hoàn thiện chiến lược kinh doanh đến năm 2015. 11 1.3 Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian có hạn, tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công đến 2015. Đề tài tập trung phân tích, đánh giá những vấn đề tổng quát phục vụ cho việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công, tại địa bàn Tiền Giang. 1.4 Bố cục đồ án: Nội dung của đồ án gồm có 7 chương: Chương 1: Phần giới thiệu chung Chương 2: Tổng quan lý thuyết chiến lược kinh doanh Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích hiện trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công Chương 5: Phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh đến năm 2015 của Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công Chương 6: Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh đến năm 2015 của Công ty TNHH 1 thành viên in Trương Thành Công Chương 7: Kết luận 12 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2.1 Lý thuyết của các học giả: Theo Fred R. David, tác giả cuốn sách Concepts of Strategic Management, “chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn”. Khác với quan niệm trên, Mintzberg tiếp cận chiến lược theo một cách mới. Ông cho rằng chiến lược là một mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chương trình hành động. Theo ông chiến lược có thể có nguồn gốc từ bất kỳ vị trí nào nơi mà người ta có khả năng học hỏi và có nguồn lực trợ giúp nó. Thực tế, chiến lược của các doanh nghiệp là sự kết hợp dự định và đột biến. Dù cách tiếp cận nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong khu vực hoạt động và khả năng khai thác. Theo cách hiểu này thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo 3 nghĩa phổ biến nhất, đó là: - Xác định các mục tiêu dài hạn cơ bản của doanh nghiệp. - Đưa ra các chương trình hành động tổng quát. - Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bố nguồn tài nguyên để thực hiện mục tiêu đó. Ngoài các cách tiếp cận trên, một số học giả cho rằng “chiến lược là phương châm đạt tới mục tiêu dài hạn”. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra một cách sâu rộng như hiện nay các doanh nghiệp luôn ở trong môi trường động. Do đó khi lập chiến lược phải đặc biệt coi trọng công tác dự báo, chủ động lường trước những thay đổi của môi trường kinh doanh để vạch ra các giải pháp nhằm tận dụng mọi cơ hội và hạn chế các nguy cơ luôn xuất hiện trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 13 Trên cơ sở lý thuyết cũng như thực tế cho chúng ta thấy rằng trong nền kinh tế thị trường việc thiết lập và thực thi chiến lược kinh doanh sẽ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích như sau: - Giúp doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của mình trong tương lai. Từ đó các nhà quản trị xem xét và quyết định doanh nghiệp mình nên đi hướng nào và khi nào thì đạt đựợc mục tiêu mong muốn. Tạo ra những chiến lược kinh doanh tốt hơn thông qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận có hệ thống, tạo cơ sở để tăng sự liên kết và tăng sự gắn bó của nhân viên trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. - Giúp các nhà quản trị thấy rõ cơ hội và nguy cơ xảy ra trong kinh doanh. Đồng thời giúp phân tích đánh giá dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai, tận dụng cơ hội, giảm nguy cơ, làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đưa ra các quyết định để đối phó với từng môi trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp ngày một phát triển. - Chiến luợc kinh doanh giúp tăng doanh số bán ra, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh doanh, tránh được rủi ro về tài chính, tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ mà công ty sẽ gặp phải trong kinh doanh. Bên cạnh những lợi ích thì chiến lược cũng tồn tại một số hạn chế như: - Doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, chi phí cho việc xây dựng chiến lược. - Chiến lược phải luôn phù hợp với môi trường kinh doanh, nếu vận dụng một cách cứng nhắc thì sẽ gặp rủi ro. Bởi vì, môi trường thì luôn thay đổi, có những thay đổi nằm ngoài dự báo của nhà hoạch định chiến lược mà chúng ta cứ áp dụng cứng nhắc thì sẽ dễ gánh lấy thất bại. - Giới hạn sai sót trong việc dự báo môi trường dài hạn đôi khi có thể rất lớn. Nếu không khắc phục được sự sai sót đó sẽ có nguy cơ rủi ro cao. - Tổ chức thực hiện không tốt chiến lược thì sẽ thất bại. Các học giả trên cũng cho rằng, quy trình quản trị chiến lược được thực hiện thông qua 4 giai đoạn chính: Phân tích môi trường kinh doanh, hình thành chiến lược, thực thi chiến lược, đánh giá và kiểm soát. Chúng ta có thể khái quát quy trình quản trị chiến luợc theo mô hình dưới đây: Xem phụ lục 2.1 Mô hình căn bản quản trị chiến lược 14 2.2 Lý thuyết về mô hình Delta (DPM): Quản trị chiến lược theo mô hình Delta, được sử dụng phổ biến hiện nay trong ngành quản trị kinh doanh, với mục tiêu việc xây dựng mô hình quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp. Mô hình Delta gồm có 3 bộ phận cốt lõi căn bản: Hệ thống tối ưu, khách hàng tối ưu và sản phẩm tốt nhất. Xem phụ lục 2.2 Mô hình Delta Mô hình quản trị chiến lược delta cho thấy, hướng tới khách hàng. Đây là trọng tâm của chiến lược và nó giúp doanh nghiệp xác định được đã đạt được bao nhiêu sự thành công trong sản xuất kinh doanh. - Hệ thống tối ưu (Sự vận hành tối ưu): Các Công ty vận hành tối ưu cung cấp sản phẩm và dịch vụ tối ưu và chất lượng, giá cả và sự thuận tiện mà không một công ty nào khác có thể so sánh. - Một công ty cần thân thiện với khách hàng, xây dựng sự ràng buộc với khách hàng của mình. Công ty đó biết rõ khách hàng của họ là ai, và họ cần những sản phẩm và dịch vụ nào. Mô hình quản trị chiến lược delta giúp tìm ra và xác định một chiến lược đặc trưng trong cạnh tranh, để tìm đựơc khách hàng mới, hoặc tăng cường mối quan hệ gắn bó kinh doanh với những khách hàng cũ. - Sản phẩm tốt nhất: một Công ty cần tìm cách phát triển sản phẩm, thành những sản phẩm chưa từng được biết đến, chưa ai thử, và luôn được chào đón. Hoạt động của một tổ chức sẽ gắn liền với những thông tin kinh doanh nội bộ bao gồm một xâu chuỗi các giá trị khác nhau. Mô hình của Kaplan và Norton chia xâu chuỗi giá trị thành bốn nhóm phương thức kinh doanh. Những phương thức này song hành cùng ba hướng giá trị khách hàng đã được giới thiệu trước và một hướng chú ý đến môi trường và việc tuân thủ các quy định. Chiến lược sản phẩm hàng đầu sẽ đòi hỏi phương thức cải tiến tiên phong giúp tạo ra các sản phẩm mới, tận dụng tối đa công năng và được biết trên thị trường nhanh nhất. Phương thức quản lý khách hàng sẽ tập trung tìm kiếm khách hàng mới để tận dụng lợi thế của các sản phẩm hàng đầu trên thị trường. 15 Chiến lược sự thân thiện khách hàng đòi hỏi phương pháp quản lý mạng lưới khách hàng tối ưu; động lực của phương thức cải tiến là hướng vào nhu cầu của khách hàng mục tiêu, tập trung phát triển các sản phẩm mới và tăng cường dịch vụ để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Chiến lược sự vận hành tối ưu nhấn mạnh về chi phí, chất lượng, dịch vụ nhanh chóng quan hệ tốt với các nhà cung cấp, cung ứng và phân phối nhanh, hiệu quả. 2.3 Lý thuyết năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: Theo Michael Porter, khi phân tích môi trường vi mô cần phân tích 5 yếu tố cơ bản bao gồm : Đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, người mua, sản phẩm thay thế, các đối thủ tiềm ẩn. Xem phụ lục 2.3 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh (Michael Porter) Các đối thủ tiềm ẩn: Khi các đối thủ mới tham gia vào ngành sẽ làm giảm thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp. Để bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp phải tăng rào cản nhập ngành thông qua các biện pháp như đa dạng hóa sản phẩm, lợi thế theo quy mô hoặc muốn gia nhập ngành đòi hỏi phải có chi phí đầu tư ban đầu lớn. Sản phẩm thay thế: Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp, đe dọa thị phần của doanh nghiệp. Để giữ vững vị thế trên thị trường doanh nghiệp cần phải không ngừng nghiên cứu và cải tiến sản phẩm. Khách hàng: khách hàng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì đó là đầu ra của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải nắm rõ thông tin về khách hàng như nhu cầu, sự mong muốn, thị hiếu, khả năng thanh toán… Nhà cung cấp: Bao gồm nh
Luận văn liên quan