Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh rất cần thiết vì nó có tác dụng:
_ Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về mặt mạnh, mặt yếu để cũng cố, phát huy hay cần phải khắc phục, cải tiến.
_ Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa mọi nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
_ Kết quả của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn.
_ Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh phục vụ cho các đối tượng sau:
_ Nhà quản trị: sử dụng để ra các quyết định quản trị.
_ Nhà cho vay: để có các quyết định hợp lý khi tài trợ vốn.
_ Nhà đầu tư: để có quyết định nên đầu tư, liên doanh hay không.
_ Các cổ đông: sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà họ góp vốn.
_ Sở giao dịch chứng khoáng và ủy ban chứng khoáng nhà nước: xem xét trước khi cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
_ Các cơ quan khác như: thuế, thống kê, cơ quan quản lý cấp trên và các công ty phân tích chuyên nghiệp.
60 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3831 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng 720, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC CAÀN THÔ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ NĂM THỨ 3
ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐỐI VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Giáo viên hương dẫn: Sinh viên thực hiện :
TS. Phạm Thị Thu Trà Trần Kim Cương
MSSV : 4031109
LỚP : Kế Toán K29
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Sự cần thiết của đề tài
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh rất cần thiết vì nó có tác dụng:
_ Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về mặt mạnh, mặt yếu để cũng cố, phát huy hay cần phải khắc phục, cải tiến.
_ Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa mọi nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
_ Kết quả của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn.
_ Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh phục vụ cho các đối tượng sau:
_ Nhà quản trị: sử dụng để ra các quyết định quản trị.
_ Nhà cho vay: để có các quyết định hợp lý khi tài trợ vốn.
_ Nhà đầu tư: để có quyết định nên đầu tư, liên doanh hay không.
_ Các cổ đông: sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà họ góp vốn.
_ Sở giao dịch chứng khoáng và ủy ban chứng khoáng nhà nước: xem xét trước khi cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
_ Các cơ quan khác như: thuế, thống kê, cơ quan quản lý cấp trên và các công ty phân tích chuyên nghiệp.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Nền kinh tế nước ta đã hội nhập vào nền kinh tế của thế giới, do đó, để các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững và phát triển hơn thì họ phải sớm nhận thức và tìm ra những hướng đi riêng cho mình trong khía cạnh sản xuất, quản lý cũng như thị trường. Điều này sẽ vất vã và khó khăn hơn cho các doanh nghiệp nước ta khi phải chạy đua với các doanh nghiệp nước ngoài về mặt khoa học kỹ thuật và vốn hoạt động.
Vì vậy, Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng 720 cũng không ngoại lệ. Để vượt qua quy luật cạnh tranh đầy khóc liệt của thị trường nhằm tồn tại, phát triển và đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy vừa mở rộng sản xuất đảm bảo đời sống người lao động Ban Giám Đốc phải thường xuyên kiểm tra đánh giá đầy đủ và chính xác mọi diễn biến, những mặt mạnh, mặt yếu của công ty trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh để tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Xuất phát từ nhu cầu thông tin cho nhà quản trị trong thực tiễn, bằng những kiến thức đã học ở trường và những vấn đề thực tế trong quá trình thực tập nên em chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng 720”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Góp phần tham ưu cho nhà quản trị doanh nghiệp vì đề tài đánh giá những thành quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, tìm ra những nguyên nhân gây nên những biến động của các nhân tố đó, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và tìm ra tiềm năng chưa được khai thác hay những yếu kém còn tồn tại để có biện pháp khắc phục.
Mục tiêu cụ thể
Đề tài đi sâu nghiên cứu những biến động của tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Từ đó ta có thể biết được những biến động đó ảnh hưởng tốt hay xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp và đề xuất những kiến nghị giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
Việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh có thật sự mang lại những lợi ích cho danh nghiệp như đã nêu ở trên hay không?
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Không gian
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng 720 nằm trên đường Lê Hồng Phong, Quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ.
1.4.2 Thời gian
Số liệu sử dụng trong đề tài này được thu thập trong 3 năm, bắt đầu từ năm 2004 đến năm 2006.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là doanh thu, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Bài giảng phân tích hoạt động kinh tế của Thầy Bùi Văn Trịnh, các sách tham khảo như phân tích hoạt động doanh nghiệp của Nguyễn Tất Bình, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của PTS.Nguyễn Năng Phúc vừa làm cơ sở lý luận vừa góp phần cho việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của đề tài.
Trang web: www.google.com giúp tìm những thông tin để bổ sung vào đề tài làm cho đề tài phong phú thêm.
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận
2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh:
2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu và quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị bằng phương pháp khoa học, nhằm thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tang, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp và phương pháp khai thác có hiệu quả.
2.1.1.2 Tầm quan trọng và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường để cạnh tranh có hiệu quả thì các doanh nghiệp phải chủ động trong việc tìm kiếm thông tin và làm chủ nó. Với đòi hỏi đó thì công việc của nhà quản trị càng trở nên nặng nề và khó khăn hơn khi lèo lái con thuyền kinh doanh của mình đến đích. Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ cung cấp cho nhà quản trị trông tin về việc sản xuất của doanh nghiệp đang đạt ở mức độ nào, hơn thế nữa là giúp nhà quản trị tìm ra nhân tố tích cực lẫn tiêu cực từ đó đưa ra biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi thế, phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ hỗ trợ thong tin giúp nhà quản trị có những quyết định kịp thời và đúng đắn lien quan đến các yếu tố tồn tại trên thị trường.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để đánh giá kiểm tra tình hình chấp hành luật pháp của nhà nước. Bên cạnh đó trong quá trình phân tích còn phát hiện những bất hợp lý của các chính sách và đề nghị nhà nước sửa đổi.
Tóm lại: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là công cụ không thể thiếu được trong quá trình tham ưu cho nhà quản trị.
2.1.1.3 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh:
Đối tượng là diễn biến của quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến diễn biến, kết quả quá trình đó.
2.1.1.4 Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh
_ Đánh giá thường xuyên toàn diện quá trình thực hiện.
_ Đánh giá tình hình sử dụng nguồn lao động, vật tư, tiền vốn, tài sản.
_ Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ chính sách pháp luật của nhà nước.
_ Phát hiện và đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm ẩn về lao động, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của việc phân tích hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng đầy đủ các năng lực kinh tế, củng cố và hoàn thiện các phương pháp quản lý, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.1.2 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
“Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp như nhân lực, vật lực, tài lực… để đạt được một mục tiêu xác định”. Hay: “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẳn có của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất với tổng chi phí thấp nhất”.
Do đó việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ như là một công cụ để phát hiện ra những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Đồng thời thong qua phân tích để có thể thấy rỏ nguyên nhân nguồn gốc của vấn đề phát sinh từ đó đưa ra những giải pháp thật hợp lý nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Nói cách khác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu chuẩn góp phần đo lường sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Tức là ngoài những hiệu quả về kinh tế nó còn mang lại những lợi ích xã hội nhất định. Vì vậy không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là mực tiêu của bất kỳ một tổ chức kinh tế nào.
Có thể nói hiệu quả hoạt động kinh doanh là thước đo chất lượng, phản ánh thực trạng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bằng công thức:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh =
Chi phí đầu vào
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thì thu được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Kết quả đầu ra có thể được tính bằng chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp….
Chi phí đầu vào có thể được tính bằng chỉ tiêu lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay….
Các chỉ tiêu đánh giá giá trị doanh nghiệp:
Các chỉ tiêu trên phản ánh khả năng sinh lợi của tài sản và vốn chủ sở hữu, tình trạng nợ và tồn kho từ đó có thể phản ánh tình trạng của doanh nghiệp: biết được doanh nghiệp đang phát triển thuận lợi hay đang gặp khó khăn hoặc có nguy cơ khó khăn tiềm ẩn.
2.1.1.2 Doanh thu
a) Khái niệm doanh thu
Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được ở từng thời điểm nhất định của kỳ kinh doanh hay ở cuối kỳ kinh doanh do hoạt động kinh doanh đem lại. Tùy vào tính chất hoạt động của từng loại doanh nghiệp mà sản phẩm hàng hóa có thể do sản xuất kinh doanh tạo ra hoặc mua của doanh nghiệp khác. Kết quả tiêu thụ sản phẩm thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu doanh thu.
Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các bộ phận:
_ Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
_ Doanh thu từ hoạt động tài chính.
_ Doanh thu từ hoạt động bất thường.
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
Công thức tổng quát: Ipq = Ip*Iq
Trong đó:
Ipq: chỉ số doanh thu (doanh số)
Ip: chỉ số giá bán
Iq: chỉ số sản lượng bán
Đối tượng phân tích
∆IPQ = IPQ1 – IPQ0
Có 2 nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến doanh thu:
_ Nhân tố chỉ số lượng tiêu thụ: IQ
∆IQ = ∑( IQ1i - IQ0i ) IP0i
_ Nhân tố chỉ số giá:
∆IP = ∑( IP1i - IP0i ) IQ1i
_ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
∆IPQ= ∆IQ + ∆IP
2.1.1.3 Chi phí
a) Khái niệm chi phí
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thong hang hóa. Đó là những hao phí lao động được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên liệu tạo ra sản phẩm đó. Việc nhận định và tính toán từng loại chi phí là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh. Có nhiều cách phân loại chi phí. Sau đây là cách phân loại hiệu quả nhất: Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng phục vụ sản xuất kinh doanh, chi phí được chia làm 2 loại:
_ Chi phí phục vụ sản xuất (chi phí trực tiếp)
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
_ Chi phí ngoài sản xuất (chi phí gián tiếp): Là chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm và công tác tổ chức hành chánh ở doanh nghiệp.
b) Tỷ suất chi phí trên doanh thu
Dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng và quản lý chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong đó:
P: tỷ suất chi phí.
TCP: tổng chi phí.
TDT: tổng doanh thu.
Tỷ suất chi phí càng thấp thì tỷ suất lợi nhuận càng cao. Doanh nghiệp có tỷ suất chi phí thấp thì sơ bộ có thể đánh giá doanh nghiệp đó kinh doanh có hiệu quả và ngược lại.
c) Phân tích tình hình thực hiện hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được
Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị:
Phân tích tình hình biến động tổng giá thành:
Mục tiêu của phân tích biến động tổng giá thành là nhằm đánh giá chung tình hình biến động giá thành của toàn bộ sản phẩm, theo từng loại sản phẩm, để cho ta nhận thức tổng quát khả năng tăng giảm lợi nhuận do tác động ảnh hưởng giá thành của từng loại sản phẩm.
Để thuận tiện cho việc trình bày và phân tích chúng ta thống nhất các ký hiệu và cách gọi như sau:
QKH: số lượng kế hoạch của từng loại sản phẩm
Q1: số lượng thực tế của từng loại sản phẩm
ZK: giá thành kế hoạch của từng loại sản phẩm
Z0: giá thành năm trước của từng loại sản phẩm
Z1: giá thành thực tế của từng loại sản phẩm
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được:
_ Mức hạ (M): biểu hiện bằng số tuyệt đối
_ Tỷ lệ hạ (T): biểu hiện bằng số tương đối
Để phân tích được tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ hạ giá thành kế hoạch
MK = ∑QKZK - ∑QKZ0
TK =
Bước 2: Xác định kết quả hạ giá thành thực tế
M1 = ∑Q1Z1 - ∑Q1Z0
T1 =
Bước 3: Xác định kết quả hạ giá thành thực hiện so với giá thành kế hoạch
M = M1 - MK
T = T1 - TK
Bước 4: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hạ giá thành thực hiện so với kế hoạch
+ Nhân tố khối lượng sản phẩm
MQ = ∑Q1Z0*TK - MK
TQ =
+ Nhân tố kết cấu sản phẩm
MC = ( ∑Q1ZK - ∑Q1Z0) - ∑Q1Z0*TK
TC =
+ Nhân tố giá đơn vị
MZ = M1 - ( ∑Q1ZK - ∑Q1Z0) = ∑Q1Z1 - ∑Q1ZK
TZ =
Bước 5: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
M = MQ + MC + MZ
T = TQ + TC + TZ
d) Phân tích biến động chi phí gián tiếp
Hoạt động của xí nghiệp gắn liền với nhiều khoản mục chi phí gián tiếp nhưng do hạn chế về số liệu được cung cấp nên bài viết chỉ phân tích 2 khoản mục chi phí.
Chi phí tiền lương:
Quỹ tiền lương = Số lao động bình quân * Tiền lương bình quân
Năng suất lao động phản ảnh một lao động bình quân một năm làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu, năng suất lao động càng cao thì càng tốt.
Chi phí khấu hao tài sản cố định:
Thể hiện một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ lệ này càng lớn thì càng tốt thể hiện tài sản cố định được khai thác hết công suất.
Lợi nhuận
a) Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác lợi nhuận được biểu hiện là phần tiền dư ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp, có thể hiểu là phần dư ra của một hoạt động sau khi đã trừ mọi chi phí cho hoạt động đó.
Lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra từ các bộ phận:
_ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
_ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
_ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư.
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Lợi nhuận được xác định bởi công thức:
LN = ∑Qi (Pi - Zi - CBHi - CQLi - Ti)
Trong đó:
LN: lợi nhuận trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh của đơn vị
i: hàng hóa thứ i
Qi: sản lượng của sản phẩm thứ i
Pi: giá bán của sản phẩm thứ i
Zi: giá vốn của sản phẩm thứ i
CBHi: chi phí bán hàng của sản phẩm thứ i
CQLi: chi phí quản lý của sản phẩm thứ i
Ti: thuế của sản phẩm thứ i
Đối tượng phân tích
∆L = L1 - LK
Trong đó:
L1: lợi nhuận năm nay
LK: lợi nhuận năm trước hoặc lợi nhuận kế hoạch
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Có 4 nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
(1) Ảnh hưởng của khối lượng (Q)
∆Q = ∑(Q1 - Q0) * P0 * (LN0 / DT0)
(2) Ảnh hưởng của giá bán đơn vị (P)
∆P = ∑(P1 - P0) * Q1 * (LN0 / DT0)
(3) Ảnh hưởng của chi phí (CP)
∆CP = ∑[(CP1 / DT1) - (CP0 / DT0)] * P1 * Q1
(4) Ảnh hưởng của thuế (T)
∆T = ∑[(T1 / DT1) - (T0 / DT0)] * P1 * Q1
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
∆LN = ∆Q + ∆P - ∆CP - ∆T
Các tỷ số sinh lợi
+ Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần
Tỷ lệ này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần trong kỳ sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Tỷ suất lợi nhuận ròng trên chi phí hoạt động kinh doanh
Tỷ lệ này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng chi phí được chi ra để thực hiện luân chuyển hàng hóa. Nghĩa là, cứ một đồng chi phí dùng để lưu thông hàng hóa thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn dùng vào kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tóm lại: Các chỉ tiêu sinh lợi nếu càng cao thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của đơn vị càng cao. Nhưng để biết được mức độ hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình thì cần phải nghiên cứu thêm những tỷ số của đơn vị cùng ngành cũng như xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh của đơn vị.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Muốn tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào điều trước tiên là phải có một lượng vốn tối thiểu nào đó. Vốn dùng để đầu tư mua sắm phương tiện kinh doanh và để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành bình thường và liên tục. Vốn kinh doanh được chia làm 2 bộ phận: vốn cố định và vốn lưu động.
a) Hiệu quả sử dụng vốn cố định
* Hệ số sử dụng vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng vốn cố định được đầu tư vào việc kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
* Hệ số sinh lợi của vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
b) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
* Hệ số sử dụng vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh với đồng vốn lưu động bình quân được đầu tư vào việc kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
* Hệ số sinh lợi của vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
c) Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
* Hệ số sử dụng vốn kinh doanh:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư bình quân thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
* Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư bình quân thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Đề tài phân tích hiệu quả họat động kinh doanh của công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng 720 từ năm 2004 đến năm 2006.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu dùng trong phân tích chủ yếu dựa trên số liệu kế toán của Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng 720 qua 3 năm 2004, 2005, 2006 được lấy từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Dựa trên số liệu thu thập và tính toán được, các phương pháp sau sẽ được dùng để phân tích đề tài:
_ Phương pháp so sánh: so sánh năm nay với năm trước bằng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân.
_ Phương pháp loại trừ: nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ sự ảnh hưởng của nhân tố khác. Trong thực tế, phương pháp loại trừ được sử dụng dưới 2 dạng: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp chênh lệch.
_ Phương pháp quan sát minh họa bằng biểu bảng.
_ Phương pháp phân tích khác.
Chương 3: GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG 720
3.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng 720
3.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành, phát triển và sản xuất kinh doanh của công ty
Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng 720 nằm trên đường Lê Hồng Phong – Quận Bình Thủy – Tành Phố Cần Thơ trước đây là Công Ty Công Trình 4/3 trực thuộc Xí Nghiệp Liên Hiệp Công Trình 4 của Bộ Giao Thông Vận Tải.
Từ ngày thành lập đến nay công ty đã năm lần đổi tên, lần đổi tên gần đây nhất là ngày 16-12-1997 theo quyết định số 4803/1997/QĐ/TCCB-TĐ của Bộ Giao thông Vận Tải đổi tên là Công Ty Vật Liệu Và sửa Chữa Công Trình Giao Thông 720.
Đến ngày 01-01-2003 Công Ty Vật Liệu Và sửa Chữa Công Trình Giao Thông 720 chính thức chuyển sang Công Ty Cổ Phần Hóa theo quy