Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Inox Phát Thành

Trong những năm vừa qua, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những thành quả đáng kể, nhất là những thành quả về kinh tế. Đó là dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, được điều tiết theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên các doanh nghiệp muốn đảm bảo sự tồn tại, khẳng định được sự thành công nhất định của mình trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển với tốc độ nhanh, cùng với sự cạnh tranh gay gắt và nhiều phức tạp của nền kinh tế hiện nay đòi hỏi tất yếu các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu tìm hướng giải quyết, các biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh linh hoạt và hiệu quả. Qua đó vấn đề hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp. Vì hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì mới có thể đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, có đủ điều kiện tăng tích lũy cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện thu nhập cho người lao động, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước Do đó việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đè cần thiết hiện nay. Kết quả phân tích không chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá dự án đầu tư, tính toán mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng. Doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời phải dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp, phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cho nhà quản trị, nhà đầu tư mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho mục đích quản lý và đầu tư của họ.

doc99 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 18689 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Inox Phát Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm vừa qua, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những thành quả đáng kể, nhất là những thành quả về kinh tế. Đó là dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, được điều tiết theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên các doanh nghiệp muốn đảm bảo sự tồn tại, khẳng định được sự thành công nhất định của mình trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển với tốc độ nhanh, cùng với sự cạnh tranh gay gắt và nhiều phức tạp của nền kinh tế hiện nay đòi hỏi tất yếu các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu tìm hướng giải quyết, các biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh linh hoạt và hiệu quả. Qua đó vấn đề hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp. Vì hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì mới có thể đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, có đủ điều kiện tăng tích lũy cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện thu nhập cho người lao động, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước…Do đó việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đè cần thiết hiện nay. Kết quả phân tích không chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá dự án đầu tư, tính toán mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng. Doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời phải dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp, phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cho nhà quản trị, nhà đầu tư… mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho mục đích quản lý và đầu tư của họ. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh doanh, đây là việc làm thường xuyên không thể thiếu được trong quản lý doanh nghiệp. Từ những cơ sở phân tích kinh doanh trên, em nhận thấy việc “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty Trách nhiệm hữu hạn Inox Phát Thành” là một đề tài phù hợp với công ty hiện nay. Nó góp phần giúp công ty hiểu được khả năng hoạt động của mình và từ đó có kế hoạch chiến lược kinh doanh tốt nhất trong thời gian tới. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNHH Inox Phát Thành. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính của công ty từ năm 2009 đến năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011 và 6 tháng đầu năm 2012. Đề ra những giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu nâng cao hiệu quả hoạt kinh doanh cho công ty trong thời gian tới. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của Công ty có hiệu quả hay không ? Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Inox Phát Thành từ năm 2009 đến 2011 và nửa tháng đầu năm 2012 như thế nào ? Công ty TNHH Inox Phát Thành hoạt động có hiệu quả hay không ? Công ty có những tồn tại gì trong quá trình kinh doanh mua bán và nguyên nhân của tồn tại đó ? Những giải pháp nào có thể giúp Công ty TNHH Inox Phát Thành nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình ? PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Inox Phát Thành. Phạm vi thời gian Số liệu được nghiên cứu trong đề tài là số liệu qua các năm từ năm 2009 đến 2011 và 6 tháng đầu năm 2012. Đề tài được thực hiện từ ngày 27/08/2012 đến ngày 16/11/2012. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Inox Phát Thành. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. Lý Thùy An, (2008). “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Việt Vĩnh Long”. - Phương pháp phân tích: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu, chi tiết theo thời gian, theo địa điểm và phạm vi kinh doanh để phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Đồng thời dựa vào các tỷ số tài chính cơ bản để nhận xét tình hình tài chính cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty. - Kết quả phân tích: Bài phân tích chưa làm rõ nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty mà chỉ phân tích xem trong kết cấu doanh thu nghiệp vụ nào kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu cao và có tỷ trọng chi phí thấp nhất để tăng cường phát triển. 2. Hồ Thị Huỳnh Trang, (2008). “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xây dựng 621 – QK9”. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu để phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty. Và dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Đồng thời sử dụng một số chỉ tiêu tài chính: chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, tỷ số khả năng sinh lợi, chỉ tiêu khả năng thanh toán để xem xét hiệu quả tài chính của công ty. Kết quả phân tích cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả chưa cao vì chịu ảnh hưởng của biến động chi phí là chủ yếu và khó khăn về tài chính do công ty sử dụng nguồn vốn chủ yếu là đi vay. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên cứu quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm những hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu nhập thông tin số liệu. xử lý phân tích các thông tin số liệu, làm cơ sở quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách tương lai. Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt động kinh doanh được coi là một công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.1.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Bất cứ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư… Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh … trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra. Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay … với doanh nghiệp nữa hay không. 2.1.1.3 Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt đông kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinh doanh. Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh. Đó là kết quả của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịc vụ. Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt – ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược – dài hạn. Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh – tức sự việc xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đút kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp. 2.1.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Chỉ tiêu doanh thu - Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kinh doanh thu phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động không thường xuyên khác của doanh nghiệp. - Theo nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp gồm các bộ phận cấu thành sau: + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đó là tổng số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) trong một hoặc nhiều kỳ kinh doanh như: dịch vụ vận tải, dịch vụ gia công, cho thuê tài sản cố định,… + Doanh thu thuần: Là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu hàng hóa, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và được khách hàng chấp nhận thanh toán. + Doanh thu hoạt động tài chính: Phản ánh các khoản doanh thu phát sinh từ hoạt động tài chính như: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và hoạt động tài chính tài chính khác của doanh nghiệp. + Thu nhập khác: Phản ánh các phản thu nhập, doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, các khoản được ngân sách nhà Nước hoàn lại,… 2.1.2.2 Chỉ tiêu chi phí - Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. - Có nhiều loại chi phí, tuy nhiên trong phạm vi của đề tài chỉ xem xét sự biến động của các loại chi phí sau: + Giá vốn hàng bán: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. + Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo,… + Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí chi ra có lien quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí dụng cụ, quảng cáo,… + Chi phí tài chính: Là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp, gồm: hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán, ngắn hạn và dài hạn; thu lãi tiền gửi, tiền cho vay; lãi bán ngoại tệ,… + Chi phí khác: là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp như thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; thu tiền bảo hiểm bồi thường,… 2.1.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận - Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa các khoản doanh thu về so với các khoản chi phí bỏ ra. - Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp gồm các bộ phận cấu thành sau: + Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính: Là phần chênh lệch giữa thu và chi trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. + Lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác: Là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, mang tính chất không thường xuyên hay nói cách khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác của doanh nghiệp. 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của Công ty. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = (vòng) Hàng tồn kho đầu năm + Hàng tồn kho cuối năm 2 Hàng tồn kho bình quân = Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một Công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản bán chịu) của một công ty. Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân được tính như sau: Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân một ngày Kỳ thu tiền bình quân = (ngày) Doanh thu hàng năm 360 Doanh thu bình quân một ngày = Vòng quay tài sản cố định Doanh thu thuần Tổng giá trị TSCĐ ròng bình quân Vòng quay tài sản cố định = (vòng) Vòng quay tài sản cố định đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tỷ số này cho biết bình quân trong năm một đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng giá trị tài sản bình quân Vòng quay tổng tài sản = (vòng) Tỷ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty. 2.1.3.2 Các chỉ tiêu lợi nhuận Hệ số lãi ròng (ROS) - Lãi ròng là lợi nhuận sau thuế - Hệ số lãi ròng còn gọi là suất sinh lời của doanh thu Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần ROS = (%) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, chỉ tiêu này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Suất sinh lợi của tài sản (ROA) Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân ROA = (%) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả. Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân ROE = (%) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ suất rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu nghiên cứu trong đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính của Công ty TNHH Inox Phát Thành, cụ thể là bảng Cân đối kế toán, bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, … Ngoài ra, đề tài còn được thực hiện dựa trên việc tổng hợp những kiến thức đã học ở trường, thu thập một số thông tin từ Internet, trên sách báo, tạp chí có liên quan để phục vụ cho việc phân tích. 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp tỉ trọng: dùng để nghiên cứu kết cấu những chỉ tiêu phân tích của Công ty. Phương pháp tỉ số: nhằm xem xét các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Phương pháp so sánh: + Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế. ∆y = y1 - y0 Trong đó: y0: Chỉ tiêu năm trước. y1: Chỉ tiêu năm sau. ∆y: là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu của năm hiện hành với số liệu của năm trước để xem xét sự biến động và tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó, tạo cơ sở để tìm ra biện pháp khắc phục. + Phương pháp so sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế. y1 ∆y = --------- x 100 (%) y0 Trong đó: y0: Chỉ tiêu năm trước. y1: Chỉ tiêu năm sau. ∆y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế, so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Phân tích những hạn chế của Công ty trong thời gian qua từ đó đề ra giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN INOX PHÁT THÀNH 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 3.1.1 Quá trình hình thành của công ty TNHH Inox Phát Thành - Công ty TNHH Inox Phát Thành có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5702001630 đăng ký lần đầu ngày 20 tháng 02 năm 2008 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ cấp. - Mã số thuế: 1800693877 - Ngành nghề kinh doanh: Công ty chuyên mua bán các loại Inox ống, cuộn, tấm … và phụ kiện, thép ống …Gia công các thiết bị y tế. thủy sản công nghiệp, … - Vốn điều lệ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là: 1.000.000.000 VNĐ. - Địa chỉ: 218, đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ. - Điện thoại: (0710)3.730.135 Fax: (0710)3.739.516 - Email: phatthanh_inox@yahoo.com - Tài khoản: 070010360909 tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank. - Tài khoản: 41594119 tại Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Cần Thơ. - Giám đốc: Ông Phạm Ngọc Long. 3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 3.1.2.1 Chức năng kinh doanh của công ty - Mua bán các loại Inox ống, cuộn, tấm,… và phụ kiện (van, dụng cụ trang trí cầu thang, …) thép, ống… - Gia công các thiết bị y tế, thủy sản công nghiệp (băng chuyền dùng trong công nghiệp, máy chiết suất, máy đóng gói bao bì, máy trộn hóa chất, máy trộn phụ gia,…). - Thiết kế thi công lắp đặt sản phẩm bằng chất liệu Inox theo yêu cầu. 3.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty - Chấp hành luật pháp, tuân thủ chặt chẽ các chính sách quản lý kinh tế, tài chính của nhà nước. - Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo
Luận văn liên quan