Phân tích hiệu quả kỹ thuật cho các trại nuôi tôm sú thương phẩm tại thành phố Nha Trang, Việt Nam

Tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản Việt Nam lên đến 1,7 triệu ha. Nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã phát triển rất nhanh góp phần đưa tỷ trọng sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tổng sản lượng thủy sản Việt Nam tăng từ 38,3% vào năm 2004 lên 45,8% vào năm 2006. Trong nuôi trồng thủy sản thì nuôi tôm luôn là đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam do mang lại giá trị xuất khẩu cao. Mặc dù tỷ trọng sản lượng nuôi tôm so với tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001 – 2006 chỉ là 22,3%, nhưng giá trị mặt hàng tôm xuất khẩu lại chiếm 48,5% so với tổng giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2002-2006. Trong nuôi tôm thì tôm sú thương phẩm là đối tượng nuôi chính và trong năm 2004, sản lượng tôm sú đạt 290.501 tấn, giá trị đạt 12.859,5 tỷ đồng, chiếm trên 98% trong tổng số tôm nước lợ 1. Khánh Hòa là nơi có nhiều tiềm năng cho việc nuôi tôm sú thương phẩm với diện tích nuôi từ 4.526 ha (1999) lên 5.320 ha (2002) và tổng sản lượng tôm sú thương phẩm cũng tăng từ 3.716 tấn (1999) lên 6.275 tấn (2002)[2]. Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã bắt đầu nuôi tôm sú từ thập niên 1990 và phát triển suốt những năm 1999-2003 với năng suất trung bình là 1,5 tấn/ha, tuy nhiên cũng có vài hộ đạt năng suất 8-10 tấn/ha[3]. Nhưng vấn đề đặt ra là hầu hết các hộ nuôi tôm sú thương phẩm tại Nha Trang đều tự phát, chưa tính toán đến hiệu quả kỹ thuật và về phía địa phương cũng chưa xác định được người nuôi cần các yếu tố đầu vào là bao nhiêu cho phù hợp. Chính vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là: (i) xác định những ao hồ đạt hiệu quả kỹ thuật chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng ao hồ; (ii) xác định lượng yếu tố đầu vào mang lại hiệu quả kỹ thuật. THÔNG BÁO KHOA HỌC Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 4/2009 71 Để đánh giá hiệu quả kỹ thuật, có rất nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng trên thế giới. Nghiên cứu này sử dụng mô hình phân tích màng dữ liệu (Data Envelopment Analysis -DEA). Phương pháp DEA được sử dụng rộng rãi trên thế giới với nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, phương pháp này không nhiều (ví dụ, có thể tham khảo Khem R. Sharma et al, 1999; Francisco J. Martinez-Cordero, 2004). Tại Việt Nam, hiện có rất ít tác giả áp dụng phương pháp DEA trong nghiên cứu, nhất là trong nuôi trồng thủy sản để đánh giá hiệu quả kỹ thuật, phải kể đến Hoàng Văn Cường, 2009, Tôn Nữ Hải Âu, 2009 và Đặng Hoàng Xuân Huy, 2009. Đây là lần đầu tiên, phương pháp DEA được nghiên cứu tại tỉnh Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng

pdf6 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2387 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật cho các trại nuôi tôm sú thương phẩm tại thành phố Nha Trang, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 4/2009 70 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CHO CÁC TRẠI NUÔI TÔM SÚ THƯƠNG PHẨM TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, VIỆT NAM TECHNICAL EFFICIENCY ANALYSIS FOR COMMERCIAL BLACK TIGER PRAWN (Penaeus monodon) AQUACULTURE FARMS IN NHA TRANG CITY, VIETNAM Đặng Hoàng Xuân Huy1, Phạm Xuân Thủy1, Terje Vassdal2 1Trường Đại học Nha Trang2 Đại học Tromso - Na Uy Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng mô hình phân tích màng dữ liệu (Data Envelopment Analysis -DEA) tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất với hai biến đầu ra và năm biến đầu vào để đánh giá hiệu quả kỹ thuật cho các trại nuôi tôm sú thương phẩm tại thành phố Nha Trang, Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng tại thành phố Nha Trang có 25% số trại nuôi tôm sú thương phẩm đạt hiệu quả kỹ thuật và 75% số trại là không hiệu quả kỹ thuật. Từ khóa: hiệu quả kỹ thuật Abstract This study has used minimizing input-oriented Constant Return to Scale Data Envelopment Analysis (DEA) model with two output and five input variables to analyse technical efficiency for commercial black tiger prawn aquaculture farms in Nha Trang city, Viet Nam. The empirical results indicate that there are 25% performances of Black Tiger Prawn (Penaeus monodon) farms are technical efficiency and 75% performances of farms are inefficient in Nha Trang city. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản Việt Nam lên đến 1,7 triệu ha. Nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã phát triển rất nhanh góp phần đưa tỷ trọng sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tổng sản lượng thủy sản Việt Nam tăng từ 38,3% vào năm 2004 lên 45,8% vào năm 2006. Trong nuôi trồng thủy sản thì nuôi tôm luôn là đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam do mang lại giá trị xuất khẩu cao. Mặc dù tỷ trọng sản lượng nuôi tôm so với tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001 – 2006 chỉ là 22,3%, nhưng giá trị mặt hàng tôm xuất khẩu lại chiếm 48,5% so với tổng giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2002-2006. Trong nuôi tôm thì tôm sú thương phẩm là đối tượng nuôi chính và trong năm 2004, sản lượng tôm sú đạt 290.501 tấn, giá trị đạt 12.859,5 tỷ đồng, chiếm trên 98% trong tổng số tôm nước lợ 1. Khánh Hòa là nơi có nhiều tiềm năng cho việc nuôi tôm sú thương phẩm với diện tích nuôi từ 4.526 ha (1999) lên 5.320 ha (2002) và tổng sản lượng tôm sú thương phẩm cũng tăng từ 3.716 tấn (1999) lên 6.275 tấn (2002)[2]. Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã bắt đầu nuôi tôm sú từ thập niên 1990 và phát triển suốt những năm 1999-2003 với năng suất trung bình là 1,5 tấn/ha, tuy nhiên cũng có vài hộ đạt năng suất 8-10 tấn/ha[3]. Nhưng vấn đề đặt ra là hầu hết các hộ nuôi tôm sú thương phẩm tại Nha Trang đều tự phát, chưa tính toán đến hiệu quả kỹ thuật và về phía địa phương cũng chưa xác định được người nuôi cần các yếu tố đầu vào là bao nhiêu cho phù hợp. Chính vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là: (i) xác định những ao hồ đạt hiệu quả kỹ thuật chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng ao hồ; (ii) xác định lượng yếu tố đầu vào mang lại hiệu quả kỹ thuật. THÔNG BÁO KHOA HỌC Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 4/2009 71 Để đánh giá hiệu quả kỹ thuật, có rất nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng trên thế giới. Nghiên cứu này sử dụng mô hình phân tích màng dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA). Phương pháp DEA được sử dụng rộng rãi trên thế giới với nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, phương pháp này không nhiều (ví dụ, có thể tham khảo Khem R. Sharma et al, 1999; Francisco J. Martinez-Cordero, 2004). Tại Việt Nam, hiện có rất ít tác giả áp dụng phương pháp DEA trong nghiên cứu, nhất là trong nuôi trồng thủy sản để đánh giá hiệu quả kỹ thuật, phải kể đến Hoàng Văn Cường, 2009, Tôn Nữ Hải Âu, 2009 và Đặng Hoàng Xuân Huy, 2009. Đây là lần đầu tiên, phương pháp DEA được nghiên cứu tại tỉnh Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng. II. DỮ LIỆU PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu phân tích Số liệu thu thập bao gồm dữ liệu về các đặc điểm của mô hình nuôi tôm sú thương phẩm tại thành phố Nha Trang năm 2004 với hai biến đầu ra là kích cỡ tôm, tổng sản lượng và năm biến đầu vào là diện tích ao, lao động, số máy quạt nước, độ sâu của ao và chi phí hoạt động. Điều tra được thực hiện bởi tiến sĩ Phạm Xuân Thủy trong năm 2004 và được sử dụng một phần trong đề tài tiến sĩ “Xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh tại Khánh Hòa”[4. Tuy nhiên, phương pháp mà tiến sĩ Phạm Xuân Thủy và tác giả áp dụng là hoàn toàn khác nhau bởi vì tiến sĩ Phạm Xuân Thủy áp dụng phương pháp tham số, tác giả áp dụng phương pháp phi tham số. Dữ liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả kỹ thuật theo mô hình phân tích màng dữ liệu (DEA) tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất được trình bày như ở bảng 1. Bảng 1. Một số giá trị thống kê của các biến dùng trong phân tích Biến Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệchchuẩn Đầu ra Kích cỡ tôm (gram/con) 65,00 30,00 43,56 8,21 Tổng sản lượng (kilogram) 8.000,00 100,00 1.322,34 1.394,77 Đầu vào sản xuất Diện tích ao (ha) 4,70 0,08 0,86 0,78 Lao động (người/vụ) 6,00 1,00 2,94 1,33 Máy quạt nước (cái) 4,00 2,00 2,41 0,56 Độ sâu của ao (m) 2,00 0,70 1,13 0,28 Chi phí hoạt động (triệu đồng/vụ) 270,00 4,50 47,82 53,52 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) là phương pháp tiếp cận ước lượng giới hạn khả năng sản xuất. Tuy nhiên, khác với phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (schochastic frontier) sử dụng phương pháp kinh tế lượng (econometrics), DEA dựa theo phương pháp chương trình phi toán học (the non – mathematical programming method) để ước lượng giới hạn khả năng sản xuất dựa trên các quan sát thực tế. Mô hình DEA đầu tiên được phát triển bởi Charnes, Cooper, và Rhodes vào năm 1978. Có hai phương pháp tiếp cận ước lượng giới hạn khả năng sản xuất là: phân tích màng dữ liệu trong trường hợp qui mô không ảnh Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 4/2009 72 hưởng đến kết quả sản xuất (Constant Return to Scale - CRS) và phân tích màng dữ liệu trong trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Variable Return to Scale -VRS). Cả hai mô hình CRS và VRS đều được xây dựng với giả thiết tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào và tối đa hóa đầu ra. Trong bài báo này, tác giả chỉ dùng mô hình CRS, mô hình VRS không được sử dụng vì lý do không gian bài báo có hạn. Trong mô hình CRS, tác giả chỉ đo lường hiệu quả kỹ thuật tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào mà không làm giảm sút yếu tố đầu ra vì một số lý do sau đây: - Hầu hết qui mô trại nuôi tại thành phố Nha Trang đều có qui mô nhỏ, đa phần người nuôi đều nghèo và họ thường phải đi vay vốn từ nguồn vốn ưu đãi của chính phủ để nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy, người nuôi muốn giảm các yếu tố đầu vào nhiều đến mức có thể, họ không có đủ tài chính để tăng các yếu tố đầu ra. - Nha Trang là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Vì vậy chính sách của chính quyền thành phố Nha Trang là giảm các yếu tố đầu vào hơn là tối đa hóa đầu ra vì tối đa hóa đầu ra dễ dẫn đến tình trạng người nuôi tiến hành nuôi ồ ạt, nằm ngoài qui hoạch của chính quyền, gây ô nhiễm môi trường. Hình 1. Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào với mô hình đơn giản 2 đầu vào x1, x2 và 1 đầu ra q được trình bày như hình 1. Các trại nuôi đạt hiệu quả kỹ thuật là những trại nuôi nằm trên đường SS’. Vì vậy C và D là những điểm đạt hiệu quả kỹ thuật. Điều đó có nghĩa là, A và B là những điểm không đạt hiệu quả kỹ thuật. Sự không hiệu quả kỹ thuật của trại nuôi A được trình bày bởi khoảng cách OA’/OA và nó nhỏ hơn 1 và tương tự sự không hiệu quả của trại nuôi B được trình bày bởi khoảng cách OB’/OB và nó nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là trại nuôi có thể giảm sử dụng 2 đầu vào đối với trại A là từ A đến A’, và trại B là từ B đến B’ mà không giảm đầu ra. Hệ số hiệu quả kỹ thuật theo mô hình phân tích màng dữ liệu (DEA) tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Một trại nuôi đạt hiệu quả kỹ thuật nếu hệ số hiệu quả kỹ thuật là bằng 1. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 4/2009 73 Giả sử có dữ liệu của I trại nuôi, mỗi trại sử dụng N đầu vào và M đầu ra. Với trại nuôi thứ i dữ liệu về đầu vào được thể hiện bằng véc tơ cột xi và đầu ra được diễn tả bằng véc tơ cột qi. Như vậy số liệu đầu vào của tất cả các trại nuôi được thể hiện bằng ma trận X (N hàng, I cột), số liệu đầu ra của tất cả các trại nuôi (I trại nuôi) được thể hiện bằng ma trận Q (M hàng, I cột). Trong trường hợp này việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật của trại nuôi thứ i được mô tả qua bài toán sau: Trong đó, là một trị số vô hướng và  là một vec tơ hằng số (I x 1). Giá trị của  thu được chính là hệ số đo lường mức độ hiệu quả hoạt động của trại thứ i,  thỏa mãn điều kiện  < 1; theo Farrell (1957) khi  = 1 thì mức độ hiệu quả của trại thứ i sẽ có vị trí trên đường giới hạn khả năng sản xuất (frontier); và vì vậy nó sẽ là trại nuôi hoạt động hiệu quả về mặt kỹ thuật (technical efficiency). Lưu ý bài toán mô hình tuyến tính cần giải I lần, mỗi lần cho một trại nuôi, mỗi giá trị  tương ứng cho một trại nuôi. [5]. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN  Hệ số hiệu quả kỹ thuật theo mô hình phân tích màng dữ liệu (DEA) tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nằm trong khoảng từ 0 đến bằng 1. Nếu hệ số này bằng 1 có nghĩa là trại nuôi đạt hiệu quả kỹ thuật, nhỏ hơn 1 có nghĩa là trại nuôi chưa đạt hiệu quả kỹ thuật. Qua bảng 2, chúng ta thấy rằng hiệu quả kỹ thuật của các trại nuôi tôm sú thương phẩm tại thành phố Nha Trang biến động từ 0,500 đến 1,000 với giá trị trung bình và độ lệch chuẩn tương ứng là 0,826 và 0,149. Kết quả này cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các trại nuôi tôm sú thương phẩm tại Nha Trang là 0,826 và trại nuôi kém hiệu quả nhất có hiệu quả kỹ thuật trung bình là 0,500. Điều này chỉ ra rằng các trại nuôi có hiệu quả kỹ thuật nhỏ hơn 1 nên tiến hành giảm thiểu các yếu tố đầu vào hơn nữa để góp phần giúp cho trại nuôi đạt hiệu quả kỹ thuật. Bảng 2. Hiệu quả kỹ thuật của các trại nuôi tôm sú thương phẩm tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa Chỉ tiêu Tổng số mẫu 64 Tỷ lệ % các trại nuôi hiệu quả 25 Hiệu quả kỹ thuật ( ) - Trung bình 0,826 - Khoảng biến thiên 0,500 – 1,000 - Độ lệch chuẩn 0,149  Qua Bảng 2, chúng ta thấy rằng chỉ có 25% số trại nuôi tôm sú thương phẩm tại thành phố Nha Trang đạt hiệu quả kỹ thuật, còn lại 75% trại nuôi chưa đạt hiệu quả kỹ thuật. Điều này được thể hiện rõ qua hình 2, chúng ta dễ nhận thấy rằng có rất ít hiệu quả kỹ thuật của trại nuôi tôm sú thương phẩm tại Nha Trang được phân phối tiệm cận với 1. Điều này chứng minh rằng hầu hết các trại nuôi tôm sú thương phẩm ở Nha Trang đã sử dụng lãng phí các yếu tố đầu vào trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Điều này sẽ góp phần rất lớn giúp người nuôi tiết kiệm được chi phí sản xuất các yếu tố đầu vào. Vấn đề đặt ra ,0 ,0 ,0 ,,        Xx Qqst Min i i Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 4/2009 74 đối với 75% trại nuôi chưa đạt hiệu quả kỹ thuật là họ có 3 phương án để giải quyết: thứ nhất là giảm các yếu tố đầu vào; thứ hai là chuyển sang nuôi đối tượng khác hoặc nghề khác; thứ ba là chấm dứt hoạt động. Phương án 1 và phương án 2 là hai phương án nên được người nuôi và chính quyền địa phương quan tâm, chú ý, phương án 3 là phương án cuối cùng để lựa chọn. H ình 2: P hân phối h iệ u quả kỹ thuật của các trại nuôi tôm sú thư ơ ng phẩm tại thành phố N ha T rang, K hánh H òa 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 P1 P5 P9 P1 3 P1 7 P2 1 P2 5 P2 9 P3 3 P3 7 P4 1 P4 5 P4 9 P5 3 P5 7 P6 1 trại nuôi hi ệ u qu ả k ỹ th u ậ t Hình 2. Phân phối hiệu quả kỹ thuật của các trại nuôi tôm sú thương phẩm tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa  Từ kết quả ở bảng 2, chúng ta sử dụng 25% số trại nuôi đạt hiệu quả kỹ thuật để tìm ra 5 yếu tố đầu vào hiệu quả kỹ thuật cho các trại nuôi tôm sú thương phẩm tại Nha Trang. Kết quả được thể hiện như bảng 3 với diện tích ao trung bình là 0,8375 ha với khoảng biến thiên (range) và độ lệch chuẩn (standard deviation – SD) tương ứng là 0,08-2,5 và 0,6921; lao động trung bình là 2,6875 người/vụ với khoảng biến thiên và độ lệch chuẩn tương ứng là 1-6 và 1,4009, máy quạt nước trung bình là 2,375 cái với khoảng biến thiên và độ lệch chuẩn tương ứng là 2-3 và 0,5, độ sâu ao trung bình là 1,1 mét với khoảng biến thiên và độ lệch chuẩn tương ứng là 0,7-2 và 0,3246 và chi phí hoạt động trung bình là 76,4875 triệu đồng/vụ với khoảng biến thiên và độ lệch chuẩn tương ứng là 4,5-270 và 84,3233. Đây có thể coi như là tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép người nuôi cũng như chính quyền địa phương tham khảo. Vấn đề đặt ra đối với những ao nuôi có diện tích quá lớn tức là sử dụng lãng phí thì người nuôi nên giảm diện tích bằng cách chia ao thành ao nuôi và ao chứa. Còn đối với những diện tích ao nuôi nào quá nhỏ thì người nuôi nên tăng diện tích lên để góp phần giúp ao nuôi đạt hiệu quả kỹ thuật. Tương tự như thế, đối với số lao động, số máy quạt nước, độ sâu của ao nuôi, chi phí hoạt động nếu sử dụng lãng phí so với hiệu quả kỹ thuật thì người nuôi nên giảm cho phù hợp để tiết kiệm chi phí, ngược lại thì người nuôi nên tăng để đạt được hiệu quả kỹ thuật của trại nuôi. Bảng 3. Năm yếu tố đầu vào hiệu quả kỹ thuật cho các trại nuôi tôm sú thương phẩm tại Nha Trang, Khánh Hòa Chỉ tiêu Diện tíchao (ha) Lao động (người/vụ) Máy quạt nước (cái) Độ sâu ao (mét) Chi phí hoạt động (triệu đồng/vụ) Lớn nhất 2,5 6 3 2 270 Nhỏ nhất 0,08 1 2 0,7 4,5 Trung bình 0,8375 2,6875 2,375 1,1 76,4875 Độ lệch chuẩn 0,6921 1,4009 0,5 0,3246 84,3233 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 4/2009 75 IV. KẾT LUẬN Nghiên cứu tập trung vào ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các trại nuôi tôm sú thương phẩm tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trên nền tảng phân tích màng dữ liệu (DEA) tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Theo kế hoạch của tỉnh Khánh Hòa, thành phố Nha Trang sẽ được giảm diện tích nuôi tôm sú từ 520 ha năm 2005 còn 357 ha năm 2010 [6. Các căn cứ của tỉnh Khánh Hòa để giảm số diện tích nuôi này là căn cứ vào mối quan hệ giữa du lịch, thủy sản và môi trường mà chưa có căn cứ vào hiệu quả kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu này đã khẳng định chính sách giảm diện tích nuôi tôm sú ở Nha Trang của chính quyền địa phương là phù hợp và có khả năng khả thi trên phương diện hiệu quả về mặt kỹ thuật. Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tại thành phố Nha Trang có tới 75% ao nuôi tôm sú thương phẩm là không hiệu quả kỹ thuật. Hiện tại, người nuôi đã chuyển một số diện tích ao nuôi tôm sú thương phẩm sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Như vậy kết quả nghiên cứu này phù hợp với nguyện vọng của người dân. Kết quả này là một kênh thông tin giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương tham khảo trong thực thi các chính sách quản lý nhà nước cũng như hỗ trợ người nuôi trong thiết kế, tổ chức, chuyển giao kỹ thuật và phương thức sản xuất đến với người nuôi một cách hiệu quả hơn. Hy vọng rằng, người nuôi cũng có thể sử dụng kết quả này để cải tạo các yếu tố đầu vào, giúp trại nuôi đạt hiệu quả kỹ thuật. Vì không gian bài báo có hạn, bài này chỉ đề cập đến mô hình CRS. Trong nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ đề cập đến mô hình VRS để so sánh hiệu quả kỹ thuật giữa hai mô hình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Thu Thủy, 2008. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi tôm sú giống tại tỉnh Khánh Hòa. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Nha Trang. 2. Phạm Xuân Thủy, 2004. Xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh tại Khánh Hòa. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Nha Trang. 3. Báo Khánh Hòa, 2008. Đọc từ 4. Tomothy J.Coelli, et al, 2005. An introduction to efficiency and Productivity Analysis. Springer Science-i-Business Media, Lnc: 1-181 5. Sở Thủy sản Khánh Hòa, 2005. Chương trình kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa đến 2010. 6. Sherman and Zhu, 2006. Service Productivity Management Improving Service Performance using DATA ENVELOPMENT ANALYSIS (DEA). Springer Science-i-Business Media, LLC: 1-127.
Luận văn liên quan