Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong ngành chế biến thủy sản Khánh hòa

Ngành chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa có khoảng 40 doanh nghiệp (DN). Sản lượng bình quân vào khoảng 60 ngàn tấn/năm, với giá trị ước đạt gần 300 triệu USD. Những năm gần đây, mặc dù liên tục gặp nhiều khó khăn nhưng ngành chế biến thủy sản của tỉnh không ngừng phát triển, góp phần quan trọng cho cho sự phát triển chung của ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh nhà [6]. Tuy vậy, các DN ngành chế biến thủy sản cũng gặp không ít khó khăn. Xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và các tiêu chuẩn mới khắt khe về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các thị trường sẽ tiếp tục là những trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam [7]. Bên cạnh đó, vấn đề đầu vào như vốn, lao động, đặc biệt là nguồn nguyên liệu luôn được các DN quan tâm. Vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn lực đối với DN hơn lúc nào hết trở nên cấp thiết nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. Có nhiều quan điểm khác nhau trong phân tích đánh giá hiệu quả, trong đó có hiệu quả kỹ thuật Ngành chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa có khoảng 40 doanh nghiệp (DN). Sản lượng bình quân vào khoảng 60 ngàn tấn/năm, với giá trị ước đạt gần 300 triệu USD. Những năm gần đây, mặc dù liên tục gặp nhiều khó khăn nhưng ngành chế biến thủy sản của tỉnh không ngừng phát triển, góp phần quan trọng cho cho sự phát triển chung của ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh nhà [6]. Tuy vậy, các DN ngành chế biến thủy sản cũng gặp không ít khó khăn. Xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và các tiêu chuẩn mới khắt khe về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các thị trường sẽ tiếp tục là những trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam [7]. Bên cạnh đó, vấn đề đầu vào như vốn, lao động, đặc biệt là nguồn nguyên liệu luôn được các DN quan tâm. Vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn lực đối với DN hơn lúc nào hết trở nên cấp thiết nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. Có nhiều quan điểm khác nhau trong phân tích đánh giá hiệu quả, trong đó có hiệu quả kỹ thuật

pdf8 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2363 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong ngành chế biến thủy sản Khánh hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN KHÁNH HÒA TECHNICAL EFFICIENCY ANALYSIS FOR SEAFOOD INDUSTRY IN KHANH HOA 1Nguyễn Văn Ngọc, 2Nguyễn Thành Cường 1Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang 2Khoa Kế toán –Tài chính, Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT Bài viết này nhằm mục đích phân tích hiệu quả kỹ thuật trong ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa, dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA). Kết quả phân tích 39 doanh nghiệp của ngành trong năm 2009 cho thấy có đến 67 % có hiệu quả kỹ thuật thấp, chỉ có khoảng 10% đạt hiệu quả kỹ thuật cao nhờ cấu trúc vốn hợp lý. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự thay đổi về hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2005-2009 với hai trường hợp: qui mô không đổi và qui mô thay đổi. ABSTRACT This article aims to analyze technical efficiency in the processing of aquatic products in Khanh Hoa, based on using the method of data envelope analysis (DEA). Analysis results from 39 enterprises of this industry in 2009 showed that up to 67% less effective techniques, only about 10% higher technical efficiency thanks to the reasonableness of their capital structure. The research also indicated that a change in technical efficiency of enterprises in the period 2005-2009 with two cases: Constant return to scale and Variable return to scale. I- ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa có khoảng 40 doanh nghiệp (DN). Sản lượng bình quân vào khoảng 60 ngàn tấn/năm, với giá trị ước đạt gần 300 triệu USD. Những năm gần đây, mặc dù liên tục gặp nhiều khó khăn nhưng ngành chế biến thủy sản của tỉnh không ngừng phát triển, góp phần quan trọng cho cho sự phát triển chung của ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh nhà [6]. Tuy vậy, các DN ngành chế biến thủy sản cũng gặp không ít khó khăn. Xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và các tiêu chuẩn mới khắt khe về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các thị trường sẽ tiếp tục là những trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam [7]. Bên cạnh đó, vấn đề đầu vào như vốn, lao động, đặc biệt là nguồn nguyên liệu luôn được các DN quan tâm. Vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn lực đối với DN hơn lúc nào hết trở nên cấp thiết nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. Có nhiều quan điểm khác nhau trong phân tích đánh giá hiệu quả, trong đó có hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency). Hiệu quả kỹ thuật miêu tả xuất lượng tối đa với đầu vào cho trước. Nghiên cứu này THÔNG BÁO KHOA HỌC 84 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giới thiệu phương pháp DEA Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) lần đầu tiên được phát triển bởi Charnes, Cooper, và Rhodes vào năm 1978 [2]. DEA dựa trên cơ sở xây dựng đường giới hạn hiệu quả, tương tự như hàm sản xuất trong trường hợp khi xuất lượng không phải là một đại lượng vô hướng, mà là một véc-tơ. Đường giới hạn hiệu quả có hình dạng màng lồi hoặc hình nón lồi trong không gian của các biến số nhập lượng và xuất lượng. Đường giới hạn được sử dụng như là một tham chiếu đối với các trị số hiệu quả của mỗi DN được đánh giá. Tuy nhiên, phương pháp DEA có các đặc trưng như: chỉ cho phép đánh giá hiệu quả tương đối của các DN được đánh giá, tức là hiệu quả giữa chúng so với nhau. Mức độ hiệu quả của các DN được xác định bởi vị trí của nó so với đường giới hạn hiệu quả trong một không gian đa chiều của đầu vào/đầu ra. Phương pháp xây dựng đường giới hạn hiệu quả - đó là giải nhiều lần bài toán qui hoạch tuyến tính. Đường giới hạn được hình thành giống như những đoạn thẳng kết nối các điểm hiệu quả nhất, nhờ đó tạo thành một đường giới hạn khả năng sản xuất lồi. Dựa vào đặc điểm của hệ thống sản xuất, DEA được phân ra thành hai loại mô hình: tối thiểu hóa đầu vào, với giả định đầu ra không đổi và mô hình tối đa hóa đầu ra, với giả định đầu vào không đổi. x2/y x1/y S S’ A B C D P Hình 1. Mô hình DEA tối thiểu hoá đầu vào O P’ Trong trường hợp của mô hình DEA tối thiểu hóa đầu vào (hình 1) các doanh nghiệp A, B, C và D nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS’ là các DN đạt hiệu quả. Mức độ phi hiệu quả kỹ thuật được phản ánh bằng khoảng cách từ P đến P’. Tỷ lệ OP’/OP thể hiện hiệu quả kỹ thuật của DN P [2], nghĩa là có thể giảm chi phí đầu vào của DN P mà không làm ảnh hưởng đến đầu ra. Theo định nghĩa, các mức độ hiệu quả này nằm trong giới hạn từ 0 đến 1 [2]. Mô hình DEACRS và DEAVRS Mô hình DEA nguyên thủy được đề xuất bởi Charnes và cộng sự [2] là mô hình có sản lượng không đổi theo qui mô (Constant Return to Scale - CRS), còn gọi là mô hình DEACRS. Năm 1984, Banker và 85 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 Xây dựng mô hình các DEACRS và DEAVRS được trình bày trong các công trình [3], [4], [5]. Xem xét N doanh nghiệp với K đầu vào và M đầu ra. Gọi các véc-tơ xi và yi lần lượt là tập hợp đầu vào (nguồn lực hoặc chi phí) và đầu ra (sản lượng hoặc doanh thu) tương ứng. Tập hợp các véc-tơ đối với các DN nghiên cứu có thể ghi dưới dạng ma trận X (ma trận đầu vào) và Y (ma trận đầu ra). Mục tiêu của phân tích DEA là xây dựng mặt bao lồi hiệu quả phi tham số, sao cho các điểm quan sát được sẽ không nằm cao hơn đường giới hạn hiệu quả sản xuất. Mô hình DEACRS có dạng: (1) ,0 ≥− λθ X Trong đó, θ - Đại lượng vô hướng, thể hiện mức độ hiệu quả của DN; λ –Véc tơ hằng số Nx1. Bài toán (1) được giải N lần, nghĩa là từng lần đối với mỗi DN. Như vậy giá trị nghiệm θ được xác định cho từng DN. Nếu θ = 1 nghĩa là DN đạt hiệu quả; θ < 1 nghĩa là DN không đạt hiệu quả. Các DN không đạt hiệu quả có thể chiếu lên đường giới hạn hiệu quả, khi đó ta nhận được tổ hợp tuyến tính (Xλ, Yλ) – là vị trí của DN tham chiếu giả định. Đối với các DN không đạt hiệu quả (θ < 1) có thể thiết lập mục tiêu giảm tỷ lệ các yếu tố đầu vào một đại lượng là θ trong khi vẫn giữ các giá trị xuất lượng như trước. Mô hình DEA với sản lượng thay đổi theo qui mô (DEAVRS) (2) được thành lập dựa trên (1) bổ sung thêm ràng buộc N1λ =1: (2) =λN Trong đó, θ - đại lượng vô hướng, thể hiện mức độ hiệu quả của DN; λ –Véc tơ hằng số Nx1; N1 – véc tơ đơn vị Nx1. Ưu và nhược điểm của phương pháp DEA DEA là một phương pháp đánh giá hiệu kỹ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi. Những ưu điểm nổi bật của DEA là: 1) cho phép phân tích hiệu quả trong trường hợp gặp khó khăn trong giải thích mối quan hệ giữa nhiều nguồn lực và kết quả của nhiều hoạt động trong hệ thống sản xuất; 2) DEA có khả năng phân tích một số lượng lớn các yếu tố đầu vào và đầu ra; 3) Phương pháp cho phép đánh giá sự đóng góp của từng yếu tố đầu vào trong tổng thể hiệu quả (hoặc không hiệu quả) của DN và đánh giá mức độ không hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực. 0 ,0 ),(min , ≥ ≥+− θ λ λ λθ x Yy i i ≥− ≥+− λ λθ λ 0 11 ,0 ,0 ),(min , ≥ θλθ Xx Yy i i 86 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 Tuy nhiên, giống như mọi cách tiếp cận khác trong đánh giá hiệu quả kỹ thuật, DEA cũng có hàng loạt nhược điểm. Đó là: 1) Sai sót trong đo lường và nhiễu thống kê có thể ảnh hưởng đến hình dạng và vị trí đường giới hạn khả năng sản xuất; 2) Loại bỏ các yếu tố đầu vào hoặc đầu ra quan trọng ra khỏi mô hình có thể dẫn đến kết quả sai lệch; 3) Ước lượng hiệu quả thu được bằng cách so sánh với các DN thành công hơn trong mẫu. Vì vậy, đưa thêm DN bổ sung vào phân tích có thể dẫn đến giảm các giá trị hiệu quả; 4) Cần thận trọng khi so sánh giá trị hiệu quả của hai nghiên cứu. Các giá trị trung bình phản ánh phương sai của giá trị ước lượng hiệu quả bên trong mỗi mẫu, nhưng không nói gì về hiệu quả của một mẫu so với mẫu khác; 5) Thêm một DN vào phân tích DEA sẽ không làm tăng giá trị hiệu quả kỹ thuật của các DN hiện có trong mẫu; 6) Tương tự như vậy, thêm một yếu tố đầu vào hoặc đầu ra vào mô hình DEA không dẫn đến làm giảm giá trị của hiệu quả kỹ thuật; 7) Khi có một số nhỏ các DN tham gia phân tích với nhiều yếu tố đầu vào, đầu ra, thì sẽ có nhiều DN nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Thu thập và phương pháp xử lý dữ liệu Dữ liệu thu thập bao gồm 39 DN trong ngành chế biến thủy sản của tỉnh Khánh Hòa từ năm 2005 đến 2009. Giá trị tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu làm biến đầu vào và Doanh thu làm biến đầu ra cho mô hình. Số liệu được xử lý nhờ phần mềm DEA-Solver trong môi trường MS Excel 2003 [5]. Thống kê mô tả dữ liệu của năm gần đây nhất, năm 2009 được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Thống kê mô tả dữ liệu ĐVT: triệu đồng Tổng tài sản Vốn CSH1 Doanh thu Số lượng DN 39 39 39 Trung bình 64.137,06 24.065,42 104.521,26 Độ lệch chuẩn 96.373,72 39.784,52 167.226,29 Nhỏ nhất 880,93 462,96 311,95 Lớn nhất 500.055,09 194.875,59 848.891,66 1Vốn chủ sở hữu Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra III- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEACRS (bảng 2) cho thấy: năm 2005 có 3 DN đạt hiệu quả tối đa (Hoàng Hải, Hạnh Quyến và Thịnh Hưng), năm 2006 có 2 DN (Hoàng Hải và Thịnh Hưng), năm 2007 có 2 DN (Hạnh Quyến và Thịnh Hưng), năm 2008 có 3 DN (Vân Như, T&N và Hạnh Quyến), năm 2009 có 2 DN (Hùng Dũng và Hạnh Quyến). Số DN đạt hiệu quả trong giai đoạn 2005- 2009, bình quân chỉ chiếm khoảng 3 DN (8%). Bảng 2. Kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEACRS Hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEACRSSTT Doanh nghiệp 2005 2006 2007 2008 2009 1 Công ty TNHH Thủy sản Hoàn Mỹ 0,11303 0,14227 0,08206 0,29099 0,22836 2 Công ty TNHH Long Shin 0,20354 0,24988 0,32090 0,62116 0,31230 3 Công ty TNHH Trúc An 0,30195 0,30388 0,17724 0,69157 0,13972 4 Công ty TNHH Thương Mại Thiên Long 0,14423 0,08584 0,27805 0,60869 0,28991 5 Công ty TNHH Thiên Anh 0,32721 0,18198 0,22438 0,26124 0,24090 6 Công ty TNHH Thịnh Hưng 1,00000 1,00000 1,00000 0,54043 0,28278 87 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 7 Công ty TNHH Thủy Sản Vân Như 0,44187 0,36389 0,18962 1,00000 0,45680 8 Công ty TNHH Hải Vương 0,31100 0,15889 0,26333 0,40935 0,31769 9 Công ty TNHH Khải Thông 0,06497 0,07352 0,07402 0,19849 0,24967 10 Công ty TNHH Long Hương 0,46977 0,75282 0,44543 0,36453 0,74873 11 Xí Nghiệp KT & DV Thủy sản Khánh Hòa 0,32168 0,38573 0,46645 0,77883 0,67805 12 Công ty TNHH GALLANT OCEAN Việt Nam 0,16451 0,10194 0,11689 0,14812 0,20743 13 Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang 0,24338 0,10287 0,19755 0,25648 0,23183 14 Công ty Cổ phần Thủy sản Cam Ranh 0,18853 0,19693 0,20565 0,34372 0,39077 15 Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 0,15937 0,10222 0,14127 0,34121 0,21790 16 Công ty TNHH Philips Seafood Việt Nam 0,22688 0,26709 0,36737 0,81825 0,97440 17 Công ty TNHH Nông Hải sản Nha Trang 0,21372 0,13115 0,30499 0,41974 0,32802 18 Công ty Thủy sản Hoàng Ký 0,06303 0,03445 0,13606 0,07556 0,08005 19 Công ty TNHH Hạnh Quyến 1,00000 0,69876 1,00000 1,00000 1,00000 20 DNTN Việt Thắng 0,27624 0,23974 0,38214 0,46829 0,45056 21 DNTN Chín Tuy 0,10429 0,07286 0,13202 0,10047 0,09408 22 Công ty Cổ phần Đại Thuận 0,17512 0,19655 0,09062 0,12447 0,06465 23 Công ty TNHH Thực phẩm SAKURA - Anh Đào 0,03853 0,04539 0,02868 0,26178 0,65278 24 Xí nghiệp Tư Doanh Chế biến Thủy sản Cam Ranh 0,11969 0,09890 0,12067 0,17703 0,28494 25 Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang 0,39898 0,24569 0,18531 0,53610 0,77364 26 Công ty TNHH Hoàng Hải 1,00000 1,00000 0,63069 0,55746 0,43221 27 Công ty TNHH Thủy sản Nha Trang 0,05077 0,09836 0,02518 0,17328 0,15395 28 Công ty TNHH Đại Dương 0,52825 0,14691 0,11520 0,15889 0,15875 29 Công ty TNHH Thủy sản Khánh Hòa 0,11468 0,10636 0,12148 0,27055 0,29016 30 Công ty TNHH Thành Tiến 0,28450 0,19951 0,43706 0,51827 0,45107 31 Công ty TNHH Sao Đại Hùng 0,09870 0,05560 0,05474 0,08204 0,04981 32 Công ty Cổ phần CAFICO Việt Nam 0,18853 0,19649 0,20472 0,47929 0,39077 33 Công ty TNHH VINA B.K 0,05733 0,01384 0,02834 0,02320 0,00271 34 Công ty TNHH Hòa Phát 0,16221 0,43983 0,32058 0,46585 0,00152 35 Công ty TNHH EMU Việt Nam 0,64440 0,08027 0,19466 0,33681 0,00271 36 Công ty TNHH T&N 0,22115 0,25980 0,24929 1,00000 0,59890 37 Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Việt Trung 0,09574 0,14110 0,32731 0,41846 0,28897 38 Công ty TNHH Ngọc Hùng 0,25426 0,28782 0,34636 0,74079 0,41485 39 Công ty TNHH Hùng Dũng 0,20457 0,17730 0,30241 0,53435 1,00000 Nguồn: Tính toán theo phần mềm DEA-Solver Phân tích hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEAVRS (bảng 3) cho thấy tình hình khả quan hơn. Năm 2005 có 7 DN đạt hiệu quả, các DN này có tỷ lệ vốn CSH/tổng tài sản khoảng 0,30; trong khi đó 10 DN kém hiệu quả nhất có tỷ lệ này là 0,40. Trong các năm 2006 có 9 DN đạt hiệu quả, năm 2007 có 6 DN đạt hiệu quả và 2008 có 10 DN hiệu quả. Năm 2009 có 7 DN hiệu quả, các DN này có tỷ lệ vốn CSH/tổng tài sản là 0,30; 10 DN kém hiệu quả nhất có tỷ lệ này xấp xỉ 0,50. Trong suốt giai đoạn 2005 - 2009 có 3 DN luôn sử dụng nguồn lực tài chính rất hiệu quả như công ty Hải Vương, công ty Hạnh Quyến và công ty Thành Tiến. Bảng 3. Kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEAVRS Hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEAVRSSTT Doanh nghiệp 2005 2006 2007 2008 2009 1 Công ty TNHH Thủy sản Hoàn Mỹ 0,25458 0,31618 0,25318 0,36479 0,25776 88 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 2 Công ty TNHH Long Shin 0,50756 0,81972 1,00000 1,00000 0,37984 3 Công ty TNHH Trúc An 1,00000 1,00000 0,88517 1,00000 0,27339 4 Công ty TNHH Thương mại Thiên Long 0,16333 0,12559 0,31995 0,72469 0,30799 5 Công ty TNHH Thiên Anh 0,41432 0,35515 0,29509 0,33519 0,33749 6 Công ty TNHH Thịnh Hưng 1,00000 1,00000 1,00000 0,69198 0,34033 7 Công ty TNHH Thủy sản Vân Như 0,67519 0,41793 0,19944 1,00000 0,53018 8 Công ty TNHH Hải Vương 1,00000 1,00000 1,00000 1,00000 1,00000 9 Công ty TNHH Khải Thông 0,17657 0,28151 0,16108 0,22977 0,27593 10 Công ty TNHH Long Hương 0,95711 1,00000 0,73818 0,63303 0,98808 11 Xí nghiệp KT & DV Thủy sản Khánh Hòa 0,36003 0,68519 0,56189 1,00000 0,69486 12 Công ty TNHH GALLANT OCEAN Việt Nam 0,22901 0,10352 0,13486 0,19187 0,25615 13 Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang 0,63289 0,20611 0,20557 0,27690 0,23407 14 Công ty Cổ phần Thủy sản Cam Ranh 0,24802 0,41878 0,22859 0,45273 0,47154 15 Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 0,51627 0,53409 0,46448 1,00000 1,00000 16 Công ty TNHH Philips Seafood Việt Nam 0,68770 1,00000 0,98058 1,00000 1,00000 17 Công ty TNHH Nông Hải sản Nha Trang 0,33246 0,34466 0,35886 0,44536 0,38082 18 Công ty Thủy sản Hoàng Ký 0,49753 0,61254 0,79727 0,80210 0,51666 19 Công ty TNHH Hạnh Quyến 1,00000 1,00000 1,00000 1,00000 1,00000 20 DNTN Việt Thắng 0,40072 0,24355 0,47638 0,57240 0,53147 21 DNTN Chín Tuy 0,17686 0,15961 0,13660 0,11776 0,11547 22 Công ty Cổ phần Đại Thuận 0,20601 0,22292 0,10760 0,16254 0,07708 23 Công ty TNHH Thực phẩm SAKURA - Anh Đào 0,03969 0,05428 0,02900 0,26495 0,67668 24 Xí nghiệp Tư Doanh Chế biến Thủy sản Cam Ranh 0,16782 0,19341 0,25819 0,23969 0,32685 25 Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang 0,99641 0,26936 0,20765 0,82784 1,00000 26 Công ty TNHH Hoàng Hải 1,00000 1,00000 0,63703 0,72850 0,52068 27 Công ty TNHH Thủy sản Nha Trang 0,16893 0,27418 0,05695 0,17688 0,26862 28 Công ty TNHH Đại Dương 0,68521 0,18111 0,15969 0,18167 0,19145 29 Công ty TNHH Thủy sản Khánh Hòa 0,17996 0,20567 0,15957 0,27089 0,29198 30 Công ty TNHH Thành Tiến 1,00000 1,00000 1,00000 1,00000 1,00000 31 Công ty TNHH Sao Đại Hùng 0,12139 0,06842 0,06734 0,10426 0,05044 32 Công ty Cổ phần CAFICO Việt Nam 0,24802 0,41604 0,22794 0,62681 0,47154 33 Công ty TNHH VINA B.K 0,08736 0,08766 0,08539 0,05623 0,05724 34 Công ty TNHH Hòa Phát 0,16377 0,44404 0,35678 0,50402 0,06266 35 Công ty TNHH EMU Việt Nam 0,73326 0,12704 0,22253 0,36851 0,05724 36 Công ty TNHH T&N 0,65423 0,57034 0,30782 1,00000 0,60192 37 Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Việt Trung 1,00000 0,14143 1,00000 0,44602 0,33071 38 Công ty TNHH Ngọc Hùng 0,62864 1,00000 0,78899 0,84664 0,75619 39 Công ty TNHH Hùng Dũng 0,30938 0,33523 0,33828 0,54872 1,00000 Nguồn: Tính toán theo phần mềm DEA-Solver Phân tích mô hình DEAVRS cho phép xác định hiệu quả phụ thuộc vào qui mô và mức độ phi hiệu quả của qui mô hoạt động (bảng 4). Số DN tăng hiệu quả nhờ qui mô là 11 (28,21%), số DN có hiệu quả giảm do qui mô là 6 (15,38%). Hiệu quả kỹ thuật bình quân tính theo mô hình DEACRS chỉ đạt 0,36, thấp hơn nhiều so với mô hình DEAVRS (0,48). Hiệu quả theo qui mô bình quân đạt 0,73. Trong mô hình DEACRS, tỷ trọng DN đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa chiếm 5,13%, trong khi ở mô hình DEAVRS là 17,95%, nghĩa là tăng thêm gần 13%. 89 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 Bảng 4. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả theo qui mô của các DN năm 2009 Trung bình Độ lệch chuẩn Min Max Tỷ trọng DN có TE=1,% Tỷ trọng DN có TE>0,9,% Tỷ trọng DN có TE<0,4,% Hiệu quả kỹ thuật, mô hình DEACRS 0,36 0,043 0,002 1 5,13 7,69 66,67 Hiệu quả kỹ thuật, Mô hình DEAVRS 0,48 0,051 0,050 1 17,95 20,51 53,85 Hiệu quả qui mô (SE)1 0,73 0,047 0,024 1 5,13 28,21 15,38 1SE: Scale Efficiency (SE=DEACRS/DEAVRS) Nguồn: Tính toán trên cơ sở bảng 2 & 3 Kết quả phân loại DN trong năm 2009, dựa trên phân tích DEACRS được trình bày trong bảng 5. Sự phân hóa rõ rệt giữa ba nhóm có thể nhìn thấy qua các chỉ số: hiệu quả kỹ thuật, tỷ số E/A và doanh thu trên tổng tài sản. Nhóm DN đạt hiệu quả cao gồm 4 DN (chiếm 10%), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn bình quân (E/A) bằng 0,26; Nhóm DN đạt hiệu quả trung bình có 9 DN (23%), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn bình quân bằng 0,36; Nhóm DN đạt hiệu quả thấp có 26 DN (67%), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn bình quân bằng 0,47. Tỷ lệ doanh thu/tổng tài sản bình quân của nhóm DN đạt hiệu quả cao lớn hơn gấp 2 lần so với DN hiệu quả trung bình và 3 lần so với DN hiệu quả kém. Bảng 5. Phân loại DN dựa trên phân tích DEACRS ĐVT: Triệu đồng Nhóm DN Hiệu quả kỹ thuật tb1 Tổng tài sản tb Vốn CSH tb E/A tb Doanh thu tb 1. Hiệu quả cao (4 DN) 0,94 29.008,53 6.890,59 0,26 126.779,95 2. Hiệu quả trung bình (9 DN) 0,54 32.013,61 7.852,28 0,36 67.348,06 3. Hiệu quả thấp có 26 DN 0,20 80.661,10 32.319,95 0,47 113.964,49 1tb: trung bình, Nguồn: Tính toán của tác giả IV- KẾT LUẬN Mặc dù có nhiều hạn chế như đã đề cập ở trên, tuy nhiên khuynh hướng sử dụng cách tiếp cận phi tham số (tiêu biểu là DEA) trong phân tích hiệu quả kỹ thuật cho các DN ngày càng được áp dụng rộng rãi. Trong bài viết này, các tác giả đã lưu ý đến nhược điểm của DEA khi phân tích hiệu quả kỹ thuật cho ngành chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các DN còn lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực tài chính, cả nguồn vốn chủ sở hữu lẫn vốn vay. Tỷ lệ DN sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính chỉ chiếm 10%. Ảnh hưởng của cấu trúc vốn, mà cụ thể là tỷ lệ vốn CSH trên tổng tài sản lên hiệu quả của các DN là rất rõ ràng. Những DN đạt hiệu quả thường có tỷ lệ này thấp hơn các DN kém hiệu quả (26% ở DN hiệu quả so với 47% ở DN kém hiệu quả). Điều này đặt ra cho DN cân nhắc hơn trong quyết định của mình liên quan đến cấu trúc vốn. DN phải tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung, vốn CSH và vốn vay nói riêng. Ngoài ra, do hạn chế của dữ liệu thu thập nên bài viết này chưa có điều kiện đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng từng nguồn vốn riêng biệt, cũng như các nguồn lực khác của DN như lao động, chi phí sản xuất…so với lợi nhuận. 90 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Banker R.D., Charnes A., Cooper W. (1984) “Some Models for Estimating Technical and Scale Inefficiencies in Data Envelopment Analysis”, Management Science. 2. Charnes A., Cooper W. W., and Rhodes E. (1978): Measuring the Efficiency of Decision Making Units. European Journal of Operation Research. 3. Coelli,
Luận văn liên quan