Hoạt động của HSBC tại Mỹ bị chi phối bởi rất nhiều luật, đạo luật và các quy định
khác nhau.
HSBC USA Inc được thành lập theo Luật của tiểu bang Maryland năm 1973 và hoạt
động tuân theo “By-Laws of HSBC USA INC”.
Ngân hàng HSBC Mỹ, NA(HSBC Bank USA, National Association) là công ty con
chính của HSBC USA Inc, trụ sở chính nằm ở McLean, bang Virginia và văn phòng hoạt
động chính đặt tại thành phố NewYork, và hơn 470 chi nhánh ngân hàng trên khắp nước
Mỹ. Ngân hàng HSBC Mỹ phải tuân theo điều lệ của Luật ngân hàng nước Mỹ.
Ngoài ra còn rất nhiều đạo luật và các quy định, cả trong nước và ngoài nước Mỹ như:
Đạo luật tham nhũng nước ngoài, Các quy định của các định chế tài chính, Đạo luật kiểm
soát lãi suất, Đạo luật Gramm-Leach-Bliley(1999), Đạo luật Truth-in-Lending, Đạo luật
tái đầu tư công (the Community Reinvestment Act of 1977), Luật yêu nước Mỹ (The
USA Patriot Act), Đạo luật báo cáo tín dụng trung thực (The Fair Credit Reporting Act),
Luật bí mật ngân hàng (the Bank Secrecy Act) và Luật cho vay nặng lãi ở liên bang và
các tiểu bang khác nhau. Ngoài ra, còn có các luật và các quy định áp dụng chung, chẳng
hạn như: Luật chứng khoán (1933), The Bank Holding Company Act of 1956, The
Securities Exchange Act of 1934, the Credit Card Accountability Responsibility and
Disclosure Act of 2009.
Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2010 đã dẫn đến những thay đổi lớn trong hệ thống
pháp luật Mỹ. Ngày 21 tháng 7 năm 2010, Tổng thống Obama đã ký chính thức thông
qua Đạo luật Cải cách tài chính phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng (the “Dodd-Frank
Wall Street Reform and Consumer Protection Act” gọi tắt là Đạo luật Dodd-Frank). Đạo
luật đã đề cập và điều chỉnh đến hầu hết các vấn đề trọng yếu của thị trường tài chính tại
Mỹ, bao gồm cấu trúc hệ thống giám sát, mối quan hệ của các cơ quan giám sát, các
trung gian tài chính, sản phẩm dịch vụ tài chính và bảo vệ người gửi tiền, người sử dụng
dịch vụ tài chính và thành lập “Quy tắc Volcker” để giới hạn các hoạt động giao dịch
độc quyền của các ngân hàng lớn. Đạo luật đã tác động mạnh mẽ và toàn diện đến HSBC
USA Inc, buộc ngân hàng này phải thận trọng hơn trong các hoạt động kinh doanh của
mình.
16 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2974 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh cảu HSBC tại Mỹ và Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
03
10
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................3
1.MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐẶC THÙ HOẠT ĐỘNG CỦA HSBC TẠI THỊ
TRƯỜNG MỸ ............................................................................................................................4
1.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ............................................................................................4
1.1.1 YẾU TỐ PHÁP LUẬT .......................................................................................................4
1.1.2 YẾU TỔ KINH TẾ .............................................................................................................5
1.1.3 YẾU TỐ CÔNG NGHỆ .....................................................................................................5
1.1.4 YẾU TỐ VĂN HÓA – XÃ HỘI .........................................................................................6
1.2 ĐẶC THÙ KINH DOANH ...................................................................................................6
1.2.1 CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ .............................................................................................6
1.2.2 KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI .................................................................................................8
3.MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐẶC THÙ HOẠT ĐỘNG CỦA HSBC TẠI THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM ................................................................................................................8
3.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ............................................................................................8
3.1.1 YẾU TỔ PHÁP LUẬT .......................................................................................................8
3.1.2 YẾU TỐ KINH TẾ ........................................................................................................... 10
3.1.3 YẾU TỐ VĂN HÓA – XÃ HỘI ....................................................................................... 10
3.1.4 YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ................................................................................................... 11
3.2 ĐẶC THÙ KINH DOANH ................................................................................................. 11
3.2.1 CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ ........................................................................................... 11
3.2.2 KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI ............................................................................................... 14
4.KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 15
LỜI NÓI ĐẦU
Các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt nam luôn là một bộ phận quan trọng
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi nước ta đang
tăng cường hội nhập với thế giới. Trong đó phải kể đến tập đoàn HSBC, một trong những
tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại châu
Âu, châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi. HSBC định vị thương
hiệu của mình thông qua thông điệp "Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương". Với trụ
sở chính tại Luân Đôn, HSBC có văn phòng tại 87 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng giá trị
tài sản của tập đoàn là 2.691 tỉ đô la Mỹ tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2011.
Trong bài phân tích này, nhóm chúng tôi xin trình bày một cách khái quát về hoạt
động của ngân hàng HSBC ở thị trường Mỹ và Việt Nam trong những năm gần đây.
NHÓM THỰC HIỆN
1.MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐẶC THÙ HOẠT ĐỘNG CỦA HSBC
TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ
1.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1.1.1 YẾU TỐ PHÁP LUẬT
Hoạt động của HSBC tại Mỹ bị chi phối bởi rất nhiều luật, đạo luật và các quy định
khác nhau.
HSBC USA Inc được thành lập theo Luật của tiểu bang Maryland năm 1973 và hoạt
động tuân theo “By-Laws of HSBC USA INC”.
Ngân hàng HSBC Mỹ, NA(HSBC Bank USA, National Association) là công ty con
chính của HSBC USA Inc, trụ sở chính nằm ở McLean, bang Virginia và văn phòng hoạt
động chính đặt tại thành phố NewYork, và hơn 470 chi nhánh ngân hàng trên khắp nước
Mỹ. Ngân hàng HSBC Mỹ phải tuân theo điều lệ của Luật ngân hàng nước Mỹ.
Ngoài ra còn rất nhiều đạo luật và các quy định, cả trong nước và ngoài nước Mỹ như:
Đạo luật tham nhũng nước ngoài, Các quy định của các định chế tài chính, Đạo luật kiểm
soát lãi suất, Đạo luật Gramm-Leach-Bliley(1999), Đạo luật Truth-in-Lending, Đạo luật
tái đầu tư công (the Community Reinvestment Act of 1977), Luật yêu nước Mỹ (The
USA Patriot Act), Đạo luật báo cáo tín dụng trung thực (The Fair Credit Reporting Act),
Luật bí mật ngân hàng (the Bank Secrecy Act) và Luật cho vay nặng lãi ở liên bang và
các tiểu bang khác nhau. Ngoài ra, còn có các luật và các quy định áp dụng chung, chẳng
hạn như: Luật chứng khoán (1933), The Bank Holding Company Act of 1956, The
Securities Exchange Act of 1934, the Credit Card Accountability Responsibility and
Disclosure Act of 2009.
Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2010 đã dẫn đến những thay đổi lớn trong hệ thống
pháp luật Mỹ. Ngày 21 tháng 7 năm 2010, Tổng thống Obama đã ký chính thức thông
qua Đạo luật Cải cách tài chính phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng (the “Dodd-Frank
Wall Street Reform and Consumer Protection Act” gọi tắt là Đạo luật Dodd-Frank). Đạo
luật đã đề cập và điều chỉnh đến hầu hết các vấn đề trọng yếu của thị trường tài chính tại
Mỹ, bao gồm cấu trúc hệ thống giám sát, mối quan hệ của các cơ quan giám sát, các
trung gian tài chính, sản phẩm dịch vụ tài chính và bảo vệ người gửi tiền, người sử dụng
dịch vụ tài chính… và thành lập “Quy tắc Volcker” để giới hạn các hoạt động giao dịch
độc quyền của các ngân hàng lớn. Đạo luật đã tác động mạnh mẽ và toàn diện đến HSBC
USA Inc, buộc ngân hàng này phải thận trọng hơn trong các hoạt động kinh doanh của
mình.
Mới đây, cơ quan Tài chính Nhà đất Liên bang Mỹ (FHFA) ngày 2/9 ra thông báo cho
biết sẽ phát đơn kiện 17 ngân hàng lớn, trong đó có HSBC. FHFA cho rằng các ngân
hàng lớn đã vi phạm luật chứng khoán liên bang và luật chung trong việc bán các chứng
khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp, vì đã gộp các khoản thế chấp và bán cho các nhà
đầu tư trong đó có cả các công ty bảo đảm thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac trong vụ
bong bóng bất động sản.
1.1.2 YẾU TỔ KINH TẾ
Kinh tế Mỹ đang vượt qua giai đoạn khó khăn và có những dấu hiệu cho thấy nền
kinh tế lớn nhất thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng tích cực trong năm 2011. Kết thúc năm
tài khóa 2010, GDP của Mỹ là 14.700 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 2,9% , mức tăng cao
nhất trong 5 năm gần đây. Chi tiêu của các hộ gia đình, lĩnh vực chiếm 70% nền kinh tế,
có mức tăng trưởng 4,4% so với cùng kỳ năm 2009, là mức tăng cao nhất kể từ quý
1/2006. Chi tiêu nhiều đồng nghĩa với tín dụng tiêu dùng tăng, là cơ hội cho các ngân
hàng với mạng lưới rộng khắp. Đồng thời nhiều công ty sẽ mạnh bạo hơn trong vay vốn
để sản xuất, tuy nhiên, ngân hàng phải duyệt hồ sơ chặt chẽ hạn chế những khoản nợ xấu
làm ảnh hưởng nguồn vốn.
Theo thống kê, có hơn 8 triệu người Mỹ mất việc làm trong cuộc suy thoái kinh tế kéo
dài từ cuối năm 2007 đến giữa năm 2009. Mặc dù năm 2010 tình hình có tốt hơn nhưng
tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn cao. Điều này cho thấy những bất ổn còn tồn tại trong nền
kinh tế, tiêu dùng tăng chủ yếu nhờ gói kích cầu của Chính phủ. Về lâu dài khi tác dụng
của kích cầu giảm đi, rất có thể kinh tế lại rơi vào suy thoái.
Nền kinh tế Mỹ có nhiều khởi sắc nhưng không đồng nghĩa mọi ngân hàng đều kinh
doanh thuận lợi. Trong năm 2010, một số ngân hàng lớn của Mỹ đã hồi phục sau khi
nhận được tiền hỗ trợ của chính phủ và bắt đầu làm ăn có lãi, phần lớn nhờ vào chính
sách lãi suất gần bằng 0% do Cục Dự trữ Liên bang (FED) áp dụng. Tuy nhiên, rất nhiều
ngân hàng nhỏ sụp đổ do không huy động được thêm vốn, song lại phải đương đầu với
khoản lỗ ngày càng nhiều do khách hàng không trả được tiền vay. Các ngân hàng bị đóng
cửa trong năm 2010 có tổng giá trị tài sản vượt 92 tỷ USD khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi
của FDIC giảm gần 26 tỷ USD. Số lượng ngân hàng đóng cửa lên đến con số kỷ lục là
157. HSBC ở Mỹ tuy công bố lợi nhuận sau thuế đạt 1564 triệu USD nhưng cũng đối mặt
với nhiều khó khăn.
1.1.3 YẾU TỐ CÔNG NGHỆ
Công nghệ ngân hàng tại Mỹ đã được áp từ rất lâu và ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở
ra nhiều hướng mới đa dạng và phong phú. Điển hình như ở New York, một hệ thống
ngân hàng công nghệ cao của Citigroup tại đó khách hàng có thể tiếp xúc trực tiếp với
dịch vụ khách hàng 24/24h thông qua một cửa sổ video chat và 6 màn hình tương tác hoạt
động bằng cảm ứng. Từ những khu vực giao dịch truyền thống, Citigroup đã phát triển hệ
thống giao dịch trực tuyến có thể kết nối qua điện thoại và máy tính. Tại ngân hàng này,
bạn có thể tiến hành mọi giao dịch của mình mà không cần một thứ giấy tờ gì.
1.1.4 YẾU TỐ VĂN HÓA – XÃ HỘI
Mỹ là một quốc gia phát triển với ngành ngân hàng xuất hiện từ rất sớm. Các dịch vụ
ngân hàng đã trở nên rất quen thuộc với người dân. Giới doanh nhân Mỹ chú trọng đẩy
mạnh đầu tư, không để nguồn vốn nhàn rỗi. Nền văn hóa Mỹ cũng là nền văn hóa tiêu
dùng, sẵn sàng chi mạnh tay cho các nhu cầu, kể cả không thiết yếu. Mức thu nhập cao và
hệ thống quản lý thông tin hiện đại phục vụ thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các dịch vụ
ngân hàng. Một người dân Mỹ có công ăn việc làm ổn định có thể mua trả góp bất cứ thứ
gì, kể cả nhà cửa, xe hơi. Thẻ tín dụng trở thành vật bất ly thân của hầu hết mỗi người.
1.2 ĐẶC THÙ KINH DOANH
1.2.1 CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
Thị trường của HSBC tại Mỹ chia làm năm mảng rõ rệt. Đó là: dịch vụ tài chính cá
nhân, dịch vụ ngân hàng thương mại, dịch vụ thị trường và ngân hàng toàn cầu, private
banking và các dịch vụ khác.
Dịch vụ tài chính cá nhân
Kể từ năm 2011, HSBC tại Mỹ đã đổi tên dịch vụ tài chính cá nhân (Personal
Financial Services) thành mảng kinh doanh Ngân hàng bán lẻ và quản lý tài sản
("RBWM"). Chiến lược chủ yếu của HSBC về mảng này gồm:
- HSBC Premier, dịch vụ ngân hàng toàn cầu của HSBC cung cấp cho khách hàng có nhu
cầu giao dịch quốc tế thông qua mạng lưới toàn cầu của HSBC cùng với một phí bảo
hiểm và đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp.
- Tạo mối quan hệ bền vững với khách hàng dựa trên uy tín và sự lớn mạnh của ngân hàng
cùng sản phẩm đa dạng. Ngân hàng bán lẻ và quản lý tài sản ("RBWM") cung cấp nhiều
dịch vụ gồm cho vay cá nhân, thẻ tín dụng, tiền gửi và dịch vụ quản lý tài sản chẳng hạn
như các quỹ tương hỗ, đầu tư và bảo hiểm.
Trong năm 2011, HSBC tiếp tục tập trung nguồn lực theo hướng mở rộng các dịch vụ
HSBC Premier, cung cấp cho khách hàng một dịch vụ xuyên suốt toàn cầu. Ngoài ra
ngân hàng cũng chú trọng cho vay để mua nhà ở theo chương trình tài trợ của Chính
phủ.
Dịch vụ ngân hàng thương mại (CMB)
Phân khúc ngân hàng thương mại phục vụ ba nhóm khách hàng, chủ yếu hướng tới thị
trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng kinh doanh và bất động sản thương mại.
Chiến lược kinh doanh của HSBC trong phân khúc này là dẫn đầu về lĩnh vực ngân hàng
quốc tế tại các thị trường mục tiêu. Tại Mỹ, CMB hướng đến các công ty có nhu cầu ngày
càng tăng về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Với kinh
nghiệm và mạng lưới chi nhánh toàn cầu; CMB cung cấp các sản phẩm và dịch vụ, hỗ trợ
và tư vấn cho các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô trong và ngoài nước Mỹ, đa dạng
hóa các loại hình kinh doanh. CMB đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt nhằm giải
quyết nhu cầu thiếu hụt tiền mặt của các doanh nghiệp và áp dụng chương trình cho vay
SBA (Small Business Administration) đối với các doanh nghiệp nhỏ, mới phát triển, có ít
tài sản thế chấp nhưng phải có bảo lãnh Chính phủ.
Hiện nay, việc kinh doanh bất động sản thương mại chủ yếu tập trung vào chất
lượng giao dịch và quản lý danh mục vốn đầu tư. Theo báo cáo quý 2/2011 của HSBC
USA, do thu nhập hoạt động giảm, chi phí cho vay thấp hơn và chi phí hoạt động tăng
làm lợi nhuận trước thuế của phân khúc CMB giảm 74 triệu USD (chiếm 30,3%).
Dịch vụ thị trường và ngân hàng toàn cầu
Dịch vụ thị trường và ngân hàng toàn cầu của HSBC cung cấp hỗ trợ và tư vấn trên
60 quốc gia và lãnh thổ để phát triển các giải pháp tài chính cho chính phủ, doanh nghiệp
và khách hàng tổ chức trên toàn thế giới, bao gồm:
- Nghiên cứu tổng hợp các kiến thức của nền kinh tế toàn cầu, khu vực, các ngành công
nghiệp và các tổ chức, cùng sự hiểu biết thị trường địa phương và nền văn hóa trên toàn
thế giới, giúp cung cấp các giải pháp sáng tạo về quản lý tài chính hợp lí nhất cho từng
khách.
- Dịch vụ cung cấp cả trực tuyến và ngoại tuyến chuyên về tín dụng và tỷ giá, ngoại hối,
thị trường tiền tệ và dịch vụ chứng khoán.
- Quản lý tài sản với tổng giá trị 453.4 tỷ USD vào cuối tháng 6/2011 cho các doanh
nghiệp, tổ chức và các trung gian tài chính. Cung cấp cho khách hàng trên khắp thế giới
đa dạng và đầy đủ các sản phẩm đầu tư hoạt động bao gồm cả vốn cổ phần, thu nhập cố
định, tính thanh khoản và các chiến lược thay thế. Mục tiêu của HSBC là quản lý chiến
lược đầu tư tập trung đáp ứng nhu cầu khách hàng trong khi cung cấp giá trị lâu dài.
Ngoài ra HSBC còn có mảng nghiên cứu toàn cầu, một bộ phận của ngân hàng HSHC
toàn cầu và thị trường có mặt tại 23 quốc gia chuyên về bốn lĩnh vực sản phẩm cốt lõi:
tiền tệ, kinh tế, chứng khoán và thu nhập cố định. Không những thế HSBC còn cung cấp
các dịch vụ ngân hàng giao dịch cho các tập đoàn, các tổ chức tài chính và tổ chức tài
chính phi ngân hàng trên toàn cầu. Những dịch vụ này bao gồm thanh toán và quản lý
tiền mặt, tài chính thương mại, chuỗi cung ứng và dịch vụ chứng khoán
Private banking
Là một phần trong mạng lưới toàn cầu của HSBC, “private banking” cung cấp các
dịch vụ quốc tế và nội địa hợp nhất cho các cá nhân có thu nhập cao, các doanh nghiệp và
gia đình của họ, phục vụ nhu cầu tài chính của người cư trú cũng như không cư trú.
Trong năm 2011, ngân hàng tiếp tục dành các nguồn lực để tăng cường dịch vụ và sản
phẩm trong thị trường quản lí tài sản. Trọng điểm là nghiệp vụ ngân hàng và quản lí tiền
mặt, tư vấn đầu tư, trong đó bao gồm quản lý danh mục, các khoản thế chấp nhà ở, tín
dụng và bất động sản.
Dịch vụ khác
Bao gồm dịch vụ ngân hàng trực tuyến, các dịch vụ và sản phẩm để giúp tiết kiệm
thuế và lập kế hoạch tài chính
1.2.2 KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI
Tại Mỹ, HSBC dự định tiếp tục tập trung chiến lược về mảng ngân hàng thương mại
và doanh nghiệp, thu hẹp mảng ngân hàng bán lẻ. HSBC vừa công bố sẽ bán 195 chi
nhánh bán lẻ, chủ yếu ở vùng ngoại thành New York, cho Ngân hàng First Niagara với
giá trị ước tính khoảng 1 tỷ USD. Ngoài ra, HSBC Mỹ còn sáp nhập khoảng 13 chi nhánh
đặt tại Connecticut và New Jersey vào các chi nhánh HSBC gần đó trong quý đầu tiên
của năm 2012. Hàng loạt các động thái khiến hệ thống 470 chi nhánh của HSBC tại Mỹ
giảm xuống còn một nửa. HSBC cũng đã quyết định bán cơ sở kinh doanh thẻ tín dụng,
dịch vụ khách hàng cá nhân ở Mỹ với giá 32,7 tỷ USD cho ngân hàng Capital One.
Tất cả những điều trên nằm trong cắt giảm chi phí của HSBC trên toàn cầu, và chiến
lược của tập đoàn này là trở thành ngân hàng quốc tế hàng đầu, tập trung vào mảng cho
vay thương mại, ngân hàng đầu tư và bán buôn. Theo HSBC, Mỹ vẫn là một thị trường
lớn nhưng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng và dịch vụ khách hàng cá nhân không phù
hợp với chiến lược kinh doanh của HSBC.
3.MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐẶC THÙ HOẠT ĐỘNG CỦA HSBC
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
3.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
3.1.1 YẾU TỔ PHÁP LUẬT
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã từng bước mở cửa ngành ngân hàng. Ngân hàng
100% vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập từ ngày 1/4/2007. Để được cấp giấy
phép thành lập và hoạt động thì ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các quy định tại điều
8 nghị định 22/2006/NĐ-CP khoản d. Ngoài ra, ngân hàng nước ngoài,vẫn phải chịu
thêm các quy định về việc được cấp giấy phép (điểm a,b,c,d,đ,e khoản 2 và điểm b khoản
3 điều 20 ). Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC chính thức trở thành ngân hàng nước
ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con với 100% vốn nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam.
Tính cho đến tháng 12/2010, có tổng cộng 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt
Nam: HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong.
Tuy nhiên, để phù hợp với nền kinh tế thị trường thì tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá
XII vừa thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi). Cụ thể, về hoạt động,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn bị hạn chế (khoản 2 và khoản 3 điều 123, không
được phép thực hiện các hoạt động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều 123 Luật
các tổ chức tín dụng 2010).
Nếu như trước đây, ở lĩnh vực huy động vốn, các ngân hàng nước ngoài không được
nhận tiền gửi tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào, chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn và
không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là nhận tiền gửi không kỳ hạn bằng
VND của các thể nhân và pháp nhân không có quan hệ tín dụng tối đa 25%, đối với
những khách hàng có quan hệ tín dụng bằng 100% so với mức vốn của ngân hàng nguyên
xứ; nhận tiền gửi có kỳ hạn từ những tổ chức có quan hệ tín dụng không quá 50% vốn
điều lệ thì theo lộ trình thực hiện cam kết WTO, các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như cho vay,
nhận tiền gửi…Việc thay đổi quan trọng của Luật các TCTD 2010 là đã xác định lại
phạm vi điều chỉnh trên cơ sở thay đổi khái niệm “hoạt động ngân hàng”.Theo đó, tùy
theo loại hình hoạt động, TCTD có thể thực hiện một hoặc một số hoặc cả ba hoạt động
ngân hàng nêu trên khi được NHNN cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Mặt khác, đối với quản trị, điều hành, Luật các TCTD cũng quy định chi tiết, cụ thể,
rõ ràng về tổ chức và công tác quản trị, điều hành, kiểm soát của từng loại hình tổ chức
tín dụng điều 89 (LTCTD 2010)
Về lãi suất trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 đã tách lãi suất điều hành
chính sách tiền tệ và lãi suất làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp và chống cho vay
nặng lãi, vừa đảm bảo để Ngân hàng Nhà nước điều hành… Lãi suất tăng cao có thể vượt
trần mà pháp luật cho phép (vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố - Điều 476
Bộ luật dân sự), khi đó lãi suất sẽ vi phạm quy định của pháp luật.
Luật Các tổ chức tín dụng 2010 đã có nhiều quy định để nâng cao mức độ an toàn
trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo điều 130 “Tỷ lệ bảo đảm an toàn” và Điều
131 “Dự phòng rủi ro” (LTCTD2010) để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và đảm bảo an
toàn hệ thống
3.1.2 YẾU TỐ KINH TẾ
Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tổng hợp.Trong khi nền kinh tế ngày càng được thị
trường hóa thì sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế vẫn còn ở mức độ cao.
Sau khi gia nhập vào WTO nền kinh tế Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc. Hậu
quả của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 tuy không tác động trực tiếp nhưng cũng ít
nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế VN. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam bắt đầu suy
giảm từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009. Sau đó nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục
hồi đáng kể (tăng 4.4 % trong quý 2/ 2009). Nhìn về dài hạn, HSBC cho rằng Việt Nam
có nhiều cơ hội để tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao và bền vững.Theo phân tích của
nhóm chuyên gia HSBC, do mức đầu tư tiến gần tới 40% GDP, năng suất được cải thiện,
cùng với lực lượng dân số trẻ đang đạt đến độ tuổi vàng (25-35 tuổi), đang di cư mạnh
mẽ về các đô thị - nơi có trình độ sản xuất cao hơn, sẽ hỗ trợ GDP tiếp tục đà tăng trưởng
cao trong nhiều năm tới.
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang ngày càng được hồi phục nền kinh tế Việt
Nam phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao, tình trạng đô la hóa và sử dụng vàng để kinh
doanh, làm công cụ thanh toán trở nên phổ biến