Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su Chư Prông - Gia lai

Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây nền kinh tế thế giới đã và đang có sự chuyển mình phát triển tiến bộ vượt bậc. Tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng cao, nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng đến chóng mặt làm thay đổi cả bộ mặt thế giới cùng với đó là quá trình hội nhập, giao lưu và hợp tác cùng tiến bộ của các nước trên thế giới, đó là quá trình toàn cầu hoá, là sự cạnh tranh khốc liệt. Ở Việt Nam, tháng 12/1986 Đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam thông qua đường lối đổi mới và mở rộng cửa nền kinh tế. Đất nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trải qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế, nền kinh tế Việt Nam tiến lên một tầm cao mới, tầm cao của công cuộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng vững chắc về kinh tế và cơ sở vật chất. Đứng trước những cơ hội và thách thức của quá trình gia nhập WTO thì đối với mỗi doanh nghiệp khi mà sự bảo hộ của Nhà nước ngày càng giảm dần do vậy các doanh nghiệp cần phải tăng tính tự lập, chủ động sáng tạo tìm ra con đuờng kinh doanh đúng hướng cho doanh nghiệp mình. Công ty cao su Chưprông thành lập ngày 3/2/1977 nằm trên địa bàn 11 xã thuộc huyện Chưprông - tỉnh Gia lai. Công ty cao su Chưprông thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh với chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh mủ cao su. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi công ty phải tìm mọi biện pháp để kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích kinh doanh. Thông qua việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản lý thấy được đúng các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nội tại hay hiệu quả của vốn, lao động, chi phí và khả năng tạo lợi nhuận của chúng trong quá trình hoạt động, qua đó xác định được phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài vật lực của công ty. Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng của hoạch định, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với những đặc điểm nêu trên nên tôi thực hiện đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU CHƯPRÔNG - GIA LAI”.

doc67 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3570 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su Chư Prông - Gia lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU Sự cần thiết nghiên cứu đề tài: Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây nền kinh tế thế giới đã và đang có sự chuyển mình phát triển tiến bộ vượt bậc. Tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng cao, nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng đến chóng mặt làm thay đổi cả bộ mặt thế giới cùng với đó là quá trình hội nhập, giao lưu và hợp tác cùng tiến bộ của các nước trên thế giới, đó là quá trình toàn cầu hoá, là sự cạnh tranh khốc liệt. Ở Việt Nam, tháng 12/1986 Đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam thông qua đường lối đổi mới và mở rộng cửa nền kinh tế. Đất nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trải qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế, nền kinh tế Việt Nam tiến lên một tầm cao mới, tầm cao của công cuộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng vững chắc về kinh tế và cơ sở vật chất. Đứng trước những cơ hội và thách thức của quá trình gia nhập WTO thì đối với mỗi doanh nghiệp khi mà sự bảo hộ của Nhà nước ngày càng giảm dần do vậy các doanh nghiệp cần phải tăng tính tự lập, chủ động sáng tạo tìm ra con đuờng kinh doanh đúng hướng cho doanh nghiệp mình. Công ty cao su Chưprông thành lập ngày 3/2/1977 nằm trên địa bàn 11 xã thuộc huyện Chưprông - tỉnh Gia lai. Công ty cao su Chưprông thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh với chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh mủ cao su. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi công ty phải tìm mọi biện pháp để kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích kinh doanh. Thông qua việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản lý thấy được đúng các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nội tại hay hiệu quả của vốn, lao động, chi phí và khả năng tạo lợi nhuận của chúng trong quá trình hoạt động, qua đó xác định được phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài vật lực của công ty. Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng của hoạch định, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với những đặc điểm nêu trên nên tôi thực hiện đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU CHƯPRÔNG - GIA LAI”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh cao su nói chung và của Công ty cao su Chưprông nói riêng, tìm hiểu những thế mạnh cũng như hạn chế và tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cao su. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cao su Chưprông. - Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu - Cây cao su kinh doanh tại công ty cao su Chưprông – Gia Lai. - Quá trình hoạt động sản xuất - tiêu thụ của công ty cao su Chưprông. Phạm vi nghiên cứu Nội dung - Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của công ty. - Phân tích quá trình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của công ty. - Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Địa điểm thực tập Tại công ty cao su Chưprông – huyện Chưprông – tỉnh Gia Lai. Thời gian thực hiện đề tài Nghiên cứu số liệu công ty trong 3 năm: 2005 – 2006 – 2007 Thời gian thực tập : Ba tháng 4/2008 – 6/2008 1.4.4 Giới hạn của đề tài Đề tài chỉ tập trung vào đối tượng là cao su kinh doanh của công ty cao su Chưprông – Gia Lai. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Cơ sở lý luận về cây cao su 2.1.1.1 Vai trò, vị trí của sản xuất cao su. * Giá trị về mặt kinh tế Cây cao su ba lá có tên khoa học là Hevea brasiliensis thuộc bộ 3 mảnh vỏ, họ thầu dầu, thuộc lọai cây lấy nhựa mủ . Cây cao su có nguồn gốc từ vùng rừng Amazon ở Nam Mỹ, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo. Mủ cao su là một trong 4 nguyên liệu cơ bản của nền công nghiệp hiện đại: than đá, gang thép, dầu mỏ, cao su. Mủ cao su chủ yếu dùng chế tạo săm lốp xe (trên 60%), ngoài ra còn sử dụng cho nhiều sản phẩm công nghiệp (vỏ bọc dây điện, chống mài mòn…), các dụng cụ y tế, đời sống (dụng cụ giải phẫu, giày dép, nệm gối, hồ dán…). Cây cao su già hết thời gian khai thác mủ thì lấy gỗ. Gỗ cao su được ngâm tẩm chống nấm mốc, mối mọt cũng là loại gỗ đẹp và tốt, ngày càng được sử dụng nhiều để làm ván ép, bàn ghế, giường tủ…Hạt cao su dùng ép lấy dầu để pha chế sơn, làm xà phòng, keo dán. Khô dầu làm thức ăn gia súc và phân bón. Cây cao su còn được trồng để tạo rừng che phủ đất trống, đồi trọc, chống xói mòn và giữ màu mỡ cho đất. Cây cao su được coi là một nguồn nguyên liệu công nghiệp quan trọng, có tính chất chiến lược mà mọi nước trên thế giới đều cần. Cây cao su hiện nay được đánh giá là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, được xếp vào hàng thứ ba, sau nông sản chính là lúa và cà phê, hàng năm đóng góp một nguồn ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước. * Tác dụng đối với môi trường sinh thái Trên các loại đất bạc màu, đất đồi dốc, đất trống đồi trọc, cây cao su khi trồng với diện tích lớn còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, bảo vệ môi trường mặt đất. Ngoài ra do chu kỳ sống của cây cao su dài cho nên việc bảo vệ môi trường sinh thái được bền vững trong một thời gian dài. Kết quả theo dõi cho thấy, trên các loại đất tái canh cây cao su, nếu trong chu kỳ khai thác trước vườn cao su được chăm sóc thích hợp thì độ phì của đất hầu như được đảm bảo như tình trạng trước khi trồng cao su. Ngoài ra cây cao su còn có thể sử dụng như một dạng cây rừng mà sản phẩm chủ yếu là gỗ cao su có giá trị kinh tế cao. * Tác dụng đối với xã hội Việc trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su đòi hỏi một lực lượng lao động khá lớn (bình quân 1 lao động cho 2,5-3,5 ha) và ổn định lâu dài suốt 25 – 30 năm cho nên trên các diện tích trồng cao su với quy mô trung bình đến lớn, một số lượng công nhân ổn định sẽ được giao công việc thường xuyên và ổn định trong thời gian dài. Phát triển các doanh nghiệp cao su còn có tác dụng xây dựng cơ sở hạ tầng: đường xá, điện nước, bệnh viện, trường học, khu giải trí…, tham gia phân bố dân cư hợp lý giữa vùng thành thị và nông thôn, thu hút lao động cho các vùng trung du, miền núi, vùng định cư của các dân tộc ít người, góp phần bảo vệ an ninh phòng tại các vùng biên giới. 2.1.1. 2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cao su. Cây cao su được du nhập và trồng ở Việt Nam từ năm 1897 do bác sĩ Yersin trồng tại Nha Trang, lúc đầu chưa nhiều. Sau ngày thống nhất đất nước, nhà nước ta rất coi trọng phát triển cây cao su, trồng cao su trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Vùng trồng cao su chủ yếu là miền Đông Nam Bộ (các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước…), chiếm tới gần 80% diện tích cao su cả nước, sau đó là vùng Tây Nguyên (DakLak, Gia Lai, Dak Nông, Kontum), một số ít ở vùng Vĩnh Linh (Quảng Trị), Nghệ An… Cây cao su thích hợp với những vùng mưa nhiều 2000 – 3000mm/năm. Không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất, song cao su thích hợp với vùng đất đỏ Bazan và đất xám Đông Nam Bộ. Cây cao su có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới xích đạo, yêu cầu khí hậu nóng và ẩm. Nhiệt độ thích hợp trong khoảng 25 – 30oC, về độ ẩm không khí cây cao su yêu cầu cao tối thiểu từ 75% trở lên.. Trung bình sau khi trồng 5 – 7 năm thì bắt đầu khai thác mủ. Mỗi ha trồng 400 – 500 cây, mỗi năm cho 1 – 2 tấn mủ khô và có thể khai thác liên tục 20 – 30 năm, sau đó có thể cho 100 – 150 m3 gỗ tròn . 2.1.2 Cơ sở lý luận về phân tích sản xuất kinh doanh 2.1.2.1 Phân tích sản xuất kinh doanh Khái niệm: Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất của hoạt động kinh doanh,nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp . Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh là làm sao cho các con số trên các tài liệu, các báo cáo “biết nói” để những người sử dụng chúng hiểu được các mục tiêu, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Công tác hạch toán là sự ghi chép, phản ánh hoạt động kinh doanh bằng các con số, trên các tài liệu của hạch toán kế toán cũng như hạch toán thống kê chưa thể nói lên điều gì trong hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh căn cứ vào các tài liệu của hạch toán, nghiên cứu đánh giá, từ đó đưa ra các nhận xét trên cơ sở nhận xét đúng đắn thì mới có thể đưa ra các giải pháp, cải tiến đúng đắn. Như vậy, nếu không có phân tích hoạt động kinh doanh thì các tài liệu của hạch toán kế toán và hạch toán thống kê sẽ trở nên vô nghĩa, bởi vì tự bản thân chúng không thể phán xét được tình hình và kết quả của các hoạt động trong kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc so sánh các chỉ tiêu có sẵn trên các báo cáo kế toán và thống kê, mà cần phải đi sâu vào xem xét, nghiên cứu cấu trúc của tài liệu, tính ra các chỉ tiêu cần thiết và cần phải biết vận dụng cùng lúc nhiều phương pháp thích hợp, để đánh giá đầy đủ, trên cơ sở đó đưa ra các kết luận đúng đắn thì tài liệu thông qua phân tích mới có tính thuyết phục cao. Vận dụng các phương pháp phân tích thích hợp theo một trình tự hợp lý để đưa ra kết luận sâu sắc sẽ là cơ sở để phát hiện và khai thác các khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, và là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh. 2.1.2 .2 Sản xuất * Khái niệm Sản xuất là việc sử dụng những nguồn nhân lực để biến đổi những nguồn vật chất và tài chính thành của cải và dịch vụ. Những của cải và dịch vụ này phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sự kết hợp các nhân tố sản xuất phải thực hiện trong những điều kiện có hiệu quả nhất . Sản xuất hàng hóa là quá trình sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, để bán, không phải để tiêu dùng bởi chính người sản xuất ra sản phẩm đó. Theo nghĩa rộng hoạt động sản xuất bao gồm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quá trình sản xuất và cả khâu tiêu thụ sản phẩm…. * Những vấn đề chung về tổ chức và sử dụng các yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp nông nghiệp a. Khái niệm: Yếu tố sản xuất của doanh nghiệp nông nghiệp là những đầu vào quan trọng để doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm. Yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp nông nghiệp bao gồm : đất đai, tư liệu sản xuất, vốn, lao động, trình độ và nghệ thuật quản lý…, các yếu tố này tác động lẫn nhau và không thể tách biệt trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của các yếu tố đầu vào tính theo giá thị trường tạo thành chi phí sản xuất, vì vậy các doanh nghiệp nông nghiệp cần phải hạch tóan, xác định và lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận và phải chú ý đến giá cả, chất lượng các yếu tố sản xuất . b. Ý nghĩa tổ chức và sử dụng các yếu tố sản xuất - Đáp ứng nhu cầu các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp về chủng loại, số lượng, chất lượng với giá cả hợp lý và kịp thời. - Là điều kiện quyết định đảm bảo tính tự chủ, ổn định trong kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp. - Có tác động rõ rệt và cụ thể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đến chất lượng đầu ra. - Góp phần trả lời câu hỏi “ Sản xuất như thế nào ?” để có hiệu quả cao trong kinh doanh nông nghiệp. 2.1.2.3 Tiêu thụ a.Khái niệm Tiêu thụ là giai đoạn cuối của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp. Sản phẩm hàng hóa chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp đã nhận được tiền bán hàng.Trong nền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề quan trọng trước hết không phải là sản xuất mà là tiêu thụ sản phẩm hàng hóa . Tiêu thụ sản phẩm và phân phối tổng sản phẩm là một khâu của quá trình tái sản xuất. Giá trị sản phẩm được thực hiện thông qua việc tiêu thụ. Phân phối thể hiện các mối quan hệ lợi ích và bảo đảm thực hiện quá trình tái sản xuất. Thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm là kết thúc quá trình sản xuất, tức là giải quyết khâu “đầu ra” của sản xuất. Quá trình tái sản xuất sẽ được diễn ra thông qua việc phân phối, nghĩa là bù đắp các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất và đầu tư để tái sản xuất mở rộng . Có thể biểu hiện giai đoạn tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp theo sơ đồ sau: b.Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm - Nhóm nhân tố thị trường: Mục tiêu trên hết của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Vậy để đạt được hiệu quả kinh tế cao thì điều tất yếu là sản phẩm phải được tiêu thụ nhanh chóng và kịp thời. Trong cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọn, nghiên cứu tìm hiểu thị trường nhằm trả lời được các câu hỏi: thị trường đang cần sản phẩm gì? Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm đó? Ai là người tiêu thụ sản phẩm này? Hiện trạng vấn đề cung cấp sản phẩm đó ra sao?...Chính vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm không chỉ đơn thuần là việc lưu thông hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng mà tiêu thụ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường, thị trường quyết định đến thời gian tiêu thụ, số lượng sản phẩm, doanh thu. Đặc biệt trong thị trường cạnh tranh hiện nay, càng đòi hỏi các doanh nghiệp tìm hiểu rõ thị trường, xác định chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp. Và hơn thế nữa, các doanh nghiệp phải nắm bắt được quy luật vận động của thị trường mà mình phục vụ, từ đó đưa ra được những phương sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý nhất mở rộng thị trường và phát triển thị phần vững mạnh.Có thể xét trên 3 yếu tố sau đây của thị trường: + Nhu cầu của thị trường về nông sản phẩm. + Cung sản phẩm, phải tìm hiểu, nắm bắt các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm nông nghiệp có tính đa dạng cả về chủng loại, số lượng, về phẩm cấp và về đối tượng tiêu dùng. Khi số lượng cung tăng lên làm cho cầu giảm xuống và ngược lại. Để tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp phải hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh của mình về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm và đối tượng khách hàng. + Giá cả: là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự điều hòa cung – cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại. Khi xem xét yếu tố giá cả cần đặc biệt lưu ý: hệ số co giãn giá của cầu, hệ số co giãn chéo của mức cầu, hệ số co giãn thu nhập của mức cầu, tỷ giá, chỉ số giá cả. Ngoài ra khi xem xét cầu sản phẩm cũng cần phải tính đến những thị hiếu, tập quán và thói quen tiêu dùng của cư dân. - Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ - Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô và cơ chế quản lý: + Chính sách nhiều thành phần kinh tế + Chính sách tiêu dùng + Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật + Chính sách giá cả, bảo trợ sản xuất và tiêu thụ - Nhóm nhân tố về trình độ tổ chức tiêu thụ c. Kênh tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp - Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng : + Tiêu thụ trực tiếp: + Tiêu thụ gián tiếp: Căn cứ vào phương thức xuất khẩu: + Xuất khẩu trực tiếp: + Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác): d. Thị trường tiêu thụ sản phẩm - Khái niệm: Thị trường là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa một bên là những người bán và một bên là những người mua, là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Hoạt động cơ bản của thị trường được biểu hiện qua 2 nhân tố có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau đó là nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ và cung ứng về hàng hóa, dịch vụ . - Vai trò: Thị trường là đối tượng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nắm bắt được thị trường, nghiên cứu được đầy đủ và dự báo chính xác thị trường tiêu thụ sẽ giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch và chiến lược đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiểu được phạm vi và quy mô của việc thực hiện cung cầu dưới hình thức mua, bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường cho thấy rõ thị trường còn là nơi kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, giá trị của hàng hóa, dịch vụ. Do vậy mọi yếu tố trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều phải tham gia vào thị trường. Để sản xuất ra sản phẩm thì điều tất yếu mà doanh nghiệp phải quan tâm đó là nhu cầu thị trường, thị trường là cơ sở để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra. Quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không đó là do việc nghiên cứu thị trường, hay nói cách khác là nếu như thị trường chưa được thực hiện chặt chẽ, thiếu sự quan sát và tìm tòi dẫn đến hiệu quả tiêu thụ không cao, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. e. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp nông nghiệp - Sản phẩm nông nghiệp mang tính chất vùng và khu vực. - Tính chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp có tác dụng mạnh đến cung – cầu của thị trường và giá cả nông sản. - Sản phẩm nông nghiệp làm ra không chỉ để bán hoàn toàn mà còn để tiêu dùng nội bộ với tư cách là tư liệu sản xuất. 2.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh Kết quả sản xuất là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của đơn vị sản xuất. Để hiểu rõ kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh ta tìm hiểu các khái niệm sau. a. Giá thành Giá thành đơn vị sản phẩm hàng hóa (giá vốn hàng bán) là khoản chi phí bỏ ra để chế tạo thành một đơn vị sản phẩm, bao gồm: chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp (NVL), chi phí về nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung (SXC) đã phân bổ cho sản phẩm, chi phí ngoài sản xuất: chi phí bán hàng, chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm . b. Doanh thu Doanh thu của doanh nghiệp là biểu hiện thu nhập toàn bộ của đơn vị sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là đối tượng phân phối chủ yếu của đơn vị nhằm bù đắp mọi chi phí, nộp ngân sách nhà nước, chia lãi và trích lập các quỹ của đơn vị. Xét một cách tổng quát, doanh thu là tổng số tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, nó bao gồm toàn bộ số tiền bán hàng, trả gia công hoặc cung ứng dịch vụ . Như vậy tổng doanh thu trong doanh nghiệp là :  Trong đó: D: Tổng doanh thu của doanh nghiệp. Di: Doanh thu của từng loại hoạt động kinh doanh. c. Chi phí - Khái niệm: Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: Doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên chi phí được phân loại dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau và việc phân loại chi phí như vậy không nhằm ngoài mục đích phục vụ nhu cầu quản trị doanh nghiệp . d. Lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền bộ phận của sản phẩm thặng dư do kết quả của công nhân mang lại . Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định… Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn. Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí 2.1.2.5 Hiệu quả sản xuất kinh doanh - Khái niệm: Hiệu q
Luận văn liên quan