Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Dược phẩm Nghệ An

MUC LỤC Trang Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Phần 2. TỔNG QUAN. 2.1. Vài nét về trị trường thuốc thế giới và Việt Nam. 2.1.1. Thị trường thuốc thế giới. 2.1.2. Thị trường thuốc Việt Nam. 2.2. Doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp Dược nhà nước. 2.2.1. Doanh nghiệp Nhà nước. 2.2.1.1. Khái niệm. 2.2.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước. 2.2.1.3. Phân loại doanh nghiệp nhà nước. 2.2.1.4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của DNNN. 2.2.2. Những hạn chế của DN nhà nước ở Việt Nam. 2.2.3. Sự cần thiết phải CPHDNNN ở Việt Nam. 2.2.3.1. CPH các DNNN ở Việt Nam là một tất yếu. 2.2.3.2. Tính ưu việt của CTCP. 2.2.3.3. Một số điểm hạn chế của công ty cổ phần. 2.2.4. Doanh nghiệp Dược nhà nước. 2.2.4.1. Thành tựu cơ bản. 2.2.4.2. Những tồn tại và thách thức. 2.3. Công ty cổ phần và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. 2.3.1. Khái quát về công ty cổ phần. 2.3.1.1. Công ty cổ phần - một số khái niệm. 2.3.1.2. Một số hình thức cổ phần hoá các DNNN. 2.3.1.3. Đặc điểm của công ty cổ phần. 2.4. Vài nét về quá trình hình thành, chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An. 2.4.1. Quá trình hình thành. 2.4.2. Chức năng nhiệm vụ. 2.5. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.5.1. Khái niệm. 2.5.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh. 2.5.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh. 2.5.4. Nội dung của phân tích hoạt động kinh. 2.5.5. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh. 2.5.5.1. Phương pháp cân đối. 2.5.5.2. Phương pháp so sánh. 2.5.5.3. Phương pháp tỷ trọng. 2.5.5.4. Phương pháp liên hệ. 2.5.5.5. Phương pháp tìm xu hướng phát triển. 2.5.5.6. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Phần 3. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. 3.3. Phương pháp nghiên cứu. 3.4. Nội dung nghiên cứu. Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ BÀN LUẬN. 4.1. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu nhân lực. 4.1.1. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy quản lý. 4.1.2. Chỉ tiêu về cơ cấu nhân lực. 4.2. Chỉ tiêu phân tích đánh giá về vốn. 4.2.1. Chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn của doanh nghiêp. 4.2.2. Chỉ tiêu phân tích về tình hình phân bổ vốn. 4.2.3. Chỉ tiêu phân tích về hiệu quả sử dụng vốn. 4.2.4. Các hệ số về khả năng thanh toán. 4.3. Chỉ tiêu phân tích đánh giá về doanh số. 4.3.1. Chỉ tiêu về doanh thu. 4.3.2. Chỉ tiêu về doanh số mua. 4.3.3. Chỉ tiêu về doanh số bán. 4.4. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về tình hình sử dụng phí. 4.5. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về lợi nhuận. 4.6. Chỉ tiêu đánh giá về nộp ngân sách nhà nước. 4.7. Chỉ tiêu phân tích thu nhập bình quân CBCNV. 4.8. Chỉ tiêu phân tích năng suất bình quân CBCNV. 4.9. Mạng lưới phục vụ. 4.10. Chất lượng thuốc. 4.11. Tình hình sản xuất. Phần 5. BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 5.1. Bàn luận. 5.2. Kiến nghị. 5.2.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và Bộ y tế. 5.2.2. Kiến nghị với tỉnh Nghệ An. 5.2.3. Kiến nghị đối với CTCP Dược phẩm Nghệ An. Phần 6. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 6.1. Định hướng phát triển của công ty. 6.2. Chiến lược phát triển. 6.3. Chiến lược phát triển cụ thể của công ty. Phần 7. KẾT LUẬN. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

doc73 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 5261 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Dược phẩm Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp em xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới: Th.s ĐỖ XUÂN THẮNG, giảng viên bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, người trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Ds. Huỳnh Đào Lâm. Giám Đốc CTCP Dược vật tư y tế Nghệ An. Ds. Nguyễn Văn Thảo. Trưởng phòng kinh doanh. Cùng tập thể các phòng ban của CTCP Dược vật tư y tế Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này Và cũng nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô, các cán bộ Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, cán bộ các phòng ban trường Đại Học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập tại trường. Các anh chị em, bạn bè thân thiết đã giúp đỡ em rất nhiều trong học tập. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ kính yêu. Người đã nuôi dưỡng dạy bảo và chăm sóc cho em trong cuộc sống và học tập. QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT CBCNV : Cán bộ công nhân viên. CTCP : Công ty cổ phần. DN : Doanh nghiệp. DND : Doanh nghiệp dược. DNDNN : Doanh nghiệp dược nhà nước. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước. DSĐH : Dược sỹ đại học. DSTH : Dược sỹ trung học. DSM : Doanh số mua. DSB : Doanh số bán. LN : Lợi nhuận. NSLĐ : Năng suất lao động. SSĐG : So sánh định gốc. SSLH : So sánh liên hoàn. TSCĐ : Tài sản cố định. TSLĐ : Tài sản lưu động. VCĐ : Vốn cố định. VLĐ : Vốn lưu động. MUC LỤC Trang Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Phần 2. TỔNG QUAN. 2.1. Vài nét về trị trường thuốc thế giới và Việt Nam. 2.1.1. Thị trường thuốc thế giới. 2.1.2. Thị trường thuốc Việt Nam. 2.2. Doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp Dược nhà nước. 2.2.1. Doanh nghiệp Nhà nước. 2.2.1.1. Khái niệm. 2.2.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước. 2.2.1.3. Phân loại doanh nghiệp nhà nước. 2.2.1.4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của DNNN. 2.2.2. Những hạn chế của DN nhà nước ở Việt Nam. 2.2.3. Sự cần thiết phải CPHDNNN ở Việt Nam. 2.2.3.1. CPH các DNNN ở Việt Nam là một tất yếu. 2.2.3.2. Tính ưu việt của CTCP. 2.2.3.3. Một số điểm hạn chế của công ty cổ phần. 2.2.4. Doanh nghiệp Dược nhà nước. 2.2.4.1. Thành tựu cơ bản. 2.2.4.2. Những tồn tại và thách thức. 2.3. Công ty cổ phần và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. 2.3.1. Khái quát về công ty cổ phần. 2.3.1.1. Công ty cổ phần - một số khái niệm. 2.3.1.2. Một số hình thức cổ phần hoá các DNNN. 2.3.1.3. Đặc điểm của công ty cổ phần. 2.4. Vài nét về quá trình hình thành, chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An. 2.4.1. Quá trình hình thành. 2.4.2. Chức năng nhiệm vụ. 2.5. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.5.1. Khái niệm. 2.5.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh. 2.5.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh. 2.5.4. Nội dung của phân tích hoạt động kinh. 2.5.5. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh. 2.5.5.1. Phương pháp cân đối. 2.5.5.2. Phương pháp so sánh. 2.5.5.3. Phương pháp tỷ trọng. 2.5.5.4. Phương pháp liên hệ. 2.5.5.5. Phương pháp tìm xu hướng phát triển. 2.5.5.6. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Phần 3. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. 3.3. Phương pháp nghiên cứu. 3.4. Nội dung nghiên cứu. Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ BÀN LUẬN. 4.1. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu nhân lực. 4.1.1. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy quản lý. 4.1.2. Chỉ tiêu về cơ cấu nhân lực. 4.2. Chỉ tiêu phân tích đánh giá về vốn. 4.2.1. Chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn của doanh nghiêp. 4.2.2. Chỉ tiêu phân tích về tình hình phân bổ vốn. 4.2.3. Chỉ tiêu phân tích về hiệu quả sử dụng vốn. 4.2.4. Các hệ số về khả năng thanh toán. 4.3. Chỉ tiêu phân tích đánh giá về doanh số. 4.3.1. Chỉ tiêu về doanh thu. 4.3.2. Chỉ tiêu về doanh số mua. 4.3.3. Chỉ tiêu về doanh số bán. 4.4. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về tình hình sử dụng phí. 4.5. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về lợi nhuận. 4.6. Chỉ tiêu đánh giá về nộp ngân sách nhà nước. 4.7. Chỉ tiêu phân tích thu nhập bình quân CBCNV. 4.8. Chỉ tiêu phân tích năng suất bình quân CBCNV. 4.9. Mạng lưới phục vụ. 4.10. Chất lượng thuốc. 4.11. Tình hình sản xuất. Phần 5. BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 5.1. Bàn luận. 5.2. Kiến nghị. 5.2.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và Bộ y tế. 5.2.2. Kiến nghị với tỉnh Nghệ An. 5.2.3. Kiến nghị đối với CTCP Dược phẩm Nghệ An. Phần 6. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 6.1. Định hướng phát triển của công ty. 6.2. Chiến lược phát triển. 6.3. Chiến lược phát triển cụ thể của công ty. Phần 7. KẾT LUẬN. TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ năm 1986 thực hiện công cuộc đổi mới đưa đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường đã tạo cho nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh chóng. Hoà cùng với chính sách kinh tế mở cửa của cả nước, ngành Dược Việt Nam đã được vực dậy và vươn lên, cùng hoà nhập với các nước trong khu vực và thế giới; Với nhiều mặt hàng thuốc ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng luôn được cải tiến và nâng cao đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần và vận hành theo cơ chế thị trường, ngành dựơc Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn; Các doanh nghiệp Dược Việt Nam vừa phải cạnh tranh với thuốc ngoại nhập, với các thuốc sản xuất trong nước, vừa phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc cho toàn dân, đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, có hiệu quả; Vì vậy, ngành dược Việt Nam phải tìm cho mình một hướng đi đúng nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra và từng bước phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới. Để đáp ứng được mục tiêu đó, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước các doanh nghiệp Dược đã mạnh dạn thực hiện cổ phần hoá và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan, công ty cổ phần dược phẩm Nghệ An là một trong những doanh nghiệp đó. Công ty cổ phần dược phẩm Nghệ An là doanh nghiệp Dược địa phương được đánh giá cao trong các doanh nghiệp hiện nay. Sau khi thực hiện cổ phần hoá công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tiến hành đa dạng hoá kinh doanh, kết hợp sản xuất và kinh doanh nhập khẩu, không ngừng đổi mới công nghệ dây chuyền sản xuất, đưa các sản phẩm ra các tỉnh thành trong cả nước, đời sống của cán bộ công nhân viên của công ty từng bước được cải thiện. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Dược Phẩm Nghệ An, đánh giá hoạt động của công ty trong 5 năm qua, nhìn lại những gì đã làm được, đã thực hiện tốt, những gì chưa làm được, còn hạn chế, những thuận lợi cũng như những khó khăn trong quá trìng hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các kế hoạch, chiến lược mới góp phần đưa công ty ngày càng đứng vững và phát triển trong tương lai. Với những lý do trên, trong khuôn khổ thời gian và điều kiện cho phép, chúng tôi thực hiện đề tài “ Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An trong giai đoạn 1999- 2003 ” . Đề tài thực hiện với ba mục tiêu: Phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Nghệ An giai đoạn 1999-2003 thông qua một số chỉ tiêu kinh tế. Từ việc phân tích, đánh giá về hoạt động kinh doanh của công ty đưa ra một số ý kiến bàn luận, kiến nghị, đề xuất cho công ty và các cơ quan quản lý. Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý được tốt hơn. PHẦN 2. TỔNG QUAN 2.1. VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG THUỐC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM. 2.1.1. THỊ TRƯỜNG THUỐC THẾ GIỚI. Thuốc là một loại hàng hoá thiết yếu cho cuộc sống nên doanh số bán trên thế giới có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm. Bảng 1: Doanh số bán thuốc toàn Thế Giới Đơn vị : Tỷ USD. Năm  Doanh số bán thuốc toàn Thế Giới  So sánh định gốc(%)   1996  296,4  100   1998  308,5  104,1   2000  350,0  118,1   2001  364,2  122,9   2002  400,6  135,2   Tiền thuốc bình quân/ người / năm giữa các nước trong châu lục có sự chênh lệch khá lớn: Bắc Mỹ 404,1 USD ( người / năm) thì Châu Phi chỉ có 7,2 USD( người / năm). Ngay giữa các nước trong cùng một Châu cũng đã chênh lệch nhau: Các nước Tây Âu (177 USD) chênh lệch tới gần 10 lần các nước Đông Âu (17,15 USD). Ở Châu Á, tiền thuốc bình quân / người / năm của Nhật Bản (297 USD) hơn 60 lần của người dân Trung Quốc ( 4,9 USD). Mười nước dùng thuốc nhiều nhất thế giới là : Mỹ, Nhật, Pháp, Anh , Đức, Italia, Tây Ban Nha, Canada, Hà Lan, Bỉ với tổng lượng thuốc chiếm gần 60% tổng lượng thuốc dùng cả Thế Giới. Và xu hướng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. 2.1.2. THỊ TRƯỜNG THUỐC VIỆT NAM. Việt Nam là một nước kinh tế đang phát triển nằm trong khu vực Đông Nam Á, thu nhập bình quân người dân dưới 1 USD/người / ngày. Trong vòng 4 năm từ 1997 – 2000 ngân sách đầu tư cho ngành y tế dướI 1% GĐP đầu ngườI và chỉ đạt 3,5 USD / năm. Nên ngành Dược cũng gặp không ít khó khăn về kinh phí hoạt động. Theo niên gián thống kê y tế và tổng kết công tác Dược năm 2003, tiền thuốc bình quân đầu ngườI được nêu trong bảng sau: Bảng 2: Tiền thuốc bình quân của ngườI dân qua các năm. Năm Chỉ tiêu  1999  2000  2001  2002  2003   Tiền thuốc bq/ người/ năm (USD)  5,0  5,4  6,0  6,7  7,6   So sánh định gốc(%)  100  108  120  134  152   Tiền thuốc bình quân hang năm của người Việt Nam tăng lên đáng kể. Năm 2003 tăng 152% so với năm 1999. Tuy nhiên, tiền thuốc bình quân / người/ năm tăng đáng kể qua các năm song mức độ tiêu thụ thuốc của nhân dân ta còn đang vào loạI thấp nhất Thế Giới so với các nước trong khu vực và nước đang phát triển (Mức bình quân trên Thế Giới là 40 USD /người / năm, ở các nước đang phát triển là 10 USD / ngườI / năm) Về nguồn thuốc cung ứng cho thị trường chủ yếu do hai nguồn chính: nhập khẩu và sản xuất trong nước. Bảng 3: Tình hình sản xuất và nhập khẩu thuốc trong năm 2002 – 2003. STT  Chỉ tiêu  ĐV tính  Thực hiện 2002  Thực hiên 2003  So sánh định gốc(%)   1  Doanh thu sản xuất  T. đồng  3288854  3968597  120,67   2  Xuất khẩu  1000USD  11888  12519  105,31   3  Nhập khẩu  1000USD  417334  451352  108,15    Thành phẩm  1000USD  325511  366821  112,69    Nguyên liệu  1000USD  91823  84531  112,69   + So với năm 2002 sản xuất tăng 20,67% + Xuất khẩu tăng 5,31%. Tuy nhiên, cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển đốI tích cực theo hướng tăng trị giá thuốc thành phẩm tân dược và đông dược.Bên cạnh việc củng cố, mở rộng thị trường trong nước, phục vụ tốt chocong tác điều trị ở bệnh viện, bảo hiểm y tế; các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến thị trường nước ngoài. Cơ quan trung ương và địa phương đã tạo điều kiện xúc tiến thúc đẩy các doanh nghiệp dược mở rộng thị trường khu vực tìm kiếm thị trường, đặc biệt thị trường các nước SNG, Châu Phi. +Thuốc sản xuất trong nước chiếm 39,74%( năm 2002: 38,10%), về giá trị tiền dùng thuốc năm 2003. Tóm lại, thị trường thuốc Thế Giới và Việt Nam đang có sự gia tăng nhưng chưa có sự bình đẳng về dung thuốc của người dân giữa các vùng,tuy sản xuất trong nước tăng lên đáng kể, đáp ứng được nhu cầu thuốc cho công tác CSBVSKND, song ngành Dược Việt Nam cần phải cố gắng hơn hữa, cần phải đầu tư đổi mới trang thiết bị, phấn đấu đến năm 2005 ngành Dược Việt Nam phải đảm bảo 60% nhu cầu thuốc với tiền thuốc bình quân lúc đó là 10 USD / người / năm. 2.2. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP DƯỢC NHÀ NƯỚC. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. Khái niệm. Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích nhằn thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước. DNNN có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do DN quản lý. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước. + DNNN là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho xã hội. Tất cả các DNNN đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. + DNNN do Nhà nước cấp vốn đầu tư thành lập nên tài sản doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. DNNN phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn để duy trì khả năng hoạt động của DN. + Tất cả các DNNN đều chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp của Chính Phủ. + DNNN là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Phân loại doanh nghiệp nhà nước. Có nhiều cách để phân loại DNNN, tuy nhiên nếu dựa vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp thì DNNN có thể được phân loại : + DNNN hoạt động công ích: là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh. + DNNN hoạt động kinh doanh: là các DNNN hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CPH DNNN Ở VIỆT NAM. Cổ phần hoá các DNNN ở Việt Nam là một tất yếu. Trước thực trạng DNNN như đã nêu, trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang vận động theo xu hướng thương mại hoá toàn cầu, một yêu cầu bức thiết đặt ra là phải thực hiện cải cách các DNNN nhằn phát huy sức mạnh và vai trò điều tiết của kinh tế quốc doanh, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Về cơ bản, có hai phương pháp quan trọng để cải cách DNNN. Một là, thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại DNNN, hoàn thiện hệ thống cơ cấu chính sách và cơ chế quản lý giám sát không ngừng nâng cao quyền tự chủ và hiệu quả của DNNN trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hai là, thực hiện đa dạng hoá sở hữu các DNNN nhằm thay đổi phương thức quản lý để không ngừng củng cố và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Trong đó, “ Cổ phần hoá DNNN ” là một đòi hỏi tất yếu khách quan, đặc biệt khi tính cạnh tranh đã trở thành khu vực và toàn cầu hoá + Cổ phần hoá DNNN sẽ xoá bỏ triệt đẻ tình trạng quản lý lỏng lẻo và dàn trải của nhà nước đối với các doanh nghiệp. + Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể thu hút nguồn vốn đầu tư, khắc phục những tồn tại do cơ chế trước đây để lại. + Tạo điều kiện cho người lao động tham gia và thực hiện làm chủ doanh nghiệp, qua đó khai thác triệt để tiền năng vốn có của doanh nghiệp. + Giảm bớt gánh nặng ngân sách Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện để Nhà nước tập trung đầu tư và quản lý các DNNN thuộc các ngành kinh tế trọng điểm, thực hiện tốt định hướng chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã xác định. DOANH NGHIỆP DƯỢC NHÀ NƯỚC. Cùng nằm trong sự vận động chung của tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các DNDNN cũng chuyển mình đổi mới và từng bước đạt được kết quả khả quan.Tính đến năm 2003 số lượng các doanh nghiệp như sau: Bảng 4: Số lượng DND năm 2003. Chỉ tiêu  DNDTW  DNDNNĐF  CTTNHH CTCP - DNTN  Dự án đầu tư nước ngoài   Sl  19  126  482  28   DNDNNTW: Doanh nghiệp Dược nhà nước Trung Ương. DNDNNĐF: Doanh nghiệp Dược nhà nước Địa Phương. CTTNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn. CTCP: Công ty cổ phần. DNTN: Công ty cổ phần – doanh nghiệp tư nhân. Hiện có 28 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được đăng ký, trong đó có 01 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh, 10 dự án liên doanh, 17 dự án 100% vốn nước ngoài.Có 17 dự án đã triển khai hoạt động ở các giai đoạn khác nhau, trong đó có 10 cơ sở đạt GMP và đã sản xuất ra thành phẩm lưu hành trên thị trường. Thực hiện thông tư số 12/BYT – TT ngày 12/9/1996 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế về việc triển khai áp dụng nguyên tắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á(GMP), nhiều doanh nghiệp tiếp tục tập trung vốn đầu tư các dây chuyền GMP. Đến cuối năm 2003 cả nước có 41 cơ sở đạt GMP (Tăng 10 cơ sở so với năm 2002) Các doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, nghiên cứu sản xuất các dạng bào chế mới như: viên sủi bọt, viên nang mềm, dạng thuốc phun sương, bột pha tiêm đông kho, thuốc tác dụng kéo dài, dạng gel bôi ngoài da…làm cho chủng loại mặt hang ngày càng đa dạng, phong phú.Cùng với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Dược cũng đang trên đà phát triển do thị trường thuốc nước ta phát triển mạnh về số lượng, chất lượng và mạng lưới phục vụ. CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CỔ PHẦN HOÁ CÁC DNNN. Cổ phần hoá DNNN là hướng đi đúng, là một chủ trương lớn của Đảng vá Nhà nước, đang được các cấp, các ngành triển khai thực hiện một cách tích cực. Mục đích của việc chuyển DNNN thành CTCP là huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN, tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp được làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tăng tài sản nhà nước, nâng cao thu nhập người lao đông, góp phần tăng trưởng nền kinh tế. 2.3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN. 2.3.1.1. Công ty cổ phần hoá - một số khái niệm. Công ty cổ phần là một doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở góp vốn cổ phần của các cổ đông. Cổ đông được tham gia quản lý doanh nghiệp theo phần vốn góp vào, được hưởng lợi nhuận và chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp vào, được quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp. Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. + Cổ phần : là vốn điều lệ của doanh nghiệp chia thành nhiều phần bằng nhau. + Cổ đông : là tổ chức hoặc cá nhân sở hữu cổ phần của công ty cổ phần. + Cổ phiếu : là một loại chứng chỉ có giá trị do công ty cổ phần phát hành để xác nhận quyền sở hữu phần của cổ đông. + Cổ tức : là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty để trả cho mỗi cổ phần. + Vốn điều lệ của công ty cổ phần : là tổng số vốn do các cổ đông đóng góp và ghi vào điều lệ công ty. Một số hình thức cổ phần hoá các DNNN. + Giữ nguyên giá trị phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. + Bán một phần giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. + Tách một bộ phận doanh nghiệp để cổ phần hoá. + Bán toàn bộ giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần. Đặc điểm của công ty cổ phần. + Số thành viên của công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là ba, không hạn chế số lượng tối đa. Quản lý công ty do hội đồng quản trị và giám đốc điều hành, đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty . + Vốn điều lệ của công ty chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua hoặc bán nhiều cổ phiếu. Công ty được quyền phát hành cổ phiếu nhằm tăng thêm nguồn vốn của công ty. + Cổ phiếu được phát hành có thể ghi tên hoặc không có tên. Riêng cổ phiếu của các sáng lập viên và thành viên hội đồng quản trị phải ghi tên. + Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng, cổ phiếu có ghi tên chỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của hội đồng quản trị
Luận văn liên quan