Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty Khoá Minh Khai trước đây là Nhà máy Khoá Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Công ty được hình thành theo quyết định số 562/BKT ngày 5/5/1972 của Bộ trưởng Bộ kiến trúc, nay là Bộ Xây dựng, với sự giúp đỡ của nước cộng hoà Ba Lan và nhà xưởng, máy móc, thiết bị, kỹ thuật. Năm 1972 nhà máy bị chiến tranh tàn phá nặng nề cho nên phải ngừng hoạt động để phục hồi. Đến cuối năm 1973 nhà máy mới đi vào hoạt động sản xuất thử và đến năm 1974 nhà máy mới đi vao sản xuất hàng loạt. Nhưng do các sản phẩm Ke, Khoá, bản lề được sản xuất theo thiết kế của Ba Lan. Nên trong hơn một năm đầu sản phẩm của nhà máy sản xuất ra không tiêu thụ được không phù hợp với thế hệ và nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam. Đứng trước tình hình đó từ năm 1975 trở đi Công ty vừa sản xuất, vừa tiến hành nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, thiết kế lại mẫu mã sản phẩm để cho phù hợp với thị hiếu và điều kiện tiêu dùng trong nước nên đã đạt được bước đầu thành công của Công ty khi đi vào sản xuất. Đến năm 1980 Công ty đi vào sản xuất thêm một số mặt hàng ngoài thiết kế ban đầu như phụ tùng sản phẩm xi măng, dàn giáo thép xây dựng côphatôn. Những năm gần đây, Công ty đã nhận gia công theo hợp đồng các sản phẩm có giá trị lớn như cột truyền hình, giàn phản xạ. Ngoài ra, Công ty còn tận dụng phế liệu để sản xuất ra một số loại sản phẩm khác như cửa hoa, cửa xếp, phụ kiện cho bàn ghế học sinh nhằm tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Năm 1989, thực hiện quyết định số 217/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về các chính sách hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa với các doanh nghiệp quốc doanh, Công ty đã tiến hành tổ chức lại bộ máy quản lý cán bộ công nhân đủ trình độ và năng lực. Bộ phận lao động dôi dư do không đủ khả năng trình độ thì động viên về nghỉ hưu hoặc đi tìm công việc phù hợp với mình. Mặt khác, nhà máy còn cử cán bộ đi học tập và lao động ở nước ngoài để nâng cao trình độ.

doc64 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3106 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu . Báo cáo thực tập bao gồm: Chương I: Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp Chương II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chương III: Đánh giá chung và hướng lựa chọn đề tài. Phần I - Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp 1.1. Quá trình hình thành ra đời và phát triển của doanh nghiệp Công ty Khoá Minh Khai trước đây là Nhà máy Khoá Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Công ty được hình thành theo quyết định số 562/BKT ngày 5/5/1972 của Bộ trưởng Bộ kiến trúc, nay là Bộ Xây dựng, với sự giúp đỡ của nước cộng hoà Ba Lan và nhà xưởng, máy móc, thiết bị, kỹ thuật. Năm 1972 nhà máy bị chiến tranh tàn phá nặng nề cho nên phải ngừng hoạt động để phục hồi. Đến cuối năm 1973 nhà máy mới đi vào hoạt động sản xuất thử và đến năm 1974 nhà máy mới đi vao sản xuất hàng loạt. Nhưng do các sản phẩm Ke, Khoá, bản lề được sản xuất theo thiết kế của Ba Lan. Nên trong hơn một năm đầu sản phẩm của nhà máy sản xuất ra không tiêu thụ được không phù hợp với thế hệ và nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam. Đứng trước tình hình đó từ năm 1975 trở đi Công ty vừa sản xuất, vừa tiến hành nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, thiết kế lại mẫu mã sản phẩm để cho phù hợp với thị hiếu và điều kiện tiêu dùng trong nước nên đã đạt được bước đầu thành công của Công ty khi đi vào sản xuất. Đến năm 1980 Công ty đi vào sản xuất thêm một số mặt hàng ngoài thiết kế ban đầu như phụ tùng sản phẩm xi măng, dàn giáo thép xây dựng côphatôn... Những năm gần đây, Công ty đã nhận gia công theo hợp đồng các sản phẩm có giá trị lớn như cột truyền hình, giàn phản xạ... Ngoài ra, Công ty còn tận dụng phế liệu để sản xuất ra một số loại sản phẩm khác như cửa hoa, cửa xếp, phụ kiện cho bàn ghế học sinh nhằm tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Năm 1989, thực hiện quyết định số 217/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về các chính sách hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa với các doanh nghiệp quốc doanh, Công ty đã tiến hành tổ chức lại bộ máy quản lý cán bộ công nhân đủ trình độ và năng lực. Bộ phận lao động dôi dư do không đủ khả năng trình độ thì động viên về nghỉ hưu hoặc đi tìm công việc phù hợp với mình. Mặt khác, nhà máy còn cử cán bộ đi học tập và lao động ở nước ngoài để nâng cao trình độ. Ngày 05/5/1993 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký duyệt số 163A/BXD - TCLĐ thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước lấy tên gọi là nhà máy Khoá Minh Khai trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí xây dựng - Bộ Xây dựng. Ngày 7/3/1994, thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 90/TTg về việc tiếp tục sắp xếp lại các doanh nghiệp và đổi tên thành Tổng Công ty cơ khí Xây dựng và nhà máy Khoá Minh Khai đổi tên thành Công ty Khoá Minh Khai có trụ sở giao dịch của Công ty đặt tại 125D - Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội và với quyết định này đã thực sự tạo ra cơ sở pháp lý cho Công ty từ đây Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện mọi hoạt động của mình sản phẩm truyền thống của Công ty là các loại khoá phục vụ tiêu dùng các hàng kim khí cho xây dựng như bản lề các loại, ke cửa, chốt và các phụ tùng phục vụ cho công việc xây dựng như dàn giáo, ống chống. Khách hàng mục tiêu của Công ty là nhóm dân cư có thu nhập trung bnhf và khá ở các vùng thành thị và nông thôn trong cả nước. Trước mắt thị trường của Công ty là ở các thành phố và thị xã phía Bắc. Hiện nay Công ty đang sản xuất 6 nhóm sản phẩm chính đó là: 1 - Khoá các loại gồm 15 kiểu khác nhau (MK10, MK10E2, MK10E, MK10C, MK14E, MK12T) 2 - Ke các loại theo 7 kích cỡ và kiểu loại (Ke20, Ke160...) 3 - Bản lề gồm 6 loại 4 - Chốt cửa gồm 4 loại 5 - Grêmôn gồm 4 loại MK23AS, MK12A, Grêmôn có khoá 6 - Dàn giáo, ống chống cho xây dựng Ngoài các sản phẩm truyền thống của mình, hiện nay Công ty còn tìm cách đa dạng hoá sản phẩm của mình nhằm tận dụng năng tực sản xuất, tăng doanh thu để nhằm mục tiêu tăng trưởng của mình. Đặc biệt để mở rộng thị trường, Công ty đã bắt đầu sản xuất các phụ kiện cho sản xuất cửa nhựa, tủ nhựa, thay thiết kế cho đồ gỗ ngoài các hợp đồng tự tìm kiếm, Công ty còn tham gia làm các mặt hàng do Tổng Công ty giao phó. Đó là các mặt hàng kết cấu thép cho các công trình lớn trong nước như công trình nhà máy Nghi Sơn - Thanh Hoá, nhà máy nhiệt điện Phả Lại II, nhà máy Kính nổi Bắc Ninh. Trong hai năm vừa qua thì doanh thu của các sản phẩm truyền thống thường chiếm khoảng 65 - 70% tổng doanh thu, còn lại là doanh thu từ các sản phẩm kết cấu và cơ khí khác. Tới nay trải qua hơn 25 năm đi vào sản xuất kinh doanh, Công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Là đơn vị quản lý giỏi của ngành trong nhiều năm liền được biểu hiện qua số bằng khen của cấp trên tặng cho Công ty. Sản phẩm của Công ty đã giành được nhiều huy chương ở các Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp trên cả nước. Uy tín của sản phẩm Công ty Khoá Minh Khai đã được biết đến ở khắp thị trường nội địa nhất là các tỉnh phía Bắc. Cùng với thời gian, Công ty Khoá Minh Khai đã trưởng thành về nhiều mặt. Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong cơ chế mới, nhưng Công ty vẫn đứng vững trên thị trường và ngày càng lớn mạnh. Có thể thầy điều này qua một số chỉ tiêu tài chính trong một số năm gần đây như sau: Biểu 1: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong 5 năm 1996 - 2000 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Giá trị 1996 1997 1998 1999 2000 1. Tổng nguyên giá TSCĐ 5849 7440 8294 9083 9188 2. Vốn kinh doanh 3561 3996 4002 4107 4113 3. Tổng doanh thu tiêu thụ 15092 13572 15600 14850 15282 4. Lợi nhuận thực hiện 289 271 290 310 332 5. Nộp ngân sách 466 535 530 618 697 6. Thu nhập bình quân 1CN 0,614 0,623 0,668 0,627 0,634 Mặt khác Công ty không chỉ cải tiến chất lượng sản phẩm và nắm bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng để đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất mà sản phẩm hiện nay của Công ty đã đủ sức cạnh tranh và tiêu thụ tốt trên thị trường năm 1994 Công ty đã có 04 sản phẩm đạt huy chương vàng tại các hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam. Đó là Khoá MK10N, Khoá treo MK10, bản lề 1000 và Grêmôn 23A có thể thấy được điều này qua sự biến động của một số chỉ tiêu tổng quát sau: Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Vốn kinh doanh 4.039.079440 4.039.079.440 Tài sản cố định 4.926.442.026 4.421.581.357 - Nguyên giá TSCĐ 9.083.025.385 9.187.830.068 - Giá trị hao mòn luỹ kế -4.212.989.359 -4.822.654.711 Tài sản lưu động 7.596.896.099 6.877.809.987 - Các khoản nợ phải thu 2.418.193.527 1.024.033.757 - Hàng tồn kho 5.133.680.013 5.568.852.255 Tổng doanh thu 14.044.882.888 16.038.752.355 Tổng lợi tức sau thuế thu nhập doanh nghiệp 45.739.471 60.011.680 Tổng thuế phải nộp ngân sách 617.606.178 697.688.002 Tiền lương bình quân 602.528 622.259 Thu nhập bình quân 610.579 634.196 1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật * Vị trí địa lý. Công ty Khoá Minh Khai nằm ở 125D phố Minh Khai - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, với diện tích hơn 16.000 m2 và 355 cán bộ công nhân viên. Đây là vị trí rất thuận lợi cho việc kinh doanh của Công ty vì đường Minh Khai là đường vành đai của thành phố nên lưu động xe qua lại rất lớn, rất thuận tiện cho việc nhập nguyên vật liệu và thành phẩm. Hơn nữa Hà Nội là một thành phố lớn, đông dân cư và cũng là thị trường truyền thống của Công ty trong nhiều năm qua với mức tiêu thụ ổn định. Hiện nay thị trường miền Bắc và miền Trung nhu cầu khoá rất lớn mặc dù đã có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường xong giá bán của họ thường cao hơn không thích hợp với khả năng chi trả của phần đông dân cư. Chính vì vậy mà thị trường tiêu thụ của Công ty không ngừng phát triển trong những năm gần đây. 1.3. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. *. Sản phẩm Sản phẩm khoá của Công ty, là loại sản phẩm mà bất cứ gia đình nào cũng cần dùng đến, vì vậy hiện nay cùng với sự tăng lên của mức sống, sự gia tăng dân số là nhu cầu xây dựng, nhu cầu bảo vệ tài sản của công cũng như của tư. Chính vì vậy khoá là một sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn (nếu như Công ty biết khai thác và chiếm giữ) nhất là ở các khu công nghiệp phát triển hay các thành phố lớn, nơi mà các công trình xây dựng mọc lên ngày càng nhiều. Nhưng công ty cũng phải lưu ý rằng sản phẩm khoá là một trong những sản phẩm có kỹ thuật phức tạp, sản phẩm sản xuất phải qua nhiều công đoạn chế biến thành phẩm được tạo ra từ việc lắp ráp cơ học của nhiều chi tiết, kết cấu đòi hỏi kỹ thuật cao. Vậy nên để giúp cho việc sản phẩm sản xuất ra có thể bán nhanh, bán chạy thì bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty phải kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng khâu sản xuất, lắp giáp, phải kiểm tra tỷ mỷ cặn kẽ về kỹ thuật, công nghệ từng chi tiết từ chi tiết nhỏ nhất (viên bi khoá) đến các chi tiết lớn nhất (thân khoá) để khi thành sản phẩm hoàn chỉnh có thể giảm thiểu được sự sai sót do lỗi kỹ thuật gây ra. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ đang sánh bước cùng Công ty về sản phẩm khoá nên yếu tố kỹ thuật công nghệ là một trong những yếu tố giúp Công ty giành được ưu thế trong cạnh tranh đểpt thị trường hiện tại cũng như tương lai của mình. Sản phẩm của Công ty hiện nay chủ yếu là các loại khoá, một số hàng tiểu ngũ kim phục vụ cho xây dựng các đặc điểm về sản phẩm khoá là: - Đây là sản phẩm cơ khí chính xác có kết cấu tương đối phức tạp về chủng loại có các loại khoá như khoá treo, khoá cửa, khoá tay nắm khoá tủ, khoá xe đạp, khoá xe máy... Phần quan trọng nhất của các loại khoá và chất lượng của sản phẩm chủ yếu là do phần ổ khoá quyết định. Kết cấu của ổ khoá gồm có: thân khoá, lỗ khoá, chìa khoá, các viên bi, các lò xo bi, các chốt hõm lồi. + ổ khoá kết hợp với các phần kết cấu khác tạo thành sản phẩm khoá. Tuỳ theo loại khoá mà phần thân khoá có hình dạng khác nhau... Các chi tiết ổ khoá được chế tạo với chế tạo chính xác cao (như các lỗ bi khoá có sai số đường kính cho phép là 5% mm) nên việc chế tạo đòi hỏi phải có đồ gá tinh sảo, có độ chính xác cao. Độ chênh lệch giữa các răng của chìa tạo thành bảng mật mã khoá, bản mật mã này được tính toán và viết sao cho độ trùng của chìa là thấp nhất. + Khoá là sản phẩm có rất nhiều chi tiết được lắp ráp với nhau. Đơn giản nhất là khoá treo như các loại khoá treo cũng có 12 chi tiết các loại, chi tiết nhỏ nhất là các viên bi khoá, có đường kính 2,5mm, còn lo xo khoá làm từ dây có đường kính 0,2máy móc. Mỗi chi tiết khoá lại được chế tạo qua rất nhiều công đoạn khác nhau trên nhiều thiết bị ví dụ như thân khoá treo phải qua 16 nguyên công gia công cơ khí, chi tiết lõi khoá tới 12 nguyên công từ phôi liệu ban đầu cho tới chi tiết hoàn chỉnh. + Hiện nay công nghệ sản xuất của Công ty sử dụng là công nghệ cổ điển sản xuất khoá từ những năm 60 - 70. Công ty chưa có điều kiện áp dụng các công nghệ mới trong chế tạo chi tiết như công nghệ đúc áp lực hay sử dụng thiết bị chuốt vòng... thiết bị có một số ít là máy chuyên dùng còn lại vẫn sử dụng các máy van năng hoặc bán tự động. 2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tất cả các sản phẩm của Công ty sản xuất ra đều được tiêu thụ trên thị trường nội địa, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các Công ty xây dựng và của dân cư. Hiện tại phần lớn các sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội thông qua các đại lý của Công ty và các đại lý ký gửi. Một số sản phẩm khác có giá trị lớn, khối lượng sản xuất ít thì khách hàng trực tiếp đến Công ty để mua hàng, ngoài ra Công ty còn có các đại lý ở các tỉnh lân cận địa bàn Hà Nội như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và gần đây Công ty đã có thêm một số đại lý ở các tỉnh miền núi như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La... Song số lượng vẫn còn hạn chế. Biểu 2: Số lượng các thị trường chủ yếu Thị trường Số đại lý Doanh thu trên tổng doanh số (%) 1998 1999 2000 1998 1999 2000 Hà Nội 18 22 35 53 55 51,5 Hải Phòng 8 10 13 18 17 15,5 Thái Bình 4 5 7 11 9,5 11 Nam Định 4 5 8 12 11,5 12 Yên Bái 2 5 2 3 Lào Cai 2 5 3 2,5 Sơn La 1 2 2 2,5 TP Hồ Chí Minh 1 2 Tổng cộng 34 49 76 100 100 100 Nguồn: Phòng Marketing 1.4. Đặc điểm máy móc thiết bị công nghệ chế biến. Công ty Khoá Minh Khai thành lập tương đối lâu, máy móc thiết bị chủ yếu là Ba Lan tài trợ. Một số năm trở lại đây Công ty cũng thay thế những máy móc, thiết bị cũ lạc hậu bằng những máy móc mới hiện đại chủ yếu số máy móc này được nhập từ Liên Xô cũ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật... Hiện nay mặc dù số máy móc này đã hết khấu hao nhưng chúng vẫn được sử dụng phục vụ sản xuất. Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm có thể cải tiến mở rộng danh mục sản phẩm, hạ giá thành vì lượng tiêu hao nguyên vật liệu, giờ công suất lớn mà còn ảnh hưởng đến môi trường an toàn cho công nhân viên. Trước tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian tới để đảm bảo đứng vững và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường đòi hỏi Công ty đầu tư mua sắm một loạt các thiết bị, máy móc mới. Song để làm được điều này lại đòi hỏi một lượng vốn không nhỏ (ước tình vài chục tỷ đồng). Đây là một thực tế hết sức khó khăn vì lợi nhuận sau thuế của Công ty hiện nay chỉ dao động hơn 500 triệu đồng. Do đó có thể thấy nếu Công ty không có sự hỗ trợ của Chính phủ tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi ở trong nước cũng như ở nước ngoài hoặc nếu Công ty không có nguồn vốn nhàn dỗi từ bên ngoài cũng như trong nội bộ Công ty thì ước mơ đổi mới trang thiết bị Công ty khó có thể thực hiện được. Biểu 3: Danh mục một số máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty (Theo tài liệu kiểm kê của Công ty 1/10/2000) STT Tên thiết bị Số lượng Nước sản xuất Năm trang bị Nguyên giá Giá trị còn lại 1 Máy phay các loại Ba Lan 1974 124,1 0 2 Máy dập các loại Ba Lan 1974 50,57 2 3 Máy mài các loại Ba Lan 1974 157 0 4 Máy tiện Ba Lan 1974 100 0 5 Máy nén khí Ba Lan 1974 21,1 6 6 Máy biến áp Ba Lan 1990 58 3,9 7 Bể mạ niken đồng Ba Lan 1974 10 0 8 Bể tẩy dầu mỡ Ba Lan 1990 8 0 9 Máy hàn CO2 Ba Lan 1982 32 0 10 Máy xọc Ba Lan 1995 35,5 0 11 Hệ thống hút bụi Ba Lan 1974 39,1 23,5 12 Buồng sơn Ba Lan 1974 1,7 0 13 Buồng sấy Ba Lan 3,31 0 Nếu như phân tích theo nguồn vốn thì TSCĐ của Công ty được phân bố như sau: Biểu 4: Cơ cấu giá trị của TSCĐ Đơn vị tính: Triệu đồng STT Diễn giải Tổng số Nguyên giá Giá trị còn lại I TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh 6092 3718 1 Nhà cửa vật kiến trúc 1945 1009 2 Máy móc thiết bị 3388 2199 3 Phương tiện vận tải 643 472 4 Trang bị văn phòng 116 38 II TSCĐ không dùng trong sản xuất kinh doanh 645 44 1 TSCĐ không cần dùng 2 TSCĐ chưa hết khấu hao bị hỏng 3 TSCĐ chờ thanh lý 453 0 4 TSCĐ đã duyệt thanh lý 201 44 III TSCĐ, phục lợi công cộng 1549 939 ồ I + II + III 8294 4701 Trong đó tỷ trọng các nguồn vốn như sau Biểu5: Cơ cấu nguồn vốn của TSCĐ Đơn vị tính: triệu đồng STT Nguồn Nguyên giá Giá trị còn lại 1 Vốn pháp định 4788 1869 2 Vốn tự bổ sung 950 594 3 Vốn vay tín dụng ưu đãi 1814 1636 4 Chưa có nguồn 743 602 ồ 8294 4710 Nguồn: Phòng tài vụ Một số máy móc thiết bị của Công ty không sử dụng được từ lâu do hỏng hóc, do không có nhu cầu hay không đủ điều kiện sử dụng như hệ thống đúc áp lực, các máy ép vít masát 100 tấn, máy phay chép hình thế hệ thứ hai, với tình trạng thiết bị như vậy để thực hiện tăng năng suất, tăng sản lượng là rất khó khăn, nên Công ty đã chủ động đề nghị lên cấp trrên cho phép bán thanh lý một số thiết bị máy móc không sử dụng để tăng nguồn vốn kinh doanh, mua một số máy móc thiết bị khác phù hợp phục vụ trực tiếp sản xuất khoá của Công ty. Trong các năm 1996, 1997, 1998 Công ty đã mua bổ sung dây chuyền sản xuất khoá (riêng năm 1998 Công ty đầu tư khoảng 3 tỷ đồng cho thiết bị mới): hai máy khoan đứng loại lớn, 23 máy khoan bàn trong đó có 10 máy nhập của Nhật Bản và cũng để hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, trong các năm 1996, 1997, 1998 Công ty đã mạnh dạn đầu tư với lãi suất ưu đãi khoảng 300.000 USD để nhập một số thiết bị sản xuất khoá của Đài Loan. Đó là các thiết bị tự động hoặc bán tự động tương đối hiện đại: - Máy chuốt rãnh khoá lớn - Máy tiện tự động lõi khoá - Máy phay preosinchias khoá tự động - Máy khoan các lỗ bị khoá tự động - Máy in chữ điện tử - Dây chuyền sơn tĩnh điện để sơn khoá và loại sản phẩm khác - Một số máy hàn bán tự động - Máy gia công kim loại bằng tia lửa điện Nhờ sự đầu tư tập trung mà năng lực thiết bị của Công ty đã tăng lên đáng kể. Trước đây (năm 1994 trở về trước) thiết bị sản xuất trong Công ty chỉ đáp ứng được sản lượng khoảng 12.000 - 14.000 đầu khoá các loại, nay sản lượng khoá đã tăng lên theo từng năm và hiện nay thường xuyên ở mức 30.000 - 35.000 đầu khoá các loại và nhìn chung khả năng trang thiết bị nội bộ Công ty đã đáp ứng được với sản lượng cao hơn mức hiện tại tới 1,7 - 2 lần. Nhìn vào bảng trên, ta thấy rằng thực trạng nguồn vốn tài trợ cho TSCĐ của Công ty Khoá Minh Khai là đáng lo ngại. Tỷ lệ vốn tự bổ sung cho TSCĐ rất thấp. Từ khi thành lập cho đến nay số trang thiết bị đã khấu hao cho đến nay hết khoảng 68% và chúng đang là gánh nặng cho Công ty. Mặt khác, con số được tài trợ bằng vốn ưu đãi cũng khá lớn, nếu Công ty không có chính sách trả nợ thì đây chắc chắn đây là mối lo ngại lớn cho Công ty khi lượng vốn vay này đến hạn trả. Thêm vào đó là vốn đầu tư hiện nay cho TSCĐ lại được thấy từ nguồn vốn vay ngắn hạn, đây có thể nói rằng Công ty đã thực hiện được một chính sách đầu tư khá mạo hiểm nếu không tiến hành quản lý tốt thì sẽ rất dế lâm vào khủng hoảng. 1.5. Đặc điểm về lao động Biểu 6: Kết cấu lao động của Công ty Năm 1997 1998 1999 2000 Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 342 100 340 100 350 100 355 100 Lao động có trình độ đại học 17 4,9 25 7,3 37 10,5 60 16,9 Lao động có trình độ cao đẳng đại học 31 9,06 4,1 12,06 43 12,28 45 12,6 Lao động phổ thông, học nghề 294 85,6 274 80,6 270 77,14 250 70,42 Nguồn: Phòng tổ chức lao động - tiền lương Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số lượng công nhân viên trong toàn Công ty không ngừng tăng lên qua các năm trong đó điều đáng phải chú ý là số lượng cán bộ có trình độ ngày một nhiều đồng thời với nó là số lưoựng lao động phổ thông ngày một giảm đi. Điều đó chứng tỏ trong những năm qua Công ty đã không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên, góp phần đáng kể vào việc tiếp cận tri thức mới, về sản phẩm, khách hàng, về quản lý và tổ chức khâu tiêu thụ... Bên cạnh đó Công ty còn khuyến khích tất cả mọi thành viên trong Công ty tham gia các lớp học ngắn hạn, tại chức để mở mang kiến thức tiếp cận với cơ chế mới... và hiện nay số cán bộ có bằng tại chức là 30 người, số người có bằng đại học thứ hai là 20 người. Đây cũng là một thế mạnh của Công ty để khai thác thị trường, phát triển thị trường bằng chính năng lực và trình độ. Không những đội ngũ cán bộ được nâng cao trình độ mà trình độ của công nhân ngày cũng được cải thiện được thể hiện qua biểu sau: Biểu 7: Trình độ lao động của công nhân trong Công ty Khoá Minh Khai Tiêu thức Bậc 1997 1998 1999 2000 7/7 7 11 16 15 6/7 45 26 28 27 Công nhân sản xuất 5/7 129 115 122 132 4/7 85 90 88 92 3/7 30 25 28 30 2/7 4 20 17 15 Cán sự 12 9 15 14 Công nhân kỹ thuật quản lý Chuyên viên 25 37 30 35 Chuyên viên chính 5 7 6 10 Nguồn: Phòng tổ chức lao động - tiền lương Qua biểu trên ta thấy tỷ lệ lao động phổ thông của Công ty rất ít, số công nhân bậc 4/7 - 5/7 chiếm một tỷ lệ khá đông trong tổng số lao động của Công ty. Tuy nhiên Công ty cũng cẫn nên xem xét lại cơ cấu lao động của mình và số lượng cán bộ quản lý quá lớn, gây nhiều tốn kém về chi phí quản lý cho lao động gián tiếp, từ đó sẽ nâng cao giá thành sản phẩm lên (số lao động quản lý chiếm 18%) ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của Công ty. 1.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu Trong thời kỳ bao cấp Công ty được cung cấp nguyên vật liệu theo chỉ tiêu sản xuất ra sản phẩm được phân bố tiêu thụ theo kế hoạch Nhà nước. Do vậy mà nguyên vật liệu cần cho sản xuất của Công ty không đ
Luận văn liên quan