Nước ta đã gia nhập WTO, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất
trong nước cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngày 01 tháng 01 năm
2008 Công ty đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty CP Nhiệt Điện
Ninh Bình cho phù hợp với yêu cầu chung của đất nước trong quá trình hội nhập
với thế giới
Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình do Trung Quốc thiết kế, chế tạo thiết
bị, lắp ráp và được khởi công xây dựng từ ngày 15/3/1971 với tổng số vốn đầu tư
93.671.016VNĐ.
Ngày 27/4/1971 Ban chuẩn bị dự án sản xuất được thành lập theo quyết định
số 122QĐ/NCQ/LKT do Bộ trưởng Nguyễn Hữu Mai ký.
Ngày 20/5/1972 máy bay Mỹ đánh phá trực tiếp vào Công ty chính và toàn
bộ công trường làm hư hỏng toàn bộ tổ máy số 1 đang lắp đặt.
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT -K49
HF: 0984181498
3
Tháng 3/1973 (sau hiệp định Paris) công trường xây dựng Công ty được tiếp
tục thi công trở lại.
Ngày 17/01/1974 Bộ trưởng Bộ điện và than Nguyễn Hữu Mai ký quyết định
số 119/ĐT-NCQLKT về việc thành lập Công ty nhiệt điện Ninh Bình.
Tháng 10/1997 Công ty thực hiện phục hồi xong thiết bị của 4 tổ lò máy. Từ
năm 1997 đến năm 2002 Công ty thực hiện “Dự án khắc phục ô nhiễm môi trường
khí quyển và môi trường nước bãi xỉ”.
60 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2942 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
HF: 0984181498
1
LỜI MỞ ĐẦU
------
Sau khi được học tập và rèn luyện tại khoa Kinh tế & Quản lý-Trường
ĐHBK Hà Nội,với rất nhiều những kiến thức trên sách vở đã học được thì việc thực
tập tốt nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng em làm quen với thực tế và phần nào
giúp chúng em dần làm quen với các công việc tại các doanh nghiệp.
Là sinh viên chuyên ngành tài chính – kế toán, đợt thực tập tốt nghiệp này đã
giúp chúng em vận dụng các kiến thức đã học để làm quen, tìm hiểu và nắm vững về
chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống tài chính – kế toán của doanh nghiệp
cũng như một số nghiệp vụ chính của hệ thống này trong thực tiễn.
Qua quá trình liên hệ thực tập em đã được thực tập tại phòng tài chính kế
toán của công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình.Trong thời gian thực tập tại công ty
em đã phần nào nắm bắt được sơ bộ về những nét chính của công ty, tìm hiểu về hệ
thống kế toán, phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, tìm hiểu sơ
bộ về tình hình tài chính của công ty qua phân tích các báo cáo tài chính.Sau đợt
thực tập này, em đã thu được rất nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân, có được
những kinh nghiệm thực tiễn ban đầu để sau khi ra trường, đi làm, không khỏi bỡ
ngỡ với công việc tại các doanh nghiêp.
Theo hướng dẫn của khoa, nội dung báo cáo của em gồm có 4 phần:
Phần I : Giới thiệu khái quất về doanh nghiệp.
Phần II : Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
PhầnIII :Phân tích hoạt động tài chính- kế toán của doanh nghiệp.
Phần IV : Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp
Trong quá trình thực tập và tìm hiểu của mình, em luôn nhận được sự chỉ
bảo, giúp đỡ tận tình của cô Ngô Thu Giang – Giảng viên khoa Kinh tế và quản lý
và các cô chú, anh chị ở phòng tài chính kế toán của Công ty Cổ phần nhiệt điện
Ninh Bình.
Do thời gian thực tập cũng như trình độ nhận thức có hạn nên khả năng tổng
hợp và giải quyết những vấn đề xảy ra trong thực tế tại công ty cũng chỉ ở mức độ
nhất định nên báo cáo của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô cùng các cô chú, anh chị trong phòng kế toán
của công ty để em có thể hoàn thiện bài báo cáo hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn!!!
Hà Nội ngày 20/02/2009
Sinh viên : Dương Văn Hà
TCKT-K49
HF: 0984181498
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
HF: 0984181498
2
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình.
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH
Tên giao dịch : Ninh Binh Thermal Power Joint-Stock Company
Tên viết tắt : NBTPC
Địa chỉ : Đường Hoàng Diệu - Phường Thanh Bình
Thành phố Ninh Bình - Tỉnh Ninh Bình.
Điện thoại : 030.3871.167
Fax : 030.3873.762
Website :
Tài khoản số : 710A-00079 Tại ngân hàng công thương tỉnh Ninh Bình.
Mã số thuế : 2.700.283.389
Logo công ty :
Vốn điều lệ : 128.655.000.000 đồng (Một trăm hai mươi tám tỷ sáu trăm
năm mươi lăm triệu đồng)
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Nước ta đã gia nhập WTO, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất
trong nước cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngày 01 tháng 01 năm
2008 Công ty đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty CP Nhiệt Điện
Ninh Bình cho phù hợp với yêu cầu chung của đất nước trong quá trình hội nhập
với thế giới
Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình do Trung Quốc thiết kế, chế tạo thiết
bị, lắp ráp và được khởi công xây dựng từ ngày 15/3/1971 với tổng số vốn đầu tư
93.671.016VNĐ.
Ngày 27/4/1971 Ban chuẩn bị dự án sản xuất được thành lập theo quyết định
số 122QĐ/NCQ/LKT do Bộ trưởng Nguyễn Hữu Mai ký.
Ngày 20/5/1972 máy bay Mỹ đánh phá trực tiếp vào Công ty chính và toàn
bộ công trường làm hư hỏng toàn bộ tổ máy số 1 đang lắp đặt.
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
HF: 0984181498
3
Tháng 3/1973 (sau hiệp định Paris) công trường xây dựng Công ty được tiếp
tục thi công trở lại.
Ngày 17/01/1974 Bộ trưởng Bộ điện và than Nguyễn Hữu Mai ký quyết định
số 119/ĐT-NCQLKT về việc thành lập Công ty nhiệt điện Ninh Bình.
Tháng 10/1997 Công ty thực hiện phục hồi xong thiết bị của 4 tổ lò máy. Từ
năm 1997 đến năm 2002 Công ty thực hiện “Dự án khắc phục ô nhiễm môi trường
khí quyển và môi trường nước bãi xỉ”.
Đến năm 1990 Công ty đánh giá lại theo chế độ của nhà nước ban hành với
vốn đầu tư là 115 tỷ đồng. Thiết bị gồm có 4 tổ lò máy hợp bộ với công suất định
mức là: 100.000 KW, sản lượng điện bình quân năm là 600 triệu KWh với tổng số
cán bộ công nhân viên lúc bấy giờ là 850 người.
Sau gần 30 năm (tính đến năm 2002) vận hành và khai thác triệt để năng lực
sản xuất, các thiết bị xuống cấp rất nhiều, hay bị hư hỏng, ô nhiễm môi trường ngày
càng nặng.v.v…
Ngày 29/4/1998 đã hoàn thành công trình xây lắp ống khói mới cao 130m.
Tháng 5/1998 các thiết bị lọc bụi tĩnh điện lần lượt được lắp đặt.
Ngày 08/01/2002 kết thúc lắp đặt cả 4 bộ khử bụi tĩnh điện có hiệu suất lọc
bụi đạt trên 99,1% và đưa vào vận hành.
Tính đến ngày 31/12/2003 Công ty đã phát lên lưới điện quốc gia
11.726.842.336 KW điện. Tính trung bình mỗi năm Công ty phát được trên 400
triệu KW điện. Đỉnh cao sản lượng điện được phát ra là vào năm 2003 với 681 triệu
KW.
Ngày 30/03/2005, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số 13/2005/QĐ-
BCN-TCCB chuyển Công ty Nhiệt điện Ninh Bình thành Công ty Nhiệt điện Ninh
Bình, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Điện lực Việt
Nam.
Ngày 29/12/2006, Bộ Công nghiệp đã có Quyết định số 3954/QĐ-BCN về
việc phê duyệt phương án CPH và chuyển Công ty Nhiệt điện Ninh Bình thành
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình.
Ngày 18/04/2007, Công ty Nhiệt điện Ninh Bình tổ chức đấu giá cổ phần lần
đầu ra bên ngoài tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán : Hà Nội
Ngày 11/12/2007, Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Nhiệt điện
Ninh Bình đã được tổ chức tại Hội trường Công ty. Đại hội đã nhất trí thực hiện
đăng kí niêm yết và giao dịch cổ phiếu của Công ty trên Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội. Đại hội ủy quyền cho Hội đồng quản trị chỉ đạo thực hiện
chủ trương và thời điểm niêm yết.
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
HF: 0984181498
4
Ngày 01/01/2008 Công ty Nhiệt điện Ninh Bình chính thức hoạt động theo mô
hình công ty cổ phần theo Giấy chứng nhân Đăng ký kinh doanh số 0903000161 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp .
Trải qua hơn 30 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình đã vinh
dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các ngành, các cấp trao tặng nhiều danh
hiệu và phần thưởng cao quý:
Huân chương Lao động Hạng nhất năm 2003
Huân chương Lao động Hạng hai năm 1978, 1986, 1997
Huân chương Lao động Hạng ba năm 1975, 1982
Huân chương Chiến công Hạng ba năm 1990
Cờ thi đua xuất sắc Chính phủ năm 2006
Cờ thi đua xuất sắc tập đoàn 2007
Cờ thi đua xuất sắc tỉnh Ninh Bình năm 2006
Giải nhất giải thưởng Vifotech về ứng dụng khoa học công nghệ năm
2003
Giải thưởng môi trường của Bộ TNMT năm 2005
Giải thưởng thương hiệu xanh bền vững năm 2008
Cùng rất nhiều bằng khen, giấy khen, danh hiệu thi đua xuất sắc. Đây là những
phần thưởng xứng đáng công nhận những nỗ lực và cố gắng to lớn của toàn thể cán
bộ công nhân viên Công ty trong suốt những năm qua.
Hiện nay đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, với tốc độ phát triển kinh tế cao,
trong đó nhu cầu về điện phục vụ cho nền kinh tế rất lớn, nhất là giai đoạn 2005-
2020. Trước tình hình đó Tổng công ty điện lực Việt Nam đã đề nghị và được chính
phủ cho phép mở rộng Công ty điện Ninh Bình thêm một tổ máy với công xuất
300MW.
1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Công ty hoạt động với quy mô là doanh nghiệp lớn của tập đoàn điện lực
Việt Nam, dây chuyền công nghệ được của Trung Quốc và luôn được đổi mới kịp
thời, và tổng số nhân viên hiện tại của công ty là trên 1000 người
Hiện nay công ty đang trên đà phát triển với doanh thu hàng năm đạt trên
100 tỷ đồng, là một trong những công ty hàng đầu của tập đoàn điện lực Việt Nam
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
HF: 0984181498
5
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình là đơn vị sản xuất điện năng, cung
cấp cho lưới điện quốc gia theo kế hoạch của Tổng công ty điện lực Việt Nam. Sản
phẩm của công ty là KWh điện, sản phẩm sản xuất ra phát lên thanh cái để hòa vào
lưới điện quốc gia, không có sản phẩm tồn kho, không có dự trữ.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0903000161 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp ngày 31 tháng 12 năm 2007, ngành nghề kinh doanh của
Công ty bao gồm:
Sản xuất điện năng;
Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện;
nhiệt, cơ, công trình kiến trúc công ty điện;
Lắp đặt hệ thống điện (đường dây và trạm biến áp);
Sản xuất đất đèn, vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng;
Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;
Đầu tư tài chính xây dựng các dự án nguồn điện;
Kinh doanh bất động sản;
Lập dự án đầu tư, xây dựng, quản lý các dự án xây dựng; tư vấn, giám sát thi
công lắp đặt công trình;
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực về quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa
chữa các thiết bị công ty điện;
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật
1.3 . Quy mô sản xuất và quy trình công nghệ của doanh nghiệp.
1.3.1 Quy mô sản xuất.
Tổng công ty điện lực Việt Nam quyết định từ ngày 01/07/2005 Công ty thực
hiện hạch toán độc lập.Tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trực tiếp đối diện với thị
trường, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất nhiều điện cung cấp lên lưới điện quốc gia
theo kế hoạch của công ty .
Công nghệ sản xuất của Công ty là một quy trình khép kín, chính vì vậy mà
Công ty bố trí công nhân vận hành theo 3 ca, 5 kíp đảm bảo sản xuất liên tục 24/24
giờ. Mỗi ca vận hành có một trưởng ca quản lý phụ trách toàn bộ quá trình sản xuất
của Công ty.
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
HF: 0984181498
6
Trang thiết bị gồm 4 tổ lò máy, các trạm cao thế, hạ thế điện, hệ thống truyền
tải điện, hệ thống chuyền tải nhiên liệu bằng băng tải đưa than vào lò vận hành an
toàn, liên tục, không có thời gian gián đoạn.
Căn cứ vào sản lượng điện sản xuất, TSCĐ của Công ty, trình độ cơ giới hoá
từ năm 2000 trở về trước được xếp hạng doanh nghiệp loại một. Từ đầu năm 2001
đến nay xếp hạng doanh nghiệp loại hai.
1.3.2 .Quy trình công nghệ sản xuất .
Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ SẢN XUẤT
* Nguyên lý hoạt động : Nhiên liệu chính của công ty là than cám 4b và than cám 5,
mua tại Quảng Ninh được vận chuyển bằng đường thuỷ do Tổng Công ty đường sông
Miền Bắc đảm nhận, về cảng công ty được 3 cẩu DEK 251 bốc từ xà lan đưa vào kho
chứa than khô hay đưa thẳng vào máy nghiền .
Nhà chứa than có diện tích 4.920 m2 với lượng dự trữ cao nhất gần 60.000 tấn, từ
đây nhờ hệ thống băng tải vận chuyển vào máy nghiền .
Hệ thống
kích thích
Máy phát
điện
Máy biến áp
(tăng áp)
Hệ thống điện tự
dùng
(phục vụ cho SX)
Hệ thống làm
mát MF
Băng tải Nghiền
than
Nước
sôngLò hơi
Hệ thống
sử lý
nước
Than cám
Bao hơi
Hệ thống sấy
hơi (hơi khô)
Tuốc bin hơi
(quay sinh công)
Bình
ngưng hơi
Hệ thống
nước tuần
hoàn
Lưới điện
(35KV + 110KV)
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
HF: 0984181498
7
Trước khi đưa than vào buồng lửa, than được nghiền thành bột nhờ hệ thống nghiền (
mỗi lò có 2 hệ thống máy nghiền ) , than phun vào trong buồng lửa cháy sinh nhiệt
truyền vào đường ống sinh hơi, nước trong đường ống sinh hơi biến thành hơi bão hoà
đưa lên bao hơi .
Qua hệ thống phân ly trong bao hơi và các giàn ống quá nhiệt tạo thành hơi quá nhiệt
cao áp xuất 35 – 40 Kg/Cm2 nhiệt độ 450o C và được chuyển qua đường ống sang
TURBINE .
Khi sang TURBINE hơi quá nhiệt có 1 năng lượng rất lớn làm quay TURBINE với
tốc độ 3.000 vòng / phút và kéo theo máy phát điện quay tạo ra điện năng có điện áp
6.300 V, qua máy biến áp nâng lên điện áp 110.000 KV cấp lên hệ thống lưới điện Quốc
Gia và điện 35.000 KV cấp điện cho khu vực tỉnh Ninh Bình và một số tỉnh lân cận .
Hơi quá nhiệt sau khi sinh công trong TURBINE được ngưng tụ thành nước nhờ
bình ngưng tụ sau đó được đưa trở lại lò hơi và tiếp tục nhận nhiệt trong buồng lửa tạo
thành hơi quá nhiệt đưa sang TURBINE để sinh công tạo thành một chu trình tuần hoàn
khép kín
1.4.Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
1..4.1 Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp:
Hiện nay, công ty có hệ thống sản xuất đã hoạt động từ nhiều năm nay, và đã
phát huy tốt năng lực sản xuất của hệ thống thiết bị. Dây chuyền sản xuất được nhập
từ Trung Quốc, quá trình sản xuất liên tục.
Tổ chức hệ thống sản xuất ở công ty được chuyên môn hóa khá rõ ràng theo
kiểu Công ty – Phân xưởng.
Cả công ty là một khối sản xuất khép kín bao gồm các phòng ban quản lý có
từng chức năng riêng, các phân xưởng sản xuất chuyên môn hóa .
Các bộ phận này có quan hệ mật thiết và hỗ trợ, bổ sung cho nhau từ nguyên
vật liệu đầu vào tới sản xuất sản phẩm đầu ra cuối cùng, sản xuất theo hình thức
chuyên môn hóa các bộ phận theo dây chuyền sản xuất liên tục, chu trình khép kín.
1.4.2 Kết cấu sản xuất của Doanh nghiệp
Kết cấu sản xuất đơn giản, có một bộ phận sản xuất phụ. Các phân xưởng sản
xuất cũng chính là bộ phận sản xuất chính của công ty
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
HF: 0984181498
8
1.5.Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
1.5.1. Cấp quản lý của doanh nghiệp.
Bộ máy quản lý của công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình được tổ chức theo mô
hình trực tuyến chức năng. Công ty có 4 cấp quản lý:
Quản lý cấp cao bao gồm : Chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc và phó tổng giám
đốc của công ty.
Quản lý cấp trung gian : Trưởng , phó phòng các phòng ban
Quản lý cấp cơ sở : Quản đốc phân xưởng.
Nhân viên thừa hành : Tổ trưởng sản xuất.
Công ty nhiệt điện Ninh Bình là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
tổng công ty điện lực Việt Nam được tổng công ty điện lực Việt Nam giao vốn, có
con dấu riêng theo thể thức nhà nước quy định. Từ ngày 01/07/2005 Công ty thực
hiện hạch toán độc lập.Tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trực tiếp đối diện với thị
trường. Công ty hoạt động theo pháp luật Việt Nam và luật doanh nghiệp nhà nước.
1.5.2 Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay gồm: Chủ tịch hội đồng quản trị –Tổng Giám
đốc - Phó tổng giám đốc - 7 phòng chức năng - 5 phân xưởng, đội sản xuất chính
và 1 đơn vị sản xuất phụ (thể hiện ở sơ đồ số 2 dưới đây).
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
HF: 0984181498
9
Sơ đồ 1.2 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH.
(Nguồn : Phòng tổ chức - Website )
P. TÀI CHÍNH
KE TOÁN
P. KẾ HOẠCH
VẬT TƯ
PHÒNG TT
BV-PC
P. TỔ CHỨC
LAO ĐỘNG
VĂN PHÒNG
BAN KIỂM
SOÁT
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐỒNG
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
PHÒNG TỔNG
HỢP DỰ ÁN
P.TGĐ PHỤ
TRÁCH DỰ ÁN
PHÂN XƯỞNG HÓA
P/X ĐIỆN -
KIỂM NHIỆT
P/X SỬA CHỮA
CƠ - NHIỆT
PHÂN XƯỞNG
NHIÊN LIỆU
PX VẬN HÀNH
LÒ - MÁY
PHÒNG KỸ THUẬT
AN TOÀN
P.TGĐ PHỤ
TRÁCH SẢN XUẤT
XƯỞNG
SẢN XUẤT PHU
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
HF: 0984181498
10
1.5.3 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý
Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy quản lý của Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình
được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng.
Do tính chất công việc của mỗi phòng ban, phân xưởng khác nhau do đó
chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận đó cũng khác nhau. Để phân công trách
nhiệm được rõ ràng cần phân định chức năng, nhiệm vụ cho từng đơn vị cụ thể .
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất
cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền. ĐHĐCĐ có
các quyền sau:
- Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
- Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng
năm, các báo cáo của BKS, của HĐQT và của các kiểm toán viên;
- Quyết định số lượng thành viên của HĐQT;
- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS; phê chuẩn việc HĐQT
bổ nhiệm Tổng Giám đốc điều hành;
- Các quyền khác được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ.
Hội đồng quản trị
Số thành viên HĐQT của Công ty gồm 05 thành viên. HĐQT là cơ quan có đầy đủ
quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền
thuộc ĐHĐCĐ. HĐQT có các quyền sau:
- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty;
- Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đích
chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát, chỉ đạo hoạt động của Ban Tổng
Giám đốc và các cán bộ quản lý Công ty;
- Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo
cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và phương
hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm
của Công ty trình ĐHĐCĐ;
- Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ;
- Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty;
- Các quyền khác được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ.
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
HF: 0984181498
11
Ban kiểm soát
BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi
hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. BKS chịu trách
nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và
nghĩa vụ của Ban:
- Kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tra tính hợp
lý hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính Công ty, kiểm tra
việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT;
- Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của Công ty, đồng thời có
quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tới
hoạt động kinh doanh, hoạt động của của HĐQT và Ban Tổng Giám đốc;
- Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cần
thiết;
- Các quyền khác được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ.
Ban Tổng Giám đốc Công ty
Ban Tổng Giám đốc gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc do HĐQT bổ
nhiệm. Ban Tổng Giám đốc có nhiệm vụ:
- Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo
nghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của ĐHĐCĐ, Điều lệ Công ty và
tuân thủ pháp luật;
- Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sản
xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty;
- Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối với
Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại
diện và các cán bộ quản lý khác của Công ty;
- Ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định của pháp
luật;
- Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách
nhiệm trước HĐQT, ĐHĐCĐ và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho
Công ty;
- Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và kế
hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua;
- Các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
Khối các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ bao gồm
- Văn phòng: Thực hiện các chức năng Hành chính - Quản trị - Đời sống - Y tế và
công tác thi đua khen thưởng.
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập
GVHD :Ths.Ng