Fibonacci Retracements (FR) được xác định trước tiên bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích. Một loạt 9 đường nằm ngang sau đó được vẽ lên tại các mức Fibonacci 0.0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, 161.8%, 261.8%, và 423.6% tương ứng với chiều cao tính từ điểm giá cao nhất đến thấp nhất (một số đường có thể không được vẽ ra khi nằm ngoài quy mô phân tích của đồ thị)
7 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích kĩ thuật cổ phiếu AGD và dự đoan xu hướng giá trong ngắn hạn-3 tháng năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân Tích Kĩ Thuật Cổ Phiếu AGD
Công ty Cổ phần Gò Đàng
Ngày giao dịch đầu tiên: 07/01/2010
Giá đóng cửa phiên GD đầu tiên(nghìn đồng): 30.0
Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu: 8,000,000
Họ và tên: Phan Thị Dung (STT:04)
Lớp: A1-ĐTCK-TCNH-K46
Giáo viên hướng dẫn: Dương Thị Hồng Vân
Trường đại học Ngoại Thương
Phân tích kĩ thuật cổ phiếu AGD
1. Fibonacci Retracements và trung bình động (MA)
/
Fibonacci Retracements (FR) được xác định trước tiên bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích. Một loạt 9 đường nằm ngang sau đó được vẽ lên tại các mức Fibonacci 0.0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, 161.8%, 261.8%, và 423.6% tương ứng với chiều cao tính từ điểm giá cao nhất đến thấp nhất (một số đường có thể không được vẽ ra khi nằm ngoài quy mô phân tích của đồ thị)
Xét giai đoạn từ 10/7/2010 đến 10/9/2010, đây là khoảng thời gian giá cổ phiếu dao động mạnh trong khoảng 27000 VNĐ đến 42400VNĐ. Nhìn trên đồ thị ta thấy, ngưỡng kháng cự tốt nhất tại đường Fibonacci 61.8% và ngưỡng hỗ trợ xuất hiện tại đường Fibonacci 28.6% tương ứng với 2 mức giá 36000VNĐ và 31100VNĐ. Khoảng thời gian từ 26/7-10/8 giá cổ phiếu suy giảm liên tục theo xu thế giảm mạnh của toàn thị trường, VNINDEX đã rớt mạnh từ 498.1 xuống 461.7 điểm ( tương đương giảm 36.4 điểm). Hiện tại giá của AGD đang được hỗ trợ tại ngưỡng 28.6% nên nhiều khả năng giá cổ phiếu này sẽ đi ngang hoặc giảm nhẹ trong ngắn hạn vì rủi ro chính sách tiềm tàng. Nếu giá tiếp tục giảm xuống với khối lượng giao dịch lớn sẽ tạo ra ngưỡng hỗ trợ và kháng cự mới nằm trên hoặc gần đường FR.
Trung bình động MA: Xác định giá bình quân của chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định, loại bỏ được sự giao động giá hàng ngày. Ý nghĩa của MA: Khắc phục được hạn chế của các dạng đồ thị khó nắm bắt xu hướng chung của giá chứng khoán. Ở đồ thị ngày 23/6/2010 MA ngắn ngày cắt MA dài ngày từ dưới lên, khối lượng giao dịch lớn đột biến 44,060 tương đương với giá trị giao dịch là 1,242,709,000 VNĐ xác định 1 xu thế đảo chiều tăng mạnh với 8 phiên liên tiếp tăng trần. Xu thế tương tự với ngày 30/8/2010, tuy nhiên ở giai đoạn này xu thế không bền vững nên giá cổ phiếu đã giảm sau 4 phiên tăng điểm.
2. MFI, RSI và MACD/
MFI là chỉ số động lượng (momentum indicator), nó đo sức mạnh của dòng tiền vào hoặc ra của cổ phần. Nó liên quan mật thiết với RSI, nhưng ở đó RSI được kết hợp chặt chẽ với đường giá, còn MFI được xem là khối lượng.
RSI (Relative Strength Index) cho biết tình trạng 1 cổ phiếu được mua hoặc bán quá nhiều, do vậy giá biến động một cách bất thường. RSI chỉ ra điểm không thể mua và điểm không thể bán trong thị trường, nó dao động từ 0 đến 100, điển hình nếu dưới 30 là không thể bán, nếu trên 70 là không thể mua.
Dựa vào đồ thị có thể thấy, vào thời điểm 28/7/2010 khối lượng giao dịch tăng đột biến liên tục trong 2 phiên nối tiếp, và việc đường MFI đã vượt qua ngưỡng 80 và RSI đã quá mức 70 điều đó báo hiệu rõ cổ phiếu đang tăng mạnh và được bán quá nhều do tâm lí đám đông mua vào theo giá tăng. Đây là thởi điểm phải bán ra nhanh vì khi được bán quá nhiều, cổ phiểu sẽ có những phiên điều chỉnh giảm là tất yếu, nhìn đồ thị ta có thể thấy được, cổ phiểu có thể tăng thếm được 1,2 phiên sau nhưng sẽ giảm ngay sau đó.
Trong tuần đầu tháng 9 vừa qua, 2 chỉ số MFI và RSI của AGD đều tăng lên 70 và 60 tuy nhiên chỉ số này không bền vững mặc dù khối lượng có tăng nhưng tăng không đột biến. Dòng tiền trong khoảng thời gian này còn do dự do các nhà đầu tư còn dè chừng với những biến động của thị trường do Nghị đinh 71 mới ban hành và việc sửa đổi và bổ sung Thông tư 13.
MACD là 1 từ viết tắt của đường trung bình hội tụ phân kỳ (Moving Average Convergence divergence). Công cụ này được sử dụng để nhận ra những giá trị trung bình động mà có thể chỉ ra cho ta thấy 1 xu hướng mới, bất kể nó đi lên hay đi xuống. Sau cùng ưu thế số 1 của chúng ta trong giao dịch là có thể nhận ra 1 xu hướng, bởi vì đó là nơi là mà hầu hết tiền được tạo ra.
Đồ thị cho thấy tín hiệu mua bán ở các điểm cắt của đường MACD với đường nét đứt màu xanh. Sơ đồ lịch sử giá cho ta thấy nên mua ở điểm 25/6 và 21/8 và nên bán ra ở thời điểm 13/8. Tuy nhiên cũng phải xem xét sử dụng kèm các chỉ số khác để đưa ra quyết định chính xác hơn.
3. Dải Bolliger
/
Bollinger là một công cụ được phát triển bới chính John Bollinger.Đường bao Bollinger được xem là một chỉ sô cho phép người dùng so sánh độ biến động ( volatility) và mức giá tương đối theo thời gian.
Dải Bollinger rộng thể hiện sự biến động giá lớn, cụ thể ở AGD là tháng 7, dải Bollinger đang có xu hướng co hẹp lại trong các tuần cuối tháng 8 thể hiện giá đang giao động hình thành xu hướng đi ngang, đường giá gần dải phía dưới thể hiện bán nhiều.
Dải Bolliger xu hướng mở rộng hơn vào tuần đầu tháng 9. Từ dải Bolliger ta vẽ đường xu hướng dài hạn và ngắn hạn. Mặc dù ta có thể thấy đường giá vượt ra ngoài dải phía trên nhưng bị đánh bật lại ngay do sức mua chưa được phục hồi mạnh và thị trường còn dè dặt. Nhìn vào hình vẽ có thể thấy kênh xu thế dài hạn có thể tăng với ngưỡng hỗ trợ ở mức giá 28.5 nhưng theo xu hướng ngắn hạn thì mức kháng cự là 31.1, do vậy xu thế trong dài hạn là khó có thể tăng và có thể là giá của cổ phiếu sẽ đi ngang hoặc giảm nhẹ trong ngắn hạn.
Kết luận: Nhìn chung ở thời điểm này rủi ro chính sách lớn, nhà đầu tư nên thận trọng xem xét kĩ trước khi đưa ra quyết định mua bán cho đầu tư ngắn hạn.