Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường philippines

Xu thế toàn cầu hóa thương mại đang là những đặc điểm cơ bản của phát triển trên thế giới hiện nay. Đối với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập khối ASEAN, AFTA, hiệp định thương mại Việt- Mĩ và những bước tiếp theo WTO, đã có nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới nhằm trao đổi hàng hóa- dịch vụ, kỹ thuật và thông tin đã tạo cơ sở động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế, đặc biệt là có những chính sách mới để phát triển nông nghiệp nông thôn. Sau hơn mười năm thực hiện chính sách đổi mới, nông nghiệp đã có những kết quả khá tốt, đặc biệt trong sản xuất cũng như xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước thiếu lương thực, nay đã trở thành một nước không chỉ đảm bảo đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có khối lượng xuất khẩu ngày một tăng, là nước đứng thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo, sản lượng gạo của Việt Nam hàng năm tăng, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh các sản phẩm ở từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng lên đều đặn, thị trường được mở rộng liên tục. Việc xuất khẩu gạo góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Mặc dù Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo được 13 năm nhưng hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam còn thấp, chênh lệch về giá xuất khẩu gạo của Việt Nam và thế giới còn lớn. Khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới chủ yếu dựa vào giá thấp, thị trường không ổn định. Hệ thống thu gom xuất khẩu còn yếu kém, đơn lẻ nên chưa phù hợp và đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Vì vậy, để việc sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu gạo đạt hiệu quả thì cần có giải pháp với những chính sách đồng bộ, cần sự phối hợp điều hành của các bộ, ngành có liên quan để tìm ra lối thoát thực sự của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

doc48 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4115 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường philippines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH - MARKETING ĐỀ TÀI: “PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG PHILIPPINES” GVHD : Th.S Quách Thị Bửu Châu LỚP : VB2 - NT01 SVTH : Nguyễn Phương Anh Trần Thế Anh Đặng Trần Bình Nguyễn Thị Minh Hiền Nguyễn Thị Mai Hương Trần Hữu Thọ Nguyễn Thị Kiều Tiên Tháng 03 năm 2011 Mục lục I. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 3 1. Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam 3 2. Tình hình giá cả 9 II. Tình hình nhập khẩu gạo của Philipines trong các năm qua 12 III. Tình hình xuất khẩu gạo của Thái Lan 13 IV. Phân tích lợi thế cạnh tranh sản phẩm gạo của Việt Nam theo mô hình kim cương của Porter 14 A. Nhóm yếu tố thâm dụng 14 1. Yếu tố cơ bản 14 1. Yếu tố tăng cương 17 B. Nhóm điều kiện nhu cầu 19 C. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan 22 D.Chiến lược, cơ cấu, sự cạnh tranh 33 E. Nhóm yếu tố phụ 35 V. Kết luận 45 Các nguồn tham khảo 46 LỜI MỞ ĐẦU Xu thế toàn cầu hóa thương mại đang là những đặc điểm cơ bản của phát triển trên thế giới hiện nay. Đối với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập khối ASEAN, AFTA, hiệp định thương mại Việt- Mĩ và những bước tiếp theo WTO, đã có nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới nhằm trao đổi hàng hóa- dịch vụ, kỹ thuật và thông tin đã tạo cơ sở động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế, đặc biệt là có những chính sách mới để phát triển nông nghiệp nông thôn. Sau hơn mười năm thực hiện chính sách đổi mới, nông nghiệp đã có những kết quả khá tốt, đặc biệt trong sản xuất cũng như xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước thiếu lương thực, nay đã trở thành một nước không chỉ đảm bảo đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có khối lượng xuất khẩu ngày một tăng, là nước đứng thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo, sản lượng gạo của Việt Nam hàng năm tăng, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh các sản phẩm ở từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng lên đều đặn, thị trường được mở rộng liên tục. Việc xuất khẩu gạo góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Mặc dù Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo được 13 năm nhưng hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam còn thấp, chênh lệch về giá xuất khẩu gạo của Việt Nam và thế giới còn lớn. Khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới chủ yếu dựa vào giá thấp, thị trường không ổn định. Hệ thống thu gom xuất khẩu còn yếu kém, đơn lẻ nên chưa phù hợp và đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Vì vậy, để việc sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu gạo đạt hiệu quả thì cần có giải pháp với những chính sách đồng bộ, cần sự phối hợp điều hành của các bộ, ngành có liên quan để tìm ra lối thoát thực sự của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. I.TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM Gạo Việt Nam đã có mặt ở hơn 120 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hạt gạo Việt Nam ngày hôm nay là hạt gạo của hành trình đổi mới, kết tinh công sức, mồ hôi, trí tuệ của 4 nhà: nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp - nhà nước; cùng sáng tạo để có được những giống mới năng suất cao, những vụ mùa bội thu; là hành trình “vật lộn” đối phó với dịch hại, sâu bệnh; là hành trình thích nghi và chống trọi với những “thiên tai dịch họa”, với diễn biến bất thường của thiên nhiên do tác động của biến đổi khí hậu, là hành trình tìm kiếm mở rộng những thị trường mới…Tổng hòa những hành trình của hạt gạo chính là quá trình vận động liên tục không ngừng để khẳng định những giá trị và vị thế của đất nước, con người Việt Nam trên bản đồ thế giới. 6 triệu tấn gạo xuất khẩu và gần 2,5 tỷ USD. Nhắc lại để thấy được đó là những con số hết sức ý nghĩa! Đặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái, an ninh lương thực tiếp tục bị đe dọa nghiêm trọng bởi những “bước chân vô hình và vô tình không báo trước” của biến đổi khí hậu như hạn hán, bão lụt, nước biển dâng; diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp…mới thấu hiểu được rằng “kỳ tích” 6 triệu tấn gạo xuất khẩu xứng đáng được coi là một sự kiện nổi bật của ngành nông nghiệp và của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009 vừa qua. 1. Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam. Gạo Việt nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính, nhưng chủ yếu là sang Philippines; Malaysia; Cu Ba; Singapore. Xuất khẩu sang Philippines đạt kim ngạch lớn nhất với 917,13 triệu USD, chiếm 34,43% kim ngạch; tiếp theo là kim ngạch xuất sang Malaysia đạt 272,19 triệu USD, chiếm 10,22%; rồi đến thị trường Cu Ba 191 triệu USD, chiếm 7,17%; Singapore 133,6 triệu USD, chiếm 5,02%. Kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines tăng đột biến trong tháng 12, đạt 120.300 tấn, trị giá trên 57,7 triệu USD, tăng mạnh tới 3.375,7% so với tháng 11/2009, đưa tổng lượng xuất khẩu cả năm lên trên 1,7 triệu tấn, trị giá hơn 917 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu gạo sang Cuba tháng 12 tuy không lớn bằng xuất sang Malaysia, nhưng mức độ tăng trưởng so với tháng 11 lại tăng mạnh tới 1.175,1%, đạt trên 7,4 triệu USD; đưa tổng kimngạch cả năm 2009 lên trên 191 triệu USD. Xuất khẩu gạo sang thị trường Nam Phi tháng 12 chỉ đạt 584.275USD nhưng cũng đạt mức độ tăng trưởng cao so với tháng 11, tăng 340,96%. Một số thị trường cũng đạt mức tăng trưởng dương so với tháng 11/2009 đó là: kim ngạch xuất sang Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất tăng 91,79%; Australia tăng 75,99%; Malaysia tăng 45,29%; Hồng Kông tăng 44,39%. Thị trường có mức độ sụt giảm kim ngạch mạnh nhất so với tháng 11 đó là kim ngạch xuất khẩu sang Nga tháng 12 chỉ đạt 78.165 USD, giảm mạnh tới 97,81%; tiếp theo là kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan giảm 72,24% so với tháng 11, đạt 2.637.808USD; kim ngạch xuất sang Pháp đạt 90.960USD, giảm 66,68%; Singapore giảm 55,39%. Thị trường xuất khẩu gạo năm 2009 Thị trường Tháng 12 Cả năm 2009 Tăng giảm kim ngạch so với tháng 11/2009 (%) Tổng cộng Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) 5.958.300 2.663.876.861 Philippines 120.300 57.744.000 1.707.994 917.129.956 +3.375,70 Malaysia 85.215 40.409.735 613.213 272.193.107 +45,29 Cu Ba 16.800 7.483.360 449.950 191.035.678 +1.175,71 Singapore 8.057 4.235.637 327.533 133.594.368 -55,39 Đài Loan 5.589 2.637.808 204.959 81.616.149 -72,24 Irắc 0 0 171.000 68.947.000 * Nga 149 78.165 84.646 37.089.136 -97,81 Hồng Kông 4.080 2.271.455 44.599 20.214.664 +44,39 Nam Phi 1.148 584.275 37.253 16.367.271 +340,96 Ucraina 274 115.210 37.562 15.748.696 -32,3 Indonesia 500 315.000 17.786 7.214.255 * Australia 1.129 723.435 8.563 4.925.287 +75,99 Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất 125 70.625 8.645 3.739.820 +91,79 Bỉ 0 0 9.816 3.704.346 * Italia 0 0 8.320 3.150.367 ** Ba Lan 500 201.500 5.994 2.501.848 -15,34 Pháp 240 90.960 3.959 1.951.956 -66,68 Nhật Bản 0 0 4.166 1.725.516 * Tây Ban Nha 64 37.688 4.049 1.600.097 *** Hà Lan 75 45.500 2.863 1.269.711 -6,69 Ghi chú: (*): thị trường tháng 11 và 12 không tham gia xuất khẩu gạo.              (**): thị trường tháng 11 có xuất khẩu gạo, tháng 12 không xuất.            (***): thị trường tháng 12 có xuất khẩu gạo, tháng 11 không xuất. Theo Vinanet Theo Báo cáo thường niên ngành hàng gạo năm 2009 của Công ty cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (AGROMONITOR), xuất khẩu gạo sang các nước châu Á chiếm đến 61,68% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (so với mức 50,8% của năm 2008). Trong đó, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đóng góp hơn một nửa thị phần của toàn khu vực châu Á (chiếm tới 35% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009). Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sang Philippines gần 1,7 triệu tấn gạo, trị giá hơn 912 triệu đô la Mỹ. Thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo của hạt gạo Việt Nam phải kể đến là Malaysia, từ vị trí thứ ba trong năm 2008 đã vươn lên thứ hai với hơn 611.000 tấn, trị giá khoảng 271 triệu đô la. Các quốc gia và lãnh thổ châu Á nằm trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2009 còn có Singapore (329.000 tấn và 134 triệu đô la), Đông Timo (242.000 tấn và 97 triệu đô la), Đài Loan (203.000 tấn và 81 triệu đô la) và Iraq (168.000 tấn và 68 triệu đô la). Châu Á là thị trường xuất khẩu gạo chủ chốt của Việt Nam trong năm 2009 khi có tới sáu trong 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Cụ thể, 10 thị trường có kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam trên 1 triệu đô la và có tốc độ tăng trưởng kim ngạch lớn nhất năm 2009 bao gồm: Kiribati (tăng 10,608%), Campuchia (tăng 2,516%), Li Băng (tăng 2,124%), Hồng Kông (tăng 758%), Mỹ (tăng 714%), Nigeria (tăng 614%), Brunei (tăng 506%), Đài Loan (tăng 493%), Trung Quốc (tăng 397%) và Fiji (tăng 365%). Đáng chú ý là Đài Loan từ vị trí thứ 23 trong bảng xếp hạng năm 2008 đã vươn lên đứng trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2009. Năm 2010 cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn Châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất, khu vực này Việt Nam xuất được 3,238 triệu tấn, chiếm 53,50%, và thị trường nghiên cứu của chúng ta, thị trường Philippines là 1,612 triệu tấn, chiếm 26,64%, Malaysia là 0,667 triệu tấn chiếm 11,02%. Châu Phi là 1,794 triệu tấn, chiếm 29,64%. Châu Mỹ là 455,872 tấn chiếm 7,53%, trong đó thị trường Cuba là 442,910 tấn chiếm 7,32%. Trung Đông là 316,076 tấn chiếm 5,22%. Châu Âu là 201,642 tấn chiếm 3,33%. Còn lại là thị trường Châu Úc chiếm 0,78% tổng số lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Bảng : Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010. Châu Á Châu Phi Trung Đông Châu Mỹ Châu Âu Châu Úc % 53.50 29.64 5.22 7.53 3.33 0.78 Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2010. Bảng : Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2010 ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sản lượng Triệu tấn 5,2 4,9 4,5 4,7 6,1 6,7 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2010. Bảng : Kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2010 ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Kim ngạch Tỷ USD 1,279 1,236 1,511 2,663 2,464 2,912 Qua các biểu đồ trên ta thấy, nếu như sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vào năm 1989 chỉ đạt 1,42 triệu tấn, thì đến những năm gần đây sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hơn gấp 3 lần, đạt mức kỷ lục về xuất khẩu gạo là 5,1 triệu tấn vào năm 2005 và giữ mức ổn định ở các năm về sau. Đặc biệt trong hai năm 2009 và 2010 Việt Nam đã xuất khẩu gạo vược trên mức 6 triệu tấn gạo, và kể từ năm 2008 đến nay, kim ngạch xuất khẩu gạo hàng năm của Việt Nam đã vượt qua con số 2 tỷ USD. Các năm qua Việt Nam đã có sự cải cách lớn về chính sách nhập khẩu, đặt biệt với nông sản thì được mở cửa tối đa, nên tiềm lực thật sự của hạt lúa chính thức được giải phóng dẫn đến hệ thống doanh nghiệp thu mua phát triển, các hợp đồng xuất khẩu thường được đàm phán, ký kết từ đầu mỗi năm, quy mô tăng dần. Hàng loạt cơ sở chế biến, lau bóng gạo ra đời, các doanh nghiệp đầu tư kho bãi, dây chuyền máy móc, phương tiện vận chuyển, cơ sở thu mua ngày một chuyên nghiệp hơn. 2. Tình hình giá cả. Đặc biệt, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường châu Á trong năm 2009 còn được lợi về giá. Tính trung bình năm 2009, trong số 10 nước có kim ngạch nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam thì Philippines là thị trường mà gạo Việt Nam xuất sang đạt mức giá cao nhất với 541,24 đô la/tấn. Trong khi đó, mức giá trung bình xuất sang chín thị trường còn lại chỉ dao động quanh mức 400 đô la/tấn. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Malaysia năm 2009 cũng đạt mức giá khá cao với 439,24 đô la/tấn. Như vậy, liệu trong năm 2010 châu Á có tiếp tục ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam? Tổng nhu cầu nhập khẩu gạo tại khu vực châu Á năm 2010 dự kiến ở mức 14,8 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2009, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Nhu cầu nhập khẩu tăng chủ yếu từ các quốc gia như Iraq (dự kiến tăng 10%), Bangladesh (tăng 185,7%), Philippines (tăng 30%); Ảrập Saudi (tăng 2,2%), Indonesia (tăng 20%), Malaysia (tăng 2,41%)... Ngược lại với xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu tại các nước trong khu vực châu Á, năm 2010 nhu cầu nhập khẩu gạo tại khu vực châu Phi lại được USDA dự báo sẽ giảm 3% so với năm 2009 do triển vọng tăng sản lượng trong niên vụ này. Cụ thể, tại Nigeria, dự kiến lượng nhập khẩu năm 2010 sẽ giảm 15,8%. Các nước khác như Guinea, Mali, Mozambique và Senegal, lượng gạo nhập khẩu trong năm 2010 cũng khó có thể thay đổi đột biến. Và theo Báo cáo thường niên ngành hàng gạo năm 2009 của AGROMONITOR, căn cứ trên tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 2009-2008, có thể khẳng định châu Á với những thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia sẽ vẫn là những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2010. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hơn nữa nhằm giảm sự phụ thuộc vào các đối tác truyền thống cũng như các hợp đồng xuất khẩu do Chính phủ mở đường. Do đó, cần có một cơ chế xuất khẩu gạo mang tính khuyến khích hơn để các doanh nghiệp có thể phát huy khả năng, tìm kiếm thị trường và đối tác mới để xuất khẩu gạo với mức giá có lợi nhất. Lượng gạo xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 II. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU GẠO CỦA PHILIPPINES TRONG CÁC NĂM QUA. Philippines là một quốc gia Đông Nam Á có diện tích khoảng 300.000 km2, về dân số hiện nay dân số của quốc gia này đã tăng gần 100 triệu người. Với đà gia tăng dân số như hiện nay thì khả năng sản xuất lương thực trong nước không thể đáp ứng nhu cầu của thị trường, vì vậy quốc gia này buộc phải tăng cường nhập khẩu gạo hơn nữa để đảm bảo an ninh lương thực của chính phủ Philippines. Bảng : Sản lượng gạo nhập khẩu của Philippines từ năm 2005 đến năm 2010 ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sản lượng Triệu tấn 1,890 1,791 1,900 2,500 2,000 2,600 Philippines là quốc gia bao gồm hàng ngàn hòn đảo, trải dài khoảng 1.200 km, là một nước có thể thuận lợi trong phát triển ngành nông nghiệp. Tuy nhiên hàng năm quốc gia này phải hứng chịu hàng chục cơn bão lớn nhỏ từ biển đông đi qua. Vì vậy ta thấy qua bảng số liệu trên, hàng năm quốc gia này phải nhập khẩu một số lượng lớn gạo để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Gạo nhập khẩu của Philippines phần lớn là nhập từ Việt Nam, một phần nhập từ Thailand, Pakistan, Mỹ, Campuchia…. Hiện nay, ngân sách của chính phủ Philippines dành cho lĩnh vực nông nghiệp rất eo hẹp, và đó là nguyên nhân làm cho diện tích gieo trồng các loại giống gạo cao sản không được mở rộng, theo ông Alcala, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phiplippines, người nông dân Philippines vẫn quen với thói quen canh tác truyền thống, không cho năng suất cao, vì vậy khả năng tăng sản lượng gạo trong nước là không được như mong muốn. Bảng : Sản lượng gạo nhập khẩu của Philippines từ Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010 ĐVT 2008 2009 2010 Sản lượng Triệu tấn 1,611 1,612 2,300 Qua biểu đồ trên ta thấy Philippines chủ yếu nhập khẩu gạo từ Việt Nam, lý do là gạo của Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá rất cao so vời các đối thủ cạnh tranh khác như Thailand, Mỹ hay Pakistan…. III. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA THAILAND TRONG CÁC NĂM QUA. Thailand là một quốc gia Đông Nam Á có diện tích gần 514.000 km2, dân số khoảng 64 triệu người, là một nước nông nghiệp. Trong các năm gần đây Thailand là quốc gia chiếm vị trí số 1 về xuất gạo, trong 3 năm gần đây, số lượng gạo mà quốc gia này xuất khẩu hàng năm đạt từ 8 đến 9 triệu tấn gạo, đặt biệt trong năm 2011, dự báo lần đầu tiện quốc gia này sẽ xuất khẩu gạo vượt con số 10 triệu tấn gạo. Thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của Thailand là các quốc gia Châu Phi, trong đó quốc gia Nigeria là quốc gia nhập khẩu gạo từ Thailand nhiều nhất, trong 2 năm 2009 và năm 2010 quốc gia này đã nhập khẩu gạo từ Thailand trên 1 triệu tấn gạo hàng năm. Thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Thailand là quốc gia Benin, hàng năm quốc gia này nhập khẩu gạo từ Thailand khoảng 800 ngàn tấn gạo. Bảng : Sản lượng gạo xuất khẩu khẩu của Thailand từ năm 2005 đến năm 2010 ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sản lượng Triệu tấn 7,274 7,376 9,557 9,9969 8,522 8,800 Thị trường Philippines nhập khẩu gạo từ Thailand không nhiều, lý do là gạo của Thailand là loại gạo cấp cao, có giá cao nên hầu như không phù hợp với thị trường Philippines. Các loại gạo cấp thấp, ví dụ như gạo 25% tấm, hàng năm Thailand xuất khẩu vào thị trường Philippines khoảng vài trăm ngàn tấn. Bảng : Sản lượng gạo nhập khẩu của Philippines từ Thailand từ năm 2008 đến năm 2010 ĐVT 2008 2009 2010 Sản lượng Triệu tấn 0,426 0,560 0,156 Qua biểu đố trên ta thấy, gạo mà quốc gia Philippines nhập khẩu từ Thailand là không nhiều, lý do là gạo của Thailand có khả năng cạnh tranh về giá kém so với gạo của Việt Nam hay một số đối thủ cạnh tranh khác. Vì vậy để tăng cường xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines, Thailand cần phải đa dạng hơn nữa các sản phẩm gạo xuất khẩu của mình. IV. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM GẠO CỦA VIỆT NAM SO VỚI GẠO CỦA THÁI LAN THEO MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA PORTER. A. Nhóm yếu tố thâm dụng: 1 Yếu tố cơ bản: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Việt Nam có diện tích 330,212 km2. Với 2 vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Việt Nam có bờ biển dài thuận lợi cho giao thông và chuyên chở đường biển, thuận lợi cho xuất khẩu. Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Các loại đất của Việt Nam rất thích hợp với việc trồng lúa cũng như là điều kiện cơ bản để phát triển xuất khẩu lúa, gạo của nước ta. Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng lúa. Do vậy, cây lúa là cây lương thực truyền thống. Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước xa xưa. Nên người Việt Nam đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm canh tác lúa, làm nền tảng cho việc trồng lúa hướng đến xuất khẩu. Việt Nam cũng là một trong những nước tham gia xuất khẩu gạo tương đối sớm so với nhiều nước xuất khẩu khác trên thế giới. Việt Nam có một mạng lưới hệ thống sông ngòi đa dạng phong phú, 2 sông lớn nhất là sông Hồng và sông Cửu Long tạo nên 2 vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Việt Nam là nước có lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao: trên 70% lực lượng lao động cả nước. Thu nhập bình quân đầu người thấp, giá nhân công rẻ. Điều này làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có giá thành thấp, tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới. Việt Nam có thể tận dụng ưu thế về đất đai, khí hậu và lao động để sản xuất những sả
Luận văn liên quan