Việt nam tụt 5 bậc về môi trường kinh doanh
Thứ Năm, 09/09/2010
• Trong danh sách những quốc gia và vùng lãnh thổ tốt nhất cho công việc kinh doanh của Forbes, Việt Nam đứng thứ 11 từ dưới lên trong tổng số 128 nước, tụt 5 bậc so với năm ngoái.
• Những khía cạnh được đánh giá cao hơn bao gồm cải cách, xếp hạng 52, kỹ thuật đứng thứ 68. Theo tính toán của Forbes, Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người hàng năm 2.900 USD và tỷ lệ nợ công trên GDP là 53,7%.
19 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích môi trường kinh doanh việt nam
I : Các số liệu thống kê và đánh giá môi trường kinh doanh của việt nam :
Trong báo cáo Doing Business 2010 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thì Việt Nam xếp thứ 93, tụt 2 bậc so với năm trước.
Trong báo cáo này thì top 10 nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt là Singapore, New Zealand, Hong Kong, United States, United Kingdom, Denmark, Ireland, Canada, Australia, và Norway. Việt Nam nằm chung nhóm với một số nước như Grenada, ghana, Moldova, Kenya. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều giảm thứ hạng. Trung Quốc vẫn trên hạng Việt Nam 5 bậc. So sánh Việt Nam với một số nước trong khu vực ASEAN:Singapore: 1Thailand: 12Malaysia: 23Vietnam: 93Indonesia: 122Philippines: 144Laos: 167.
Trong báo cáo phân tích môi trường kinh doanh năm nay, Việt Nam đã cải thiện được 2 lĩnh vực. Đó là, cắt giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25% và loại bỏ thuế thu nhập bổ sung đối với hoạt động chuyển nhượng đất đai. Việt Nam cũng đã áp dụng thủ tục hải quan mới, đẩy nhanh giao dịch thương mại quốc tế, là một phần trong kế hoạch cải thiện sau khi gia nhập WTO.Tuy nhiên, điều này không giúp Việt Nam cải thiện thứ hạng khi hầu hết các tiêu chí khác đều xấu đi như thành lập doanh nghiệp chẳng hạn
Các tiêu chí Việt Nam sụt giảm gồm:- thành lập một doanh nghiệp: 109 xuống 116- giải quyết vấn đề giấy phép xây dựng: 67 xuống 69- tuyển dụng: 100 xuống 103- đăng ký tài sản: 37 xuống 40- tín dụng: 27 xuống 30- bảo vệ nhà đầu tư: 171 xuống 172- nộp thuế: 140 xuống 147- ngoại thương: 73 xuống 74- giải thể: 126 xuống 127
Tiêu chí duy nhất thăng hạng là:- thực thi hợp đồng: 39 lên 32
Việt nam tụt 5 bậc về môi trường kinh doanh
Thứ Năm, 09/09/2010
Trong danh sách những quốc gia và vùng lãnh thổ tốt nhất cho công việc kinh doanh của Forbes, Việt Nam đứng thứ 11 từ dưới lên trong tổng số 128 nước, tụt 5 bậc so với năm ngoái.
Những khía cạnh được đánh giá cao hơn bao gồm cải cách, xếp hạng 52, kỹ thuật đứng thứ 68. Theo tính toán của Forbes, Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người hàng năm 2.900 USD và tỷ lệ nợ công trên GDP là 53,7%.
Forbes nhận định tấm vé gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO năm 2007 đã đảm bảo cho Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn vào thị trường thế giới và củng cố quá trình cải cách kinh tế trong nước. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần từ 25% năm 2000 xuống còn 21% năm 2009. Tỷ lệ đói nghèo được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
II : Đánh giá về môi trường kinh doanh của việt nam
BMI ĐÁNH GIÁ CAO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM
Trong báo cáo về cơ sở hạ tầng của Việt Nam quý II/2010, Trung tâm chuyên theo dõi môi trường kinh doanh toàn cầu Business Monitor International (BMI) nhận định môi trường kinh doanh của Việt Nam đang được cải thiện rõ rệt.
Hãng tin Bernama của Malaysia trích dẫn nguồn tin của BMI nhận định, vốn đầu tư nước ngoài gia tăng là bằng chứng cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trong quá trình cải thiện môi trường kinh doanh.
Còn trong báo cáo về cơ sở hạ tầng của Việt Nam quý II năm nay đăng trên Companiesandmarkets.com, BMI cũng nhận định, Việt Nam có nhiều dự án quan trọng về cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển đường sá và năng lượng. Việt Nam bắt đầu chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ hơn khi các điều kiện kinh tế được cải thiện.
10 chủ đề nóng nhất của môi trường kinh doanh Việt Nam
Thứ nhất, các vấn đề toàn cầu và bộ mặt khủng hoảng tài chính hiện nay.
Môi trường kinh doanh toàn cầu đang gặp phải những khó khăn như: tăng trưởng kinh tế suy giảm, một số vấn đề của công ty tài chính toàn cầu tác động lên dòng tài chính; tốc độ xuất khẩu đang bị chậm lại… Tuy nhiên, so với các khu vực khác, Châu Á vẫn là khu vực có khả năng tăng trưởng mạnh. “Tác động của cuộc khủng hoảng này sẽ còn tồn tại trong một thời gian nữa, các quốc gia Châu Á sẽ ít bị tác động hơn là các nước Châu Âu và Châu Mỹ la tinh vì không phải chịu nhiều ảnh hưởng từ nguồn tài chính bên ngoài”.
Thứ hai, những bất ổn định về kinh tế vĩ mô.
Lạm phát cao đã tác động lên khả năng cạnh tranh và toàn thể xã hội. Những khó khăn về đảm bảo các khoản tín dụng, tài chính đi vay và ngoại hối, thâm hụt tài khoản vãng lai, giảm giá trị thương mại, không duy trì liên tục thành …là những khó khăn của Việt Nam. Lạm phát trong nước tăng cao một phần do Chính phủ chưa có những bước can thiệp nhanh chóng và không ngoại trừ do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động vào như sự gia tăng của giá cả, lương thực, xăng dầu, khoáng sản… Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn có những lợi thế của mình như: Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – khu vực được đánh giá là tăng trưởng cao nhất trên thế giới, nên việc làm và thu nhập có sự tăng trưởng mạnh mẽ, công nghiệp cũng phát triển mạnh…Do đó, một số chỉ tiêu kinh tế chủ chốt được dự báo vẫn duy trì tốc độ phát triển
Thứ ba, đổi mới các mạng lưới sản xuất trong khu vực và các kết nối khác.
Về thách thức, có thể thấy Việt Nam chậm chuyển giao công nghệ và các kỹ năng, thiếu các kỹ năng nổi bật, không phát triển các kỹ năng cần thiết để có thể tham gia vào các mạng lưới sản xuất trong khu vực có giá trị cao hơn. Nhưng Việt Nam có nhiều thuận lợi là nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới, kỹ năng và bí quyết. Ngoài ra, môi trường kinh doanh thương mại và đầu tư trong khu vực Châu Á phát triển mạnh hơn thương mại Châu Á với các nước ngoài khu vực, việc hội nhập với các mạng lưới sản xuất trong khu vực, các công ty tầm cỡ quốc tế đang nổi lên ở Châu Á cũng là những điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam phát triển.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng.
Vấn đề cung cấp điện, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, độ tin cậy, chi phí cũng như công việc hậu cần là những thách thức mà Việt Nam gặp phải. Hiện nay, chi phí container (xuất khẩu) của Việt Nam đang cao hơn so với một số nước như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc. Yếu tố này sẽ làm hạn chế sức cạnh tranh của Việt Nam trong thương mại quốc tế. Nhưng ngược lại, Việt Nam cũng đang có những thuận lợi đáng kể, đó là một lượng lớn vốn FDI của nước ngoài đang đổ vào Việt Nam để đầu tư cơ sở hạ tầng.
Thứ năm, nguồn nhân lực.
Những khó khăn có thể nhìn thấy là chi phí nguồn nhân lực ngày càng tăng, đa số vẫn còn thiếu kỹ năng, thiếu các giám đốc điều hành, chậm chạp trong việc cải cách đào tạo, dạy nghề, và sau đại học …. Thế nhưng, Việt Nam có lợi thế là tỷ lệ biết chữ khá cao, kỹ năng tính toán giỏi, có tham vọng học hỏi các kỹ năng mới, dân số trẻ và tỷ lệ phụ thuộc thấp. Đây sẽ là những thuận lợi cơ bản để phát triển nguồn nhân lực mới ở Việt Nam.
Thứ sáu, thị trường bất động sản, xây dựng.
Khó khăn của Việt Nam là ít các giao dịch, giá cả bất động sản đang giảm sút, huy động vốn khó khăn, chi phí xây dựng tăng, chậm tiến độ, ... Thế nhưng, Việt Nam lại có những thuận lợi là giá cho thuê văn phòng tương đối cao, đặc biệt là ở các trung tâm thương mại, khoản nợ về tài chính tương đối nhỏ, sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu đô thị, sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản của Việt Nam…
Thứ bảy, tài chính, quản trị doanh nghiệp.
Tỷ lệ lãi suất cao, tính thanh khoản thấp, sự tự tin của các nhà đầu tư yếu, thị trường vốn yếu, quản lý công ty kém, kỹ năng của giám đốc điều hành chưa cao là những khó khăn mà Việt Nam gặp phải. Nhưng, bù lại, vẫn có những thuận lợi nhất định như khối ngân hàng đang phát triển, xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán, dòng tiền FDI và lượng tiền gửi lớn, quỹ đầu tư đang phục hồi,…
Thứ tám, khung pháp lý cho doanh nghiệp.
Khó khăn là giám sát chất lượng còn yếu kém đối với việc ban hành các chính sách, quy định mới; thiếu thống nhất trong các điều khoản quy định; yếu kém trong thực thi; sự can thiệp khá nhiều của các thủ tục hành chính. Đổi lại, Việt Nam rất tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng và khối dịch vụ, cải thiện khả năng quản lý của các doanh nghiệp Nhà nước và giới hạn cho vay đối với các doanh nghiệp này.
Thứ chín, đô thị hoá.
Thuận lợi của Việt Nam là phát triển đô thị gia tăng, mở rộng quy mô các ngành kinh tế cùng với sự đô thị hoá đã tạo ra một số thị trường mới (tầng lớp trung lưu)… Song những khó khăn cũng không nhỏ: số lượng hộ gia đình ở các khu vực đô thị sẽ gia tăng nhanh chóng, dẫn đến áp lực về cơ sở hạ tầng và xã hội - nguy cơ tiềm tàng của các tác động tới môi trường..
Thứ mười là vấn đề bảo vệ môi trường và trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp.
Sự nóng lên của kinh tế toàn cầu có thể có những tác động tiêu cực lớn đến Việt Nam: Không khí đô thị sẽ bị ô nhiễm, chất lượng nước cũng bị giảm đi. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội để Việt Nam học hỏi từ các nước trên thế giới, cơ hội cho các công ty có thương hiệu học cách ứng xử thân thiện với môi trường, nâng cao năng lực quản lý nguồn nhân lực quốc gia.
III : Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
1.Việt Nam cần thận trọng khi vay tiền làm “siêu” dự án
Việt Nam cần phải cân nhắc rất thận trọng về việc thực hiện các “siêu” dự án đòi hỏi các nguồn vốn huy động lên tới hàng trăm tỉ USD. Để thực hiện các “siêu” dự án, Việt Nam phải lệ thuộc rất nhiều vào việc huy động một lượng vốn khổng lồ, trong đó có nguồn vốn ODA. Như để đánh giá khoản vay 56 tỉ USD cho dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM có phải là một sự đầu tư hợp lý hay không, Việt Nam cần cân nhắc rất nhiều về các yếu tố như tăng trưởng GDP, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, các dòng tiền... để tránh việc phải chịu một khoản nợ khổng lồ ngay từ đầu.
2. Môi trường thương mại ở Việt nam tiến bộ nhanh nhất
Việt Nam lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố. Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay trong bảng chỉ số có tên Enabling Trade Index (ETI), Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu. Theo sau hai nền kinh tế châu Á này là ba nước châu Âu, Đan Mạch, Thụy Điển và Thụy Sỹ.
Riêng đối với Việt Nam, WEF ghi nhận: “Việt Nam là một trong số các nước đã cải thiện thứ hạng một cách mạnh mẽ nhất, tăng 18 bậc để lên đến hạng 71". Theo bà Margareta Drzeniek Hanouz, chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Mạng lưới Cạnh tranh Toàn cầu và là đồng tác giả công trình nghiên cứu của WEF, đó là kết quả của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007.
3.Nhà đầu tư lạc quan với thị trường Việt Nam
Việt Nam được đánh giá cao về điều kiện xã hội và chính trị ổn định, thị trường có quy mô tiềm năng tăng trưởng cao, nguồn nhân lực có chi phí thấp.
4. Việt Nam – thị trường đang lên
VN đã thành công trong việc cải thiện thâm hụt thương mại và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được giải ngân mạnh đã làm dịu đi sự lo lắng của các nhà đầu tư. Ngân hàng trung ương đã thắt chặt chính sách bằng cách xóa bỏ mức lãi suất trần đối với khoản vay từ trung hạn đến dài hạn. Xu hướng cải thiện thâm hụt thương mại phần nào xoa dịu những lo lắng của các nhà đầu tư. Mặc dù yếu tố mùa vụ cũng có một vai trò, nhu cầu do vay tín dụng tạo ra để mua sắm các mặt hàng như xe hơi đã giảm dần và ngành xuất khẩu đang thu được lợi nhuận do nhu cầu từ bên ngoài .Chiến lược phát triển dài hạn ở VN tương đối tốt. Nếu chúng ta tính đến việc các nguồn đầu tư khá đều, cùng với hiện trạng dân số VN khá trẻ và cần cù lao động thì tương lai kinh tế VN sẽ phát triển khá ổn định.
5. Việt Nam có lợi thế kinh doanh cao
Tốc độ tăng trưởng kinh doanh cao, thị trường lớn, chi phí đầu tư thấp…, Việt Nam là một đối tác kinh doanh rất hấp dẫn của các nhà đầu tư.
6. Việt Nam đứng thứ 3 trong chỉ số lòng tin kinh doanh
Thông tin trên vừa được Ngân hàng Anh quốc HSBC công bố sau khi tiến hành khảo sát tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Việt Nam là nơi được các doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng làm ăn
Theo bảng xếp hạng Chỉ số lòng tin kinh doanh, với thang điểm từ 0-200, Việt Nam được 132 điểm – đứng thứ 3 sau Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (134 điểm) và Ấn Độ (133 điểm), nhưng cao hơn rất nhiều so với các nền kinh tế xếp sau như Hongkong hay Singapore (111 điểm) - hai trung tâm kinh doanh lớn tại châu Á.
Được biết, Chỉ số lòng tin kinh doanh của người tiêu dùng ở mức cao khi các điều kiện kinh tế khả quan hơn. Với vị trí thứ 3, Việt Nam là nơi được giới doanh nhân nước ngoài tin tưởng làm ăn và kỳ vọng vào một nền kinh tế ngày càng phát triển.
IV : Vai trò của nhà nước góp phần cải thiện thêm môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
Nhà nước tạo điều kiện cải thiện môi trường kinh doanh:
Nghị định 102/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 1-10-2010, hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp có hiệu lực, thay thế cho Nghị định 139/2007/NĐ-CP, nhằm tạo điều kiện cho người đầu tư, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có liên quan thực hiện nhất quán, dễ dàng và hiệu quả các nội dung có liên quan của Luật doanh nghiệp, góp phần cải thiện thêm môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
Để tạo lập và thúc đẩy các cơ hội bình đẳng và không phân biệt đối xử trong cạnh tranh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, tránh những hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, doanh nghiệp, khuyến khích sản xuất và xuất khẩu Nhà nước cần phân định rõ quản lý vĩ mô của Nhà nước với quản lý kinh doanh của các đơn vị kinh tế, xây dựng cơ chế điều tiết vĩ mô có hiệu quả. Nhà nước thực hiện việc hướng dẫn, giám sát uốn nắn những lệch lạc và bổ khuyết những nhược điểm của kinh tế thị trường, nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể thị trường được tự chủ, nhưng quyền tự chủ được thể chế hoá thành pháp luật.Vì vậy, Nhà nước sớm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế một cách đồng bộ, bao trùm mọi hoạt động kinh tế, bao gồm các quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ và các hoạt động kinh tế. Đó là:
Cải thiện quan hệ đối tác
Bên cạnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam rất cần tạo môi trường thu hút các chuyên gia nước ngoài có chuyên môn cao đến làm việc. Với việc duy trì là một trong số 13 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, Việt Nam đang đứng trước một cơ hội rất lớn để thu hút nguồn vốn và nguồn nhân lực nước ngoài một khi kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi.
Hoàn thiện khung pháp lý
- Pháp luật về các loại hình công ty và doanh nghiệp, tức là về sự hình thành, phát triển và điều chỉnh các chủ thể cơ bản của kinh tế thị trường.
- Pháp luật về hợp động kinh tế trong nước và quốc tế, nêu lên những nguyền tắc điều chỉnh của quan hệ, giao dịch giữa các chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất – kinh doanh.
- Pháp luật về đầu tư và thị trường vốn, quy định về tổ chức và xúc tiến hoạt động của thị trường vốn, khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Pháp luật về tín dụng, ngân hàng.
- Pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô như kế hoạch hoá, ngân sách, thuế, quản lý thị trường, kiểm soát giá cả xuất nhập khẩu và tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá.
- Pháp luật về giải quyết các tranh chấp kinh tế và phá sản, về trọng tài và toà án kinh tế nhằm bảo đảm thực hiện các hợp đồng và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh tế và người lao động.
- Sớm ban hành pháp lệnh về thương mại điện tử nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sớm bắt kịp xu thế tất yếu của thương mại điện tử của EU và trên thế giới, đồng thời nhằm đem lại những lợi ích to lớn và thiết thực cho chính phủ, cho doanh nghiệp và cả cho người tiêu dùng.
- Khuôn khổ pháp lý trong nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có thể quy gộp thành 3 mảng:
Mảng thứ nhất là chế độ pháp lý để các doanh nghiệp ra đời và hoạt động (như Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật phá sản...)
Mảng thứ hai là khuôn khổ pháp lý về chức năng hoạt động của doanh nghiệp như Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật hoặc Nghị định về cơ chế tài chính doanh nghiệp, các luật thuế liên quan.
Mảng thứ ba là thể chế hành chính quy định quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của từng cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Hệ thống quy phạm pháp luật trên đây nhằm nhiều mục đích, trong đó cơ bản là tạo ra khung pháp lý cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và với các đối tác EU nói riêng.
- Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DN nhà nước kém liệu quả, tạo điều kiện cho khối DN này thực sự bước vào kinh tế thị trường. Hình thành các loại hình DN mới như mô hình công ty mẹ - con... tạo điều kiện dễ dàng chuyển đổi loại hình DN. Do trong quá trình hoạt động sự biến động về tổ chức, nhân thân chủ DN và môi trường kinh doanh, các DN có nhu cầu chuyển đổi từ loại hình này sang loại hình khác trong khi vẫn giữ hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Các giải pháp hợp nhất, chia tách DN thường xuyên đòi hỏi các thủ tục pháp lý tưởng ứng...
Nhà nước ta chủ trương thực hiện sự bình đẳng giữa các DN trong quá trình phát triển nền kinh tế đa thành phần. Tuy nhiên, do yêu cầu của thực tiễn đổi mới, hệ thống luật pháp điều chỉnh DN ban hành vào các thời điểm khác nhau, dẫn đến tình trạng chưa được bình đẳng thực sự vẫn còn có DN độc quyền kinh doanh cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi và thủ tục dễ dàng hơn để phát triển sản xuất các ngành ưu tiên... Điều đó đă kìm hãm sự phát triển DN và không phù hợp với xu hướng đổi mới thực hiện cơ chế thị
trưởng, mở cửa hội nhập.
Để thực hiện môi trường bình đẳng trong kinh doanh, Nhà nước sớm ban hành Luật Khuyến khích cạnh tranh và Chống độc quyền, mở rộng quyền kinh doanh cho các loại hình DN... Đồng thời từng bước xoá bỏ chính sách bảo hộ về thuế và thực hiện các quy đinh đối xử quốc gia phù hợp với tiến trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế
- Ngoài vấn đề hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật cho thích ứng với quy định của WTO, Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định bằng cách xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, quan trọng nhất là giao thông vận tải, thông tin liên lạc; kết cấu hạ tầng xã hội và các dịch vụ công cộng như an ninh, dịch vụ tài chính tín dụng... Kết cấu hạ tấng kinh tế - xã hội tốt sẽ khuyến khích các DN sản xuất kinh doanh tạo rõ những sản phẩm có sức cạnh tranh, khuyến khích được xuất khẩu.
Tạo cơ hội tiếp cận vốn:
Nhà nước tham gia quản trị doanh nghiệp ở tầm vĩ mô đã được nhiều chuyên gia kinh tế nhắc đến. Bởi vì, mọi chính sách của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến thành bại của doanh nghiệp và môi trường đầu tư nói chung.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mà Chính phủ buộc phải hạ thấp chỉ tiêu như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam cần đảm bảo mức thâm hụt thương mại ở mức có thể chấp nhận được. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận được sự hỗ trợ cần thiết để duy trì tính cạnh tranh trong môi trường – nơi mà nhu cầu tiêu dùng thế giới đối với sản phẩm tiêu dùng đang giảm mạnh. Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu, đặc biệt là các công ty có quy mô vừa, rất cần được tiếp cận nguồn vốn tín dụng hợp lý và hiệu quả.
SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWOT ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
Giới thiệu về KFC:
KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICHKEN Thịt gà rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ). Đây là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới. Hiện Restaurant đã có tới 34 nghìn nhà hàng trên toàn cầu. Thị trường châu Á, đang là thị trường tiềm năng, phát đạt nhất của Restaurant.
Sau thành công ở Trung Quốc, thương hiệu gà rán KFC tiếp tục, mở rộng phát triển ra thị trường nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
- Những cơ hội (O)
Nhu