Phân tích môi trường vi mô và vĩ mô của ngân hàng vietcombank theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh và mô hình pestle. từ đó tìm hiểu về các điểm mạnh – Diểm yếu – Cơ hội – Thách thức theo mô hình swot đối với ngân hàng

Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập ngành. Theo đó, nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các ngân hàng ngoại: Theo cam kết mở cửa ngành ngân hàng thì khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngành ngân hàng đã, đang và sẽ có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam. Tuy nhhieen khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài có vốn cổ phần trong các ngân hàng trong các ngân hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất định sẽ còn tăng lên trong tương lai. Nguy cơ từ các ngân hàng nội: Các NHTM mới tham gia thị trường sẽ có những lợi thế quan trọng như: (i) Mở ra những tiềm năng mới bằng cách đem vào ngành những năng lực sản xuất mới; (ii) Có động cơ và tham vọng giành được thị phần; (iii) Đã tham khảo kinh nghiệm từ những NHTM đã và đang hoạt động; (iv) Có được những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trường Ngược lại, các NHTM hiện tại chưa có thể có được thông tin cụ thể, chính xác về chính sách và sức mạnh của các ngân hàng mới, cũng như khó có thể đưa ra chiến lược ứng phó hiệu quả. Như vậy, bất kể thực lực của các đối thủ tiềm tàng là thế nào, thì các NHTM hiện tại đã thấy một mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ.

doc15 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 23269 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích môi trường vi mô và vĩ mô của ngân hàng vietcombank theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh và mô hình pestle. từ đó tìm hiểu về các điểm mạnh – Diểm yếu – Cơ hội – Thách thức theo mô hình swot đối với ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ VÀ VĨ MÔ CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK THEO MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH VÀ MÔ HÌNH PESTLE. TỪ ĐÓ TÌM HIỂU VỀ CÁC ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU – CƠ HỘI – THÁCH THỨC THEO MÔ HÌNH SWOT ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG A – Môi trường bên ngoài I. Đánh giá tác động của môi trường vi mô đến năng lực cạnh tranh của VCB theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 1. Tác nhân từ phía các đối thủ tiềm ẩn Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập ngành. Theo đó, nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các ngân hàng ngoại: Theo cam kết mở cửa ngành ngân hàng thì khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngành ngân hàng đã, đang và sẽ có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam. Tuy nhhieen khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài có vốn cổ phần trong các ngân hàng trong các ngân hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất định sẽ còn tăng lên trong tương lai. Nguy cơ từ các ngân hàng nội: Các NHTM mới tham gia thị trường sẽ có những lợi thế quan trọng như: (i) Mở ra những tiềm năng mới bằng cách đem vào ngành những năng lực sản xuất mới; (ii) Có động cơ và tham vọng giành được thị phần; (iii) Đã tham khảo kinh nghiệm từ những NHTM đã và đang hoạt động; (iv) Có được những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trường… Ngược lại, các NHTM hiện tại chưa có thể có được thông tin cụ thể, chính xác về chính sách và sức mạnh của các ngân hàng mới, cũng như khó có thể đưa ra chiến lược ứng phó hiệu quả. Như vậy, bất kể thực lực của các đối thủ tiềm tàng là thế nào, thì các NHTM hiện tại đã thấy một mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ. Do vậy nhận diện được các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là hết sức quan trọng để thiết lập những “rào cản ngăn chặn” trước khi nó có thể xâm nhập. Các rào cản này có thể là xây dựng lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm dịch vụ hiệu quả và khác biệt của ngân hàng, xây dựng thương hiệu bền vững, thiết lập các phân khúc thị trường mục tiêu, khai thác các lợi thế cạnh tranh của ngân hàng về chi phí thấp, quy mô lớn hoặc thông qua các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước. Khi đó các ngân hàng mới sẽ mất chi phí chuyển đổi rất lớn để lôi kéo khách hàng và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không. 2. Tác nhân từ phía các đối thủ cạnh trạnh Có thể nói đây là mối lo thường trực của các NHTM trong kinh doanh khi mà hành động của một đối thủ này để khai thác nhiều hơn “chiếc bánh thị trường” thì sẽ nhận được sự đáp trả của đối thủ khác để giành lại phần thị trường bị mất. Và như vậy ngân hàng nào chiến thắng trong cạnh tranh thì sẽ được ưu đãi hơn khi chia sẻ chiếc bánh này Tuy nhiên nếu cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành quá mãnh liệt thì nguy cơ chiến trnah giá xảy ra, thi trường bị thu hẹp, lợi nhuận bị giảm sút. Do đó xu hướng cạnh tranh trong tương lai là giành lấy cơ hội chứ không phải là giành thị phần. Tóm lại, chính sự tồn tại của các đối thủ cạnh tranh này ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTM trong tương lai nhưng là động lực thúc đẩy ngân hàng phải quan tâm thường xuyên đến đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đem đén cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất để chiến thắng trong cạnh tranh. 3. Tác nhân từ phía khách hàng Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành NH là tất cả các ca nhân, tổ chức kinh tế hay người tiêu dùng kể cả các NHTM khác vừa là người mua các sản phẩm dịch vụ thông qua hình thức tài trợ của ngân hàng, vừa là người bán các sản phẩm dịch vụ cho NH thông qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao dịch, hay cho vay liên ngan hàng… Chính đặc điểm này đã tạo áp lực không nhỏ cho NH khi mà những người bán yêu cầu nhận được lãi suất cao hơn còn những người mua mong muốn chi phải trả chi phí nhỏ hơn thực tế. Khi đó NH sẽ phải đối mạt với nhiều mâu thuẫn, điển hình là bằng cách thuhuts được nguồn vốn rẻ nhất trong khi vẫn phải đảm bảo hoạt động sử dụng vốn của NH hiệu quả và tạo lợi nhuận cao. Nếu NH huy đọng nhiều mà giải ngân ít do ít nhu cầu vay thì sẽ bị ứ đọng vốn, không sinh lãi, khả năng trả lại tiền cho khách hàng gửi tiền sẽ bị hạn chế. Điều này đặt ra cho NH nhiều khó khăn trong việc định hướng cũng như đề xuất chiến lược hoạt động trong tương lai. Khả năng thương lượng của người đi vay: Mối đe dọa cạnh tranh của NH sẽ lớn hơn nếu người mua ở vị thế yêu cầu giá thấp hoặc yêu cầu cung cấp những dịch vụ tốt hơn. Quyền lực này của người mua có được khi ngành kinh doanh được tạo nhiều bởi nhà cung cấp nhỏ và số ít những người mua, khách hàng mua giao dịch với khối lượng lớn và chi phí chuyển đổi giữa các nhà cung cấp là thấp. Khả năng thương lượng của người gửi tiền:Những người bán được xem là mối đe dọa khi họ yêu cầu tăng giá hoặc giảm chất lượng đầu vào, do đó làm giảm khả năng sinh lợi của công ty và ngược lại nếu nhà cung cấp yếu thì công ty có thể mua được với mức giá thấp hơn hoặc yêu cầu chất lượng cao hơn. Quyền lực của người gửi tiền sẽ lớn hơn nếu: sản phẩm của nhà cung cấp ít có khả năng thay thế và quan trọng đối với ngân hàng, ngân hàng không phải là một khách hàng quan trọng của nhà cung cấp, chi phí chuyển đỏi giữa các nhà cung cấp tương đối cao, đe dọa hội nhập gia tăng áp lực cạnh tranh xuôi chiều về phía ngành và trực tiếp đối với ngân hàng, các ngân hàng khó có thể đe dọa ngược trở lại phía nhà cung cấp để đáp ưng đầu vào. 4. Quyền lực của các nhà cung cấp Quyền lực NHNN Việt Nam: Hệ thống NHTM nói chung và Vieetcombank nói riêng phụ thuộc và bị tác động của các chính sách của NHNN thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khâu, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất và quản lý dự trữ ngoại tệ… Ngoài ra do mức độ tập trung ngành, đặc điểm hàng hóa - dịch vụ, tính chuyên biệt hóa sản phẩm dịch vụ mà quyền lực thương lượng lúc này nghiêng về NHNN Quyền lực đại cổ đông: Hầu hết các NH Việt Nam đều nhận đầu tư của một ngân hàng khác. Do đo quyền lực của nhà đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều nếu như họ cổ phần và việc sáp nhập với ngân hàng được đầu tư có thể xảy ra. Ở một khía cạnh khác, ngan hàng đầu tư sẽ có một tác động nhất định đến chiến lược kinh doanh của ngân hàng được đầu tư. Vietcombank có sự liên doanh, lien kết với nhiều NH khác để hỗ trợ nhau cùng phát triển nhưng do Vietcombank là NH hàng đầu tại Việt Nam nên quyền lực thương lượng vẫn nghiêng về VCB. Quyền lực nhà cung cấp thiết bị: Hiện tại ở Việt Nam các NH thường tự đầu tư thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, NH sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu. Đánh giá chung: Các NH tại Việt Nam hiện đang cạnh tranh rất gay gắt với nhau từng phần lãi suất, từng miếng thị phần một, đặc biệt là đối với các ngân hàng cùng lớp hay cùng nhóm. Tuy nhiên mức lợi nhuận cao, sự quan trọng và xu hướng phát triển mạnh trong tương lai của ngành NH vẫn là những nhân tố hấp dẫn nhà đầu tư. 5. Nguy cơ bị thay thế Sự ra đời ồ ạt cuả các tổ chức tài chính trung gian đe dọa lợi thế của các NHTM khi cung cấp các dịch vụ tài chính cũng như các dịch vụ truyền thống vốn vẫn do các NHTM đảm nhiệm. Các trung gian này cung cấp ra thị trường những sản phẩm mang tính khác biệt và tạo điều kiện cho người mua có cơ hội lựa chọn đa dạng hơn, thi trường tài chính mở rộng hơn. Điều này tất yếu sẽ làm giảm tốc đọ phát triển, giảm thị phần của các NHTM và do đó có thể hạn chế khả năng sinh lợi của Ngân hàng. Vì vậy, chiến lược của ngân hàng sẽ được thiết kế để giành lợi thế cạnh tranh từ thực tế này. Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp: nguy cơ NH bị thay thế không cao lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này thường chuyển sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng. Đối vơi khách hàng tiêu dùng: Khi mà lãi suất ngân hàng không phải lúc nào cũng hấp dẫn người tiêu dùng thì ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người tiêu dùng Việt Nam còn có khá nhiều lựa chọn khác như giữ ngọai tệ, đầu tư vào chứng khoán, các hình thức bảo hiểm, đầu tư vào kim loại quý hoặc đầu tư vào nhà đất. Mặt khác sự bất tiện khi sử dụng dịch vụ ngân hàng này cộng với tâm lý chuộng tiền mặt đã khiến người tiêu dùng muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng. II. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô đến khả năng cạnh tranh của NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng theo mô hình PESTLE 1. Môi trường chính trị - pháp luật Chính trị: Nền chính trị ở Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn định trên thế giới. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Khi các doanh nghiệp phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vốn vào ngành kinh doanh trong nước sẽ thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển. Các tập đoàn tài chính nước ngoài đầu tư vốn vào ngành Ngân hàng tại Việt Nam dẫn đến cường độ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng tăng lên, tạo điều kiện thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển. Nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình công, bãi công…Từ đó giúp cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tránh được những rủi ro. Và thông qua đó, sẽ thu hút đầu tư vào các ngành nghề, trong đó có ngành Ngân hàng Pháp luật: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của luật pháp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh daonh trong ngành Ngân hàng, một ngành có tác động tới toàn bộ nền kinh tế. Các hoạt động của ngành Ngân hàng được điều chỉnh một cách chặt chẽ của Ngân hàng Nhà Nước, chịu sự chi phối của các văn bản luật và dưới luật trong ngành như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng, Các Nghị định, Thông tư có liên quan để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh đa dạng và liên tục thay đổi nhằm duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các tổ chức tín dụng. 2. Môi trường văn hóa – xã hội Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện… nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán qua ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do Ngân hàng cung cấp ngày càng tăng. Tâm lý của người đan Việt Nam luôn biến động không ngừng theo những quy luật do sự biến động trên thị trường mang lại. Ví dụ: khi tình hình kinh tế lạm phát thì người dân chuyển gửi tiền mặt sang tiết kiệm vàng… Tốc độ đô thị hóa cao (sự gia tăng các khu công nghiệp mới) cùng với cơ cấu dân số trẻ khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích do Ngân hàng mang lại gia tăng. Số lượng doanh nghiệp gia tăng mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu vốn, tài chính tăng. 3. Môi trường công nghệ Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới, do đó hệ thống kỹ thuật – công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng nào có công nghệ tốt hơn thì ngân hàng đó sẽ dành được lợi thế cạnh tranh so với ngân hàng khác. Với xu thế hội nhập thế giới, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhảy vào Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài vãn chiếm ưu thế hơn các ngân hàng trong nước về mặt công nghệ do đó để có thể cạnh tranh các ngân hàng trong nước phải không ngừng cải tiến công nghệ của mình. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và hiện đại, đặt ra những cơ hội cũng như thách thức cho các ngân hàng về chiến lược phát triển và ứng dụng các công nghệ một cách nhanh chóng, hiệu quả. Sự chuyển giao công nghệ và tự động hóa giữa các ngân hàng tăng dần đến sự liên doanh, liên kết giữa các ngân hàng để bổ sung cho nhau những công nghệ mới. Sự thay đổi công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi công nghệ càng cao thì càng cho phép ngân hàng đổi mới và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, các cách thức phân phối, và đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như: dịch vụ Ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking, dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại VCB PhoneB@nking, dịch vụ Ngân hàng qua tin nhắn di động VCB SMS-B@nking và các dịch vụ Ngân hàng điện tử khác như hệ thống ATM, Home B@nking…sẽ giúp cho các ngân hàng giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng thêm sự trung thành ở khách hàng của mình. 4. Môi trường kinh tế hoat Ngân hàng là một ngành nhạy cảm, chứa đựng nhiều rủi ro và phụ thuộc mạnh mẽ vào môi trường mà nó hoạt động, trong đó môi trường kinh tế vĩ mô có những tác động không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của NHTM, được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể: Nội lực nền kinh tế: Thể hiện qua quy mô và mức độ tăng trưởng của GDP, dự trữ ngoại hối. Ở phạm vi hẹp hơn, nội lực nền kinh tế còn được đánh giá qua tiềm lực tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước cũng như xu thế chuyển hướng hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài vào lãnh thổ. Mức độ ổn định nền kinh tế vĩ mô: Xem xét qua các chỉ số cơ bản như chỉ số lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái,… Độ mở cửa của nền kinh tế: thể hiện qua các rào cản, các cam kết quốc tế, sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp, sự gí tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Các yếu tố này tác động đến khả năng tích lũy và đầu tư của người dân, từ đó tác động đến khả năng phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như thu hút tiền gửi, cấp tín dụng, các dịch vụ thanh toán hoặc phát hành thẻ ngân hàng, tác động đến khả năng mở rộng mạng lưới phân phối, mở rộng thị phần của ngân hàng. 5. Môi trường quốc tế Sự biến động của nền kinh tế thế giới: Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ tác động đến lưu lượng vốn của nước ngoài vào Việt Nam thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp, ảnh hưởng đến các tổ chức kinh tế, cá nhân có giao dịch quốc tế hoặc có liên quan. Và dĩ nhiên hoạt đọng kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của NHTM không nằm ngoài luồng ảnh hưởng chung đó. Sự gia nhập của các Ngân hàng nước ngoài: Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại những điều kiện để phát triển đất nước nhưng đi kèm với nó luôn là các cam kết mở cửa thị trường ở mức độ và lộ trình theo thỏa thuận. Trong những năm qua, các ngân hàng Việt Nam có cơ hội tiếp cận với môi trường tài chính năng động, nhưng cũng đầy thách thức và rủi ro. Đáng chú ý nhất là những cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, mà theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngân hàng là một trong những ngành “khá mở”. Việt Nam sẽ phải chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các NHTM nước ngoài có kinh nghiệm, có điều kiện tài chính, hiểu biết rõ luật pháp Việt Nam. Việt Nam cũng sẽ phải bắt buộc thực hiện chính sách không phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Thực tế đó dẫn đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên quyết liệt hơn trong cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. B – Môi trường bên ngoài Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Vietcombank theo mô hình SWOT Việc phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) sẽ cho thấy được rõ nhất vị thế hiện tại của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và qua đó cho nhà đầu tư có thêm nhiều hiểu biết một cách tổng quát nhất về môi trường hoạt động, các nguồn lực và vấn đề của Ngân hàng. 1. Điểm mạnh (Strengths) Thương hiệu mạnh, có uy tín và độ tín nhiệm cao. Vietcombank là ngân hàng hàng đầu, có thương hiệu tốt nhất trên thị trường tài chính Việt Nam. Vietcombank là ngân hàng có uy tín và độ tín nhiệm cao, được các tổ chức tài chính nước ngoài đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.(Ngày 11/02/2007: Vietcombank đã được tổ chức Standard & Poor’s Ratings Services công bố xếp hạng ở mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Xếp hạng tín dụng của Vietcombank tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt Nam). Ban lãnh đạo có kinh nghiệm quản lý, nhạy bén với thị trường. Với lợi thế có trong trong tay là đội ngũ ban lãnh đạo trình độ cao - là những người đã từng học tập, làm việc ở nước ngoài và đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống ngân hàng – Vietcombank có một lợi thế cạnh tranh rất lớn với các ngân hàng TMCP khác, nhất là trong bối cảnh khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp trong ngành Ngân hàng Việt Nam như hiện nay. Đây là điều kiện thuận lợi cho Vietcombank mở rộng sự phát triển của mình. Đội ngũ cán bộ công nhân viên: Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng được đánh giá là có trình độ và kinh nghiệm tương đối cao so với mặt bằng chung của toàn ngành; ham học hỏi, tận tuỵ và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức kĩ thuật hiện đại. Nhận được sự ưu tiên và hỗ trợ đặc biệt từ phía ngân hàng trung ương trong các dự án của chính phủ. Nhờ vào những lợi thế sẵn có : như ban lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm quản lý, nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, vốn lớn, sản phẩm đa dang, ít chịu ảnh hưởng nhất bởi các khoản nợ tồn đọng từ các khoản cho vay theo chỉ định và kế hoạch…. nên Vietcombank luôn là đối tác nhận được sự “ưu tiên” từ phía chính phủ trong hầu hết các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn và có tỷ suất sinh lời cao như các dự án điện, giao thông …của chính phủ (Mới đây nhất là công trình Thuỷ điện Sơn La) Hoạt động ngoại hối và dịch vụ thẻ mạnh nhất Việt Nam. Thể hiện ở chỗ : sản phẩm thẻ của Vietcombank rất đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu khác nhau của khách hàng.Một mạng lưới rộng khắp các đơn vị chập nhận thẻ luôn có những chương trình ưu đãi cho khách hàng sử dụng thẻ của Vietcombank như thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu Visa, MasterCard, American Express và Vietcombank Vietnamairlines American Express mang lại cho khách hàng lợi ích sử dụng hạn mức tín dụng để chi tiêu tại các đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn thế giới, thanh toán trên internet; thẻ ghi nợ quốc tế bao gồm thẻ Vietcombank conect 24, thẻ Vietcombank SG24, thẻ Vietcombank MTV, thẻ Vietcombank conect 24 Visa Debit, chủ thẻ có thể thực hiện thanh toán tại hàng triệu đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard. Tính đến cuối năm 2011, Vietcombank đã có gần 6,5 triệu thẻ các loại, chiếm hơn 15% tổng số lượng thẻ của toàn thị trường, trong đó có hơn 5,6 triệu thẻ nội địa và gần 1 triệu thẻ quốc tế. Từ ngày 20/12/2012, Vietcombank chính thức ra mắt thị trường Dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động VCB-Mobile B@nking. Với sự đầu tư kỹ lưỡng về mặt công nghệ, VCB-Mobile B@nking có khả năng tương thích với hầu hết các dòng điện thoại, từ các dòng điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành iOS (iPhone), Android, BlackBerrry OS đến các dòng điện thoại phổ thông có hỗ trợ Java và có kết nối Internet thông qua GPRS, 3G, hoặc Wifi. Với VCB-Mobile B@nking, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện được các giao dịch: Nạp tiền điện thoại trả trước (topup) cho các thuê bao di động của các nhà mạng Mobifone, Vinaphone và Viettel; Chuyển tiền trong hệ thống Vietcombank; Thanh toán hóa đơn (billing) cho dịch vụ điện thoại di động trả sau của Viettel, Mobifone, homephone và ADSL của Viettel Telecom, dịch vụ điện thoại của Trung tâm Điện thoại Nam Sài Gòn (SST); Truy vấn thông tin và lịch sử giao dịch của tài khoản thanh toán mở tại Vietcombank. Mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất quốc gia. Hiện nay, dịch vụ thanh toán điện tử này tại Vietcombank được hỗ trợ bởi hệ thống mạng lưới của NHNT rộng khắp tren cả nước với 80 chi nhánh, hơn 200 phòng giao dịch, 2 công ty trực thuộc và một đơn vị sự nghiệp; đã vươn ra thị trường quốc t
Luận văn liên quan