Vấn đề đầu tiên mà pháp luật lao động cần quan tâm chính là phải xử lý vấn đề tiêu chuẩn lao động. Chúng ta có thể hiểu, các tiêu chuẩn lao động là tổng hợp các nguyên tắc, định hướng, định mức, về điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền, nghĩa vụ và hợp tác các bên hữu quan trong quá trình sử dụng lao động, quản lý và tác động tới thị trường lao động, được tổ chức trong các công ước và khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).
Những tiêu chuẩn lao động không nằm trong cam kết của WTO cũng như trong những cam kết thương mại song phương, đa phương nhưng do lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nên tiêu chuẩn lao động luôn đi cùng thương mại quốc tế và được các nước quan tâm. Về những tiêu chuẩn lao động trong WTO thì Hội nghị Bộ trưởng Singapore 1996 đã khẳng định Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là tổ chức có thẩm quyền xây dựng các tiêu chuẩn về lao động.
4 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2978 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích nguyên tắc đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống pháp luật Việt Nam có cấu tạo rất đa dạng bao gồm nhiều ngành luật khác nhau, mỗi ngành luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong các lĩnh vực có liên quan. Trong đó, Luật Lao động điều chỉnh nhóm các quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động. Để có những tư tưởng chính trị , pháp lý,… định ra để thống nhất nội dung khâu soạn thảo, ban hành, giải thích pháp luật và chỉ đạo các hoạt động thực tế trong khâu áp dụng pháp luật, Luật Lao động hình thành nên 6 nguyên tắc. Sau đây em xin đi sâu làm rõ nguyên tắc đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Vấn đề đầu tiên mà pháp luật lao động cần quan tâm chính là phải xử lý vấn đề tiêu chuẩn lao động. Chúng ta có thể hiểu, các tiêu chuẩn lao động là tổng hợp các nguyên tắc, định hướng, định mức,… về điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền, nghĩa vụ và hợp tác các bên hữu quan trong quá trình sử dụng lao động, quản lý và tác động tới thị trường lao động, được tổ chức trong các công ước và khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).
Những tiêu chuẩn lao động không nằm trong cam kết của WTO cũng như trong những cam kết thương mại song phương, đa phương nhưng do lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nên tiêu chuẩn lao động luôn đi cùng thương mại quốc tế và được các nước quan tâm. Về những tiêu chuẩn lao động trong WTO thì Hội nghị Bộ trưởng Singapore 1996 đã khẳng định Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là tổ chức có thẩm quyền xây dựng các tiêu chuẩn về lao động.
ILO được thành lập trên cơ sở ba mục tiêu cơ bản là mục tiêu nhân đạo (cải thiện điều kiện làm việc của người lao động); mục tiêu chính trị (đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ các quyền lao động và quyền con người sẽ tạo bình ổn xã hội); và mục tiêu kinh tế. Để thực hiện các mục tiêu trên, ILO xây dựng các tiêu chuẩn lao động quốc tế thông qua hình thức các Công ước (CW) và Nghị quyết trong đó qui định các tiêu chuẩn tối thiểu về quyền của người lao động (ví dụ quyền tự do thương hội, quyền được tổ chức và đàm phán tập thể, quyền xoá bỏ lao động cưỡng bức, không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc và trong việc làm vv…).
Việt Nam là thành viên của ILO, có trách nhiệm thực hiện các quy định này trong phạm vi điều kiện kinh tế - xã hội quốc gia. Vì vậy, Luật Lao động phải phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế là vấn đề cần thiết, tất yếu, cũng như là điều kiện để chúng ta có thể hội nhập với quốc tế và tận dụng các cơ hội hợp tác và phát triển đất nước.
Chính phủ Việt Nam luôn giữ vững các cam kết với ILO. Trong nước, Chính phủ đã xây dựng các Bộ luật quan trọng như Bộ Luật Lao động, Dân sự, Hình sự… nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Các chính sách và các Bộ Luật được Chính phủ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, đồng thời cũng là để tương thích với các tiêu chuẩn lao động qui định trong các Công ước (CW) của ILO mà Việt Nam là thành viên. Đến nay Việt Nam đã phê chuẩn 16/187 Công ước của ILO, trong đó có 5/8 CW cơ bản gồm: CW số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và nữ cho loại công việc có giá trị ngang nhau; CW số 111 về chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc; CW số 138 qui định tuổi tối thiểu được đi làm việc và CW số 182 về cấm và hành động ngay lập tức loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, và CW 29 về chống lao động cưỡng bức.
Hiện nay Việt Nam và ILO tiếp tục xây dựng Chương trình Tạo việc làm cho Thanh niên Việt Nam đến năm 2010. Bộ lao đông Thương binh và Xã hội cũng đang cùng các cơ quan liên quan đang xem xét khả năng trình Chính phủ việc ta tham gia hai CW cơ bản về chống lao động cưỡng bức (CW số 29 và 105).
Các công ước, khuyến nghị của ILO, các tư tưởng tiến bộ trên thế giới như vận dụng cơ chế ba bên, vấn đề tạo bình đẳng về cơ hội và đối xử trong việc làm và nghề nghiệp đối với các thành viên xã hội, mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và thống nhất quản lí an sinh xã hội… được tiếp cận ngày càng trở thành thông dụng ở Việt Nam.Việc ban hành, thay đổi tất cả các chế độ lao động ở nước ta đều dựa trên yêu cầu điều chỉnh pháp luật, cơ sở điều kiện kinh tế xã hội trong nước và sự vận dụng phù hợp các tiêu chuẩn lao động quốc tế trong từng thời kỳ.
KẾT LUẬN
Tóm lại, nguyên tắc đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế là một nguyên tắc quan trọng, chi phối đặc biệt trong khâu xây dựng ban hành và hướng dẫn pháp luật lao động ở Việt Nam. Nó giúp cho luật lao động của nước ta gần gũi với pháp luật của các nước phát triển và tìm được tiếng nói chung trong quá trình hợp tác quốc tế về lao động.
***DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân – 2009.
Bộ Luật Lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Lao động – 2011.
www.betterwor
www.mofahcm