Phân tích nguyên tắc tập trung - Dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Nguyên tắc này đã được quy định tại Điều 6 Hiến pháp 1992. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp của Nhà nước ta. Trong quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội đồi hỏi phải có sự tập trung quyền lực. Có tập trung quyền lực mới điều khiển được xã hội, mới thiết lập được một trật tự xã hội nhất định. Vì vậy, trong xã hội có giai cấp, quyền lực nhà nước là chủ yếu, tập trung vào Nhà nước. tập trung và dân chủ là hai mặt của thể thống nhất hài hòa với nhau. Nếu tyhiên về tập trung mà không chú trọng đến dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹ tâp trung sẽ dân đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động của BMNN kém hiệu quả. Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992 “ Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Không những ở nước ta, các nước xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp và cũng xác định là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước1.

doc9 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11377 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích nguyên tắc tập trung - Dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: phân tích nguyên tắc tập trung - dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Bài làm 1. Đặt vấn đề Nguyên tắc này đã được quy định tại Điều 6 Hiến pháp 1992. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp của Nhà nước ta. Trong quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội đồi hỏi phải có sự tập trung quyền lực. Có tập trung quyền lực mới điều khiển được xã hội, mới thiết lập được một trật tự xã hội nhất định. Vì vậy, trong xã hội có giai cấp, quyền lực nhà nước là chủ yếu, tập trung vào Nhà nước. tập trung và dân chủ là hai mặt của thể thống nhất hài hòa với nhau. Nếu tyhiên về tập trung mà không chú trọng đến dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹ tâp trung sẽ dân đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động của BMNN kém hiệu quả. Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992 “…Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Không những ở nước ta, các nước xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp và cũng xác định là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước1. 2. Giải quyết vấn đề 2.1, Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ 2.1.1, Cơ sở pháp lý Ðây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước ta nên việc thực hiện quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo nguyên tắc này. Ðiều 6-Hiến pháp 1992 quy định :Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. 2.1.2, Nội dung nguyên tắc Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung. Trong quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội đồi hỏi phải có sự tập trung quyền lực. Có tập trung quyền lực mới điều khiển được xã hội, mới thiết lập được một trật tự xã hội nhất định. Vì vậy, trong xã hội có giai cấp, quyền lực nhà nước là chủ yếu tập trung vào Nhà nước. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa chế độ tập trung và chế độ dân chủ. Do vậy, bất kỳ sự nhấn mạnh hay coi nhẹ một mặt nào của nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự thiếu hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước.Tập trung và dân chủ là hai mặt của thể thống nhất hài hòa với nhau. Nếu thiên về tập trung mà không chú trọng đến dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹ tâp trung sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động của BMNN kém hiệu quả. - Không phải là sự tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực hiện quyết định của trung ương; đồng thời, căn cứ trên điều kiện thực tế của mình, có thể chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở. Cả hai yếu tố này vì thế phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Chúng có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quản lý hành chính nhà nước. - Tập trung dân chủ thể hiện quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của cơ quan quản lý trước cơ quan dân chủ ; phân định chức năng, thẩm quyền giữa cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của cấp trên của trung ương và quyền chủ động của cấp dưới. Ngoài ra, đó là hệ thống "song trùng trực thuộc" của nhiều cơ quan quản lý, bảo đảm sự kết hợp tốt nhất sự lãnh đạo tập trung theo ngành với quyền quản lý tổng thể của địa phương. - Có sự phân cấp rành mạch. Quyền lực nhà nước không phải được ban phát từ cấp trên xuống cấp dưới. Sự phân quyền cho từng cấp là cần thiết nhưng phải đồng thời được kết hợp với việc xác định vai trò của từng cấp hành chính: trung ương, tỉnh, huyện, xã. Từ khi ra đời, mỗi cấp đã có "sứ mệnh lịch sử" và vai trò quản lý hành chính nhà nước riêng, đặc thù. Có những chức năng được thực hiện ở cấp dưới lại có hiệu quả hơn cấp trên, hoặc có những chức năng tất yếu phải được thực hiện ở cấp cơ sở. Hương ước làng xã là một ví dụ. Hương ước không thể được "lập ra" ở cấp huyện, cấp mà có thể có rất nhiều làng xã với những tập quán và lối sống khác nhau. Từ đó, nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện cụ thể như sau: - Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, của địa phương đối với trung ương. Nhờ có sự phục tùng này cấp trên và trung ương mới tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương, nếu không có sự phục tùng sẽ xảy ra tình trạng cục bộ địa phương, tùy tiện, vô chính phủ - Sự hướng về cơ sở. Hướng về cơ sở là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa xã hội trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi tạo ra của cải vật chất trực tiếp phục vụ đời sống nhân dân. Vì thế nhà nước cần có các chính sách quản lý thống nhất và chặt chẽ, cung cấp và giúp đỡ về vật chất nhằm tạo điều kiện để đơn vị cơ sở hoạt động có hiệu quả. Có như vậy hoạt động của các đơn vị này mới phát triển một cách mạnh mẽ theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðây cũng chính là việc thực hiện "dân là gốc" trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. - Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc. Ðối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung một mặt phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, mặt khác phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Nguyên tắc song trùng trực thuộc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của nhà nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích của lãnh thổ. 2.2, Ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước ỏ Việt Nam hiện nay. Trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay được vận dụng một cách triệt để, nội dung của nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có biểu hiện rất phong phú và đa dạng, nhưng thể hiện một cách khái quát ở việc phân công công việc, mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước (ở trung ương cũng như ở các cấp địa phương), sự phân cấp về thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn), mối quan hệ giữa trung ương với địa phương, giữa các cấp địa phương với nhau. Trong từng cơ quan nhà nước, những vấn đề nào do tập thể quyết định; những vấn đề nào do người đứng đầu quyết định; qui định cách thức quyết định những vấn đề đó, tất cả phải dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ. - Đối với cơ quan hành chính nhà nước nguyên tắc này được áp dụng, Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm (đối với Thủ tướng), phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ) theo đề nghị của Thủ tướng, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của Chính phủ. Quốc hội thành lập, sáp nhập, giải thể các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo sự đề nghị của Thủ tướng (sau khi đã được tập thể Chính phủ quyết định). Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật qui định để thi hành Hiến pháp, luật và các nghị quyết của Quốc hội. Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số 8 nhóm vấn đề quan trọng14, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì sẽ thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết. Thủ tướng có quyền quyết định cá nhân những vấn đề khác (Điều 20, Luật tổ chức Chính phủ 2001). Ủy ban nhân dân các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra. Người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên có quyền phê chuẩn nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp về việc bầu Ủy ban nhân dân; có quyền điều động, miễn nhiệm, cách chức đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch cơ quan hành chính cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của cơ quan hành chính cấp dưới trực tiếp. Ủy ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số 6 nhóm vấn đề quan trọng15. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định những vấn đề còn lại thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Các cơ quan thuộc Chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm tính dân chủ. Bộ trưởng có quyền quyết định các công việc thuộc phạm vi quản lý của Bộ và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, Bộ trưởng chịu trách nhiệm về những công việc do Bộ trực tiếp quản lý, chịu trách nhiệm liên đới về những công việc đã phân cấp cho chính quyền địa phương nhưng do Bộ không thực hiện đầy đủ trách nhiệm. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên và hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Tập trung dân chủ không phải là cơ quan cấp trên làm thay hoặc “lấn sân” cơ quan cấp dưới, đồng thời cũng không phải là việc cơ quan cấp dưới ỷ lại, đùn đẩy cho cấp trên. Như vậy, có thể thấy rằng loại ý kiến thứ ba về nguyên tắc tập trung dân chủ như đã nói ở trên chỉ đúng đối với tổ chức và hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (tức là chỉ đúng đối với hoạt động của các cơ quan làm việc theo chế độ thủ truởng). Trong tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện rất đa dạng như Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Chánh án Tòa án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp; trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân. Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán được thực hiện đối với Tòa án các cấp. Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với Tòa án nhân dân địa phương. Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với Tòa án quân sự cấp quân khu, khu vực. Việc xét xử ở Tòa án có Hội thẩm tham gia theo qui định của pháp luật tố tụng. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Tòa án xét xử công khai (trừ một số trường hợp đặc biệt). Tòa án đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tòa án bảo đảm cho những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án. Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử… Đối với Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện mang tính chất đặc thù. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Viện trưởng VKSND địa phương do Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Viện kiểm sát do Viện trưởng lãnh đạo, Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên; Viện trưởng VKSND các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC. VKSND cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của VKSND cấp mạnh mẽ như nước lũ mùa xuân trong khi thảo luận, nhưng khi điều hành thì hàng triệu người phải tuân theo chỉ huy của một người. Cường điệu một chiều là trái với nguyên tắc tập trung dân chủ. 3. Kết luận vấn đề Tóm lại tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước và hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng được tổ chức thực hiện trên cơ sở tuân thủ nội dung của nguyên tắc này.Như vậy, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ phải là một hoạt động thường xuyên trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và của các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật, Trường ĐH Luật HN, NXb Giáo dục, Hà Nội. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Trường ĐH Luật HN, Nxb CAND, Hà Nội. Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, Trường ĐH Luật HN, Nxb CAND, Hà Nội. Internet
Luận văn liên quan