Đề số 7: Phân tích nội dung nguyên tắc ngân sách toàn diện và chứng minh sự thể hiện nguyên tắc này trong Luật ngân sách nhà nước năm 2002?
Bài làm:
I. Đặt vấn đề:
Nguyên tắc ngân sách toàn diện là một nguyên tắc cơ bản trong quan niệm cổ điển về ngân sách, đã được đề cập từ thế kỉ XVII, XVIII ở nước Anh và các nước châu Âu lục địa khác. Pháp luật thực định Việt Nam ngày nay thừa nhận, phát triển, củng cố nguyên tắc này, thể hiện cụ thể trong Luật ngân sách nhà nước năm 2002. Bài tập này em xin được phân tích nội dung nguyên tắc ngân sách toàn diện và chứng minh sự thể hiện nguyên tắc này trong Luật ngân sách nhà nước năm 2002.
II. Nội dung:
Nguyên tắc ngân sách toàn diện gồm có hai nội dung cơ bản, thứ nhất là:
- mọi khoản thu và khoản chi đều phải ghi và thể hiện rõ ràng trong bản dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định, không được phép để ngoài dự toán ngân sách bất cứ khoản thu, chi nào dù là nhỏ nhất
- các khoản thu và khoản chi không được phép bù trừ cho nhau mà phải thể hiện rõ ràng từng khoản thu mỗi khoản chi trong muc lục ngân sách nhà nước được duyệt; không được phép dùng riêng một khoản thu cho một khoản chi cụ thể nào mà mọi khoản thu đều được dùng để tài trợ cho mọi khoản chi. Khi áp dụng nguyên tắc này cần phải tuân thủ nguyên tắc Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển.
...
3 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3985 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích nội dung nguyên tắc ngân sách toàn diện và chứng minh sự thể hiện nguyên tắc này trong Luật ngân sách nhà nước năm 2002, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 7: Phân tích nội dung nguyên tắc ngân sách toàn diện và chứng minh sự thể hiện nguyên tắc này trong Luật ngân sách nhà nước năm 2002?
Bài làm:
Đặt vấn đề:
Nguyên tắc ngân sách toàn diện là một nguyên tắc cơ bản trong quan niệm cổ điển về ngân sách, đã được đề cập từ thế kỉ XVII, XVIII ở nước Anh và các nước châu Âu lục địa khác. Pháp luật thực định Việt Nam ngày nay thừa nhận, phát triển, củng cố nguyên tắc này, thể hiện cụ thể trong Luật ngân sách nhà nước năm 2002. Bài tập này em xin được phân tích nội dung nguyên tắc ngân sách toàn diện và chứng minh sự thể hiện nguyên tắc này trong Luật ngân sách nhà nước năm 2002.
Nội dung:
Nguyên tắc ngân sách toàn diện gồm có hai nội dung cơ bản, thứ nhất là:
- mọi khoản thu và khoản chi đều phải ghi và thể hiện rõ ràng trong bản dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định, không được phép để ngoài dự toán ngân sách bất cứ khoản thu, chi nào dù là nhỏ nhất
- các khoản thu và khoản chi không được phép bù trừ cho nhau mà phải thể hiện rõ ràng từng khoản thu mỗi khoản chi trong muc lục ngân sách nhà nước được duyệt; không được phép dùng riêng một khoản thu cho một khoản chi cụ thể nào mà mọi khoản thu đều được dùng để tài trợ cho mọi khoản chi. Khi áp dụng nguyên tắc này cần phải tuân thủ nguyên tắc Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển.
Nguyên tắc ngân sách toàn diện cũng đã được quy định cụ thể, rõ ràng tại Điều 1 Luật ngân sách nhà nước năm 2002: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Cụ thể và chắc chắn hơn, Điều 6 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ”.
Bản dự toán thu và chi ngân sách quốc gia hàng năm luôn được cấu trúc bởi hai phần rõ ràng là phần thu và phần chi. Bản dự toán phải liệt kê toàn bộ các khoản thu, chi cho dù nhỏ nhất và phải thiết kế sắp xếp chúng sao cho rõ ràng, cụ thể, minh bạch, đầy đủ và dễ kiểm soát.
Các khoản thu phải được liệt kê đầy đủ, không bỏ sót dù là nhỏ nhất, phải bao quát hết các nguồn thu trên cơ sở xác định khoản thu nào là chủ yếu, là trọng tâm và nguồn thu nào là chủ yếu và có tính chất bổ sung. Phải chỉ rõ được nguồn thu là nguồn vốn do nhà nước huy động từ đâu mà có, từ nên kinh tế quốc nội hoặc từ bên ngoài, thông qua hình thức cụ thể nào, có thể là đánh thuế, thu lệ phí, khoản viện trợ,…Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đã có quy định tại Khoản 1 Điều 2: “Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật”. Các nguồn thu liệt kê trong bản dự toán phải trình bày một cách minh bạch, rõ ràng chi tiết hết mức có thể về cả mặt nội dung lẫn hình thức, đúng biểu mẫu quy định để từ đó dễ bề thực hiện, kiểm tra giám sát.
Các khoản chi cũng như các khoản thu khi liệt kê trong bản dự toán ngân sách đều phải đảm bảo các yếu tố đầy đủ, rõ ràng, minh bạch. Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đã có quy định tại Khoản 2 Điều 2 nêu bao quát các khoản chi ngân sách: “Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”
Các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước mặc dù có mối liên hệ biện chứng, phụ thuộc và tương tác nhau nhưng thực hiện theo đúng nguyên tắc toàn diện thì cần đảm bảo rằng giữa các khoản thu, chi của bất kì đơn vị dự toán nào cũng không được bù trừ cho nhau, không dùng riêng một khoản thu nào dùng riêng cho một khoản thu cụ thể nào. Một trong những điểm của bản dự toán thể hiện sự toàn diện là mọi khoản thu đều được dùng để tài trợ cho mọi khoản chi, khi áp dụng cần phải tuân thủ nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2002
Kết luận:
Qua việc phân tích và nhìn nhận sự thể hiện của nguyên tắc ngân sách toàn diện trong Luật ngân sách nhà nước năm 2002 ta có thể thấy việc thực hiện nguyên tắc này rất tốt cho nên tài chính công cũng như việc quản trị tài chính công. Trên thực tế việc thực hiện để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi nhiều yếu tố từ các chủ thể thực hiện như trình độ chuyên môn, tính linh động sáng tạo và tính chấp hành nghiêm túc pháp luật