Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007. Kể từ thời điểm này, Việt Nam phải thực thi các cam kết của mình với WTO về các lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ cũng như các văn kiện của WTO trong đó có Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS).
Thông qua việc tìm hiểu nội dung pháp lý của chế tài hình sự trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Hiệp định TRIPS mà ta sẽ đánh giá được hệ thống pháp luật Việt Nam đã đáp ứng được các quy định của WTO về SHTT hay chưa.
5 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2467 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích nội dung pháp lý của chế tài hình sự trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Hiệp định TRIPS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 5. Phân tích nội dung pháp lý của chế tài hình sự trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Hiệp định TRIPS.
Bài làm:
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007. Kể từ thời điểm này, Việt Nam phải thực thi các cam kết của mình với WTO về các lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ cũng như các văn kiện của WTO trong đó có Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS).
Thông qua việc tìm hiểu nội dung pháp lý của chế tài hình sự trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Hiệp định TRIPS mà ta sẽ đánh giá được hệ thống pháp luật Việt Nam đã đáp ứng được các quy định của WTO về SHTT hay chưa.
Điều 61 Hiệp định TRIPS quy định: “Các thành viên phải quy định việc áp dụng các thủ tục hình sự và các hình phạt để áp dụng ít nhất đối với các trường hợp cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hoá hoặc vi phạm bản quyền với quy mô thương mại (commercial scale). Các biện pháp chế tài theo quy định phải bao gồm cả phạt tù và/hoặc phạt tiền đủ để ngăn ngừa vi phạm, tương ứng với mức phạt được áp dụng cho các tội phạm có mức độ nghiêm trọng tương đương trong những trường hợp thích hợp, các biện pháp chế tài cũng bao gồm cả việc bắt giữ, tịch thu và tiêu huỷ hàng hoá vi phạm, bất cứ vật liệu và phương tiện nào khác được sử dụng chủ yếu để thực hiện tội phạm. Các thành viên có thể quy định các thủ tục hình sự và hình phạt áp dụng cho các trường hợp khác vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trường hợp cố tình vi phạm và vi phạm với quy mô thương mại”.
1. Về hình phạt tù và/ hoặc phạt tiền
Điều 61- TRIPS đã quy định về trình tự tố tụng hình sự, bao gồm phạt tù và /hoặc phạt tiền để ngăn chặn một cách hiệu quả các hành vi vi phạm. Hiệu quả của hình thức phạt tù như là một sự ngăn chặn có hiệu quả nhất. Điều gì có thể chắc chắn ở đây là mức độ của hình phạt phải phản ánh tính chất hiệu quả nhất. Điều gì có thể chắc chắn ở đây rằng mức độ của hình phạt phải phản ánh tính chất nghiêm trọng của tội phạm khác dưới pháp luật quốc gia của nước các nước thanh viên. Một thực tế được ghi nhận là lợi nhuận đạt được từ việc làm giả nhãn mác và sao chép bất hợp pháp có thể quá cao mà mức thiệt hại phải bồi thường là quá nhỏ và việc tìm và phá hủy những hàng hóa vi phạm và những công cụ khác rất khó khăn. Một thiếu sót khác trong pháp luật Hình sự là việc truy cứu trách nhiệm hình sự không được sử dụng một cách thường xuyên như là một biện pháp răn đe vi phạm. Việc ít khi truy tố các tội phạm về quyền sở hữu trí tuệ mà chỉ thiên về áp dụng các chế tài hành chính, có thể dẫn tới một cách hiểu là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không phải là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Thông điệp này có ảnh hưởng tiêu cực đến việc phòng ngừa các vi phạm về quyền SHTT và đó cũng là một nguyên nhân khiến cho loại vi phạm này gia tăng.
Trong quy định của Bộ Luật hình sự Việt Nam, người có hành vi vi phạm SHTT thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan quy định tại Điều 28 và Điều 35 của Luật Sở hữu trí tuệ thì Thông tư số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP quy định cụ thể như sau: Đối với người có hành vi cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm và “gây hậu quả nghiêm trọng”, “hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội “xâm phạm quyền tác giả” theo các khoản 1, 2 và 3 tương ứng của Điều 131 Bộ luật hình sự 1999.
Đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, Thông tư 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP quy định cụ thể như sau: Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ nếu gây hậu quả “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” hoặc “đặc biệt nghiêm trọng” và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản 1, 2 và 3 tương ứng của Điều 171 của Bộ luật Hình sự.
Do đặc tính đặc thù riêng, Bộ Luật hình sự Việt Nam có các chế tài hình sự cụ thể đối với các tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh ( Điều 157)- được coi là những tội phạm nghiêm trọng. Người phạm tội này nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể phải chịu mức án cao nhất như phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Từ những quy định trên của pháp luật hình sự Việt Nam đối với các hành vi vi phạm quyền SHTT đã dẫn đến một thực tế dễ gây nhầm lẫn cho các tội danh. Nhìn chung các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hình thức chế tài hình sự như phạt tù đã đáp ứng được yêu cầu của TRIPS để thực thi hiệu quả các quyền SHTT.
2. Về các chế tài hình sự khác
Các cơ quan tư pháp cũng nên có quyền, trong các vụ việc thích hợp yêu cầu bắt giữ, tịch thu và phá hủy cả hàng hóa và các phương tiện dụng cụ được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa vi phạm. Điều này không chỉ bao gồm các phương tiện để chế tạo và tái bản mà còn có mở rộng tới phương tiện dùng để vẫn chuyển những hàng háo đó, tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh cụ thể. Việc đơn giản bắt giữ hàng hóa vi phạm để chúng được thu gom trong các bãi chứa rác thì không đủ hiệu quả ngăn chặn( đặc biệt khi người vi phạm ra khỏi tù và lại tiếp tục hành vi vi phạm như trước). Không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của việc bắt giữ tịch thu và tiêu hủy phương tiện và công cụ mà chúng chủ yếu tạo ra hàng hóa vi phạm trong trận chiến chống hàng giả và sao chép bản quyền. Nếu phạt tiền quá thấp hoặc công cụ, hàng hóa không được tịch thu bắt giữ và phá hủy, việc thực thi sẽ không có hiệu quả ngăn chặn; người vi phạm sẽ tiếp tục đầu tư những chi phí đơn giản cho việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác và vi phạm bản quyền. Những thuận lợi của chế tài hình sự là hiển nhiên. Hành vi vi phạm được xem như là tội trộm cắp tài sản trí tuệ và tất cả các chế tài hình sự được đặt ra nhằm ngăn chặn một cách có hiệu quả. Điều này giải thích tại sao các chế tài hình sự từ khi bắt đầu có pháp luật về SHTT, là một niềm an ủi, mong ước cho các chủ thể quyền SHTT- chủ sở hữu của các loại tài sản vô hình. Tuy nhiên các giải pháp chế tài hình sự vẫn còn một số điểm bất cập đòi hỏi các nhà làm luật tiếp tục hoàn thiện pháp luật thực thi sở hữu trí tuệ trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình tư pháp quốc tế -Đại học Luật Hà Nội
Bộ luật hình sự 1999
Hiệp định TRIPS