Phân tích nước sinh hoạt

Nước ta đang trên đà phát triển trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao . Nước là một nguồn tài nguyên rất quý giá của chúng ta. Nước chiếm đến ¾ cơ thể của chúng ta. Việc kiểm tra chất lượng nước có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của mọi người dân. Nước dùng trong sinh hoạt , ăn uống, sử dụng trong các nhà máy đòi hỏi những tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Có những nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mỗi con người . Có những làng người dân bị ung thư do uống phải những nguồn nước bị nhiễm . Có những nguồn nước bị nhiễm vi sinh rất nhiều làm cho việc sinh hoạt như tắm rửa bị dị ứng dẫn đến nhiều bệnh ngoài da . Việc phân tích, kiểm tra chất lượng của nước tìm ra những chỉ tiêu không phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam về nguồn nước để tìm ra những phương pháp khắc phục để mang lại an toàn cho người sử dụng . Vì những lý do trên em nhận thấy việc phân tích các chỉ tiêu của nước và tìm ra biện pháp khắc phục là rất quan trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất.

doc53 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8467 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích nước sinh hoạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập Phân tích nước sinh hoạt LỜI CẢM ƠN! Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy Trần Văn Thắm, giảng viên khoa Công Nghệ Hóa , trường Cao Đẳng Công nghiệp Tuy Hòa , người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài báo cáo tốt nghiệp này. Em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo khoa Công Nghệ Hóa, trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa và các cô ,chú ,anh chị ở phòng hóa nghiệm của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Tỉnh Phú Yên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình làm báo cáo. Xin cảm ơn tất cả người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Tuy Hòa, tháng 8 năm 2009 Học sinh thực hiện Nguyễn Công Toàn LỜI MỞ ĐẦU Nước ta đang trên đà phát triển trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao . Nước là một nguồn tài nguyên rất quý giá của chúng ta. Nước chiếm đến ¾ cơ thể của chúng ta. Việc kiểm tra chất lượng nước có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của mọi người dân. Nước dùng trong sinh hoạt , ăn uống, sử dụng trong các nhà máy đòi hỏi những tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Có những nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mỗi con người . Có những làng người dân bị ung thư do uống phải những nguồn nước bị nhiễm. Có những nguồn nước bị nhiễm vi sinh rất nhiều làm cho việc sinh hoạt như tắm rửa bị dị ứng dẫn đến nhiều bệnh ngoài da…. Việc phân tích, kiểm tra chất lượng của nước tìm ra những chỉ tiêu không phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam về nguồn nước để tìm ra những phương pháp khắc phục để mang lại an toàn cho người sử dụng . Vì những lý do trên em nhận thấy việc phân tích các chỉ tiêu của nước và tìm ra biện pháp khắc phục là rất quan trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất. Qua thời gian học tập tại trường nắm được những lý thuyết cơ bản về các phương pháp phân tích cùng với những kinh nghiệm em đã học được từ những cán bộ công nhân viên ở Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Tỉnh Phú Yên em quyết định chọn đề tài “ Phân tích nước sinh hoạt “. . NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN -----***----- ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG PHÚ YÊN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm YTDP tỉnh theo Quyết định 05/2006/QĐ-BYT ngày 17/01/2006 của Bộ Y tế: (trích) CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN Điều 3. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh. Điều 4. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau: 1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng trên cơ sở định hướng chiến lược của Bộ Y tế và tình hình thực tế của tỉnh trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt. 2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động sau: a) Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về: Phòng chống dịch bệnh, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch y tế, sức khoẻ môi trường, sức khoẻ trường học, sức khoẻ nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn; b) Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với các Trung tâm Y tế dự phòng huyện, các cơ sở y tế và các trạm y tế trên địa bàn; c) Phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khoẻ về lĩnh vực y tế dự phòng; d) Tham gia đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực y tế dự phòng theo kế hoạch của tỉnh và Trung ương cho cán bộ chuyên khoa và các cán bộ khác; đ) Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực y tế dự phòng; e) Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Giám đốc Sở Y tế phân công; g) Triển khai tổ chức thực hiện các dịch vụ về y tế dự phòng theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc Sở Y tế và theo quy định của pháp luật; h) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách; i) Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật; k) Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật; l) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao. CƠ CẤU TỔ CHỨC Điều 5.Tổ chức bộ máy 1. Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có Giám đốc và các Phó Giám đốc. 2. Các phòng chức năng gồm: a) Phòng Kế hoạch tài chính; b) Phòng Tổ chức hành chính. 3. Các khoa chuyên môn gồm: a) Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm; b) Khoa Sức khoẻ cộng đồng; c) Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm và Dinh dưỡng; d) Khoa Sức khoẻ nghề nghiệp (ở những tỉnh, thành phố không có Trung tâm Sức khoẻ lao động và Môi trường); đ) Khoa Sốt rét-Nội tiết (ở những tỉnh, thành phố không có Trung tâm Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng và Trung tâm Nội tiết); e) Khoa Kiểm dịch y tế (đối với các tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch mà không có Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế); g) Khoa Xét nghiệm. Trung tâm YTDP tỉnh Phú Yên đang thực hiện các chức năng nhiệm vụ trên với cơ cấu tổ chức thực tế như sau: Địa chỉ: 73 Lạc Long Quân, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa. Điện thoại: (057)6256018, Fax: 6256012, Email: tt-yteduphongtinh@phuyen.gov.vn Gíam đốc: BS Lâm Như Phận Thành lập sau ngày 01/07/1989 (tách từ tỉnh Phú Khánh cũ). Hiện có 43 CNVC (trong đó 35 biên chế, 8 hợp đồng): + 17 đại học; trong đó 13 bác sỹ (4 BS CK I, thạc sỹ 1) + 18 trung học. + 08 sơ học và cán bộ khác Chia thành 4 khoa: Sốt rét bướu cổ: 10, Dịch tể: 4, Vệ sinh-xét nghiệm: 10, Nha-YTTH: 7 và Phòng Hành chính: 12. Quản lý dịch bệnh dựa vào mạng lưới 9 Trung tâm YTDP huyện/thành phố và 109 xã/phường với dân số: 890.000 người (6% dân tộc thiểu số), diện tích: 5045 km2, gồm 8 huyện (3 huyện miền núi), 1 thành phố. Dân số thành thị chiếm 20%, số hộ nghèo chiếm 13,96% (2007). Dịch bệnh chính trong khoảng 5 năm nay: chỉ có dịch sốt xuất huyết. (Cập nhật đến tháng 7/2009) Đoàn Văn Hải_Trưởng Khoa Vệ sinh-Xét nghiệm CHƯƠNG MỘT ĐẠI CƯƠNG 1.1 Đại cương về độ pH : Độ pH diễn tả tính axít hay tính kiềm của nước được biểu thị bằng nồng độ ion có trong nước và được định nghĩa: pH là logarit của trị số nghịch đảo ion H+ pH = lg Hay pH= -lg[] Giá trị pH thay đổi từ 0 ÷ 14 pH<7 nước có tính axít pH = 7 nước trung tính pH>7 nước có tính kiềm Giá trị pH là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định chất lượng nước về mặt hoá học. Việc xử lý nước( kể cả nước sạch và nước thải), luôn phải dựa vào giá trị pH để làm trung hoà, làm mềm nước, làm kết tủa, làm đông tụ, khử trùng và kiểm tra độ ăn mòn…. Tiêu chuẩn nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt của bộ y tế Việt Nam quy định có giá trị pH từ 6 ÷8,5. Ý nghĩa pH về mặt môi sinh : pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng đến hoạt động sinh học trong nước , liên quan đến một số đặc tính như : tính ăn mòn, tính hoà tan… chi phối các quá trình xử lý nước , chắng hạn kết bông tạo cợn, làm mềm , khử sắt, diệt khuẩn. Kiểm tra độ pH cẩn thận trong tất cả các quá trình xử lý nhằm đảm bảo quá trình làm trong và xử lý nước hoạt động tốt là điều kiện cần thiết . Để khử trùng nước bằng clo có hiệu quả pH phải thấp hơn 8 . Độ pH cuả nước đưa vào mạng lưới phân phối phải được khống chế giảm thiểu sự ăn mòn trong hệ thống đường ống . Sự sai lầm trong công việc này dẫn đến ô nhiễm nước uống và gây tác hại về màu , mùi , vị. pH của nước >11 có thể làm tăng các bệnh về mắt , da. Vì thế , việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật trong từng khâu quản lý rất quan trọng và quan trọng hơn nữa là đảm bảo chất lượng nước cho người tiêu dùng. Phương pháp đo: pH có thể xác định bằng phương pháp so màu hay đo bằng điện thế. Phương pháp đo màu không đòi hỏi chi phí cao ban đầu do phải mua sắm thiết bị nhưng thường gặp những trở ngại : + Mẫu có độ đặc và độ màu cao. + Các chất oxy hoá như : Clo , hàm lượng Clo cao có tác dụng như chất tẩy màu. + Độ nhạy màu tuỳ thuộc chất lượng thuốc chỉ thị , do đó có thể cho chất lượng kém giữa hai lần đo . + Nhiệt độ là thay đổi sắc độ , vì thế khi xác định pH phải thực hiện nhiệt độ của phòng thí nghiệm. 1.2 Đại cương về hàm lượng Nitrit (NO2- )là sản phẩm trung gian của chu trình Nitrogen. Nitrit hiện diện trong nước là do sự phân huỷ sinh học của những chất prôtêin. Cùng với các dạng Nitrogen khác như NH4+, NH3,…chỉ một hàm lượng nhỏ NO2- thì nước đã bị nhiễm bẩn. Trong nước NO2- thường chuyuển thành NO3- khi mưa rào lượng nitrit có thể tăng vì axit nitrơ hình thành trong không trung bị nươc mưa hoà tan và xâm nhập vào nguồn nước. Nitrit thường có trong nước thải công nghiệp, trong sản xuất hoá chất, dược, cao su ,dệt nhuộm,… hàm lượng của nó rất cao. Do vậy cần xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài. Trong các hệ thống xử lí hay hệ thống phân phối cũng có nitrit do những hoạt động của các VSV trên các axit amin trong thực phẩm. Ngoài ra nitrit còn được dùng trong ngành cấp nước như một chất chống ăn mòn. Tuy nhiên, dù sao trong nước uống nitrit cũng không thể tồn tại. Nitrit cũng là nguyên nhân gây bệnh Mahemoglobinma ở trẻ sơ sinh. Theo tiêu chuẩn của bộ y tế Việt Nam, nitrit trong nước uống không quá 3mg/l. 1.3 Đại cương về hàm lượng Amoni tồn tại trong nước với nhiều dạng khác nhau, nhưng chủ yếu ở dạng muối hoà tan. nhiễm vào nước do quá trình phân huỷ chất hữu cơ từ xác động vật có protit ở điều kiện yếm khí hoặc nước bị nhiễm bẩn do sự phân huỷ của rác thải ,nước thải trong sinh hoạt ,nhà máy ,xí nghiệp sản xuất phân bón . Hàm lượng NH4+ <200mg/kg thể trạng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Tuy nhiên nó có tác hại cho quá trình khử trùng nước tạo ra mùi vị, hoặc tạo ra NO2- làm ngăn cản quá trình tách Mn Để xác định hàm lượng Amoni có trong nước ta dùng phương pháp lên màu trực tiếp với thuốc thử Nessler rồi đo mật độ quang rồi từ đó suy ra hàm lượng Amoni có trong nước. 1.4 Đại cương về hàm lượng Sắt Sắt là một trong những kim loại có nhiều trong vỏ trái đất. Nồng độ của nó trong nước thiên nhiên có thể từ 0,5-50mg/l Sắt còn có thể hiện diện trong nước do quá trình keo tụ hóa học hoặc do sự ăn mòn ống dẫn nước trong hệ thống phân phối. Hàm lượng sắt trong nước nhiều hay ít tùy thuộc vào cấu tạo địa chất của từng vùng. Khi hàm lượng sắt trong nước được xử lí tốt thì hàm lượng sắt trong nước chỉ còn 0,3mg/l. Sắt trong nước không có hại cho sức khỏe nhưng nó làm cho vi khuẩn ưa sắt phát triển hình thành cặn phủ ở đường ống. Dùng nước có hàm lượng sắt cao sẽ làm quần áo ố khi giặt ,làm mất hương vị của chè, cà phê, cơm có màu vàng. Hàm lượng sắt cao còn làm cho nước có mùi tanh. Sắt trong nước tồn tại ở hai dạng Fe2+, Fe3+. Khi tiếp xúc với không khí nó sẽ dễ dàng oxy hóa tạo thành Fe3+ làm nước có màu vàng hay bị đục. Ptpứ: 2Fe(HCO3)2 + 1/2O2 + H2O = 2Fe(OH↓ + 4 CO2 4Fe(OH + O2 + 2H2O = 4Fe(OH↓ Để xác định sắt trong nước ta hiện màu của sắt trong nước với thuốc thử O.phenantrolin rồi đem đo mật độ quang trên máy quang phổ ở bước sóng 510nm 1.5 Đại cương về hàm lượng Nitrat () là chất hữu cơ có chứa gốc nitơ trong chu trình Nitrogen, nitrat hiện diện trong nước sinh hoạt và nước thải ,hàm lượng nitrat cao là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh và gây ung thư ở người già .Nồng độ nitrat trong nước uống thường thấp hơn 10mg/l .Tổ Chức Y Tế Thế Giới qui định hàm lượng nitrat tối đa là 45mg/l. 1.6 Đại cương về độ Cứng Tổng Độ cứng của nước gây ra do sự hiện diện của các ion Ca2+,Mg2+ và các ion đa hóa trị khác nhau như: Fe2+, Mn2+, Se2+, Cr3+,…Thông thường độ cứng được biểu hiện bằng tổng lượng ion Ca2+ và Mg2+, vì các ion khác có mặt trong nước với hàm lượng rất nhỏ không đáng kể. -Ca2+ có tác dụng tốt cho cơ thể nhưng trong sinh hoạt nước có nhiều Ca2+ sẻ gây trở ngại lớn, sẽ làm nước cứng do đó làm cho thịt, cá, rau, củ ,quả khi nấu lâu chín làm tốn nhiên liệu. Đồng thời làm giảm sự tạo bọt của xà phòng, tạo váng khi giặt. -Độ cứng được chia làm hai loại:độ cứng cacbonat và độ cứng không cacbonat. + Độ cứng Cacbonat: là độ cứng được tạo thành do muối của các cation và anion cacbonat ( CO32- ) và bicacbonat ( HCO3-). Độ cứng cacbonat không bền vững, khi đun sôi phần lớn các ion bicacbonat của Ca2+,Mg2+ kết tủa dưới dạng cácbonát. Do vậy độ cứng cacbonat còn gọi là độ cứng tạm thời. + Độ cứng không cacbonat: là độ cứng được tạo thành do muối của các cation Ca2+,Mg2+,Fe2+ ,…kết hợp với các anion khác mà thông thường là và , độ cứng này bền và không bị khử khi bị đun sôi vì vậy độ cứng này gọi là độ cứng vĩnh cửu. Độ cứng này quyết định sự thích hợp của nước trong quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt. 1.7 Đại cương về Độ Oxi Hoá của nước Độ oxy hóa của nước là hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước. Chất hữu cơ là các chất có chứa H,O,C,N, xuất phát từ cơ thể sống của động thực vật, cơ thể, vi sinh vật…. Chất hữu cơ có nhiều loại khác nhau nên dùng KMnO4 làm oxy hóa chất hữu cơ. Chất oxy hóa không những tác dụng với chất hữu cơ mà còn tác dụng với các chất vô cơ có tính khử mạnh như: Fe2+,S2- ,… Chất hữu cơ đó được biểu thị bằng số ml oxy cung cấp từ KMnO4. Nguồn nước nào có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao thì nguồn nước đó bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng chất hữu cơ trong nước uống và nước sinh hoạt có tiêu chuẩn theo quy định 1329/BYT-QĐ là 0÷2 mg/l. 1.8 Đại cương về hàm lượng NaCl Độ mặn thường tồn tại ở dạng NaCl , có nguồn gốc từ thiên nhiên và có nhiều trong nước thải và nước thải công nghiệp . Nếu hàm lượng NaCl nhỏ thì không ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng có hàm lượng > 250 mg/l thì sẽ làm cho nước có vị mặn khó uống . Bên cạnh đó nó còn làm ảnh hưởng đến những dụng cụ , đường ống kim loại về cả phương diện công nghiệp và nông nghiệp . Để xác dịnh chỉ tiêu này ta dùng phương pháp chuẩn độ kết tủa 1.9 Đại cương về hàm lượng Ca Sự có mặt Ca trong nước là do chảy qua vùng có núi đá vôi, dolomite, gypsit.Nồng độ Ca trong nước từ 0 cho tới vài trăm mg/l tuỳ theo nguồn nước và phương pháp xử lý .Nồng độ thấp của CaCO3 chống lại sự ăn mòn ống dẫn nước do tạo màng bảo vệ. Mặc khác một lượng muối Ca đáng kể trong nước sẽ tạo thành một lớp có hại cho các bình đun, ống dẫn và dụng cụ nhà bếp. Canxi góp phần vào độ cứng toàn phần của nước .Phương pháp hoá học làm mềm nước như thẩm thấu ngược, điện phân hoặc trao đổi ion được sử dụng để làm giảm nồng độ Ca và độ cứng tương ứng. CHƯƠNG HAI NỘI DUNG PHÂN TÍCH A. CÁCH LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN Trong quá trình phân tích việc lấy mẫu là khâu quan trọng đầu tiên . Nếu lấy mẫu không đúng quy cách thì sẽ dẫn đến kết quả phân tích sai lệch và ảnh hưởng đến sự đánh giá chất lượng nước sinh hoạt . Vô tình đánh giá sai thực trạng về chất lượng nước hoặc kết quả phân tích có thể vượt quá tiêu chuẩn qui định . Để tránh được điều này đòi hỏi người phân tích tuân thủ đầy đủ kỹ thuật lấy mẫu 2.1) Cách lấy mẫu: Trước khi lấy mẫu dụng cụ lấy mẫu phải sạch và được tráng rửa kỹ bằng nước cất . Khi lấy mẫu cần tráng rửa bình lấy mẫu 2 đến 3 lần bằng dung dịch mẫu. a) Lấy mẫu trên đường ống dẫn: Mở vòi nước chảy mạnh 5 đến 10 phút, sau đó mở nút dụng cụ cho miệng dụng cụ vào đầu vòi nước và để chảy tràn 2 ÷ 3 phút. Vặn nút bình mẫu lại. b) Lấy mẫu nơi ao, hồ, giếng , ruộng: Ta lấy mẫu ở các điểm khác nhau với độ nông sâu khác nhau . Có thể lấy mẫu trực tiếp hoặc bằng dụng cụ lấy mẫu riêng theo chế độ nông sâu (độ sâu có thể từ mức 0,5m ; 1m ; 1,5m ; 2m) nếu là nước bề mặt thì lấy điểm giữa, xung quanh và những điểm bất kỳ. * Mẫu nước em trình bày trong quyển báo cáo này lấy tại Công Ty Cấp Nước Xã Sông Hinh,Trung Tâm Quy Hoạch Nông Nghiệp. Sau khi lấy mẫu xong ta dán nhãn ngay cho mẫu nước theo những trình tự sau: Tên cơ sở: Công Ty Cấp Nước Xã Sông Hinh,Trung Tâm Quy Hoạch Nông Nghiệp Địa chỉ lấy mẫu : tại Công Ty Cấp Nước Xã Sông Hinh,Trung Tâm Quy Hoạch Nông Nghiệp Loại mẫu : Cuối vòi (Nước đưa vào sử dụng) Ngày lấy mẫu: 06/07/2009 Thời gian lấy mẫu: 7h20’. 2.2) BẢO QUẢN MẪU: Lấy mẫu cần phải đưa ngay về phòng thí nghiệm. Sắp xếp mẫu sao cho các chai, lọ, bình tránh va chạm vào nhau tránh giao động mẫu.Nếu thời gian vận chuyển quá 2h thì mẫu phải được bảo quản nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ trực tiếp . Vận chuyển mẫu không quá 24h B. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH 2.1) Các chỉ tiêu cảm quan: Để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt chúng ta cần phải kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan như: nhiệt độ, mùi vị lạ, màu sắc,… trước khi đưa vào sử dụng. Sau khi kiểm tra quan sát , phân tích và đánh giá rồi đi đến kết luận. 2.1.1) Xác định nhiệt độ: Nhiệt độ của nước phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện như: thời tiết, thời gian mẫu nước tiếp xúc với nguồn nước. Cần xác định nhiệt độ của nước tốt nhất là khi lấy mẫu về. Nhiệt độ của nước thường được biểu thị bằng oC Dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhiệt độ nước. Sau khi nhúng bầu thuỷ ngân vào trong nước, để yên vài phút tránh dao động nhiệt độ . Đợi nhiệt độ ổn định ghi số liệu máy đo được. 2.1.2) Xác định mùi của nước: Việc xác định mùi của nước phụ thuộc vào nhiệt độ và thành phần của các chất hoà tan có trong nước như xác động thực vật bị phân huỷ , các chất vô cơ, khí H2S. * Tiến hành xác định mùi của nước: Lấy 100ml nước chuyển vào bình cầu nút mài 250ml đậy nút lại, lắc mạnh mẫu sau đó mở nút ra rồi dùng khứu giác của mình để xác định mùi của nước.Và được đánh giá theo bảng sau: Đặc trưng Đặc điểm của mùi Cường độ mùi(điểm) Không mùi Bằng cảm giác không nhận thấy mùi 0 Mùi rất nhẹ Người thường khó nhận biết nhưng người chuyên môn nhận biết được khi ngửi kỹ 1 Mùi nhẹ Người thường nếu ngửi kỹ có thể thấy được 2 Có mùi Mùi dễ nhận biết ,gây cảm giác khó chịu 3 Mùi rõ Mùi tác động gây vào khứu giác gây cảm giác khó chịu,nếm,uống gây lượm giọng 4 Mùi mạnh Mùi khó chịu tới mức không nếm ,không uống được 5 Dựa trên các mức đánh giá ở trên thì mẫu nước ở Công Ty Cấp Nước Xã Sông Hinh,Trung Tâm Quy Hoạch Nông Nghiệp được đánh gía ở mức độ không có mùi. 2.1.3) Vị và vị lạ: Cho một ít mẫu thử vào miệng , cho từng ít một , không được uống và giữ yên trong miệng 3 đến 4 giây để nhận biết vị và vị lạ.Mức độ vị và
Luận văn liên quan