Thập niên đầu của thế kỷ 21 là một thập niên đầy biến động về kinh tế, chính trị, xã hội. Bắt đầu là vụ khủng bố ngày 19/9/2001, rồi chiến tranh tại I- rắc, vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên, dịch cúm gà H5N1, và đỉnh cao là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 kéo dài cho đến tận bây giờ. Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu ở Mỹ rồi lan rộng ra toàn thế giới khiến nền kinh tế thế giới phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: tốc độ tăng trưởng giảm, lạm phát, và đặc biệt là tình trạng thất nghiệp tăng cao. Nhưng ở Việt Nam, tỉ lệ thất nghiệp hằng năm giảm hoặc tăng rất chậm. Nguyên nhân do đâu? Một phần là do nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế nhỏ, còn non trẻ nên chưa bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng, nhưng phần lớn là do Chính phủ Việt Nam đã kịp thời ban hành những chính sách đúng đắn nhằm hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, kìm hãm sự gia tăng của lạm phát và giảm tình trạng thất nghiệp, . Những chính sách đó là gì? Tác động của nó như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn, nhóm tôi đã thực hiện đề tài: “ Phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện trong vài năm trở lại đây để giải quyết vấn đề việc làm”.
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3927 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện trong vài năm trở lại đây để giải quyết vấn đề việc làm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thập niên đầu của thế kỷ 21 là một thập niên đầy biến động về kinh tế, chính trị, xã hội. Bắt đầu là vụ khủng bố ngày 19/9/2001, rồi chiến tranh tại I- rắc, vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên, dịch cúm gà H5N1, và đỉnh cao là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 kéo dài cho đến tận bây giờ. Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu ở Mỹ rồi lan rộng ra toàn thế giới khiến nền kinh tế thế giới phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: tốc độ tăng trưởng giảm, lạm phát, và đặc biệt là tình trạng thất nghiệp tăng cao. Nhưng ở Việt Nam, tỉ lệ thất nghiệp hằng năm giảm hoặc tăng rất chậm. Nguyên nhân do đâu? Một phần là do nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế nhỏ, còn non trẻ nên chưa bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng, nhưng phần lớn là do Chính phủ Việt Nam đã kịp thời ban hành những chính sách đúng đắn nhằm hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, kìm hãm sự gia tăng của lạm phát và giảm tình trạng thất nghiệp,…. Những chính sách đó là gì? Tác động của nó như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn, nhóm tôi đã thực hiện đề tài: “ Phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện trong vài năm trở lại đây để giải quyết vấn đề việc làm”.
NỘI DUNG
I. Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp
1. Thất nghiệp
- Là khái niệm chỉ những người trong lực lượng lao động xã hội không có việc làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm.
- Lực lượng lao động xã hội(LLLĐXH): là một bộ phận của dân số bao gồm những người trong độ tuổi lao động (15-55 tuổi với nữ, 15-60 tuổi với nam) có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi nhưng trên thực tế có tham gia lao động.
- Tỷ lệ thất nghiệp:
Số người thất nghiệp
U% = x 100%
LLLĐXH
2. Các dạng thất nghiệp
a) Theo lý do thất nghiệp
- Mất việc, người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó.
- Bỏ việc, là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan của người lao động.
- Nhập mới, là những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
- Tái nhập, là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
b) Theo nguồn gốc thất nghiệp
- Thất nghiệp tạm thời, xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm việc làm hoặc công việc làm khác tốt hơn, phù hợp với nhu cầu riêng của mình
- Thất nghiệp cơ cấu, xảy ra khi có sự thay đổi cơ cấu kinh tế, có sự chuyển đổi động thái sản xuất, chỉ xảy ra ở một bộ phận thị trường lao động.
- Thất nghiệp chu kỳ (thiếu cầu), xảy ra bởi sự suy giảm tổng cầu trong nền kinh tế, thất nghiệp này xảy ra trên toàn bộ thị trường lao động.
c) Theo lý thuyết về cung cầu lao động
- Thất nghiệp tự nguyện: chỉ những người không muốn đi làm ở mức lương hiện hành, muốn đi làm ở mức lương cao hơn.
- Thất nghiệp không tự nguyện: chỉ những người muốn đi làm ở mức lương hiện hành nhưng không được thuê.
- Thất nghiệp tự nhiên: là thất nghiệp ở mức sản lượng tiềm năng. Về bản chất thất nghiệp tự nhiên chính là thất nghiệp tự nguyện khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng.
- Thất nghiệp trá hình (vô hình): chỉ những người đi làm thực sự nhưng thu nhập quá ít.
II. Vấn đề thất việc làm ở Việt Nam trong những năm trở lại đây (2005-2009)
1. Thực trạng vấn đề việc làm của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây
a) Vấn đề thất nghiệp
Thất nghiệp luôn là mối quan tâm nóng bỏng toàn cầu. Trong những năm 2005 – 2007, nền kinh tế thế giới ổn định, nền kinh tế ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vấn đề thất nghiệp cũng dịu đi. Nhưng đến cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế đã khiến vấn đề này lại trở nên nhức nhối. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút; tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng, kể cả các vật tư quan trọng, lương thực và nhiều nông sản xuất khẩu có khối lượng lớn; số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn. Theo Bộ Lao Động, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào khoảng 4,65%. Tức là khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm.
Bên cạnh vấn đề thất nghiệp gia tăng do khủng hoảng kinh tế còn có một vấn đề khác đã tồn tại từ rất nhiều năm nay. Đó là vấn đề thất nghiệp mùa vụ ở nông thôn. Hầu như người lao động nông thôn chỉ sử dụng hết 2/3 thời gian làm việc của mình (40 giờ/tuần), 1/3 số thời gian còn lại họ không có việc làm. Việc sản xuất ở nông thôn Việt Nam hiện nay mang tính mùa vụ, đặc biệt là ở miên Bắc. Khi vào mùa vụ, ví dụ như vào mùa gặt, các gia đình nông thôn huy động hết lao động của gia đình tham gia làm việc. Thời gian làm việc có thể kéo dài từ 10 – 13 tiếng/ngày. Nhưng khi mùa vụ qua đi, hầu hết những người nông dân không có việc làm. Ở một số nơi, khi bên cạnh việc nông thì còn một số nghề truyền thống. Khi nông nhàn, người nông dân có thể tham gia sản xuất các mặt hàng truyền thống. Tuy nhiên không phải ở vùng nào của Việt Nam cũng như vậy, bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống đang bị mai một dần nên tình trạng thất nghiệp theo mùa vụ ở nông thôn hiện nay là vô cùng phổ biến. Tình trạng thất nghiệp mùa vụ kéo theo hiện tượng di chuyển lao động –một vấn đề việc làm khá cấp thiết.
Chúng ta có thể thấy rõ hơn tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam qua các bảng số liệu sau:
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
5.31
4.82
4.64
4.65
4.66
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng giai đoạn 2005- 2008
2005
2006
2007
2008
Cả nước
5,31
4,82
4,64
4,65
A. Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng
5,61
6,42
5,74
5,35
Đông Bắc
5,07
4,18
3,85
4,17
Tây Bắc
5,07
4,18
3,85
4,17
Bắc Trung Bộ
5,20
5,50
4,95
4,77
Duyên hải Nam Trung Bộ
5,20
5,50
4,95
4,77
Tây Nguyên
4,23
2,38
2,11
2,51
Đông Nam Bộ
5,62
5,47
4,83
4,89
Đồng bằng sông Cửu Long
4,87
4,52
4,03
4,12
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động năm 2008
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thiếu việc làm
Chung
Thành thị
Nông thôn
Chung
Thành thị
Nông thôn
CẢ NƯỚC
2,38
4,65
1,53
5,10
2,34
6,10
Đồng bằng sông Hồng
2,29
5,35
1,29
6,85
2,13
8,23
Trung du và miền núi phía Bắc
1,13
4,17
0,61
2,55
2,47
2,56
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
2,24
4,77
1,53
5,71
3,38
6,34
Tây Nguyên
1,42
2,51
1,00
5,12
3,72
5,65
Đông Nam Bộ
3,74
4,89
2,05
2,13
1,03
3,69
Đồng bằng sông Cửu Long
2,71
4,12
2,35
6,39
3,59
7,11
b) Các vấn đề khác
Trong vấn đề việc làm ở Việt Nam, bên cạnh vấn đề thất nghiệp còn tồn tại rất nhiều vấn đề khác như vấn đề di chuyển việc làm, vấn đề thiếu lao động chất lượng cao, vấn đề chảy máu chất xám,…
Hiện tượng di chuyển lao động là biểu hiện tất yếu của quan hệ cung và cầu lao động trên thị trường lao động. Các dòng di chuyển lao động trong nước chủ yếu là di chuyển từ Bắc vào Nam, di chuyển lao động giữa các ngành hoặc khu vực kinh tế và từ nông thôn ra thành thị. Tuy nhiên dòng di chuyển lao động mạnh nhất hiện nay vẫn là từ nông thôn ra các vùng đô thị. Người lao động ở khắp moi nơi và làm mọi công việc, từ những công việc có kỹ thuật như thợ nề, thợ mộc đến những công việc đòi hỏi có vốn như xích lô, xe ôm và đặc biệt phần lớn người lao động nông thôn là người lao động giản đơn, không có vốn, không có kỹ thuật chủ yếu là bốc xếp, vận chuyển hàng hóa, giúp việc cho các gia đình,…
Ở Việt Nam còn tồn tại một vấn đề việc làm là vấn đề thiếu lao động chất lượng cao. Trong khi hàng triệu người không tìm được việc làm, thì ở một số ngành nghề và rất nhiều cơ sở kinh doanh đang thiếu lao động kỹ thuật, lao động có chuyên môn nghề nghiệp và trình độ phù hợp với yêu cầu sản xuất. Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ lao động được đào tạo của nước ta tuy vẫn tăng đều qua các năm nhưng đến nay vẫn chỉ đạt 24% tổng lao động (tỷ lệ tương ứng của các nước trong khu vực là 50%). Tỷ lệ đào tạo lao động có bằng cấp còn thấp (tăng khoảng 7,3%/năm) và chưa tương ứng với nhu cầu lao động có đào tạo cho phát triển kinh tế.
Chảy máu chất xám không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà còn là vấn đề của rất nhiều nước đang phát triển khác. Theo số liệu mới nhất của Sở Giáo dục - Đào tạo, hiện số lượng du học sinh của ta đã vào khoảng 60.000 người và ngày càng tăng. Cho dù có học bổng hay tự túc, thậm chí du học bằng ngân sách nhà nước… số học xong quay trở về là rất ít. Chất xám của Việt Nam bị thất thoát đến giật mình. Với 70% du học sinh “một đi không trở lại” như hiện nay, số chất xám thất thoát lên đến hơn 40.000 người.
Từ năm 2000 đến 2006, Bộ GD-ĐT đã tổ chức cho 2.684 nghiên cứu sinh ra nước ngoài du học, trong đó có 871 tiến sĩ, 793 thạc sĩ và 814 cử nhân. Chi phí bình quân cho mỗi du học sinh theo đề án 322 là khoảng 22.000 USD/năm, tức khoảng 100.000 USD/4 năm, tức trên 1,5 tỷ đồng. Một vị giáo sư đã so sánh: Chỉ riêng tại Úc và Đức, mỗi năm nhà nước ta phải chi đến 5.000 tỷ đồng cho du học sinh. Và, một khi nguồn chất xám khổng lồ này không được khai thác đúng, số tiền mấy ngàn tỷ đồng kia phải gọi tên chính xác là chảy máu ngoại tệ. Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT trình Quốc hội năm 2004, trong số vài ngàn DHS du học bằng tiền nhà nước, chỉ có 120 trường hợp quay về.
2. Nguyên nhân
Sự hạn chế khả năng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta những nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Dân số đông và gia tăng quá nhanh trong những năm gần đấy dẫn đến tình trạng thiếu việc làm.
- Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu: Nguyên nhân khiến người lao động bị mất việc chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy, họ phải sa thải bớt lao động dẫn đến lao động mất việc làm
- Nếp nghĩ đề cao việc học để “làm thầy” của người Việt Nam đặc biệt là ở giới trẻ mặc dù nếu bản thân học “làm thợ” sẽ tốt hơn hay “thích làm Nhà nước, không thích làm cho tư nhân”; như vậy là thiếu thực tế bởi không dựa trên khả năng của bản thân và nhu cầu xã hội. Một bộ phận LĐ trẻ có biểu hiện ngộ nhận khả năng bản thân; một bộ phận khác lại tự ti, không đánh giá hết năng lực thực sự của mình. Chọn nghề theo “nếp nghĩ” sẽ dễ mắc những sai lầm. Rất nhiều lao động trẻ "nhảy việc" để tìm kiếm thu nhập cao nên dẫn đến tình trạng dễ bị mất việc
- Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mới, tính chuyên nghiệp chưa cao. Việc kỹ năng không đáp ứng yêu cầu và sự thiếu phối hợp giữa hệ thống đào tạo và giáo dục, các nhu cầu thị trường LĐ và quan niệm lạc hậu về vai trò và trách nhiệm giới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề rất thấp, chỉ khoảng 26%. Lao động của chúng ta đúng là dồi dào thật nhưng vẫn không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định một phần do trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, lao động vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp, công việc chắp vá, không ổn định.
- Chính phủ thu hồi đất canh tác để xây dựng các khu công nghiệp nhưng chưa có chính sách đào tạo việc làm cho người dân dẫn đến tình trạng người dân mất đất không có công ăn việc làm, kéo nhau lên các thành phố lớn tìm việc.
III. Các chính sách của chính phủ và tác động của nó tới vấn đề việc làm ở nước ta năm 2005-2009
1. Chính sách về kinh tế
Trong biểu đồ trên chúng ta thấy sự gia tăng tổng cầu dẫn đến sự mở rộng tổng cung. Bởi vì tăng tổng cầu về sản lượng, cầu về lao động ở mỗi mức lương sẽ phát triển dẫn tới sự gia tăng trong tổng số việc làm. Chính vì vậy để giải quyết vấn đề việc làm, trên phương diện kinh tế, Chính phủ sử dụng các chính sách kinh tế để tăng tổng cầu. Các chính sách này có thể liên quan đến việc tăng chi tiêu chính phủ, giãm lãi suất, thu hút vốn đầu tư trong nước, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế từ các công ty nước ngoài đa quốc gia…
Sau đây là một số chính sách kinh tế cụ thể và tác động của nó tới vấn đề việc làm
a) Gói kích cầu của Chính phủ
Từ năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các giải pháp, chính sách quan trọng nhằm ngăn ngừa lạm phát và ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng cường thực thi các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có việc triển khai gói kích thích kinh tế 8 tỷ USD (khoảng 9% GDP).
Kết quả của việc thực hiện gói kích cầu lần thứ nhất của chính phủ đã hỗ trợ cho 1.110 dự án, giúp ngăn chặn suy thoái kinh tế cho 76.000 doanh nghiệp mới thành lập, giải quyết việc làm cho 1,5 triệu lao động.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, diễn ra trong hai ngày 29 - 30/10, Chính phủ đã quyết định sẽ triển khai gói chính sách hỗ trợ thứ hai đối với doanh nghiệp. Trong gói kích cầu này, Chính phủ đặt mục tiêu là hỗ trợ để có thể giảm bớt gánh nặng về chi phí, giúp doanh nghiệp duy trì được công ăn việc làm.
Chính sách kích cầu của chính Chính phủ tác động tới mọi mặt của xã hội đặc biệt là tới vấn đề việc làm. Nhưng trong bài này, chúng tôi sẽ phân tích tác động của chính sách kích cầu tới vấn đề việc làm ở khu vực nông thôn. Việc chính phủ kích cầu nông thôn sẽ tạo điều kiện giảm bớt gánh nặng việc làm ở khu vực này. Gói kích cầu tập trung vào việc tạo thu nhập cho dân cư nông thôn, tăng số công ăn việc làm, cải thiện các dịch vụ y tế, giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, nước…) và cung cấp các tiện nghi khác cho nông thôn. Thực hiện gói kích cầu trong đó có kích cầu vào khu vực nông thôn, một mặt sẽ tác động làm giảm cung lao động về lâu dài, mặt khác sẽ tăng cầu lao động tại chỗ, hạn chế di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, dần nâng cao chất lượng nguồn lực nông thôn.
Đặc biệt, việc dầu tư xây dựng các công trình trọng điểm kinh tế - xã hội của Nhà nước như Thủy điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất và khu công nghiệp Dung Quất,…đã tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Bên cạnh đó, gói kích cầu cũng được sử dụng vào hoạt động mở rộng, phát triển làng nghề, xã nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tạo cơ hội việc làm đầy đủ cho một số lượng lớn lao động nông thôn, giải quyết được phần nào tình trạng thất nghiệp theo mùa vụ.
b) Chính sách thu hút vốn đầu tư
* Chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước: thị trường chứng khoán
Năm 2001, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Một thập kỷ qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành tựu và khẳng định bước phát triển hết sức quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế trong nước trong đó có giải quyết vấn đề việc làm.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam là khá muộn so với các nước trên thế giới nhưng trong 10 năm hoạt động nó đã đạt được rất nhiều thành tựu. Tính đến năm 2007 đã có 202 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) thành phố Hồ Chí Minh và trên Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội, với tổng mức vốn hoá thị trường đạt trên 300.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 31% GDP (tăng 25 lần so với cuối năm 2005).
Thị trường chứng khoán ra đời kéo theo sự ra đời của rất nhiều công ty đầu tư, mô giới chứng khoán góp phần tạo việc làm cho một số lượng lớn lao động vào các ngành như: đầu tư chứng khoán, tư vấn chứng khoán, mô giới chứng khoán,…. Việc thu hút vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán chính là cách tận dụng vốn tồn đọng trong nhân dân. Tiền mua chứng khoán sẽ được các doanh nghiệp sử dụng vào sản xuất, gia tăng sản lượng. Việc gia tăng sản lượng sẽ kéo theo giải quyết được vấn đề việc làm.
Tuy nhiên bên cạnh tác động tích cực, thị trường chứng khoán còn có những tác động tiêu cực tới vấn đề việc làm. Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp gặp vấn đề lớn về vốn, cần nguồn đầu tư, nhưng lúc này, thị trường chứng khoán mất ổn định, các nhà đầu tư tạm ngừng đầu tư. Doanh nghiệp không có vốn để sản xuất dẫn tới giảm sản lượng, cắt giảm lao động. Mặt khác, khi thị trường chứng khoán khủng hoảng, rất nhiều nhà đầu tư trắng tay rút khỏi thị trường chứng khoán, quay trở lại thị trường lao động sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp tái nhập gia tăng.
* Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Thực hiện chính sách đối ngoại và thu hút đầu tư mở rộng, hiện nay Việt Nam đã giao lưu thương mại với hơn 180 nước và vùng lãnh thổ, đầu tư trên 5.300 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 50 tỉ đôla vào Việt Nam. Lợi thế lớn của Việt Nam là nằm ở vị trí trung tâm trong vùng kinh tế của Trung Quốc và các nước Châu Á, nên rất thuận lợi cho giao thương quốc tế. Việt Nam có một nền chính trị ổn định và một xã hội an toàn, thân thiện, đồng thời với số dân 80 triệu người, nguồn lao động có văn hóa, cần cù và cầu tiến, Việt Nam thực sự là một thị trường tiềm năng lớn trong khu vực. Mặt khác Việt Nam là thành viên các nước Asean và Khu vực mậu dịch tự do AFTA với tổng dân số là 500 triệu người, và đang tích cực đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ... Do vậy hàng hóa sản xuất tại Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào các nước Asean, Trung Quốc, Mỹ và các nước Châu Âu với nhiều ưu đãi về thuế quan dành cho quốc gia đang phát triển.
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư ngày càng tốt hơn, Chính phủ Việt Nam đang có một số chủ trương chính sách mới, đó là:
- Thứ nhất: Chính phủ Việt Nam đã thông qua Luật đầu tư chung cho các loại hình doanh nghiệp, đối xử bình đẳng quốc gia, không phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, hoàn toàn xóa bỏ phân biệt về giá và lệ phí đối với nhà đầu tư nứơc ngoài.
- Thứ hai: Ngoài các chương trình hợp tác đa phương, Chính phủ Việt Nam đã ký hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, tích cực đàm phán gia nhập WTO. Các cam kết quốc tế của Việt Nam đều hướng tới mục tiêu chung là nhằm mở cửa thị trường, tự do hóa hoạt động đầu tư nước ngoài.
- Thứ ba: Tiếp tục thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, đồng thời đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với phạm vi rộng lớn hơn, bao gồm cả một số tổng công ty, doanh nghiệp lớn làm ăn có hiệu quả, kể cả các ngành trước nay nhà nước giữ độc quyền như: Điện lực, Bưu chính Viễn thông, Ngân hàng...Các nàh đầu tư nước ngoài đều đều được mua cổ phiếu của các Donah nghiệp trong nước.
- Thứ tư: Chính phủ đã cho phép chuyển đổi một số Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, và đang có chủ trương mở rộng tỉ lệ mua cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trong Doanh nghiệp.
Một tác động tích cực quan trọng nhất về mặt xã hội của FDI là tạo việc làm và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng lao động ở nước ta. Đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo việc làm trực tiếp cho trên 1 triệu lao động và khoảng 3-4 triệu lao động gián tiếp, thu hút khoảng 5% số lao động mới hàng năm (trong khoảng trên 1,2 triệu lao động mới được giải quyết việc làm hàng năm), nếu tính cả lao động gián tiếp có thể đạt khoảng 20%, so với trung bình nhiều nước khoảng 10%, thì Việt Nam đạt loại trung bình khá (7, 2006)... Hàng vạn cán bộ, nhân viên kỹ thuật Việt Nam được nâng cao kỹ năng chuyên môn hay có thể thay thế nhân viên nước ngoài trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, cũng như làm chủ công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên cơ hội việc làm được phân bố không đồng đều do FDI tập trung vào những ngành Việt Nam có ưu thế về lao động và thị trường như dệt may, da giầy, du lịch, xe máy hoăc những ngành nước ta chưa hay không có ưu thế cạnh tranh về vốn và công nghệ như khai thác dầu khí, viễn thông, ô tô, điện tử. Tình trạng thiếu lao động trong các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp, các thành phố lớn đang diễn ra, do