Đề tài này phân tích ba vấn đề chủ yếu, thứ nhất là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái bao gồm cán cân thanh toán, lạm phát, lãi suất…Qua phân tích tác giả đã cho thấy được những nguyên nhân chính nào đã làm cho tỷ giá giữa USD và VND tăng cao trong những năm vừa qua. Thứ hai, đề tài đi sâu vào tình hình thực tế của công ty, phân tích các yếu tố doanh thu, kim ngạch XNK, tỷ giá NK, tỷ giá thực tế, các khoản phải thu, phải trả…để thấy được sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK của công ty. Cuối cùng, từ những phân tích trên, đề tài cho người đọc thấy được tầm quan trọng của rủi ro tỷ giá đối với hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là công ty XNK, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn và các công ty XNK trong ngành có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá như sử dụng hợp đồng kỳ hạn và các công cụ phái sinh. Trong phần kiến nghị, em cũng đã đề xuất ý kiến đến các doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp có thể phòng tránh những rủi ro tỷ giá, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Còn đối với các ngân hàng, cần cung cấp thêm nhiều công cụ bảo hiểm tỷ giá và đào tạo nhân viên am hiểu về các công cụ này để có thể tư vấn cho khách hàng, giúp ngân hàng có thêm nhiều khách hàng và gia tăng lợi nhuận. Đối với các cơ quan chức năng cần có các giải pháp nhằm giúp cho tỷ giá USD/VND ổn định hơn nhằm ổn định nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
126 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8048 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Cảm Ơn !
Đầu tiên em không có gì hơn, xin gởi đến quý thầy cô đang giảng dạy và làm việc tại trường Đại Học Nha Trang, cô Cao Thị Hồng Nga cùng tập thể Ban Lãnh Đạo và cán bộ nhân viên Công Ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn (SAIGON SHIP CHANDLER JOINT STOCK COMPANY) lời chúc sức khỏe.
Em xin chúc tất cả các thầy cô giáo luôn thành công trong sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng như mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
Em xin chúc ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công Ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn luôn gặt hái được nhiều thành công trong công việc, luôn gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Em xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong trường đã dạy dỗ, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian em theo học tại trường.
Em xin cảm ơn cô Cao Thị Hồng Nga, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp theo đúng thời gian và quy định của trường.
Em chân thành cảm ơn Công Ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn, đơn vị đã nhận em vào thực tập và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình em thực tập tại công ty.
Một lần nữa em xin chúc tất cả mọi người sức khỏe dồi dào và luôn thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Em xin trân trọng kính chào !
Tóm tắt
Đề tài này phân tích ba vấn đề chủ yếu, thứ nhất là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái bao gồm cán cân thanh toán, lạm phát, lãi suất…Qua phân tích tác giả đã cho thấy được những nguyên nhân chính nào đã làm cho tỷ giá giữa USD và VND tăng cao trong những năm vừa qua. Thứ hai, đề tài đi sâu vào tình hình thực tế của công ty, phân tích các yếu tố doanh thu, kim ngạch XNK, tỷ giá NK, tỷ giá thực tế, các khoản phải thu, phải trả…để thấy được sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK của công ty. Cuối cùng, từ những phân tích trên, đề tài cho người đọc thấy được tầm quan trọng của rủi ro tỷ giá đối với hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là công ty XNK, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn và các công ty XNK trong ngành có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá như sử dụng hợp đồng kỳ hạn và các công cụ phái sinh. Trong phần kiến nghị, em cũng đã đề xuất ý kiến đến các doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp có thể phòng tránh những rủi ro tỷ giá, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Còn đối với các ngân hàng, cần cung cấp thêm nhiều công cụ bảo hiểm tỷ giá và đào tạo nhân viên am hiểu về các công cụ này để có thể tư vấn cho khách hàng, giúp ngân hàng có thêm nhiều khách hàng và gia tăng lợi nhuận. Đối với các cơ quan chức năng cần có các giải pháp nhằm giúp cho tỷ giá USD/VND ổn định hơn nhằm ổn định nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Chương I. Giới thiệu
I.1. Lý do chọn đề tài
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa, việc mua bán hàng hóa không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi của một quốc gia mà dần dần được mở rộng ra phạm vi toàn thế giới, các quốc gia giao thương với nhau nhiều hơn. Nhưng mỗi quốc gia lại sử dụng một đồng tiền riêng cho mình, do đó việc mua bán hàng hóa gặp nhiều khó khăn trong việc tính giá cả của hàng hóa. Chính vì vậy mà TGHĐ ra đời nhằm giúp chuyển đổi đồng tiền giữa các quốc gia, thuận lợi hơn trong quá trình mua bán.
TGHĐ là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay, nó đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại, đầu tư và tín dụng quốc tế, trong việc xác định, tính toán cán cân thanh toán nói riêng cũng như sức mạnh kinh tế đối ngoại của một quốc gia nói chung. TGHĐ giúp chúng ta so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau. Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết chính sách khuyến khích XK hay NK hàng hóa của một nước.
Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh XNK như Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn thì tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động của công ty. Vì là một công ty XNK, thường xuyên mua bán với các công ty nước ngoài, khi tỷ giá thay đổi sẽ làm cho dòng tiền của công ty luôn thay đổi, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nhưng tỷ giá hối đoái thì luôn biến động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty. Vì vậy việc dự đoán và đưa ra các giải pháp nhằm giúp công ty hạn chế rủi ro về tỷ giá là hết sức cần thiết, giúp công ty hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Thấy được tầm quan trọng của tỷ giá đối với hoạt động XNK của doanh nghiệp em quyết định chọn đề tài “Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn”.
I.2. Mục tiêu nghiên cứu
• Tìm hiểu những nguyên nhân làm biến động tỷ giá giữa đồng USD và VND từ năm 2008 đến 2010
• Phân tích sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh XNK của công ty từ năm 2008 đến 2010.
• Đề ra các giải pháp giúp công ty giảm thiểu rủi ro về tỷ giá.
I.3. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này thông qua một số phương pháp sau:
Phương pháp luận phân tích: Lý thuyết cân bằng sức mua, Lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), lạm phát theo quan điểm của K.Marx và hiện đại, hợp đồng kỳ hạn và các công cụ phái sinh, lãi suất, quy luật cung cầu ngoại tệ.
Thu thập số liệu
+ Số liệu sơ cấp:
Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Số liệu thứ cấp:
• Thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính và các tài liệu báo cáo của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn qua các năm 2008, 2009, 2010 như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán…
• Thu thập thông tin về tỷ giá trên website của niên giám thống kê, bộ thương mại…
• Thu thập thông tin về các chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam trên sách, báo, tạp chí, truyền hình và internet.
• Số liệu thu thập được phân tích bằng các phương pháp như: phương pháp so sánh, thống kê…
Phân tích số liệu bằng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh số liệu giữa các năm rồi đi đến kết
luận.
+ Phương pháp thống kê: các số liệu được thống kê theo năm để từ đó so
sánh, phân tích và rút ra kết luận.
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp: phân tích các số liệu trong một thời
điểm nhất định, trong từng trường hợp cụ thể.
I.4. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và điều kiện tiếp cận với Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn có hạn, hơn nữa kiến thức và kinh nghiệm trong việc nghiên cứu đề tài này còn nhiều hạn chế nên phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu sự tác động của tỷ giá hối đoái giữa USD và VND đến hoạt động của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn từ năm 2008 đến 2010.
I.5. Ý nghĩa của đề tài
Điểm mới của đề tài này là : cho đến nay, đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn. Và đề tài này được nghiên cứu trong thời điểm tỷ giá hoái đối đang biến động phức tạp, cho nên việc nghiên cứu đề tài này là có khả thi. Đề tài nghiên cứu này hy vọng mang lại ý nghĩa rất lớn cho các bên liên quan sau:
Đối với em
Củng cố các kiến thức lý luận chung về tỷ giá hối đoái đã được học trong chương trình đại học vào thực tiễn doanh nghiệp.
Tăng cường kỹ năng của chính em trong việc nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đây cũng là cơ sở để em có thể thực hiện những cuộc nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn trong nhiều lĩnh vực khác.
Đối với Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn và các doanh nghiệp trong ngành
Việc nghiên cứu những vấn đề nêu trên nhằm giúp Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn và các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro về tỷ giá, góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty.
I.6. Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu này bao gồm 3 bước cơ bản:
Bước 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái chẳng hạn như: cán cân thanh toán quốc tế, lạm phát, lãi suất,…
Bước 2: Đánh giá những tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK của công ty như tác động đến doanh thu, chi phí và cuối cùng là ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty như thế nào.
Bước 3: Từ kết quả phân tích ở bước 2, chúng ta thấy được sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp từ đó mà ta đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá như: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn…
Chương II. Cơ sở lý thuyết
II.1. Khái niệm TGHĐ
Tỷ giá hối đoái là giá của một loại tiền tệ được biểu hiện qua một loại tiền tệ khác. Nó được coi như là một loại giá quốc tế bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau trong không gian quốc tế.
giá là một trong các công cụ của chính sách tài chính - tiền tệ của Chính phủ, nên ngoài việc chịu điều tiết bởi cung cầu tiền tệ, tỷ giá còn chịu tác động bởi các mục tiêu của các chính sách kinh tế - tài chính của quốc gia trong từng thời kì nhất định. Trên thế giới, hầu hết các chính phủ đều tác đông trực tiếp hay gián tiếp đến tỷ giá hối đoái. Mức độ tác động này phụ thuộc vào sự biến động của môi trường kinh tế vĩ mô trong từng thời kì nhất định, mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, niềm tin của công chúng vào chính sách phát triển đất nước của chính phủ, sự tác động của nền kinh tế toàn cầu, thực trạng của nền kinh tế... Các biện pháp bảo vệ cũng là nhân tố quan trọng làm thay đổi cung cầu ngoại tệ và làm tỷ giá biến động.
II.2. Các loại tỷ giá
Tỷ giá chính thức: Tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước thông báo. Tỷ giá kinh doanh bao gồm:
+ Tỷ giá mua tiền mặt: áp dụng cho trường hợp mua - bán ngoại tệ bằng giấy bạc ngân hàng, tiền kim loại.
+ Tỷ giá chuyển khoản: áp dụng cho trường hợp mua - bán ngoại tệ dưới dạng số dư tài khoản tại NH
+ Tỷ giá kì hạn: là một mức tỷ giá cố định sẽ được thực hiện trong 1 thời điểm giới hạn, là loại tỷ giá mà các ngân hàng thương mại đưa ra nhằm kinh doanh tiền tệ, xác định dựa vào tỷ giá của NHNN đưa ra. Tỷ giá này giúp các doanh nghiệp kinh doanh XNK giới hạn được những rủi ro khi tỷ giá tăng lên hay xuống thấp.
Trong kinh doanh hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp còn phải xem xét tỷ giá XK và tỷ giá NK:
Giá mua hàng hóa trong nước bằng nội tệ
Tỷ giá XK =
Giá XK hàng hoá đó bằng ngoại tệ
Giá bán hàng NK tại thị trường trong nước bằng nội tệ
Tỷ giá NK =
Giá NK hàng hóa đó bằng ngoại tệ
II.3. Các chế độ tỷ giá
II.3.1. Tỷ giá hối đoái cố định
Tỷ giá được quản lí cố định trong một thời gian nhất định không biến động theo thị trường nhằm thực hiện những mục tiêu của Chính phủ. Ngày nay, chế độ quản lí này không còn phù hợp với yêu cầu thực tế nữa, nhưng vẫn được xem như là chế độ nhằm quản lí tỷ giá theo hướng ổn định trong một khoảng thời gian nhất định khi có những biến cố xảy ra.
II.3.2. Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn
Đây là loại chế độ mà tỷ giá hoàn toàn xác lập theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Chính phủ hoàn toàn không có bất kỳ tác động hoặc cam kết gì về việc điều tiết tỷ giá. Giá của một đồng tiền nội tệ đối với một đồng tiền ngoại tệ được xác định tại điểm mà cung ngang bằng cầu. Khi XK tăng hoặc luồng vốn đầu tư nước ngoài tăng lên sẽ làm tăng cung ngoại tệ, đồng tiền ngoại tệ giảm giá và ngược lại.
II.3.3. Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lí
Chế độ tỷ giá gắn vào đồng tiền dự trữ:
Trong chế độ tỷ giá này, đồng tiền nội tệ của một quốc gia được gắn chặt vào một đồng ngoại tệ mạnh. Quốc gia thực hiện chế độ tỷ giá như vậy sẽ phải nắm giữ đồng tiền nước ngoài làm đồng tiền dự trữ để bảo vệ giá trị đồng tiền nội tệ của mình.
Kể từ sau năm 1972, chế độ tỷ giá này được hầu hết các nước đang phát triển áp dụng. Đồng USD thường là đồng tiền được các nước dùng để gắn các đồng tiền của mình.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vì các cuộc khủng hoảng tài chính thường xuyên xảy ra và để giảm thiểu bớt sự bất ổn do việc gắn chặt vào một đồng tiền, các nền kinh tế đang chuyển đổi thực hiện chính sách gắn đồng tiền của mình vào một rổ tiền tệ. Hệ thống quỹ dự trữ ngoại hối của các nước này được duy trì gồm nhiều loại ngoại tệ khác nhau theo một cơ cấu tỷ lệ nhất định tùy theo quan hệ thương mại quốc tế.
Nhìn chung, trong chế độ tỷ giá gắn vào một đồng tiền hay một rổ tiền tệ, muốn ổn định đòng tiền của mình đòi hỏi các quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá đó, phải có một hệ thống dự trữ ngoại hối đủ mạnh để can thiệp có hữu hiệu trên thị trường ngoại hối.
Chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao dịch:
Ở một số quốc gia, trong quá trình áp dụng chế độ tỷ giá gắn vào đồng tiền dự trữ, nếu như tiềm lực dự trữ ngoại tệ không đủ mạnh và để ổn định tỷ giá, ngân hàng trung ương thường áp dụng chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao dịch. Chế độ tỷ giá này cho phép tỷ giá giao dịch trên thị trường biến động trong biên độ mà ngân hàng trung ương công bố, được xác định theo công thức:
Tỷ giá
giao dịch = Tỷ giá chính thức x ( 1 ± biên độ X% )
thị trường
II.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
II.4.1 Cán cân thanh toán quốc tế
Tất cả những giao dịch giữa một quốc gia với quốc gia còn lại trên thế giới được thể hiện thông qua sự chuyển dịch hàng hóa, di chuyển của thu nhập, những luồng vốn đầu tư được ghi trong một bảng cân đối kế toán gọi là cán cân thanh toán quốc tế. Như vậy, có thể đưa ra khái niệm cán cân thanh toán quốc tế là: bảng cân đối kế toán ghi chép toàn bộ các giao dịch dưới hình thức giá trị giữa một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Nhân tố này tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, thông qua đó tác động tới tỷ giá. Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, theo tác động của quy luật cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá. Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá, đồng nội tệ mất giá. Làm tỷ giá thay đổi.
Thuyết Ngang giá Sức Mua (Puchasing Power Parity Theory – PPP theory)
Thuyết Ngang giá Sức Mua (PPP Theory) chỉ ra rằng: “Tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ sẽ được điều chỉnh sao cho giá của cùng một loại mặt hàng ở thị trường nội địa của hai nước đó có mức giá tương đương nhau”.
Giả sử tỷ giá hối đoái giữa VND và USD là 20.000VND/USD. Một kilogram cà phê có giá 5USD tại thị trường Mỹ và có giá 40.000VND tại thị trường VN. Khi đó giá của 1kg cà phê chỉ có giá 2USD nếu thanh toán bằng USD tại thị trường VN. Điều này sẽ dẫn tới xu hướng có những người ở Mỹ sang VN mua cà phê thay vì mua tại nước họ. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra thì:
Những người Mỹ phải ra các điểm đổi tiền để đổi tiền USD sang VND, điều này dẫn đến tiền VND sẽ trở nên có giá trị hơn và do đó tỷ giá VND/USD sẽ giảm.
Nhu cầu mua cà phê tại thị trường Mỹ giảm nên theo Quy luật Cung – Cầu, giá bán của cà phê cũng giảm đi.
Nhu cầu mua cà phê tại thị trường VN gia tăng, nên theo Quy luật Cung – Cầu, giá bán của cà phê sẽ phải tăng lên.
Nếu những điều ở trên xảy ra, tỷ giá VND/USD sẽ giảm từ 20.000VND xuống 18.000VND đổi được 1USD, giá cà phê ở thị trường Mỹ giảm còn 3USD, giá cà phê tại thị trường VN tăng lên 54.000VND, thì ý định mua cà phê từ VN đem về Mỹ bị phá sản hoàn toàn. Thực vậy, việc đổi 3USD sang 54.000VND (với tỷ giá 18.000VND/USD) để mua cà phê tại VN trở nên vô nghĩa. Nghĩa là, Thuyết Ngang giá Sức Mua đảm bảo cùng một loại hàng hóa thì mức giá của nó tại thị trường nội địa của hai nước đó sẽ ngang nhau sau khi quy đổi theo tỷ giá hối đoái.
Tương tự, nếu như những người ở VN có xu hướng đem cà phê từ VN giá 40.000VND sang bán tại thị trường Mỹ với giá 5USD thì những điều sau sẽ xảy ra:
Nhu cầu mua cà phê tại thị trường VN gia tăng, nên theo Quy luật Cung – Cầu, giá bán của cà phê tại VN sẽ tăng lên.
Nhu cầu mua cà phê tại thị trường Mỹ giảm, nên theo Quy luật Cung – Cầu, giá bán của cà phê tại Mỹ sẽ giảm.
Sau khi thu được USD từ việc bán cà phê tại Mỹ, những người này phải ra các điểm đổi tiền để đổi tiền USD sang lại VND. Điều này dẫn đến đồng USD sẽ có giá trị hơn và tỷ giá VND/USD sẽ tăng.
Và nếu như những điều trên đây xảy ra, giá cà phê tại VN tăng lên 54.000VND, giá cà phê tại thị trường Mỹ giảm xuống 3USD và tỷ giá USD/VND giảm xuống 18.000VND; thì việc mua 1kg cà phê với giá 54.000VND, đem sang Mỹ bán thu về 3USD, sau đó quy đổi trở lại sang lại 54.000VND (theo tỷ giá 18.000VND) là một chuỗi hoạt động kinh tế vô nghĩa. Một lần nữa, Thuyết Ngang giá Sức Mua lại đảm bảo mức giá của cùng một loại hàng hóa ở hai thị trường hai nước khác nhau sẽ có mức giá ngang nhau sau khi quy đổi theo tỷ giá hối đoái.
Tuy nhiên, thuyết Ngang giá Sức Mua chỉ có giá trị trong lý thuyết kinh tế và trong các hoạt động kinh tế ngắn hạn, ít khi xảy ra trong thực tế vì các lý do liên quan tới chính sách xuất – nhập khẩu, thuế, chi phí đi lại, vị trí địa lý… mặc dù các bên tham gia thị trường (người mua, người bán, các nhà đầu cơ) luôn có xu hướng làm cân bằng mức giá của loại hàng hóa đó trên các thị trường.
Về cơ bản Cán cân Thanh toán bao gồm những hạng mục sau
I. Tài khoản vãng lai
1. Cán cân thương mại
2. Cán cân dịch vụ
3. Cán cân thu nhập
4. Kiều hối và các khoản chuyển nhượng khác
II. Tài khoản vốn
1. Đầu tư trực tiếp (FDI)
2. Vay trung hạn và dài hạn
3. Vay ngắn hạn
4. Đầu tư gián tiếp
III. Sai số
IV. Dự trữ ngoại hối
Về nguyên tắc, cán cân thanh toán luôn luôn phải ở trong trạng thái cân bằng. Nếu ở đâu đó có nhắc tới thặng dư cán cân thanh toán, thì đó là nhắc tới chênh lệch giữa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn (hạng mục sai số, thường nhỏ). Và nếu có thặng dư giữa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn thì lúc đó vai trò của dự trữ ngoại hối sẽ phát huy tác dụng. Nếu tài khoản vãng lai bị thâm hụt, và số dư trên tài khoản vốn không đủ để đáp ứng cho thâm hụt tài khoản vãng lai, thì nhà nước phải sử dụng tới nguồn dự trữ ngoại hối. Trong cán cân thanh toán, khi nhà nước sử dụng dự trự ngoại hối. Mặc dù điều này làm giảm dự trữ ngoại hối, nhưng bút toán trên cán cân thanh toán sẽ mang dấu dương, do đây là nguồn tiền từ dự trữ ngoại hối đưa vào cán cân thanh toán. Ngược lại, khi tài khoản vãng lai có thặng dư lớn, làm tăng dự trữ ngoại hối, thì bút toán trên cán cân thanh toán sẽ mang dấu âm (do tiền được rút ra khỏi cán cân thanh toán và đưa vào dự trữ ngoại hối).
II.4.2 Lạm phát
Theo quan điểm của K.Marx:
Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông, vượt quá nhu cầu của lưu thông hàng hóa, dẫn tới sự mất giá của đồng tiền và phân phối lại thu nhập quốc dân.
Theo quan điểm hiện đại:
Lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá cả chung của hàng hóa tăng liên tục và kéo dài trong một thời gian nhất định.
Như vậy, khi lạm phát xảy ra làm cho đồng nội tệ mất giá và đồng ngoại tệ lên giá, làm cho tỷ giá tăng lên.
II.4.3 Lãi suất
II.4.3.1 Ngắn hạn
Lãi suất là giá cả thuê vốn trên thị trường. Lãi suất có tác động rất lớn đến tỷ giá hối đoái. Thật vậy, nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất ngoại tệ hay lãi suất trên thị trường quốc tế, điều này sẽ thu hút những dòng vốn trên thị trường quốc tế chảy vào trong nước hay sẽ làm gia tăng sự chuyển hóa lượng ngoại tệ trong nước sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao. Kết quả là, cung ngoại tệ trên thị trường trong nước tăng lên, từ đó làm cho đồng ngoại tệ có xu hướng giảm giá hay đồng nội tệ lên giá. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất ngoại tệ hay lãi suất trên thị trường quốc tế thì sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá và đồng nội tệ mất giá.
II.4.3.2 Dài hạn
Trong dài hạn, TGHĐ thay đổi theo lý thuyết ngang giá lãi suất IRP
Ngay khi các áp lực của thị trường làm cho lãi suất và tỷ giá thay đổi thì hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa không còn khả thi nữa, chúng sẽ ở vào một vị thế cân bằng gọi là ngang giá lãi suất.
Mối quan hệ giữa phần bù (hoặc chiết khấu) của ngoại tệ và chênh lệch lãi suất theo IRP có thể được xác định như sau: Chúng ta hãy xem xét trường hợp một nhà đầu tư Việt Nam.
Thực hiện kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa, tỷ suất sinh lợi từ hoạt động này được xác đị