Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú là Xí Nghiệp Chế Biến Cung Ứng Hàng Xuất Khẩu Thuỷ Sản Minh Phú, được thành lập Ngày 14 Tháng 12 Năm 1992. Sau 15 năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú đã khẳng định được vị trí uy tín của mình trong ngành ở khu vực và trên toàn thế giới. Đến nay Minh Phú là một trong những nhà chế biến - xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam.
Năm 2006 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển mới của Minh Phú, để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới này, tháng 7 năm 2006 Minh Phú đã chuyển đổi từ một mô hình công ty gia đình sang công ty cổ phần và đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2006 cũng đã đánh dấu sự khởi đầu mới trong việc áp dụng qui trình khép kín sản xuất; Minh Phú đã đi từ khâu sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm, chế biến và đến xuất khẩu. Đây là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi khắc khe của thị trường. Trong mô hình khép kín đó, Minh Phú trở thành công ty mẹ của các công ty thành viên gồm:
• Công Ty Sản Xuất Giống Thủy Sản Minh Phú - Ninh Thuận, chuyên sản xuất tôm giống, với công suất 4,5 tỉ con tôm post mỗi năm.
• Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú - Kiên Giang, chuyên nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ sinh học, đảm bảo nguồn cung cấp tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh và hoá chất, công suất 7.000 tấn tôm nguyên liệu mỗi năm.
• Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú - Cà Mau, chuyên nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến và nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ vi sinh, đảm bảo nguồn cung cấp tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh và hoá chất, với công suất 33.000 tấn tôm nguyên liệu mỗi năm.
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5781 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tài chính - Công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
MPC – CTCP THUỶ HẢI SẢNMINH PHÚ
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Các thành viên:
Nguyễn Đình Khôi
Trần Đăng Hoan
Nguyễn Quang Huy
Doãn Thị Tuyết Mai
Nguyễn Mạnh Cường
Hà Nội, tháng 5/2010
Mục Lục
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CTCP MINH PHÚ…………..…….……..…3
Thông tin chung …………….……………….………………………..…...3
Ngành nghề kinh doanh chính…………………………….…………..…...3
Cơ cấu sở hữu vốn…………... …………………….….….………………..4
PHẦN II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CTCP MINH PHÚ …..………….…6
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh……….………………………....13
Phân tích khả năng thanh toán và dòng tiền…………………………...…..16
Phân tích hoạt động tài chính………………….………...………..........….18
Phân tích hoạt động đầu tư……………………………….………...…...…21
Phân tích khả năng sinh lợi…………………………….……...…...……...26
Dự báo và lập kế hoạch tài chính…………………….……………………29
PHẦN III: LỜI KẾT……………………...………………….…………....32
Phần I
Tổng quan về công ty cổ phần MINH PHÚ
1. Thông tin chung:
Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú là Xí Nghiệp Chế Biến Cung Ứng Hàng Xuất Khẩu Thuỷ Sản Minh Phú, được thành lập Ngày 14 Tháng 12 Năm 1992. Sau 15 năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú đã khẳng định được vị trí uy tín của mình trong ngành ở khu vực và trên toàn thế giới. Đến nay Minh Phú là một trong những nhà chế biến - xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam.
Năm 2006 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển mới của Minh Phú, để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới này, tháng 7 năm 2006 Minh Phú đã chuyển đổi từ một mô hình công ty gia đình sang công ty cổ phần và đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2006 cũng đã đánh dấu sự khởi đầu mới trong việc áp dụng qui trình khép kín sản xuất; Minh Phú đã đi từ khâu sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm, chế biến và đến xuất khẩu. Đây là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi khắc khe của thị trường. Trong mô hình khép kín đó, Minh Phú trở thành công ty mẹ của các công ty thành viên gồm:
Công Ty Sản Xuất Giống Thủy Sản Minh Phú - Ninh Thuận, chuyên sản xuất tôm giống, với công suất 4,5 tỉ con tôm post mỗi năm.
Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú - Kiên Giang, chuyên nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ sinh học, đảm bảo nguồn cung cấp tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh và hoá chất, công suất 7.000 tấn tôm nguyên liệu mỗi năm.
Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú - Cà Mau, chuyên nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến và nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ vi sinh, đảm bảo nguồn cung cấp tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh và hoá chất, với công suất 33.000 tấn tôm nguyên liệu mỗi năm.
Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú, với công suất chế biến 10.000 tấn sản phẩm mỗi năm.
Công Ty Chế Biến Thuỷ Sản Minh Quí, công suất 5.400 tấn thành phẩm mỗi năm
Công Ty Chế Biến Thuỷ Sản Minh Phát, công suất 5.400 tấn thành phẩm mỗi năm.
Minh Phú là một trong những nhà tiên phong trong chiến dịch huy động, gìn giữ và phát huy hiệu quả chất xám, nhờ đó đã tạo được động lực phát triển mạnh mẽ cho công ty. Ngoài ra, Minh Phú cũng đã chú trọng đến vấn đề đầu tư công nghệ, máy móc trang thiết bị hiện đại, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo hệ thống HACCP, GMP, SSOP, ISO 9001:2000, BRC và ACC trong qui trình sản xuất khép kín của mình. Chính điều này đã giúp cho sản phẩm Minh Phú luôn an toàn, đạt chất lượng cao và được khách hàng trên toàn thế giới tín nhiệm.
TỔNG CÔNG TY MINH PHÚ
Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY HẢI SẢN MINH PHÚ
Tên giao dịch MINH PHU SEAFOOD JOINT - STOCK COMPANY
Tên viết tắt MINH PHU SEAFOOD CORP
Địa chỉ trụ sở chính KCN phường 8 - TP. Cà Mau - tỉnh Cà Mau
Điện thoại (84-780) 838262
Fax(84-780) 833119
Email minhphu@minhphu.com
Vốn điều lệ: 70.000.000.000 đồng
2. Ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề kinh doanh
Tôm thẻ chân trắng mặt hàng xuất khẩu chính của MPC. Chế biến, xuất khẩu thủy sản; nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu; nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu; kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư; nuôi trồng thủy hải sản, kinh doanh giống hải sản, thức ăn thủy hải sản, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ ngành nuôi trồng thủy hải sản; kinh doanh cao ốc và văn phòng cho
thuê. Sản phẩm – Dịch vụ Sản phẩm chính của Công ty là tôm sú được xuất khẩu dưới dạng tôm tươi, tôm đã qua chế biến và các mặt hàng giá trị gia tăng từ tôm. Doanh thu từ mặt hàng tôm tươi đông lạnh chiếm 2/3 sản lượng xuất khẩu, phần còn lại làcác mặt hàng giá trị gia tăng và hàng cao cấp.
Thị trường tiêu thụ
Hệ thống khách hàng của Công ty đều là các nhà phân phối thực phẩm lớn. Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường xuất khẩu quan trọng. Doanh số từ thị trường Mỹ luôn chiếm hơn ½ kim ngạch xuất khẩu của Công ty, Minh Phú đã thành lập ra công ty con Mseafood đế cung cấp cho khách hàng theo giá DDP (Minh Phú sẽ phải ký quỹ cho Hải quan Mỹ nhằm đảm bảo rằng liên minh tôm Miền Nam (SSA) sẽ thu được tiền thuế từ Việt Nam, sau đó SSA yêu cầu DOC xem xét lại mức thuế bán phá giá của Minh Phú. Đến một thời hạn đã định SSA sẽ hoàn lại khoản tiền cọc này cho Minh Phú). Như vậy các nhà nhập khẩu sẽ an tâm nhập hàng của MPC do đã tránh được rủi ro nếu thuế chống bán phá giá tăng. Đối với thị trường Nhật Bản, đây là thị trường có những yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng là nơi tiêu thụ chính các sản phẩm giá trị gia tăng của Minh Phú.
Năng lực sản xuất
Công ty hiện có 3 nhà máy chế biến tôm với tổng công suất 19.500 tấn/năm.Qui trình sản xuất đều đạt các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính. Quy trìnhsản xuất của Công ty đang dần được khép kín từ con giống, nuôi, chế biến đến thành phẩm. Đến nay, vùngnuôi của Công ty đã chủ động được10% nhu cầu nguyên liệu và Minh Phú cũng liên kết khá chặt với người nuôi thông qua việc hỗ trợ giống, thức ăn… Với hình thức này Công ty luôn có được nguồn nguyên liệu ổn định tránh được những biến động giá lớn và có thể kiểm soát tốt chất lượng đầu vào.
Đối thủ cạnh tranh:
MPC gặp phải sự cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn với các đối thủ nước ngoài khác. Các công ty trên địa bàn Cà Mau cạnh tranh trực tiếp với công ty Minh Phú như Cavimex; Minh Hải Jostoco; Phú Cường; Cadovimex...Mặc dù vậy hầu hết các công ty thủy sản trên địa bàn Cà Mau đã hình thành và hoạt động lâu năm nên đều có một mạng lưới cung cấp nguyên liệu khá ổn định; do đó tính cạnh tranh mới chỉ mang tính thời vụ. Sự cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ không phải là trở ngại lớn đối với MPC khi công ty luôn nằm trong Top 10 công ty xuất khẩu thủy sản có giá trị lớn nhất Việt Nam. Riêng về mặt hàng chế biến tôm xuất khẩu công ty luôn giữ thị phần thứ nhất ở thị trường Mỹ và EU của nước ta. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với MPC ở nước ngoài hiện nay là các nhà xuất khẩu trong cùng khu vực ASEAN như Thái Lan; ndonexia… và Trung Quốc. Đặc biệt là Thái Lan do nhận thấy những ưu thế vượt trội hơn của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú nên họ đã chuyển dịch cơ cấu trong vòng 3 năm nay nên đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm. Tôm thẻ của Thái Lan đã nuôi
đến đời thứ 7 cho nên sức chịu bệnh tốt và kích thước lớn hơn của MPC.
Triển vọng phát triển:
Từ năm 2010 khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nhật (VJEPA) được triển khai đồng bộ sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản Việt Nam vào Nhật với thuế suất 0%. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nông, thủy sản đồng thời đòi hỏi chất lượng sản phẩm khắt khe hơn. Chiến lược của MPC là tập trung vào ngành nghề sản xuất chính như: sản xuất tôm giống sạch bệnh; mở rộng diện tích nuôi tôm thương phẩm; sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và chế biến tôm xuất khẩu. Kế hoạch trong tương lai của công ty là đầu tư thêm nhà máy sản xuất chế biến tôm xuất khẩu ở Hậu Giang. Liên kết với các đơn vị sản xuất thức ăn cho tôm cá hàng đầu ở Việt Nam để đầu tư xây dựng nhà máy nguyên liệu tạo thành quy trình sản xuất khép kín từ thức ăn; con giống sạch bệnh; nuôi tôm; thương phẩm sạch đến sản xuất chế biến xuất khẩu.
Công ty cũng có kế hoạch liên kết với các đơn vị sản xuất bao bì thù Caston; bọc PA; bọc PE hàng đầu của Việt Nam để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì cung cấp cho Minh Phú. Hiện nay MPC cũng đang có kế hoạch liên doanh với đối tác Singapore để xây dựng cảng Container tại tỉnh Hậu Giang.
Thuận lợi
Thủy hải sản là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vì vậy nhà nước có rất
nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành phát triển như: hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ nông
dân nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản…
Điều kiện thiên nhiên thuận lợi và ưu thế về nguồn nhân công lớn là những cơ
sở cho thủy sản trở thành ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam. Tỷ trọng đóng
góp trung bình trong GDP của ngành trong giai đoạn từ năm 2000 – 2008 là
3,83% .
Việt Nam có nguồn cung thủy sản dồi dào và ổn định. Trong khi đó, nhu cầu
mặt hàng thủy sản cả ở Việt Nam và trên thế giới được dự đoán vẫn sẽ cao trong
những năm sắp tới. Giá thủy sản vì vậy dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Tôm đông lạnh và cá đông lạnh là hai sản phẩm có tỷ trọng cao nhất trong cơ
cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Khó khăn
Ngành thuỷ sản VN trong thời gian qua đã chịu sự tác động rất lớn của khủng
hoảng kinh tế với việc giảm sút nghiêm trọng các đơn đặt hàng cũng như giá
nhập tại các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU và Nhật.
Một số thị trường đưa ra quá nhiều rào cản kỹ thuật để chặn hàng thủy sản
Việt Nam.
Mức độ cạnh tranh nghành tăng đang thu hẹp lợi nhuận biên của ngành thủy
sản. Sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn càng làm cho mức độ cạnh
tranh càng tăng.
Ngành có mức tăng trưởng cao nhưng hiệu quả chưa tương xứng, số đơn vị
thuyền nghề thua lỗ, hoà vốn chiếm tới ¾.
Tình trạng phát triển tự phát cũng như quy luật “được mùa, mất giá” thường
xuyên diễn ra.
Tính cạnh tranh chưa cao; việc xây dựng thương hiệu trên thị trường thế giới
gần như mới bắt đầu.
Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến không ổn định.
Nguồn lợi thuỷ sản, diện tích mặt nước bị khai thác cạn kiệt; hạ tầng kỹ thuật
nghề cá chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu phát triển; hệ thống cầu cảng,
khu neo đậu tránh trú bão, công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt
động trên các vùng biển, hoạt động quản lý Nhà nước về ngành còn nhiều bất
cập...
3.Cơ cấu sở hữu vốn:
Phần II
Phân tích tài chính công ty cổ phần MINH PHÚ
1. Báo cáo tài chính:
Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: TRIỆU VND
Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: TRIỆU VNĐ
2.1 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh:
2.1.1 phân tích doanh thu của doanh nghiệp:
Chỉ tiêu
Biến động 08/07
Biến động 09/08
ST
TL
ST
TL
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh
542776
23%
226155
8%
Các khoản giảm trừ doanh thu
-4137
-130%
9033
33%
Doanh thu thuần
518914
22%
217121
8%
Lợi nhuận ròng
-122%
-673%
Lợi nhuận gộp
43%
-6%
Năm 2007, doanh thu của công ty đạt 2360,645 tỷ đồng, năm 2008 đạt hơn 2903,421 tỷ đồng, tăng 23%, tương ứng với khoảng 542,776 tỷ đồng. Năm 2009, doanh thu 3129,576 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2008, tương ứng với 226,155 tỷ đồng, tốc độ tăng doanh thu tương đối ổn định.
Doanh thu thuần của Minh Phú trong năm 2008 đã tăng 22% so với kế năm 2009 và đạt 518,914 tỷ đồng. Tăng thêm 8% vào năm 2009 tương ứng 217,121 tỷ đồng.
Mặc dù năm 2008 suy thoái kinh tế diễn ra ở nhiều nước nhưng tổng sản lượng và doanh thu của công ty vẫn tăng lên so với năm 2007 điều này chứng tỏ sản phẩm của MPC được ưa chuộng và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như MPC phụ thuộc khá nhiều vào tốc độ tăng trường kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của các nước nhập khẩu. Ngoài tính chu kỳ doanh thu của MPC còn biến động theo thời vụ. Quý 4 trùng với các dịp nghỉ lễ, tết của các nước phương Tây cho nên nhu cầu thường tăng lên đột biến khiến cho sản lượng xuất khẩu của công ty cũng tăng lên mạnh.
Tuy vậy thì tổng lợi nhuận 2008 đã giảm mạnh,ở mức âm. Sở dĩ như vậy là do hoạt động tài chính chứ không phải từ hoạt động kinh doanh chính của công ty. Công ty cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, và đối thủ cạnh tranh, chủng loại tôm tiêu dùng của người dân các nước nhập khẩu đã chuyển đổi. Và vào năm 2007 sản phẩm chủ lực của MPC là tôm sú tươi đông lạnh xuất khẩu. Tuy nhiên đây là giống tôm nội địa và đã nuôi lâu năm nên các loại dịch bệnh là khá nhiều. Thời gian gần đây tại các địa phương đã chuyển dịch cơ cấu nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng; so với tôm sú nuôi tôm thẻ được nhiều lợi ích hơn khi mật độ nuôi dầy; tôm lớn nhanh và sống khỏe.Các thị trường lớn như Mỹ; Nhật Bản thường không phân biệt tôm sú và tôm thẻ chân trắng chỉ phân biệt ở kích cỡ tôm lớn hay nhỏ… chính vì vậy xu hướng thu mua sản phẩm của MPC cũng có sự thay đổi khi nguồn cung thay đổi. Tôm thẻ chân trắng có lợi ích hơn đối với nông dân nhưng đối với hoạt động kinh doanh của công ty không tốt hơn khi giá trị của chúng không tốt bằng tôm sú. Năm 2009 sản lượng xuất khẩu của MPC vượt kế hoạch nhưng lại không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đề ra bởi công ty chủ yếu xuất khẩu tôm thẻ. Mặt khác nuôi tôm thẻ là một hình thức nuôi trồng du nhập vào Việt Nam và ở đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ trong bốn năm trở lại đây nên sản phẩm gặp phải sự cạnh tranh từ các nước khác đã nuôi trước như Trung Quốc; Thái Lan; Indonexia...Những nước này đã nuôi được tôm thẻ đời thứ 7 sạch bệnh và kích thước còn to hơn cả tôm sú. Đây chính là những sản phẩm thay thế cạnh tranh trực tiếp đối với các sản phẩm xuất khẩu của MPC.
2.1.2 Phân tích chi phí doanh nghiệp:
Chỉ tiêu
Biến động 08/07
Biến động 09/08
ST
TL
ST
TL
Tổng chi phí KD
99423
107%
44192
23%
Chi phí bán hàng
81596
108%
46929
30%
Chi phí QLDN
17827
103%
-2737
-8%
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy, tổng chi phí kinh doanh của công ty có chiều hướng gia tăng qua các năm, năm 2008 gia tăng 99,423 tỷ, tương ứng 18,32% gia tăng so với tổng doanh thu 2008 với năm 2007. Sang năm 2009 là 44,192 tỷ , chiếm 23% gia tăng tổng doanh thu.
Chi phí KD 08/07 tăng 81,596 tỷ tương ứng 108% và 09/08 tăng 46,929 tỷ tương ứng 30%.Chí phí quản lí doanh nghiệp tăng 178,27 tỷ tương ứng 103% nhưng đến năm 2009 lại giảm nhẹ 2,737 tỷ tương ứng 8% điều đó nói lên rằng trong vòng 3 năm MPC đã có sự phát triển mạnh mẽ về hoạt động kinh doanh đặt mức tăng trưởng khá.
- Chi phí bán hàng:
Trong giai đoạn 2007 – 2009: Biến động chi phí bán hàng 2007 – 2008 là 108 %, tương ứng với 81,596 tỷ đồng. Biến động chi phí bán hàng năm 2008 – 2009 là 30 %, tương ứng với xấp xỉ 46,929 tỷ đồng.
- Chi phí quản lí:
Biến động 2007 – 2008 là 103%, tương ứng với 17,827 tỷ. Biến động 2008 – 2009 là -8 %, tương ứng với xấp xỉ 2,737 tỷ .
Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu chi phí và không có sự biến động qua thời gian.
Tuy nhiên chi phí bán hàng ngày càng tăng lên. Điều này chứng tỏ việc tiêu thụ sản phẩm của công ty tại thị trường nhập khẩu của công ty càng ngày càng khó khăn. MPC tăng cường việc quảng bá tiếp thị sản phẩm, khuyến mại trong những thời điểm khó khăn như quý 3, quý 4/2008. Thêm vào đó mục đích giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ khiến cho chi phí mở rộng mạng lưới tiêu thụ cũng vì thế mà tăng lên theo. Quy mô của MPC không phải là lớn; các công ty con cũng mới đi vào hoạt động nên chi phí bán quản lý doanh nghiệp không phải là vấn đề lớn. Doanh thu của công ty vừa có tính chu kỳ vừa mang tính mùa vụ song lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính không có tính đột biến theo thời gian. Năm 2009 doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới. ảnh hưởng nguồn nguyên liệu đầu vào do tâm lí lo ngại của người nuôi tôm làm giá nguyên liệu đầu vào tăng 30% từ 45.000 đồng/kg lên 60.000 đồng/kg cộng với chính sách tiền tệ thắt chặt trong 2 quý đầu năm 2009 nhưng tình hình đã khả quan hơn trong 2 quý còn lại nhu cầu thị trường tăng đáng kể cộng với chính sách hỗ trợ lãi suất sự điều chỉnh tỷ giá giúp các công ty giảm bớt khó khăn.
2.1.3 các hệ số hoạt động:
Chỉ tiêu
Đơn vị
2007
2008
2009
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
7.8
3.4
3.5
5.2
Số ngày hàng tồn kho
Ngày
46.3
108.2
103.6
Vòng quay phải thu
Vòng
2.7
6.0
8.7
19.6
Vòng quay khoản phải thu DSO
Ngày
135
70
41.9
Vòng quay phải trả
Vòng
7.0
9.5
9.5
Số ngày phải trả
Ngày
51.8
38.3
38.6
12
Vòng quay TSCĐ
Vòng
10.2
7.2
8.6
Vòng quay tổng tài sản
Lần
1.11
1.3
1.4
1.2
Chính sách của công ty là bán hàng trả chậm nên hàng tồn kho và các khoản phải thu biến động ngược chiều với nhau.
Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp các năm 2008 và 2009 giảm môt cách rõ rệt từ năm 2007 là 7,8 sang năm 2008, 2009 là 3,4 và 3,5 cho thấy tốc độ kinh doanh của doanh nghiệp đang sụt giảm nguyên nhân chính là do khủng hoảng kinh tế thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng VNĐ và ngoại tệ giảm nhu cầu nhập khẩu của các nước nhập khẩu cùng với thiếu hụt về nguồn nguyên vật liệu trong nước. Nhìn vào bảng trên ta thấy có sự phuc hồi vào cuối năm 2009 mà có sự tăng nhẹ về vòng quay hàng tồn kho nhờ những chính sách của nhà nước và nhu cầu nhập khẩu hàng đã có dấu hiệu phục hồi.
Chính sách ưu đãi về lãi suất là 4% cho năm 2009 và 2% cho các khoản vay trung và dài hạn năm tiếp theo. Tỷ giá USD/VNĐ đã điều chỉnh theo hướng có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Hiệp định thương mại Việt Nhật có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 đối với mặt hàng tôm đông lạnh Việt Nam khi suất khẩu sang nước này chịu thuế 0 %. Đây là đòn bẩy tích cực làm thị trường xuất khẩu tăng trở lại và cũng chính là nguyên nhân chính làm các khoản phải trả.
Nguyên nhân sụt giảm trong tài sản là do Ngày 31/12/2008 công ty đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần để rút phần đầu tư của mình tại CTCP Dầu khí Vũng Tàu với giá trị chuyển nhượng hơn 66 tỷ đồng. Giá gốc của khoản đầu tư này là 32 tỷ đồng. Tiếp tục ngày 20/12/2008, MPC cũng tiến hành thanh lý tòa nhà đang xây dựng tại Quận 3, TP Hồ Chí Minh cho công ty cổ phần đầu tư Minh Phú— bên liên quan của công ty trong đó ông Lê Văn Quang và bà Chu Thị Bình đóng góp 90% vốn chủ sở hữu.
2.2 Phân tích khả năng thanh toán và dòng tiền:
2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán:
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Ngành
Khả năng thanh toán chung
Lần
1.74
1.54
1.65
1.54
Khả năng thanh toán nhanh
Lần
1.42
0.87
0.77
0.61
Khả năng thanh toán tức thời
Lần
0.02
0.09
0.18
Khả năng thanh toán chung là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Năm 2007 chỉ số này là 1,74 sang năm 2008 chỉ số này là 1,54 và đến năm 2009 chỉ số này là 1,65 duy trì mức bình quân là 1,64 cao hơn trung bình ngành 0.1. Chỉ số này càng thấp chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Đặc thù của ngành thuỷ sản là bán hàng trả chậm làm cho các doanh nghiệp không thu hồi vốn nhanh để phục vụ sản xuất tiếp, nên các doanh nghiệp này đa số huy động vốn lưu động từ các ngân hàng, chính vì thế nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn vốn.
Do đặc điểm hàng tồn kho của công ty tương đối lớn vào một số thời điểm trong năm như quý 3 cho nên ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.Khả năng thanh t