Quản trị tài chính là việc lựa chọn các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính đóng vai trò quan trọng và có tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp.Vì nó được hình thành để nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, hình thành những công cụ quản lý tài chính và đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và có hiệu quả.
Và hầu hết các quyết định quan trọng của lãnh đạo doanh nghiệp như : quyết định đầu tư, quyết định chi trả cổ tức và quyết dịnh tài trợ đều dựa trên những thông tin từ sự phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính là nhằm đánh giá hiệu suất và mức độ rủi ro của các hoạt động tài chính. Vì bản thân các dòng dịch chuyển tài chính vận động liên tục và có thể ví như hệ toàn hoàn trong cơ thể con người.Mọi dấu hiệu tốt hay xấu trong hoạt động của công ty đều có thể biểu hiện qua các dấu hiệu tài chính. Phân tích tài chính giúp cho chủ doanh nghiệp, chủ nợ và nhà cung cấp vốn nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp và tùy theo mối quan hệ của họ với doanh nghiệp mà họ sẽ quan tâm tới những khía cạnh tài chính khác nhau.
Vậy, phân tích tài chính như thế nào? Nhóm chúng tôi sẽ làm rõ qua bài phân tích tài chính của Công ty cổ phần du lịch và thương mại Vinpearl.
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5645 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tài chính của Công ty cổ phần du lịch và thương mại Vinpearl, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị tài chính là việc lựa chọn các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính đóng vai trò quan trọng và có tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp.Vì nó được hình thành để nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, hình thành những công cụ quản lý tài chính và đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và có hiệu quả.
Và hầu hết các quyết định quan trọng của lãnh đạo doanh nghiệp như : quyết định đầu tư, quyết định chi trả cổ tức và quyết dịnh tài trợ đều dựa trên những thông tin từ sự phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính là nhằm đánh giá hiệu suất và mức độ rủi ro của các hoạt động tài chính. Vì bản thân các dòng dịch chuyển tài chính vận động liên tục và có thể ví như hệ toàn hoàn trong cơ thể con người.Mọi dấu hiệu tốt hay xấu trong hoạt động của công ty đều có thể biểu hiện qua các dấu hiệu tài chính. Phân tích tài chính giúp cho chủ doanh nghiệp, chủ nợ và nhà cung cấp vốn nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp và tùy theo mối quan hệ của họ với doanh nghiệp mà họ sẽ quan tâm tới những khía cạnh tài chính khác nhau.
Vậy, phân tích tài chính như thế nào? Nhóm chúng tôi sẽ làm rõ qua bài phân tích tài chính của Công ty cổ phần du lịch và thương mại Vinpearl.
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ VINPEARLAND
Khái quát quá trình hình thành và phát triển Vinpearland:
Công ty cổ phần du lịch Vinperland tiền thân là công ty TNHH đầu tư phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ Hòn Tre được thành lập vào ngày 25/7/2001 với vốn điều lệ ban đầu là 60 tỷ đồng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3702000169 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp. Công ty TNHH đầu tư phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ Hòn Tre sau đã đổi tên thành công ty TNHH du lịch và thương mại Hòn Tre.
Ngày 26/7/2006 công ty đã đổi tên thành công ty cổ phần du lịch và thương mại Vinperland thep giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3703000217 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp với mức vốn điều lệ 290 tỷ đồng.
Ngày 8/5/2009 công ty chính thức đổi tên thành công ty cổ phần du lịch Vinperland theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4200456848, thay đổi lần thứ 11 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp và là một trong số ít công ty sở hữu và kinh doanh khu du lịch nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí hiện đại nhất Việt Nam.
2. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty:
Trong quá trình phát triển, công ty cổ phần du lịch và thương mại Vinpearl đã nhiều lần bổ sung ngành nghề hoạt động để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty, bao gồm:
Kinh doanh nhóm ngành nghề liên quan đến khách sạn, du lịch của công ty:
Kinh doanh du lịch sinh thái, làng du lịch, nhà hàng ăn uống.
Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa.
Kinh doanh vũ trương, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. Hoạt động vui chơi, giải trí khác.
Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí thể thao: tennis, lướt ván, leo núi, chèo thuyền…
Chiếu phim điện ảnh và phim video.
Dịch vụ giặt, là.
Mua bán thực phẩm tươi sống và chế biến, thuốc lá điếu sản xuất trong nước, bán hàng lưu niệm và hàng bách hóa cho khách du lịch.
Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp.
Kinh doanh dịch vụ massage.
Kinh doanh nhóm ngành nghề liên quan đến Bất động sản của công ty:
Kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà có trang bị kĩ thuật đặc biệt.
Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Bán buôn máy móc, thiệt bị và phụ tùng máy
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Kinh doanh nhóm ngành nghề khác phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của công ty:
Vận tải hành khách đường bộ
Vận tải hành khách đường thủy
Kinh doanh vận tải hành khách bằng cáp treo
Đại lý bán vé máy bay, vé tàu, vé xe
Mua bán vật tư ngành in, bao bì đóng gói thực phẩm
Môi giới thương mại
Nuôi trồng thủy sản
Trồng rừng
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
3. Các công ty con:
Công ty cổ phần phát triển Thành phố xanh.
Công ty cổ phần đầu tư thương mại liên kết đại toàn cầu.
Công ty TNHH một thành viên.
Quản lý khách sạn Vinpearl
Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam Nha Trang.
Công ty TNHH Du lịch sinh thái Nam Qua
4. Các công ty liên kết:
Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours
Công ty cổ phần bất động sản Thanh Niên
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinpearl Hội An
5. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng:
a. Chế độ kế toán áp dụng:
Tập đoàn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
b. Hình thức kế toán áp dụng:
Tập đoàn sử dụng hình thức Nhật Ký Chung.
A. Cơ sở lý luận
1. Các khái niệm liên quan:
a) Phân tích tài chính:
Khái niệm:
Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực
trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính; từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lai ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ quốc gia… nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ việc thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả.
Mục tiêu của phân tích tài chính:
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: phân tích tài chính nhằm tìm ra những giải pháp tài chính để xây dựng cơ cấu tài sản, nguồn vốn thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả, tiềm lực tài chính của công ty.
- Đối với chủ sở hữu: Phân tích tài chính giúp cho việc đánh giá đúng đắn thành quả của người quản lý về thực trạng tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, sự an toàn hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
- Đối với khách hàng và chủ nợ: Phân tích tài chính sẽ giúp đánh giá đúng đắn khả năng và thời hạn thanh toán của doanh nghiệp.
- Đối với cơ quan quản lỹ chức năng như cơ quan thuế, thống kê, phòng kinh tế… phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, đóng góp hoặc tác động của doanh nghiệp đến tình hình và chính sách kinh tế xã hội.
b) Báo cáo tài chính:
Hệ thống Báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán: Phản ánh, tổng quát giá trị tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu của công ty tại một thời điểm nhất định, thông thường là cuối năm hay cuối quí.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán được dùng để đánh giá sự biến động của tài sản, nguồn vốn doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán bao gồm:
Tài sản
Tài sản ngắn hạn: là tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp.
Tiền và các khoản tương đương tiền: chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp toàn bộ số tiền hiện có của Doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn( sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn). Các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi vốn dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Khoản đầu tư ngắn hạn này có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh.
Các khoản phải thu: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Đây là số tài sản bị khách hàng, các tổ chức, cá nhân tạm thời sử dụng do các chính sách tín dụng bán hàng, quan hệ tài chính nội bộ… nghiên cứu các khoản phải thu sẽ đánh giá công tác quản lý nợ tại Doanh nghiệp, tình hình thu hồi vốn cho sản xuất kinh doanh.
Hàng tồn kho: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có của các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp đến thời điểm báo cáo.
Tài sản ngắn hạn khác: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, các khoản thuế phải thu và các tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo.
Tài sản dài hạn: phản ánh tổng giá trị các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các tài sản dài hạn khác có đến thời điểm báo cáo, bao gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.
Nguồn vốn
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ phải trả có thời hạn thanh toán dưới một năm hoặc dưới một chu kỳ, và giá trị các khoản chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này sẽ đánh giá thực trạng công tác thanh toán nợ của Doanh nghiệp.
Nợ dài hạn: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của Doanh nghiệp bao gồm: các khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh, khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ,các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn và thuế thu nhập hoãn lại phải trả tại thời điểm báo cáo.
Vốn chủ sỡ hữu: bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu ngân quỹ, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác.
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
Số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được dùng để tính toán khả năng sinh lợi…
Cùng với số liệu trên bảng cân đối kế toán, số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để tinh toán hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu về tỉ suất sinh lợi nhuận.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phản ánh quá trình hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp
- Thuyết minh Báo cáo tài chính.
2. Phương pháp phân tích:
Những con số tuyệt đối hay thông số dường như sẽ không có ý nghĩa trừ khi chúng được so sánh với những con số hay thông số khác.
Các hoạt động kinh doanh nói chung và các hoạt động tài chính nói riêng đều diễn ra trong không gian và theo thời gian.
Vì vậy, việc so sánh phân tích không thể tách rời khỏi không gian thời gian. Một cách tổng quát, khi phân tích tài chính thông thường người ta sử dụng 2 phương pháp cơ bản:
Phương pháp so sánh: Nguyên tắc cần phải đảm bảo các điều kiện có
thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính(thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán). Có thể chia ra 2 cách so sánh như sau :
- So sánh theo thời gian: Nhằm nghiên cứu sự thay đổi về điều kiện và hiệu suất tài chính của doanh nghiệp bằng cách so sánh các thông số hiện tại với thông số trong quá khứ và thông số kỳ vọng trong tương lai.
- So sánh theo không gian và nguồn các thông số ngành: Nhằm điều chỉnh các điều kiện và hiệu suất tài chính cuat công ty theo hệ qui chiếu chung, cho phép xác định độ lệch của công ty so với bình quân ngành bằng cách so sánh các chỉ tiêu tại từng thời điểm của doanh nghiệp với các doanh nghiệp tương đương hay con số trung bình ngành.
Phương pháp phân tích tỷ lệ: Nguyên tắc yêu cầu phải xác định được
các ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng và tùy theo mục tiêu phân tích của mình mà các nhà phân tích sẽ lựa chọn nhóm tỷ lệ phù hợp.
Hiện nay, dựa trên cơ sở của 2 phương pháp trên, các nhà quản trị khi tiến hành phân tích tài chính thường sử dụng kết hợp 3 phương pháp sau :
Phân tích chỉ số (phân tích theo chiều ngang):
Là so sánh các khoản mục trong báo cáo tài chính với số liệu năm gốc
nhằm xác định mức độ phát triển của từng khoản trong bối cảnh chung. Nó sẽ làm nổi bật sự biến động, tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ của các khoản mục nào đó theo thời gian. Từ đó, ta có thể liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro của khoản mục nào đó biến động và tập trung phân tích để xác định nguyên nhân.
Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc tương đối:
Số tuyệt đối: Y = Y1 - Y0
Số tương đối: T = Y1 / Y0 * 100%
Với : Y1 : trị số của chỉ tiêu phân tích
Y0: trị số của chỉ tiêu gốc
Phân tích khối( Phân tích theo chiều dọc) :
Là so sánh các khoản mục trong tổng số của báo cáo tài chính theo phần
trăm nhằm xác định tỷ trọng hay cơ cấu của khoản mục đó trong báo cáo tài chính.
Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu:
chỉ tiêu bộ phận / chỉ tiêu tổng thể
Qua đó, giúp ta dễ dàng nhận thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận
so với chỉ tiêu tổng thể tăng hay giảm như thế nào và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích các chỉ số tài chính :
Là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài
chính, dựa trên các tỷ số tài chính để phân tích đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau.Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ
số tài chính được chia thành:
Hệ số khả năng thanh toán
Hệ số hoạt động
Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số khả năng sinh lợi
Các hệ số khả năng thanh toán : Tỷ số khả năng thanh toán là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Thực ra, để phân tích đầy đủ khả năng thanh toán, mà quan trọng hơn là khả năng trả nợ đúng hạn, cần phải sử dụng các báo cáo ngân sách ngân quỹ, tuy nhiên bằng cách gắn tiền mặt và các tài sản ngắn hạn khác với nghĩa vụ nợ ngắn hạn, phân tích thông số thực sự là 1 công cụ đo lường hiệu quả. Có 2 thông số cơ bản để đánh giá khả năng thanh toán :
Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời( tỷ số thanh khoản ngắn hạn):
Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toán ngắn hạn càng cao thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, đây được xem là một công cụ đo lường thô vì nó không tính đến khả năng chuyển nhượng của từng tài sản trong nhóm tài sản ngắn hạn.
Ví dụ: Nếu tài sản của một công ty lớn hơn nợ ngắn hạn thì chưa chắc tài sản ngắn hạn của công ty đủ đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn nếu như tài sản ngắn hạn này luân chuyển chậm như : hàng tồn kho ứ đọng, không thu được các khoản phải thu…Vì vậy, một công ty có tài sản ngắn hạn chủ yếu gồm tiền mặt, phải thu của khách hàng thì công ty đó có khả năng thanh toán hơn so với công ty duy trì chủ yếu bằng hàng tồn kho.
Do đó, khi phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn phải dựa trên cơ sở đảm bảo của tài sản lưu động, phân tích chất lượng của các yếu tố đó qua các chỉ tiêu hệ số vòng quay khoản phải thu, hệ số vòng quay tồn kho, hệ số vòng quay khoản phải trả.
Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn thông thường được chấp nhận phải lớn hơn 1.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – tồn kho / Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toán nhanh càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Tỷ số này tập trung chủ yếu vào các tài sản có tính chuyển hóa thành tiền cao hơn. Đây chính là một công cụ đo lường chặt chẽ hơn so với tỷ số khả năng thanh toán hiện thời.
Tuy nhiên, các thông số này vẫn không thể cho chúng ta biết phải thu khách hàng và hang tồn kho thực tế có cao quá mức hay không. Điều này có nghĩa là các tỷ số này vẫn chưa đủ khẳng định doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn hay không. Nói cách khác không thể nhầm lẫn giữa khả năng thanh toán và khả năng trả nợ vì khả năng trả nợ phải thể hiện bằng ngân quỹ sản sinh tại thời điểm trả nợ. Vì vậy, cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa xem phải thu khách hàng có thanh tiền không, xem xét độ bức bách của các khoản nợ ngắn hạn, nếu nó cao thì điều này sẽ tác động đến đánh giá ban đầu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp…
Tỷ lệ thanh toán nhanh thông thường chấp nhận xấp xỉ bằng 1. Không có cơ sở để yêu cầu chỉ tiêu này phải lớn hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn, có những khoản đã và sẽ đến hạn ngay thì mới có nhu cầu thanh toán nhanh, những khoản chưa đến hạn chưa có nhu cầu phải thanh toán ngay.
Các hệ số hoạt động : Xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Hệ số hoạt động cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tài sản. Hệ số hoạt động cao thể hiện công ty có thể tạo ra được nhiều doanh thu hơn trên 1 đồng vốn đầu tư. Các hệ số sau đây được tính toán dựa trên giả định rằng một năm có 360 ngày.
Vòng quay khoản phải thu:
Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần bán tín dụng / khoản phải thu bình quân
Hệ số vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu ra tiền mặt. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh và vốn doanh nghiệp không bị chiếm dụng và ngược lại.
Khi không có thông tin về doanh thu tín dụng thì chúng ta phải sử dụng tổng doanh thu. Khi doanh số biến động theo mùa hoặc tăng mạnh trong năm thì việc sử dụng số dư phải thu khách hàng cuối kỳ sẽ không còn phù hợp nữa. Vì vậy, với loại hình kinh doanh có sự biến động theo mùa thì chúng ta nên sử dụng số dư hàng tháng phù hợp hơn.Trong trường hợp doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng mạnh, số dư phải thu khách hàng vào cuối năm sẽ cao hơn so với doanh số. Lúc đó, vòng quay phải thu khách hàng sẽ thấp hơn so với thực tế. Trong trường hợp này, sử dụng giá trị trung bình của phải thu khách hàng đầu năm hoặc cuối năm sẽ thích hợp hơn nếu doanh số tăng tương đối đều trong năm.
Kỳ thu tiền bình quân = Khoản phải thu * 360 / Doanh thu thuần bán tín dụng
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày của một vòng quay các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng lớn và ngược lại. Mặc dù kỳ thu tiền bình quân quá cao thường không tốt nhưng kỳ thu tiền bình quân quá thấp cũng không hẳn đã tốt. Kỳ thu tiền bình quân thấp có thể là biểu hiện của 1 chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Lúc này, phải thu của khách hàng có chất lượng cao nhưng doanh số và lợi nhuận có thể thấp hơn mức đáng lẽ phải đạt được. Trong tình huống này, công ty nên nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng.
Tóm lại: Hệ số vòng quay khoản phải thu càng lớn và số ngày một vòng
quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển khoản phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh, hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp sẽ có được thuận lợi hơn về nguồn tiền thanh toán. Và ngược lại, số vòng quay khoản phải thu càng nhỏ và số ngày một vòng quay càng lớn thì tốc độ luân chuyển nợ phải thu chậm, khả năng thu hồi vốn chậm gây khó khăn hơn trong thanh toán của doanh nghiệp và nó cũng có thể dẫn đến rủi ro cao hơn về khả năng không thu hồi được nợ.
Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho là hệ số để nắm
được
hiệu quả hoạt động quảng trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Đây là một hệ số quan trọng đối với doanh nghiệp vì hàng tồn kho là loại tài sản ít linh động nhất trong tài sản ngắn hạn. Doanh nghiệp phải dùng vốn để duy trì lượng hàng lưu kho nên doanh nghiệp sẽ được lợi khi bán càng nhanh càng tốt lượng hàng này để giải phóng thành tiền mặt cho các mục đích sử dụng khác.
Vòng quay hàng tồn kho = Gía vốn hàng bán/ tồn kho bình quân
Thời gian giải toả tồn kho= tồn kho bình quân. 360/ Gía vốn hàng bán
Hệ số vòng quay hàng tồn kho cho biết số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hay nói cách khác nó là số vòng quay của hàng tồn kho để chuyển thành phải thu của khách hàng thông qua hoạt động bán hàng trong năm. Cũng như các hệ số kh