Sự toàn cầu hoá và hội nhập hoá đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức. Trong hơn 15 năm đổi mới Đảng và Nhà nước đã chủ trương chuyển đổi cơ chế quản lý, từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường. Mỗi doanh nghiệp trở thành đơn vị kinh tế hoạch toán độc lập. Cơ chế thị trường buộc các doanh nghiệp phải tự lo liệu mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tư việc đầu tư vốn, tổ chức sản xuất kinh doanh đến tiêu thụ sản phẩm. Do đó, để đứng vững trên thị trường doanh nghiệp không thể không xét đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế, quản trị doanh nghiệp trở nên cần thiết và quan trọng, trong đó quản trị tài chính doanh nghiệp là nội dung chủ yếu.
Hoạt động phân tích tài chính trong quản trị doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc giúp doanh nghiệp đánh giá được thực trạng tài chính cảu doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định tài chính phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Hơn nữa, phân tích tài chính còn giúp cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các nhà ngân hàng, nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên quan sử dụng trong việc đưa ra các quyết định tài chính như cho vay, đầu tư một cách hiệu quả.
Trong thời gian thực tập tại Công ty may Đức Giang, qua tìm hiểu, em thấy công tác phân tích tài chính của công ty chưa được coi trọng, gây khó khăn cho hoạt động quản lý doanh nghiệp cũng như kiểm tra giám sát doanh nghiệp, làm giảm hiệu qủa hoạt động tài chính. Để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự điều chỉnh kết hợp đồng thời giải quyết nhiều vấn đề tồn tại, tuy nhiên với tầm quan trọng của nội dung phân tích tài chính thì hoàn thiện công tác phân tích tài chính, tiến hành phân tích tài chính của doanh nghiệp sẽ góp phần đắc lực cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính.
Với suy nghĩ trên, em lựa chọn đề tài “Phân tích tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công ty may Đức Giang
Phần I Lí luận chung về phân tích tài chính của doanh nghiêp
1> Hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp thực hiện đồng thời nhiều hoạt động và hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản nhất. Hoạt động tài chính nhằm đạt được các mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp, tối đa hoá lợi nhuận hay gắn liền với mục tiêu tăng trưởng và phát triển của một doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính của một doanh nghiệp có thể được thực hiện qua các bước sau:
76 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công ty may Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Sự toàn cầu hoá và hội nhập hoá đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức. Trong hơn 15 năm đổi mới Đảng và Nhà nước đã chủ trương chuyển đổi cơ chế quản lý, từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường. Mỗi doanh nghiệp trở thành đơn vị kinh tế hoạch toán độc lập. Cơ chế thị trường buộc các doanh nghiệp phải tự lo liệu mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tư việc đầu tư vốn, tổ chức sản xuất kinh doanh đến tiêu thụ sản phẩm. Do đó, để đứng vững trên thị trường doanh nghiệp không thể không xét đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế, quản trị doanh nghiệp trở nên cần thiết và quan trọng, trong đó quản trị tài chính doanh nghiệp là nội dung chủ yếu.
Hoạt động phân tích tài chính trong quản trị doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc giúp doanh nghiệp đánh giá được thực trạng tài chính cảu doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định tài chính phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Hơn nữa, phân tích tài chính còn giúp cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các nhà ngân hàng, nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên quan sử dụng trong việc đưa ra các quyết định tài chính như cho vay, đầu tư… một cách hiệu quả.
Trong thời gian thực tập tại Công ty may Đức Giang, qua tìm hiểu, em thấy công tác phân tích tài chính của công ty chưa được coi trọng, gây khó khăn cho hoạt động quản lý doanh nghiệp cũng như kiểm tra giám sát doanh nghiệp, làm giảm hiệu qủa hoạt động tài chính. Để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự điều chỉnh kết hợp đồng thời giải quyết nhiều vấn đề tồn tại, tuy nhiên với tầm quan trọng của nội dung phân tích tài chính thì hoàn thiện công tác phân tích tài chính, tiến hành phân tích tài chính của doanh nghiệp sẽ góp phần đắc lực cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính.
Với suy nghĩ trên, em lựa chọn đề tài “Phân tích tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công ty may Đức Giang
Phần I Lí luận chung về phân tích tài chính của doanh nghiêp
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp thực hiện đồng thời nhiều hoạt động và hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản nhất. Hoạt động tài chính nhằm đạt được các mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp, tối đa hoá lợi nhuận hay gắn liền với mục tiêu tăng trưởng và phát triển của một doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính của một doanh nghiệp có thể được thực hiện qua các bước sau:
Khi doanh nghiệp có tiền vốn hay chi phí đầu vào, doanh nghiệp tiến hành mua vật tư , tài sản cố định, thuê nhân công, chi phí sản xuất chung tất cả các khoản trên được chuyển thành chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất này trừ đi chênh lệch giá trị chi phí sản xuất dở dang sẽ được giá thành sản xuất, giá thành sản xuất trừ đi chênh lệch giá trị thành phẩm tồn kho sẽ được giá vốn hàng bán. Cộng thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lí, thuế, chi phí chung sẽ được chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí này sẽ được bù đắp bằng doanh thu bán hàng.
Như vậy, nội dung chủ yêú hoạt động tài chính của doanh nghiệp là:
+> Hoạt động thu chi, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Hoạt động này được thể hiện và phản ánh trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm cuối kỳ.
+> Hoạt động thu chi bằng tiền, nhằm xác định khả năng thanh toán, chi trả của doanh nghiệp trong ngắn hạn, thể hiện trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+> Hoạt động tạo lập, quản lý và bảo tồn vốn kinh doanh . Tạo lập vốn trong cả ngắn hạn và dài hạn đồng thời quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
+> Hoạt động về đầu tư trung và dài hạn trong doanh nghiệp.
+> Hoạt động phân tích tài chính của Doanh nghiệp.
Sơ đồ khái quát hoạt động tài chính của doanh nghiệp cho ta thấy được các mối quan hệ tài chính trong kinh doanh đối với doanh nghiệp đó là mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa Doanh nghiệp với nhà nước, Doanh nghiệp với bạn hàng. Tất cả các quan hệ tài chính đó hết sức phức tạp và chặt chẽ.
Xét về bản chất hoạt động tài chính doanh nghiệp bao gồm các dòng tài chính và dự trữ tài chính. Sự chuyển hoá không ngừng giữa các dòng tài chính vào các dự trữ tài chính và ngược lại được thể hiện và phản ánh trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp . Mối liên hệ giữa dòng tài chính và dự trữ tài chính được thể hiện và phản ánh trong mối liên hệ giữa 3 báo cáo tài chính : Bảng cân đối kế toán-
Báo cáo kết quả kinh doanh- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Năm hoạt động trên đây chưa phải là tất cả vấn đề của hoạt động tài chính nhưng đó là những hoạt động quan trọng nhất. Và hiểu được điều đó thì ta mới hiểu được công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp là phân tích những gì, phân tích như thế nào, và phân tích nhằm mục đích gì .
Khái niệm, mục tiêu , và tầm quan trọng của phân tích tài chính.
Phân tích tài chính là một khâu trong hoạt động tài chính doanh nghiệp. Nó có vị trí và vai trò riêng nhưng nằm trong thể thống nhất và quan hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Hầu hết các thông tin về hoạt động tài chính được thể hiện trên các báo cáo tài chính. Tuy nhiên đó chỉ là những thông tin mang tính khái quát, ghi chép tình hình tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm. Để hiểu được một cách cặn kẽ, chi tiết, bản chất và nội dung ý nghĩa của các con số, chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính và các thông tin khác không có cách nào khác là phải tiến hành phân tích một cách khoa học và thuyết minh sự phân tích đó.
Phân tích tài chính : là tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm:
+> Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết giúp kiểm tra, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp.
+> Cung cấp những thông tin số liệu cần thiết để phân tích đánh giá những khả năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp giúp cho công tác dự báo và lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tài chính doanh nghiệp có quan hệ với nhiều đối tượng khác trong xã hội. Do đó thông tin về tài chính doanh nghiệp cần thiết cho nhiều đối tượng khác nhau với ý nghĩa, mục đích , và tầm quan trọng khác nhau.
+> Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp: Mục tiêu của các nhà quản trị doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Nên việc tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp giúp các nhà quản trị nhận biết và đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình vốn, công nợ, thu chi tài chính... để đưa ra các quyết định quản lý cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà quản lý có thể sử dụng các thông tin qua phân tích tài chính để đưa ra các dự báo tài chính và lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp.
+> Đối với các ngân hàng và chủ nợ khác: Trong nền kinh tế thị trường, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là khá lớn và Ngân hàng là chủ nợ chủ yếu của các doanh nghiệp. Vì vậy mối quan tâm của họ là khả năng thanh toán, khả năng trả nợ ở hiện tại của doanh nghiệp. Khi quyết định cho vay, họ cũng tiến hành phân tích tài chính của doanh nghiệp để đánh giá tình trạng tài chính của có lành mạnh không? từ đó đưa ra quyết định của mình.
+> Đối với các nhà đầu tư: Đây là các tổ chức, cá nhân quan tâm tới toàn giá trị doanh nghiệp. Mục tiêu của họ là đầu tư để sinh lời và an tâm về vốn gốc. Do đó họ cũng phân tích tài chính của doanh nghiệp để tìm hiểu thông tin về các vấn đề quan tâm như yếu tố rủi ro, thời gian hoàn vốn, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà họ dự định đầu tư.
+> Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước: Dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá từ đó kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có đúng chính sách, chế độ và luật pháp không? tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, và khách hàng.
Như vậy phân tích tài chính là hoạt đọng hết sức cần thiết trong quản trị doanh nghiệp đặc biệt trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp và chủ yếu là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp và có ý nghĩa với nhiều đối tượng trong nền kinh tế.
3> Trình tự và các bước tiến hành phân tích tài chính doanh
nghiệp.
Trình tự và các bước tiến hành phân tích tài chính không có tính bắt buộc đối với mọi đối tượng. Tuy nhiên để phân tích tài chính một cách nhanh, chính xác, và khoa học, nó thường được tiến hành theo các bứơc sau:
Thu thập thông tin
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp. Phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính. Nó bao gồm cả những thôn tin kế toán và thông tin quản lý khác về số lượng và chất lượng. Trong các thông tin đó thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp là nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do đó, phân tích tài chính doanh nghiệp thực chất là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Xử lý thông tin:
Giai đoạn tiếp theo của quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xử lý thông tin đã thu thập được. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định. Tuỳ người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau mà có các phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phâm tích đã đặt ra.
Dự đoán và quyết định.
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định tài chính.Có thể nói, mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính. Tuỳ từng chủ thể mà quyết định tài chính là gì ? Đối với chủ doanh nghiệp phân tích nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.. Nhưng đối với những người cho vay và đầu tư vào xí nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ , đối với cấp trên của doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp.
4> Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.
Để đưa ra được quyết định tài chính một cách chính xác trong quá trình phân tích tài chính, nhất thiết doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một phương pháp phân tích phù hợp. Thông thường các doanh nghiệp không sử dụng đơn lẻ một phương pháp nào mà có sự sử dụng kết hợp các phương pháp nhằm khai thác những điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu của từng phương pháp.
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Trên lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích khác nhau nhưng trên thực tế doanh nghiệp hay sử dụng các phương pháp phân tích sau:
Phương pháp so sánh.
Phương pháp phân tích tỷ lệ.
Phương pháp phân tích tài chính Dupont.
4.1 Phương pháp so sánh.
Phương pháp này được sử dụng khá rộng rãi trong các doanh nghiệp. Nó bao gồm các nội dung sau.
+> So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Từ đó có kế hoạch nâng hoạt động tài chính.
+> So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
+> So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được.
+> So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối lẫn số lượng tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
Trên đây là các nội dung cần làm trong phương pháp so sánh, tuy nhiên để áp dụng được phương pháp này cần một số điều kiện: Đó là phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính( thống nhất về không gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán...)và theo mục đích phân tích mà chọn gốc so sánh. Gốc so sánh này được chọn có thể là gốc về mặt thời gian, gốc về mặt không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể chọn bằng số tuyệt đối , số tương đối, số bình quân.
4.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ.
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng các định mức, để nhận xét đánh gía tình hình tài chính doanh nghiệp , trên cơ sở đó so sánh các tỷ lệ của các doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Theo phương pháp này, thông thường các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về: Khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời.
Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm các chỉ tiêu nhỏ lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính doanh nghiệp trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích người phân tích lựa chọn chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích cuả mình.
4.3> Phương pháp phân tích Dupont.
Phương pháp phân tích tài chính Dupont nhằm đánh gía tài tác động tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính. Phương pháp này thiết lập ra các quan hệ hàn số giữa các tỷ lệ tài chính để xem xét ảnh hưởng cuả các yếu tố khác đến một chỉ tiêu tổng hợp như thế nào. Đó là mối quan hệ hàm số giữa doanh lợi vốn, vòng quay toàn bộ vốn và doanh lợi tiêu thụ. Phân tích các hàm này sẽ thấy được sự tác động giữa các chỉ tiêu tài chính để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí hay xác định tỷ lệ nợ hợp lý. Kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ, với phương pháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao hoạt động tài chính.
Các nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính.
Như trên đã nói, phân tích tài chính cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản trị doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Vởy thu thập và sử dụng các nguồn thông tin là vấn đề quan trọng bắt đầu cho quá trình phân tích. Nguồn thông tin mà doanh nghiệp sử dụng là: Nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp và nguồn thông tin nội bộ.
Nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế ngày càng có những quan hệ kinh tế mật thiết với nhau, ảnh hưởng lớn tới nhau, doanh nghiệp nào nắm được càng nhiều các thông tin kinh tế và xử lý tốt các thông tin bên ngoài doanh nghiệp sẽ càng có cơ hội thành công. Vì vậy nguồn thông tin bên ngoài là hết sức quan trọng.
Thông tin bên ngoài doanh nghiệp trước hết bao gồm những thông tin về tình hình kinh tế, bởi sự ổn định hay không ổn định tăng trưởng hay suy thoái đều có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Ngoài ra, doanh nghiệp còn quan tâm tới những thông tin về giá cả thị trường, lãi suất, sự cạnh tranh trên thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp, sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thồng tổ chức tài chính trung gian khi phân tích tài chính.
5.2> Nguồn thông tin nội bộ.
Đây là nguồn thông tin chủ yếu, quan trọng và có tính bắt buộc khi phân tích tài chính doanh nghiệp. Và trong những thông tin đó các thông tin kế toán là quan trọng nhất, mà những thông tin kế toán được tập hợp và phản ánh trên các báo cáo tài chính. Do đó phân tích tài chính doanh nghiệp có thể nói mấu chốt là phân tích các báo cáo tài chính, các báo cáo tài chính thường được sử dụng để phân tích là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Đối với cán bộ tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, họ là những người có chuyên môn, am hiểu nội dung kinh tế, các nguyên tắc lập các báo cáo tài chính một cách sâu sắc.
Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là một trong các báo cáo tài chính quan trọng
Nhất của doanh nghiệp dùng cho phân tích tài chính.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có hai phần bên tài sản và nguồn vốn. Nói khác đi nó được xác lập trên cơ sở những thứ doanh nghiệp có(tài sản) và những thứ doanh nghiệp nợ ( nguồn vốn) theo nguyên tắc cân đối tổng tài sản = tổng nguồn vốn.
Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp; là tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài
Chính của một doanh nghiệp tại những thời kỳ nhất định. Đó là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một toàn doanh nghiệp, kết quả hoạt động theo từng loại hoạt động kinh doanh( sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt động bất thường)
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính có ý nghĩa không kém phần quan trọng cung cấp các số liệu thông tin để kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết những thông tin về dòng tiền tệ lưu chuyển và các khoản coi như tiền , đó là các khoản đầu tư ngắn hạn, có tính lỏng cao. Những thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng các thông tin trên các báo cáo tài chính khác sẽ giúp cho người sử dụng đánh giá khả năng tạo ra dòng tiền trong tương lai, khả năng thanh toán các khoản nợ, khả năng thanh chi trả lãi cổ phần cũng như nhu cầu của nó đối với những nguồn tài chính ngoại sinh. Những thông tin này giúp cho người sử dụng xem xét những lý do khác nhau giữa lợi nhuận với các khoản thu và thanh toán bằng tiền.
Như vậy báo cáo tài chính là các nguồn cung cấp thông tin quan trọng, song để phân tích được tài chính doanh nghiệp các nhà phân tích phải đọc và hiểu được các báo caó tài chính, qua đó nhận biết và tập trung vào một số chỉ tiêu tài chính có liên quan trực tiếp đến mục tiêu phân tích của mình.
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.
Sau khi có được các thông tin cần thiết, nhà phân tích tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích trên phạm vi rộng, hẹp khác nhau nhưng thông thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Phân tích khái quát hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Phân tích khái quát hoạt động tài chính doanh nghiệp được tiến hành phân tích trên các nội dung sau:
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sủ dụng vốn trong doanh nghiệp.
Để phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp chúng ta sử dụng chủ yếu bảng cân đối kế toán. Phân tích nội dung này chính là xem xét đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán về nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Để tạo thuận lợi cho công tác phân tích trước hết ta tr