Phân tích tài chính - Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô

Phương pháp chỉ tiêu chu kỳ để dự báo nền kinh tế cho rằng toàn bộ nền kinh tế sẽ tăng trưởng và suy thoái một cách rõ rang theo những khoản thời gian nhất định. NBER – một tổ chức phi lợi nhuận đã kiểm định hàng trăm chuỗi số liệu kinh tế theo thời gian trong mối tương quan với chu kỳ kinh doanh trong quá khứ và nhóm rất nhiều chỉ tiêu kinh tế thành 3 nhóm chính dựa trên mối quan hệ với chu kỳ kinh doanh.

doc28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2843 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tài chính - Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT 1. Phương pháp dùng chỉ tiêu chu kỳ để dự báo nền kinh tế : Phương pháp chỉ tiêu chu kỳ để dự báo nền kinh tế cho rằng toàn bộ nền kinh tế sẽ tăng trưởng và suy thoái một cách rõ rang theo những khoản thời gian nhất định. NBER – một tổ chức phi lợi nhuận đã kiểm định hàng trăm chuỗi số liệu kinh tế theo thời gian trong mối tương quan với chu kỳ kinh doanh trong quá khứ và nhóm rất nhiều chỉ tiêu kinh tế thành 3 nhóm chính dựa trên mối quan hệ với chu kỳ kinh doanh. 1.1. Các nhóm chỉ tiêu chu kỳ : Chỉ tiêu dự báo của chu kỳ kinh doanh bao gồm các chuỗi số liệu kinh tế mà nó thường đạt đến đỉnh hoặc đáy, trước khi đỉnh hoặc đáy tương ứng của tổng thể nền kinh tế xuất hiện. + Những chỉ tiêu trùng khớp bao gồm chuỗi số liệu kinh tế mà có đỉnh hoặc đáy gần như trùng với đỉnh hoặc đáy của chu kỳ kinh doanh. + Chỉ tiêu có độ trễ bao gồm những chỉ tiêu mà nó đạt đến đỉnh hoặc đáy sau đỉnh hoặc đáy tương ứng của nền kinh tế. + Nhóm chỉ tiêu tuyển chọn bao gồm cán cân thanh toán, thặng dư, hoặc thâm hụt trong dự trữ ngoại hối quốc gia. Bảng 2.2 Những thành phần của chỉ số dự báo    Mức độ dự báo (tháng)    Đỉnh  Đáy  Thay đổi    1. Số giờ lao động trung bình một tuần của công nhân sản xuất  -11  -1/2  -7    2. Yêu cầu bảo hiểm xã hội trung bình một tuần (nghịch đảo)  -12  -11/2  -4    3. Đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất (tính bằng USD) - hàng hóa tiêu dùng và nguyên vật liệu  -12  -1/2  -2    4. Chỉ số của nhà ở được cấp phép xây dựng  -11  -21/2  -10    5. Chỉ số giá chứng khoán, 500 cổ phiếu thường  -81/2  -4  -5    6. Cung tiền M2 (USD)  -10  -3  -7    7. Hiệu quả hoạt động vận chuyển (phần trăm các công ty nhận hàng chậm hơn hợp đồng vận chuyển)  -4  -11/2  -3    8. Đơn đặt hàng mới của nhà sản xuất - hàng hóa vốn  -81/2  -1/2  -21/2    9. Chênh lệch lãi suất, trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm trừ lãi suất ngắn hạn liên bang  -21  -121/2  -21    10. Chỉ số kỳ vọng của người tiêu dùng  -14  -41/2  -6   Bảng 2.3 Thành phần của các chỉ số trùng khớp và các chỉ số có độ trễ    Mức độ dự báo (-) hoặc độ trễ (+)    Đỉnh  Đáy  Thay đổi      A. Các chỉ số trùng khớp             1. Chi trả lương công nhân trong lĩnh vực phi nông nghiệp  0  0  0    2. Thu nhập cá nhân trừ chi trả thuế (USD)  0  -1/2  0    3. Chỉ số sản lượng công nghiệp  -2  0  0    4. Doanh thu thương mại và sản xuất (USD)  -3  -1/2  -1    B. Các chỉ số có độ trễ       1. Thời gian thất nghiệp trung bình theo tuần (nghịch đảo)  -2  +9  +5    2. Tỷ số hàng tồn kho chia cho doanh thu  +10  +20  +13    3. Lãi suất cơ bản của các ngân hàng  +21/2  +201/2  +51/2    4. Số dư tín dụng công nghiệp và thương mại (USD)  +5  +121/2  +9    5. Tỷ số dư tín dụng tiêu dùng trên thu nhập cá nhân  -4  +11  +5    6. Chi phí lao động đơn vị (phần trăm thay đổi)  +6  +7  +61/2    7. Thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng  +3  +5  +5   1.2. Chỉ tiêu kết hợp và tỷ số của các chỉ tiêu : - Chỉ tiêu kết hợp là sự kết hợp của những chỉ tiêu trong cùng nhóm. - Tỷ số của chỉ tiêu trùng khớp kết hợp chia cho chỉ tiêu độ trễ kết hợp là chỉ tiêu dự báo. Sự biến động của chuỗi tỷ số này thường song song với chuỗi chỉ tiêu dự báo, nhưng khi xảy ra sự khác biệt trong chuỗi tỷ số này và chuỗi chỉ tiêu dự báo kết hợp báo hiệu một sự thay đổi trong mối quan hệ bình thường của các chỉ tiêu. 1.3. Phân tích hiệu quả hoạt động : ( Chỉ số phổ biến : chỉ ra một thay đổi cho trước của một chuỗi số liệu thì phổ biến như thế nào. Ví dụ, nếu quan sát một mẫu bao gồm 100 công ty đặt hàng thiết bị mới, chỉ số phổ biến của chuỗi số liệu này chỉ ra tỷ lệ của 100 công ty này có đơn đặt hàng cao hơn trong thời kỳ tăng trưởng. Chỉ số phổ biến của một chuỗi số liệu thì thường đạt đỉnh hoặc đáy tương ứng với toàn bộ chuỗi. Có thể sử dụng chỉ số phổ biến của một chuỗi số liệu để tiên đoán hành vi của chính chuỗi đó. ( Tỷ lệ thay đổi : là phần trăm thay đổi của chuỗi số liệu đó. Tỷ lệ thay đổi của một chuỗi thường đạt đến đỉnh hoặc đáy trùng khớp với đỉnh hoặc đáy của toàn bộ chuỗi đó. ( Hướng của sự thay đổi: cho biết số liệu tăng hay giảm (bằng cách dùng dấu + hoặc -) trong suốt thời gian gần đây và hướng thay đổi này còn tồn tại trong bao nhiêu lâu. ( So sánh với chu kỳ trước đó: so sánh hướng di chuyển của từng chuỗi số liệu trong suốt chu kỳ kinh doanh hiện tại và chu kỳ kinh doanh trước đó. Sự so sánh này cho biết chuỗi số liệu đang di chuyển chậm hơn hay nhanh hơn chu kỳ kinh doanh trước đó. 1.4. Giới hạn của phương pháp chỉ tiêu chu kỳ : ( Tín hiệu sai: chỉ tiêu hiện tại báo hiệu một suy thoái nhưng sau đó chuỗi chỉ tiêu chợt đảo chiều và vô hiệu hóa tín hiệu trước đó. ( Đơn vị tiền tệ của dữ liệu: do không thể cập nhật dữ liệu một cách thường xuyên. Chuỗi số liệu kinh tế được điều chỉnh theo mùa do đó cần phải xem xét sự thay đổi do những nhân tố điều chỉnh mùa vụ. ( Không có chuỗi số liệu phản ánh một cách thỏa đáng ngành dịch vụ. Chưa có số liệu nào có thể đại diện cho nền kinh tế toàn cầu hoặc thị trường chứng khoán toàn cầu. 1.5. Những chuỗi số liệu chỉ tiêu dự báo khác: Trung tâm Nghiên cứu Điều kiện Kinh doanh Quốc tế (CIBCR) đã phát triển một vài chỉ tiêu dự báo khác: ( Chỉ số dự báo dài hạn: Gồm 4 chuỗi số liệu: + Giá trái phiếu Dow Jones (20 trái phiếu, tỷ trọng theo mệnh giá) + Tỷ số giá/chi phí lao động đơn vị trong ngành sản xuất (mốc là năm 1982) + Cung tiền M2 (tỷ USD) + Giấy phép xây dựng bất động sản mới (mốc là năm 1967) ( Chỉ số dự báo thị trường lao động (mốc năm 1967) : Gồm 6 chuỗi số liệu : + Số ngày lao động bình quân + Thời gian lao động ngoài giờ bình quân + Tỷ lệ phần trăm cắt giảm lao động (nghịch đảo) + Số công việc bán thời gian tình nguyện/không tình nguyện + Tỷ lệ phần trăm thất nghiệp ngắn hạn (nghịch đảo) + Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu (nghịch đảo) ( Chỉ số dự báo lạm phát : Gồm 5 thành phần : + Phần trăm số người có việc làm trong độ tuổi lao động + Tốc độ tăng trưởng của tổng nợ (bao gồm doanh nghiệp, tiêu dùng và nợ công) + Tốc độ tăng trưởng của giá nguyên vật liệu công nghiệp + Tốc độ tăng của chỉ số giá nhập khẩu + Phần trăm của doanh nghiệp có dự báo tăng giá sản phẩm trong kế hoạch hoạt động ( Phân tích các chỉ tiêu dự báo lạm phát khác: bao gồm giá vàng và những chuỗi kết hợp khác. Các chỉ tiêu kết hợp khác cung cấp khả năng dự báo tất cả các biến động của lạm phát rất tốt nhưng không có chuỗi số liệu nào có khả năng ước tính một cách chính xác con số chính xác của lạm phát. ( Chỉ tiêu dự báo toàn cầu: bên cạnh chỉ tiêu dự báo cho thị trường Mỹ, CIBCR cũng phát triển các chỉ tiêu dự báo cho các nước phát triển khác như: Canada, Đức, Pháp, Anh, Ý, Nhật, Úc và Đài Loan nhằm phát triển một hệ thống chỉ tiêu dự báo quốc tế. ( Khảo sát quan điểm và kỳ vọng: Kỳ vọng của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong những biến động của chu kỳ kinh tế theo quan điểm kinh tế. Bằng cách sử dụng các dịch vụ có bản quyền hoặc các trung tâm thông tin tài chính có uy tín, các nhà phân tích đầu tư có thể theo dõi các cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng cảm thấy như thế nào về nền kinh tế và kế hoạch chi tiêu của họ. Họ càng lạc quan thì kế hoạch chi tiêu càng rộng rãi và triển vọng nền kinh tế càng sang sủa và ngược lại. Các số liệu thống kê kinh tế của chính phủ là một nguồn khác có thể cung cấp thông tin về xu hướng kinh tế hiện tại, đặc biệt là nó đề cập đến rất nhiều khu vực kinh tế khác nhau. 2. Các biến tiền tệ, nền kinh tế và giá chứng khoán: Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa giá chứng khoán và rất nhiều các biến tiền tệ. Biến số phổ biến và quan trọng nhất là cung tiền. Cung tiền bao gồm: Khối M1: gồm tiền mặt cộng với tiền gửi không kỳ hạn Khối M2: gồm khối M1 + tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn Có nhiều công cụ để kiểm soát cung tiền, nhưng cách hiệu quả nhất là các công cụ trên thị trường mở. 2.1. Cung tiền và nền kinh tế: Freidman và Schwart đã chứng minh mối quan hệ giữa sự thay đổi trong tỷ lệ tăng trưởng cung tiền với những thay đổi hệ quả của nền kinh tế. - Sự suy giảm trong tốc độ tăng trưởng cung tiền đến trước sự suy thoái trong các hoạt động kinh tế trung bình khoảng 20 tháng. - Sự tăng lên trong tốc độ tăng trưởng cung tiền đến trước sự tăng trưởng tương ứng của nền kinh tế trung bình 8 tháng. Để thực thi những thay đổi trong chính sách tiền tệ, FED thực hiện các nghiệp vụ mua hay bán các trái phiếu kho bạc để điều chỉnh dự trữ ngân hàng hay điều chỉnh cung tiền. Ví dụ: FED mua trái phiếu chính phủ ( tăng tiền mặt trong lưu thông: ( giá trái phiếu chính phủ tăng, lãi suất giảm ( giá trái phiếu công ty… ( giá hàng hóa, giá cổ phiếu tăng (tổng thể nền kinh tế bị tác động 2.2. Chỉ số thị trường tài chính: GSFCI (Goldman Sachs Financial Conditions Index) là sự kết hợp của 4 chuỗi số liệu được kỳ vọng sẽ phản ánh toàn bộ môi trường chính sách tiền tệ. CHỈ TIÊU  TỶ TRỌNG  Ý NGHĨA   Lãi suất thực kỳ hạn 3 tháng LIBOR  35%  Thể hiện tỷ suất sinh lợi thực của nhà đầu tư   Tỷ suất sinh lợi đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp hạng A  55%  Đo lường mức tín dụng của thị trường   Chỉ số Goldman Sach Trade – Weighted Dollar Index  5%  Thể hiện sức mạnh của đồng USD   Tỷ số giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu GDP  5%  Thể hiện tầm quan trọng của thị trường chứng khoán   Các kiểm định thực nghiệm cho thấy mối quan hệ của chuỗi chỉ số này với nền kinh tế thì mạnh: một điểm tăng lên trong GSFCI (thể hiện sự thắt chặt của thị trường tiền tệ) tiếp theo bởi độ trễ 3 quý khoảng 1 điểm phần trăm giảm xuống trong tốc độ tăng trưởng của GDP thực. 2.3.Cung tiền và giá chứng khoán: Những nghiên cứu đầu năm 1960 và đầu thập niên 70: tốc độ tăng cung tiền là dự báo của giá chứng khoán. Những nghiên cứu tiếp theo: tốc độ tăng cung tiền thể hiện độ trễ của giá chứng khoán. Những nghiên cứu trong thập niên 80: sự thay đổi tiền tệ có ảnh hưởng đến giá chứng khoán nhưng giá chứng khoán điều chỉnh rất nhanh theo những thay đổi không dự đoán trước của cung tiền. 2.4. Dư thừa tổng phương tiện thanh toán và giá chứng khoán: Dư thừa phương tiện thanh toán là phần trăm thay đổi hàng năm trong cung tiền M2 điều chỉnh cho những khoản tiết kiệm kỳ hạn nhỏ trừ đi phần trăm thay đổi hàng năm của GDP danh nghĩa. Nếu tốc độ tăng trưởng của tiền > tốc độ tăng trưởng của GDP ( dư thừa tiền mặt ( giá chứng khoán tăng. Sự tồn tại của thặng dư phương tiện thanh toán của các quốc gia chính có quan hệ thương mại với quốc gia A cũng là một trong những nhân tố hỗ trợ làm tăng giá chứng khoán của quốc gia A do những quốc gia có quan hệ thương mại thường có thể đầu tư vào cổ phiếu của quốc gia A. 2.5. Những biến số kinh tế khác và giá chứng khoán: Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi cổ phần: Tăng trưởng sản lượng công nghiệp Thay đổi trong phần bù rủi ro Sự biến động trong đường cong giá – lãi suất Đo lường những bất ổn lạm phát (những thay đổi ngoài dự báo) Thay đổi trong lạm phát kỳ vọng. 2.6. Lạm phát, lãi suất và giá chứng khoán: ( Lạm phát và lãi suất: Lạm phát tăng ( tỷ suất sinh lợi danh nghĩa tăng để đảm bảo tỷ suất sinh lợi thực cố định. ( Lãi suất và giá trái phiếu: Lãi suất tăng ( giá trái phiếu giảm và ngược lại. Một trái phiếu dài hạn sẽ có mức độ thay đổi lớn trong giá trái phiếu ngắn hạn hơn khi lãi suất thay đổi (nhạy cảm hơn với những bất ổn lãi suất). ( Lạm phát, lãi suất và giá cổ phiếu: Đây là một mối quan hệ không trực tiếp và nhất quán. Một sự tăng lên trong tỷ lệ lạm phát sẽ tác động đến giá cổ phiếu dựa trên mô hình DDM. P0 = D1/(r – g) ( Kịch bản đồng biến: + Lạm phát tăng ( r tăng cùng với tỷ lệ lạm phát ( g tăng do doanh nghiệp có thể tăng giá cao hơn sự tăng lên trong chi phí đầu vào. ( nếu sự tăng lên của r được cân bằng bởi sự tăng lên của g ( giá cổ phiếu dường như sẽ ổn định. ( Kịch bản bán – nghịch biến: + Lạm phát tăng ( r tăng cùng với tỷ lệ lạm phát ( g không thay đổi hoặc thay đổi rất ít do doanh nghiệp không có khả năng tăng giá để bù đắp cho chi phí đầu vào cao hơn. ( chênh lệch giữa r và g sẽ rộng ra ( giá cổ phiếu sẽ giảm xuống ( Kịch bản nghịch biến hoàn toàn: + Lạm phát tăng ( r tăng cùng với tỷ lệ lạm phát ( g giảm xuống do doanh nghiệp không có khả năng tăng giá làm sụt giảm trong lợi nhuận biên tế. ( chênh lệch giữa r và g gia tăng ( giá cổ phiếu giảm xuống. CHƯƠNG II : ỨNG DỤNG 1. Phân tích môi trường đầu tư Việt Nam: ( Môi trường đầu tư : là các điều kiện, các yếu tố về kinh tế, xã hội, pháp lý, tài chính, hạ tầng cơ sở và các yếu tố liên quan khác mà trong đó các quá trình hoạt động đầu tư được tiến hành. . Môi trường kinh tế: Chúng ta xem xét môi trường kinh tế qua các mặt: Các chỉ tiêu tổng hợp của nền kinh tế quốc dân GDP, GNP,. ., lạm phát, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại tệ, cân đối ngân sách nhà nước, nợ nước ngoài, tỷ giá hối đoái và một số phân tích kinh tế vĩ mô khác. Các chỉ số kinh tế  2007  2008  2009   GDP thực tế (% thay đổi cùng kỳ)  8.5  6.18  5.5   Chỉ số sản xuất công nghiệp      (% thay đổi cùng kỳ)  17.1  14.6  14   Chỉ số giá tiêu dùng (% thay đổi cùng kỳ)  12.6  19.9  8   Cán cân Thương mại (triệu USD)  -14,121  -18,452  -17,044   Xuất khẩu hàng hóa (triệu USD)  48,561  62,685  65,813   (% thay đổi cùng kỳ)  21.9  29.1  5   Nhập khẩu hàng hóa (triệu USD)  62,682  80,418  78,405   (% thay đổi cùng kỳ)  39.6  28.3  -25   Cán cân tài khoản vãng lai (triệu USD)  -6,901  -9,135  -5,210   (% GDP)  -9.9  -10.2  -5.6   Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tỉ USD)  6.6  8.1  4.5   Nợ nước ngoài (Triệu USD)  23,700  26,800  28,900   (% GDP)  33.3  29.8  30.9   Tỷ lệ nợ (% xuất khẩu hàng hóa & DV)  4.6  3.5  4   Dự trữ ngoại tệ, tổng (triệu USD)  21,000  22,400  22,962   Tháng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ  3  4  3.5   Tín dụng nội đia (% thay đổi cùng kỳ)  53.9  21  20   Lãi xuất ngắn hạn (%/Năm)  7.4  8.1  6.5   Tỷ giá hối đoái (Đồng/USD, cuối kỳ)  16,010  16,450  17,664   Tỷ giá hối đoái thực (2000=100)  98.3  110.8  ..   (% thay đổi cùng kỳ)  1  12.7  ..   Chỉ số thị trường chứng khoán (tháng 6/2000=100)  972  315.6  ..   Chú ý: GDP danh nghĩa triệu USD  71,034  90,705  93,513   ( GDP : Bảng 1: Tăng trưởng GDP, thời kỳ 2004 - 2008 (%)    2004  2005  2006  2007  2008   Tốc độ tăng trưởng (%)   GDP  7,79  8,44  8,23  8,46  6,18   Nông-lâm-thủy sản  4,36  4,02  3,69  3,76  4,07   Công nghiệp - xây dựng  10,22  10,69  10,38  10,22  6,11   Dịch vụ  7,26  8,48  8,29  8,85  7,18   Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm phần trăm   GDP  7,79  8,44  8,23  8,46  6,18   Nông - lâm - thủy sản  0,92  0,82  0,72  0,70  0,73   Công nghiệp - xây dựng  3,93  4,21  4,17  4,19  2,54   Dịch vụ  2,94  3,42  3,34  3,57  2,90   Theo đánh giá chung của Bộ Kế hoạch Đầu tư (MPI), tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 tiếp tục có chuyển biến tích cực. Tăng trưởng GDP quý 3/2009 đạt mức 5,76%, cao hơn rất nhiều con số 4,5% đạt được trong quý 2/2009. Chốt lại, tốc độ tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2009 đạt 4,56% (số liệu của Tổng cục Thống kê). ( Doanh thu bán lẻ : cả nước trong bảy tháng đấu năm 2009 tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2008 đạt 643,74 ngàn tỉ đồng. ( Lạm phát : ( Năm 2008: Thực sự bùng nổ và thực sự gây nên những bất ổn vĩ mô vào năm 2008. Lạm phát đỉnh điểm vào tháng 7 năm 2008 khi lên tới trên 30% . Kết thúc năm 2008, lạm phát lùi về còn 23%, đây là mức cao nhất trong vòng 17 năm qua. ( Năm 2009: Bắt nguồn từ những yếu tố: Thứ nhất là chính sách nới lỏng tiền tệ từ tháng 10.2008 tới nay cũng như chính sách kích thích kinh tế tương đối lớn từ đầu năm 2009. Thứ hai là từ chính sách bãi bỏ trần giá điện, giá nước... Thứ ba là từ chính sách tăng lương thêm 21-22%. Thứ tư là do mức giá trên thế giới không còn giảm sâu mà đã chững và bắt đầu tăng trở lại. 8 tháng đầu năm 2009 tỷ lệ lạm phát trung bình là 8,3%, giảm đáng kể so với mức 23% trong năm 2008. ( Cán cân thu, chi ngân sách Nhà nước : Cán cân thu, chi ngân sách Nhà nước cũng đang có sự lệch lạc. Tổng thu ngân sách tính từ đầu năm đến 15/9 ước đạt 274,4 nghìn tỷ đồng, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2008. Trong khi đó, phần đã chi từ ngân sách lên tới 330 nghìn tỷ đồng. ( Sản xuất công nghiệp : Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 382,7 nghìn tỷ đồng, tăng 5,1%.Trong đó: + Khu vực kinh tế nhà nước tăng 1,5% + Khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 7,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 5,3%.     ( Một số sản phẩm đạt mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành là: điều hòa nhiệt độ tăng 56,7%; xi măng tăng 23,6%; tủ lạnh, tủ đá tăng 20,8%; thép tròn các loại tăng 19,6%; dầu mỏ thô khai thác tăng 18,1%; dép, ủng bằng giả da tăng 17,1%; thuốc lá điếu tăng 13,5%; điện sản xuất tăng 9,6%; nước máy thương phẩm tăng 8,2%... ( Một số địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ là: + Quảng Ninh tăng 11,5%; Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 10,5%; Thanh Hóa tăng 8,1%; Cần Thơ tăng 7,9%; Đồng Nai tăng 7,3%; Khánh Hịa tăng 7%; Hải Phòng tăng 6,8%; Bình Dương tăng 6,5%,... + Thành phố Hồ Chí Minh có giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất cả nước, nhưng trong 7 tháng đầu năm có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành (chỉ tăng 4,6%). + Thành phố Hà Nội có tốc độ tăng trưởng công nghiệp bằng với mức tăng trưởng chung của toàn ngành (tăng 5,1%). ( Khu vực dịch vụ : Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng đầu năm 2009 ước đạt 643,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó: + Thương nghiệp tăng 17,7%; + Khách sạn, nhà hàng tăng 17,9%, + Du lịch tăng 20,1%; + Dịch vụ khác tăng 24,0%. ( Khối lượng vận chuyển hàng hoá ước đạt 367,8 triệu tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2008, khối lượng luân chuyển ước đạt 107,6 tỷ tấn.km, tăng 7,6%. ( Số lượng vận chuyển hành khách ước đạt 1.129,3 triệu lượt hành khách, tăng 8,5%; khối lượng luân chuyển hành khách ước đạt 48,9 tỷ HK.km, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2008. ( Tổng số thuê bao điện thoại đạt 25,55 triệu thuê bao, nâng tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng đến hết tháng 7/2009 lên 107,8 triệu thuê bao (trong đó thuê bao di động chiếm khoảng 86%), đạt mật độ 123,9 máy/100 dân. ( Tổng số thuê bao Internet băng rộng phát triển mới trong 7 tháng đạt 710 nghìn thu bao, nâng tổng số thuê bao Internet băng rộng lên 2,64 triệu thuê bao, đạt mật độ 3,03 thuê bao/100 dân. ( Về sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp : ( Do mưa lũ lớn trên diện rộng ở đồng bằng và trung du, miền núi Bắc bộ ảnh hưởng lớn đến sản xuất vụ mùa. - Gieo cấy lúa mùa đạt 1,04 triệu ha, tăng 5,2% so với cùng kỳ, trong đó: + Miền Bắc tăng 4,7% + Miền Nam tăng 7,7% - Gieo trồng rau đậu đạt 583,7 nghìn ha, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. - Gieo trồng ngô từ mức chỉ bằng 89,9% so với cùng kỳ năm trước trong vụ đông xuân năm 2009, tăng lên bằng 93,6% so với cùng kỳ trong thời kỳ từ đầu năm đến 15/7/2009. - Riêng thu hoạch lúa hè thu ở miền Nam chỉ bằng 78,4% cùng kỳ năm trước. ( Diện tích trồng rừng mới tập trung 7 tháng đầu năm đạt 80 nghìn ha, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước,