Phân tích tài chính tại công ty hợp doanh nhựa Bình Minh

Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh tiền thân là Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh, thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1977. Ngày 04/12/2003 Bộ Công Nghiệp ra Quyết định số 209/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nhựa Bình Minh thành công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh. Ngày 26/12/2003 Công ty tiến hành Đại hội cổ đông lần đầu tiên thành lập Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh và đến ngày 02/01/2004 công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đã chính thức đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Ngày 11/07/2006 công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh đã trở thành 1 trong những doanh nghiệp nhựa hàng đầu và có uy tín lớn trong ngành công nghiệp nhựa Việt Nam, là doanh nghiệp nhựa hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm ống PVC cứng, PEHD (ống gân và ống trơn), phụ tùng ống, bình phun thuốc trừ sâu, nón bảo hộ lao động và các sản phẩm nhựa kỹ thuật khác. Các sản phẩm nhựa được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 4427: 1996, TCVN 7305: 2003, BS 3505: 1968, … trên các dây chuyền thiết bị hiện đại của các hãng nổi tiếng như KrausMaffei, Cincinnati, Corma… Với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề, có trình độ, có tâm huyết đang là ưu thế cạnh tranh đáng kể của Nhựa Bình Minh trên thương trường. Nhựa Bình Minh đã đạt được sự tín nhiệm cao của khách hàng trong và ngoài nước. Nhựa Bình Minh đã đạt nhiều giải thưởng trong nước, quốc tế và giải thưởng “Sao Vàng Đất Viêt” dành cho thương hiệu “Nhựa Bình Minh”. Sản phẩm Nhựa Bình Minh liên tục được bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1996 đến nay. Trụ sở chính của công ty đặt tại 240 đường Hậu Giang, phường 9, Quận 6, Tp. HCM. Công ty có hai nhà máy trực thuộc là: -Nhà máy 1: 240 Hậu Giang- Phường 9- Quận 6- Tp. HCM -Nhà máy 2: Số 7 đường số 2, Khu công nghiệp Sóng Thần 1- Dĩ An- Bình Dương.

doc19 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4444 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích tài chính tại công ty hợp doanh nhựa Bình Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH- BMP 1.Giới thiệu chung Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh tiền thân là Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh, thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1977. Ngày 04/12/2003 Bộ Công Nghiệp ra Quyết định số 209/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nhựa Bình Minh thành công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh. Ngày 26/12/2003 Công ty tiến hành Đại hội cổ đông lần đầu tiên thành lập Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh và đến ngày 02/01/2004 công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đã chính thức đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Ngày 11/07/2006 công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh đã trở thành 1 trong những doanh nghiệp nhựa hàng đầu và có uy tín lớn trong ngành công nghiệp nhựa Việt Nam, là doanh nghiệp nhựa hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm ống PVC cứng, PEHD (ống gân và ống trơn), phụ tùng ống, bình phun thuốc trừ sâu, nón bảo hộ lao động và các sản phẩm nhựa kỹ thuật khác. Các sản phẩm nhựa được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 4427: 1996, TCVN 7305: 2003, BS 3505: 1968, … trên các dây chuyền thiết bị hiện đại của các hãng nổi tiếng như KrausMaffei, Cincinnati, Corma… Với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề, có trình độ, có tâm huyết đang là ưu thế cạnh tranh đáng kể của Nhựa Bình Minh trên thương trường. Nhựa Bình Minh đã đạt được sự tín nhiệm cao của khách hàng trong và ngoài nước. Nhựa Bình Minh đã đạt nhiều giải thưởng trong nước, quốc tế và giải thưởng “Sao Vàng Đất Viêt” dành cho thương hiệu “Nhựa Bình Minh”. Sản phẩm Nhựa Bình Minh liên tục được bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1996 đến nay. Trụ sở chính của công ty đặt tại 240 đường Hậu Giang, phường 9, Quận 6, Tp. HCM. Công ty có hai nhà máy trực thuộc là: Nhà máy 1: 240 Hậu Giang- Phường 9- Quận 6- Tp. HCM Nhà máy 2: Số 7 đường số 2, Khu công nghiệp Sóng Thần 1- Dĩ An- Bình Dương. 2. Phân tích tài chính Dựa vào các báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh trong 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007 đã thu thập được, phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh được tiến hành theo 4 nhóm tỷ số như sau: Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động Nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi a, Tình hình thanh khoản CHỈ TIÊU  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007  Ngành   1. Tỷ số thanh toán hiện hành  2.57  8.37  5.25  2.1   2. Tỷ số thanh toán nhanh  1.14  5.34  3.38  1.3   3. Vốn lưu động ròng  113,126  300,422  301,846    4. Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng  0.91  0.41  0.44    Vốn lưu động ròng của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh tăng liên tục qua các năm, tính đến cuối năm 2007 mức vốn lưu động ròng là 301846 triệu đồng, tăng 1424 triệu so với năm 2006 và 188720 triệu so với năm 2005. Nguyên nhân tăng là do tài sản lưu động của công ty tăng nhiều và liên tục qua các năm (mức tăng so với năm 2005 là 101,4%) trong khi nợ ngắn hạn lại giảm (giảm 1,4% so với năm 2005). Tài sản lưu động tăng hơn so với năm 2005 là do các khoản phải thu tăng mạnh (tăng 148655 triệu đồng, với mức tăng 250%). Khoản nợ ngắn hạn giảm là do các khoản phải trả, phải nộp khác; vay ngắn hạn, người mua trả tiền trước giảm; trong khi các khoản nợ ngắn hạn khác tăng không nhiều. Vốn lưu động ròng gia tăng cho thấy mức độ an toàn tài chính của công ty sẽ tăng, vì sự gia tăng của tài sản lưu động được nguồn vốn thường xuyên tài trợ. Với mức tăng đáng kể của vốn lưu động, việc sử dụng vốn lưu động để kinh doanh của công ty đang trở nên tốt hơn. Khả năng thanh toán hiện hành của công ty đang ở mức quá cao so với mức trung bình ngành. Năm 2005, khả năng thanh toán của công ty chỉ xấp xỉ mức trung bình của ngành, tuy nhiên khả năng này lại quá cao trong năm 2006 và 2007 cụ thể năm 2006 là 8.37 (gấp 4 lần mức trung bình ngành), năm 2007 là 5.25 (gấp 2.5 lần mức trung bình ngành). Nguyên nhân là do công ty đang dùng quá mức vốn chủ sở hữu của mình để tài trợ cho tài sản lưu động, điều này không phải là hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng vốn dài hạn. Cụ thể, năm 2006 công ty đã giảm mức nợ ngắn hạn (giảm 43,4% so với năm 2005) và tăng vốn chủ sở hữu (tăng 110,3% so với năm 2005) để tài trợ cho tài sản lưu động (tiền tăng 525%, các khoản phải thu tăng 72.6% so với năm 2005). Tình hình này đã được cải thiện hơn vào năm 2007, khả năng thanh toán đã giảm xuống mức thấp hơn do công ty gia tăng các khoản phải trả người bán (tăng 185% so với năm 2006) để tài trợ cho tài sản lưu động, đây là biểu hiện tốt tuy nhiên so với mức trung bình ngành thì khả năng thanh toán của công ty vẫn đang ở mức cao. Điều này đòi hỏi công ty cần có chính sách tài trợ hợp lý hơn. Khả năng thanh toán nhanh của công ty trong năm 2005 thấp hơn so với mức trung bình ngành. Những thay đổi trong chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ đã làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong các năm sau đó, cụ thể là tăng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các khoản phải thu của khách hàng. Tuy nhiên, mức tài trợ của vốn chủ sở hữu cho vốn lưu động dường như quá lớn làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty cao hơn nhiều so với mức trung bình ngành. Đây là vấn đề mà công ty cần phải xem xét lại trong chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ để đảm bảo duy trì khả năng thanh toán ở mức hợp lý. b, Tình hình hoạt động CHỈ TIÊU  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007  Ngành   1. Vòng quay hàng tồn kho  3.16  3.04  4.05  5.6   2. Kỳ thu tiền bình quân  50.66  73.46  110.20    3. Vòng quay phải thu  8.19  8.88  7.65  22.7   4. Vòng quay tiền  25.84  4.92  84.57    5. Vòng quay TSCĐ  6.67  11.24  8.48    6. Vòng quay tổng tài sản  1.57  1.20  1.38  0.9   Vòng quay tồn kho của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đang ở mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình của ngành, vòng quay tồn kho của công ty qua các năm khoảng 3.3 vòng, trong khi mức trung bình ngành là 5.6 vòng. Điều này cho thấy khách hàng ít chấp nhận sản phẩm của công ty hoặc các chính sách kiểm soát sản xuất và hàng tồn kho của công ty không còn hiệu quả. Tuy nhiên, vòng quay tồn kho có xu hướng được cải thiện qua các năm từ 2005 đến 2007. Tình hình đựoc cải thiện là do công ty đang đẩy mạnh chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, biểu hiện cụ thể là chi phí bán hàng tăng cao (chi phí bán hàng năm 2007 đã tăng 69.8% so với năm 2006 và 172.4% so với năm 2005), các khoản phải thu của khách hàng cũng tăng mạnh do công ty gia hạn tín dụng thêm cho khách hàng để đẩy mạnh việc tiêu thụ (các khoản phải thu năm 2007 tăng 103% so với năm 2006, và tăng 250% so với năm 2005). Kỳ thu tiền bình quân của công ty gia tăng liên tục và biến động mạnh qua các năm, kỳ thu tiền bình quân năm 2007 lên tới 110 ngày. Nguyên nhân là do các khoản phải thu của công ty, đặc biệt là các khoản phải thu khách hàng tăng mạnh. Điều này cho thấy quy mô các khoản tín dụng đã quá hạn có xu hướng tăng lên trong thời gian tới và chính sách thu tiền của công ty đã giảm hiệu quả. Công ty cần chú ý nhiều hơn đến chính sách thu hồi các khoản mua chịu của khách hàng để giảm kỳ thu tiền bình quân, không gây ứ đọng vốn trong quá trình thanh toán. Cũng tương tự như kỳ thu tiền bình quân, vòng quay phải thu của công ty thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành, thậm chí có xu hướng giảm qua các năm từ 2005 đến 2007. Đây là dấu hiệu không tốt đối với khâu thanh toán của công ty. Vòng quay tài sản cố định của công ty tăng qua các năm, cụ thể vòng quay tài sản cố định năm 2006 là 11.24 vòng, tăng 68.5% so với năm 2005. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đã khai thác có hiệu quả các tài sản cố định đã đầu tư trước đó. Tuy tỷ số này có giảm vào năm 2007, chỉ đạt 8.48 vòng, giảm 24.5% so với năm 2006 nhưng đây là điều hợp lý bởi vì vào năm 2007 công ty đã đầu tư vào tài sản cố định 35434 triệu đồng (tăng 79% so với năm 2006) khiến giá trị tài sản cố định tăng mạnh làm giảm tỷ số này. Vòng quay tổng tài sản của công ty gia tăng qua các năm và cao hơn so với mức trung bình ngành. Điều này thể hiện công ty đã sử dụng nguồn vốn rất tốt, và đây là cơ sở để công ty đạt được lợi nhuận cao. c, Tình hình cân đối vốn CHỈ TIÊU  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007  Ngành   1. Hệ số nợ  31.2%  9.7%  14.4%  54.9%   2. Hệ số nợ- vốn cồ phần  45.3%  10.8%  16.9%  149.4%   3. Số nhân vốn cổ phần  145.3%  110.8%  116.9%  251.5%   4. Khả năng thanh toán lãi vay  18.29  116.94  365.55    Hệ số nợ và hệ số nợ - vốn cổ phần của Công ty năm 2007 đều tăng so với năm 2006, tuy nhiên các hệ số này còn ở mức rất thấp so với mức trung bình của ngành, cụ thể hệ số nợ tăng từ 9.7% năm 2006 lên đến 14.4% năm 2007 và mức trung bình ngành là 54.9%. Nguồn vốn của Công ty chủ yếu là nguồn đóng góp của chủ sở hữu, khả năng tự chủ tài chính của công ty cao tuy nhiên việc sử dụng tỷ lệ nợ thấp làm giảm hiệu quả sử dụng của vốn chủ sở hữu. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty là rất tốt, tỷ lệ hoàn trả lãi của công ty tăng liên tục từ từ 18.29 năm 2005 lên đến 365.55 năm 2007. Điều này là do lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty tăng liên tục (tăng từ 70,793 triệu đồng năm 2005 lên 108,933 triệu đồng năm 2007), trong khi lãi vay phải trả giảm liên tục (năm 2005 là 3,871 triệu đồng giảm xuống con 298 triệu đồng năm 2007). d, Hiệu quả hoạt động CHỈ TIÊU  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007  Ngành   1. Lợi nhuận ròng biên  15.8%  16.9%  13.7%  11.8%   2. Lợi nhuận gộp biên  16.7%  19.8%  16%  12.2%   3. ROA  24.8%  20.3%  19%  8.2%   4. ROE  31.6%  22.5%  22.2%  18.2%   Qua tính toán chúng ta thấy lợi nhuận ròng biên và lợi nhuận gộp biên của Công ty qua các năm đều cao hơn nhiều so với mức trung bình ngành. Điều đó cho thấy khả năng tiêu thụ của công ty rất tốt. Tuy nhiên cần chú ý là cả hai chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm dần, cụ thể lợi nhuận gộp biên đạt 19.8% vào năm 2006 đã giảm xuống còn 16% vào năm 2007. Nguyên nhân là do tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu đã tăng từ 74.4% vào năm 2006 lên 79.1% vào năm 2007, đây là dấu hiệu cho thấy uy tín của công ty trên thị trường đang bị suy giảm cũng như mức độ cạnh tranh mà công ty phải đối mặt ngày càng cao. Tương tự như vậy, lợi nhuận ròng biên của công ty cũng bị giảm xuống còn 13.7% vào năm 2007. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi vì chi phí bán hàng của công ty năm 2007 tăng mạnh (tăng 69.8% so với năm 2006), có thể công ty đang triển khai kế hoạch quảng cáo để giới thiệu sản phẩm và gia tăng thị phần. Doanh lợi vốn tự có của công ty các năm đều cao hơn so với mức trung bình của ngành. Điều này cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên, doanh lợi vốn tự có có xu hướng giảm dần qua các năm từ 2005 đến 2007, cụ thể năm 2005 là 31.6%, năm 2006 là 22.5%, năm 2007 là 22.2%. Nguyên nhân là do hệ số nợ của công ty giảm liên tục từ năm 2005 đến 2007 làm giảm hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty cũng có xu hướng giảm dần, chỉ tiêu này từ 24.8% năm 2005 giảm còn 20.3% trong năm 2006, và 19% năm 2007. Tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty các năm đều cao hơn mức trung bình ngành, chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ tiêu này giảm dần qua các năm rõ ràng công ty đã không giữ được mức hiệu quả sử dụng vốn ổn định. e, Kết luận về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh có cơ cấu vốn chưa hợp lý, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Công ty đã dùng một lượng lớn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản lưu động, điều này không hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng vốn dài hạn. - Tỷ số nợ của công ty ở mức thấp, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. - Khả năng thanh toán của công ty đang ở mức quá cao, công ty cần thay đổi chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ để duy trì khả năng thanh toán ở mức hợp lý. - Hiệu quả hoạt động của công ty tương đối tốt, ROA và ROE luôn cao hơn mức trung bình ngành. Nhìn chung, hoạt động của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh trong những năm qua là hiệu quả. II-c«ng ty cæ phÇn nhùa thiÕu niªn tiÒn phong: Công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong tiền thân là công ty nhựa Thiếu Niên Tiền Phong được thành lập năm 1993. Công ty được cổ phần hóa theo quyết định số 2979/ QĐ-TCCB ngày 10 tháng 11 năm 2003 cuả Bộ Công nghiệp. Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong là một thương hiệu lớn trong ngành sản xuất ống nhựa, một trong những công ty chiếm thị phần lớn nhất trong cả nước. Thương hiệu Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong đã và đang khẳng định chỗ đứng vững chắc trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, giá cả, mẫu mã Hiện nay, công ty được niêm yết trên trung tâm giao dịch giao dịch chứng khoán Hà Nội. Sau đây là những phân tích tài chính cơ bản của công ty 1-Nhóm các chỉ số về khả năng cân đối vốn: STT  Chỉ tiêu  Đơn vị tính  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007  TB ngành   I  Tỷ số về khả năng thanh toán        1  Khả năng thanh toán hiện hành  lần  1.779  3.032  2.029  2.100   2  Khả năng thanh toán nhanh  lần  1.045  1.971  1.283  1.300   3  Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng  %  94.206  52.208  72.490    Tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành: Đây là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Từ bảng ta thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2007 cao hơn năm 2005 nhưng lại thấp hơn năm 2006. Nếu tính theo tương đối thì, chỉ số này của năm 2006 tăng 70.46% so với năm 2005, nhưng năm 2007 lại giảm 33.09% so với năm 2006. Điều này cho thấy mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền của doanh nghiệp chưa được ổn định . Cần lưu ý rằng, so với trung bình ngành thì chỉ có năm 2006 là cao hơn (3.032>2.1), còn 2 năm lại đều thấp hơn mức trung bình ngành (1.779<2.1 và 2.029<2.1). Khả năng thanh toán của 2007 giảm so với 2006 là vì tốc độ tăng dự trữ nhỏ hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, trong khi dữ trữ chỉ tăng có 59.92% ( từ 95830 triệu lên 153255 triệu ) thì nợ ngắn hạn tăng những 127.46% ( từ 90314 lên 205429 triệu ). Ngược lại khả năng thanh toán của năm 2006 lại tăng rất nhiều so với năm 2005 vì dự trữ 2006 giảm 0.88%, trong khi nợ ngắn hạn lại giảm 31.46%. Nh] 3 năm, có thể thấy khả năng thanh toán của công ty còn thấp, chưa ổn định. Doanh nghiệp cần có biện pháp hợp lý trong quản lý dự trữ và vay nợ. Tỷ số về khả năng thanh toán nhanh: Chỉ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán các tài sản dự trữ. Chỉ số này của năm 2006 là cao nhất và cao hơn trung bình ngành, năm 2005 thấp nhất và thấp hơn trung bình ngành khá nhiều, năm 2007 có cao hơn nhưng vẫn thấp hơn trung bình ngành một ít. Nguyên nhân của vấn đề này cũng tương tự như trên, nợ ngắn hạn 2006 giảm so với 2005 là 41.429 triệu, tương đương với giảm 34.6%, ngược lại tiền lại tăng ở mức khá chóng mặt 48740 triệu, từ 9215 lên 57955 triệu, các khoản phải thu lại giảm, tuy nhiên giảm một ít không đáng kể. Chính sự thay đổi trong chính sách dự trữ tiền nên khả năng thanh toán 2006 được cải thiện đáng kể. Ngược lại với hai thời kì trên, thời kì 2006-2007 lại có sự thay đổi ngược chiều. Trong khi tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là rất lớn 127.46%, thì tiền giảm 62.62% (ừ 57955 triệu xuống 21661 triệu), đồng thời các khoản phải thu lại gia tăng nhiều (tăng 101.46% từ 120085 lên 241929 triệu). Chính điều này, buộc doanh nghiệp nếu muốn thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thì không thể không sử dụng đến một phần dự trữ. Đồng thời doanh nghiệp cần xem xét lại các chính sách trong tiêu thụ hàng hóa, cần tận dụng hơn những lợi thế trong mua chịu, bán chịu, tránh tình trạng huy động vốn. Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng: Việc tăng giảm các khoản dự trữ, buộc phải tăng giảm các mức vốn lưu động ròng để tài trợ cho nó. Dự trữ của 3 năm lần lượt là 96681 triệu đồng, 95830 triệu đồng, 153255 triệu đồng, chính vì thế tỷ số này của 3 năm cũng giảm rồi tăng như thế, mà cụ thể là 94.206%, 52.208% và 72.490%. 2- Nhóm các tỷ số về khả năng cân đối vốn: II  Tỷ số về khả năng cân đối vốn  Đơn vị tính  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007  Trung bình ngành   1  Hệ số nợ  %  44.730  26.846  37.795  54.900   2  Khả năng thanh toán lãi vay  lần   19.046  25.645    3  Hệ số nợ- vốn cổ phần  %  80.930  36.699  60.758  149.400   4  Số nhân vốn cổ phần  %  180.930  136.699  160.758  251.500   Hệ số nợ: Chỉ số này của năm 2007 cao hơn năm 2006 nhưng lại thấp hơn so với năm 2005, tính theo tương đối thì 2006 giảm 39.98% so với 2005, còn 2007 lại tăng 40.78% so với 2006, nhưng so với 2005, thì 2007 vẫn giảm 15.5%. Điều này cho thấy, so với tổng vốn huy động được thì năm 2005 sử dụng nhiều nợ nhất, năm 2006 là năm doanh nghiệp ít sử dụng nợ so với nguồn vốn chủ. Tuy nhiên so với trung bình ngành thì cả 3 năm đều thấp hơn, nhất là năm 2006 thấp hơn rất nhiều, năm 2007 có tăng tuy nhiên vẫn cứ thấp hơn trung bình ngành tương đối nhiều. Để lý giải cho điều này, nhìn vào bảng cân đối kế toán có thể thấy nợ ngắn hạn của 2007 tăng 127.46% từ 90314 lên 205429 triệu đồng, trong khi đó nợ dài hạn không thay đổi, còn vốn chủ sở hữu tăng ít hơn rất nhiều, chỉ có 37.4%, từ 246097 lên 338108. Ngược lại, các chỉ số này của 2006 so với 2005 thì, trong khi nợ ngắn hạn giảm 31.45% thì vốn chủ sở hữu lại tăng 44.23%, chính vì thế hệ số nợ của 2005 cao hơn 2006 rất nhiều. Tỷ số nợ của năm nay thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho các chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là, so với mặt bằng chung thì doanh nghiệp đang xét lại có khả năng tận dụng đòn bẩy tài chính thấp hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành rất nhiều. Hệ số nợ- vốn cổ phần: Hệ số này có xu hướng giảm qua các năm, và thấp hơn trung bình ngành rất nhiều. Năm 2006 giảm 54.7% so với năm 2005, năm 2007 có tăng so với 2006, lượng tăng là 65,56%, tuy nhiên chỉ số này của năm 2007 vẫn thấp hơn 2005. Sở dĩ như vậy là vì, năm 2006 doanh nghiệp sử dụng nợ ít nhất, chỉ có 90.314 triệu với lượng vốn cổ phần tương đối lớn 246,097 triệu đồng, trong khi năm 2005 :lượng nợ là 138,089 thì vốn cổ phần chỉ có 170,627 triệu đồng và năm 2007 :trong tổng nợ thì có 205,492 triệu là nợ, vốn cổ phần có tăng lên một ít và đạt 338,108 triệu. Điều này chứng tỏ khả năng vay nợ của doanh nghiệp chưa cao, chủ yếu dựa vào vốn huy động từ phát hành cổ phiếu. Dựa vào bảng cân đối kế toán cũng thấy được phần nào,chỉ có năm 2005 là sử dụng được nợ dài hạn, hai năm còn lại đã không sử dụng được kênh huy động vốn này. Mặt khác, có thể thấy chỉ số này của năm 2007 tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên rất nhiều của khoản phải trả người bán, đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiếp đã tận dụng được lợi thế trong việc mua chịu. Tuy nhiên xét một cách tổng quát thì doanh nghiệp của chúng ta có hệ số này ở mức rất thấp, trong thời gian tới doanh nghiệp cần mở rộng các kênh huy động vốn khác ngoài vốn chủ, đặc biệt là nợ ngắn hạn, từ đó có thể tận dụng được lợi thế của việc sử dụng nợ, nhất là tiết kiệm thuế. Hệ số nhân- vốn cổ phần: Chỉ số này phản ánh phần trăm vốn cổ phần đầu tư vào tài sản. Có thể thấy cũng như các chỉ số cân đối vốn khác, chỉ số này của năm 2005 là cao nhất, năm 2006 giảm xuống rất nhiều và sang năm 2007 có tăng lên được một ít, tuy nhiên cả 3 năm đều thấp hơn trung bình ngành. Nguồn vốn cổ phần đều tăng qua các năm, năm sau so với năm trước lần lượt tăng 44.23% và 37,39%, trong khi tổng tài sản của các năm lần lượt là 308,716 triệu; 336,411 triệu; 543,537 triệu đồng, tính theo tương đối là tăng 8.97% và 61.57%. Chính vì tốc độ tăng của vốn cổ phần không lớn bằng tốc độ tăng
Luận văn liên quan