Phân tích thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2009 và triên vọng năm 2010

Tình hình xuất - nhập khẩu Việt Nam năm 2009 Hai mươi năm qua, xuất - nhập khẩu đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần không nhỏ để duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 7,3%/năm. Năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, trong đó có nguy cơ đối mặt với sự suy giảm xuất - nhập khẩu. Để có thể vượt qua khủng hoảng, điều thiết yếu là phải duy trì được mức thâm hụt thương mại thấp, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là khu vực sản xuất chuyên xuất khẩu, đồng thời tìm cách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới hoạt động xuất - nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn lan rộng ở Mỹ kể từ giữa năm 2007 đã dẫn tới tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Năm 2008, nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động vô cùng phức tạp. Giá dầu thô, nhiều loại nguyên liệu, thực phẩm và các loại hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng đầu năm khiến cho lạm phát xảy ra tại hầu khắp các nước trên thế giới. Đến cuối năm, giá cả các loại hàng hóa và nhiên liệu lại sụt giảm mạnh do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2008. Đặc biệt, khuynh hướng suy giảm kim ngạch xuất - nhập khẩu đã trở nên rõ nét ngay từ đầu năm 2009, đặt ra vấn đề cấp bách cho Chính phủ trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1-2009 ước tính đạt 3,8 tỉ USD, giảm 18,6% so với tháng 12-2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1-2009 ước tính đạt 4,1 tỉ USD, giảm 27,6% so với tháng trước đó và giảm 44,8% so với cùng kỳ năm 2008. Do tốc độ giảm của kim ngạch hàng hóa nhập khẩu nhanh hơn tốc độ giảm của kim ngạch hàng hóa xuất khẩu nên mức nhập siêu tháng 1-2009 đã giảm nhiều, ước tính 300 triệu USD, bằng 7,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu 2,4 tỉ USD của cùng kỳ năm trước.

doc40 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2009 và triên vọng năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Phân tích thực trạng XNK VN năm 2009 và triên vọng năm 2010 2. Trình bày kết quả tác động của khủng hoảng tài chính quôc tế đến KTTM VN năm 2009 Bài làm Câu 1 Tình hình xuất - nhập khẩu Việt Nam năm 2009 Hai mươi năm qua, xuất - nhập khẩu đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần không nhỏ để duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 7,3%/năm. Năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, trong đó có nguy cơ đối mặt với sự suy giảm xuất - nhập khẩu. Để có thể vượt qua khủng hoảng, điều thiết yếu là phải duy trì được mức thâm hụt thương mại thấp, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là khu vực sản xuất chuyên xuất khẩu, đồng thời tìm cách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới hoạt động xuất - nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn lan rộng ở Mỹ kể từ giữa năm 2007 đã dẫn tới tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Năm 2008, nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động vô cùng phức tạp. Giá dầu thô, nhiều loại nguyên liệu, thực phẩm và các loại hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng đầu năm khiến cho lạm phát xảy ra tại hầu khắp các nước trên thế giới. Đến cuối năm, giá cả các loại hàng hóa và nhiên liệu lại sụt giảm mạnh do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2008. Đặc biệt, khuynh hướng suy giảm kim ngạch xuất - nhập khẩu đã trở nên rõ nét ngay từ đầu năm 2009, đặt ra vấn đề cấp bách cho Chính phủ trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1-2009 ước tính đạt 3,8 tỉ USD, giảm 18,6% so với tháng 12-2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1-2009 ước tính đạt 4,1 tỉ USD, giảm 27,6% so với tháng trước đó và giảm 44,8% so với cùng kỳ năm 2008. Do tốc độ giảm của kim ngạch hàng hóa nhập khẩu nhanh hơn tốc độ giảm của kim ngạch hàng hóa xuất khẩu nên mức nhập siêu tháng 1-2009 đã giảm nhiều, ước tính 300 triệu USD, bằng 7,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu 2,4 tỉ USD của cùng kỳ năm trước.. Phân tích cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam có thể nhận thấy, trong năm 2008, sáu thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc và Ô-xtrây-li-a đã chiếm tới 80% tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu. Bản thân nền kinh tế các nước ASEAN và Trung Quốc cũng phụ thuộc rất lớn vào các nền kinh tế còn lại, nên suy thoái kinh tế của Mỹ, EU và Nhật Bản sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2009. Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào thị trường Mỹ là giầy dép, hàng dệt may và các sản phẩm về gỗ; vào EU là giầy dép, hàng dệt may và hải sản; vào ASEAN là dầu thô và gạo; vào Nhật Bản và Ô-xtrây-li-a là dầu thô; vào Trung Quốc là cao su, sẽ chịu nhiều ảnh hưởng không nhỏ. Hàng nhập khẩu của Việt Nam cũng tập trung cao ở các thị trường chính như ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ và ấn Độ. Các thị trường này chiếm tới 66% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị phụ tùng, ngoài ra còn nhập xăng dầu các loại, máy vi tính và linh kiện, chất dẻo nguyên liệu từ các nước ASEAN; sắt thép và vải từ Trung Quốc; sắt thép từ Nhật Bản. Trong thương mại nội vùng, năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam còn kém hơn rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh. So sánh về quy mô, Việt Nam luôn ở trạng thái nhập siêu so với các nước ASEAN và Trung Quốc. Hơn nữa, hàm lượng giá trị sản xuất gia tăng trong hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN, Trung Quốc cao hơn hẳn so với hàng hóa chúng ta xuất khẩu sang ASEAN và Trung Quốc. Hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN và Trung Quốc chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Suy thoái kinh tế toàn cầu, kéo theo sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước, vì vậy cũng làm giảm nhu cầu đầu vào phục vụ xuất khẩu, vì vậy làm giảm nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2009 tình hình XNK của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế tiêu dùng ở những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn ở Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản…Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt khoảng 56.5 tỷ USD, giảm 9,9%so với năm 2008, nguyên nhân giảm này là do giá cả thế giới giảm , riêng yếu tố giảm giá trong 9 tháng đầu năm làm kim ngạch xuất khẩu giảm trên 6 tỷ USD, đây là một yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.Khối lượng hàng hóa xuất khẩu có sự tăng lên đáng kể giúp chúng ta giảm thiểu đáng kể tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, làm giảm tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập của người lao động. Vấn đề lớn nhất tồn tại trong những năm qua là việc xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng nông sản, lâm, thủy, hải sản. Các mặt hàng công nghiệp vẫn mang tính chất gia công. Mức tăng XK chủ yếu vẫn do các mặt hàng XK chủ lực tăng: hàng dệt may tăng 90 triệu USD, dầu thô tăng 33 triệu USD… Khu vực kinh tế trong nước đạt 26,730 tỷ USD trong năm 2009, giảm 5,1%so với năm 2008. Kim ngạch XK của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2.793 tỷ USD trong tháng 12 và đạt 29,854 trong cả năm giảm 13,5%so với năm 2008. Dẫn đầu về kim ngạch XK của các mặt hàng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam năm 2009: dệt may 9,004tỷ USD, thủy sản 4,207 tỷ USD, gạo 2,662tỷ USD, giầy dép 4,015 tỷ USD…Một trong những điểm nổi bật của nền kinh tế năm 2009 là việc XK gạo đạt mức kỉ lục. Dù vậy, giá trị xuất khẩu dầu thô đã giảm 40% so với năm 2008 và là mặt hàng có mức giảm mạnh nhất về giá trị xuất khẩu. Chỉ có một số ít các mặt hàng tăng giá trị xuất khẩu so với năm 2008 gồm: rau quả đạt 4,31 triệu USD,tăng 6,1%; chè đạt 178 triệu USD tăng 21,3%, hạt tiêu đạt 356 triệu USD tăng 14,3%. Dù được đánh giá là một trong ít nền kinh tế phục hồi tốt nhất trong khu vực nhưng dưới ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2009 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giảm sút khá sâu. Tuy nhiên do tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu chậm hơn tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu nên nhập siêu giảm xuống chỉ còn khoảng 11 tỷ USD thấp hơn 6 tỷ USD so với năm 2008. Đây là tín hiệu tích cực của việc cải thiện cán cân thương mại. Như vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu. Trong thời gian tới xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu thách thức lớn hơn, nhất là trong bối cảnh tác động của khủng hoảng những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn sẽ dành cho các mặt hàng xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam: khoáng sản, nông , lâm. hải sản. Nhập khẩu Về nhập khẩu hàng hóa ,kim ngạch nhập khẩu qua các tháng 9,10,11,12 liên tục tăng so với cùng thời kỳ năm trước với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 13,9%;14,5%;44,5%;15,7%. Về thị trường nhập khẩu có 8đối tác chủ yếu chiếm hơn 85% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009: Trung Quốc 16,1 tỷ USD tăng 2,7%so với năm 2008, ASEAN 13,4 tỷ USD giảm 31,3%, Mỹ 2,8tỷ USD giảm 9,1%... Như vậy, nhập siêu hàng hóa năm 2009 ước tính vẫn ở mức 12,2tỷ USD, giảm 32,1% so với năm 2008 và bằng 21,6%tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 ước đạt 67,5 tỷ USD giảm 16,4%so với năm2008 gồm khu vực kinh tế nhà nước đạt 43,9 tỷ USD giảm 16,8%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 24,9 tỷ USD giảm 10,8% so với năm 2008, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng chiếm 29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, nguyên nhiên vật liệu chiếm 61,3%, hàng tiêu dùng chiếm 8,7%. Từ đó phản ánh những khó khăn của sản xuất trong nước do suy giảm kinh tế.,so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết. Nhập khẩu có 8 thị trường chiếm đến 85% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2009, đứng đầu là Trung Quốc với 16,1 tỉ đô la Mỹ, các nước Đông Nam Á là 13,4 tỉ đô la Mỹ, Nhật Bản 7,3 tỉ đô la Mỹ, Hàn Quốc 6,7 tỉ đô la Mỹ, Đài Loan 6,2 tỉ đô la Mỹ, châu Âu là 5,5 tỉ đô la Mỹ, Mỹ là 2,8 tỉ đô la Mỹ, Úc là 1 tỉ đô la Mỹ. 10 ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIÊT NAM NĂM 2009       Năm 2009 là một năm “lận đận” của ngành thuỷ sản Việt Nam với nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu trong nước và các rào cản kĩ thuât . Lần đầu tiên sau 13 năm, xuất khẩu thuỷ sản đạt tăng trưởng âm: Lần đầu tiên kể từ năm 1997, xuất khẩu thuỷ sản trong các tháng liên tục đạt tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm ngoái do khủng hoảng tài chính làm giảm nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường chính và do nguồn nguyên liệu trong nước sụt giảm mạnh. 11 tháng đầu năm, xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đạt 1.106.849 tấn, trị giá 3,877 tỷ USD, giảm lần lượt 3,3% và 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính kim ngạch XK thuỷ sản cả năm 2009 sẽ đạt trên 4,2 tỉ USD, giảm 6,6% so với năm 2008. Khủng hoảng nguyên liệu chế biến thuỷ sản, khiến giá tăng: Năm 2009 là năm khủng hoảng thiếu nguyên liệu các loại thuỷ sản xuất khẩu chính của Việt Nam. Sản lượng thuỷ sản nuôi như tôm và cá tra giảm do năm 2008 nông dân bị thất thu nên giảm diện tích nuôi vào năm 2009, bên cạnh nguyên nhân chi phí đầu vào tăng mạnh như thức ăn nuôi tăng. Sản lượng thuỷ sản khai thác cũng giảm mạnh do ảnh hưởng của các cơn bão lớn, chi phí xăng dầu tăng và sự kiện Trung Quốc cấm biển cũng ảnh hưởng đáng kể. Nga nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam trở lại: Sau khi xem xét các biện pháp Việt Nam đã áp dụng trong lĩnh vực đảm bảo CL và ATTS, các sản phẩm cá và hải sản xuất khẩu vào Liên bang Nga, VPSS đã cho phép nhập khẩu các lô hàng cá và hải sản của 30 doanh nghiệp Việt Nam. Việc hạn chế số lượng doanh nghiệp được phép xuất khẩu là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu vào thị trường này giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết tháng 11/2009, thị trường này nhập khẩu 46.344 tấn thuỷ sản Việt Nam, trị giá 80,68 triệu USD, giảm gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó mặt hàng cá tra chiếm tới 80% kim ngạch với 63,9 triệu USD, giảm 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Cá tra bị truyền thông “bôi bẩn” ở một số thị trường: Năm 2009, báo chí một số nước như Italia, Tây Ban Nha, Na Uy, khu vực Trung Đông và Niu Dilân thay nhau đưa tin không trung thực nhằm hạ bệ cá tra Việt Nam, ít nhiều gây ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng các nước này và các nước lân cận, làm giảm nhu cầu tiêu thụ đối với mặt hàng này. Đạo luật Nông nghiệp Farm Bill 2008 của Mỹ gây nhiều tranh cãi: Theo Đạo luật Nông nghiệp Mỹ 2008 (Farm Bill 2008) dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu cá tra và cá ba sa của Việt Nam. Trước hết, nếu cá tra, cá ba sa Việt Nam bị định nghĩa lại là catfish thì sẽ là đối tượng quản lý của đạo luật này (theo Farm Bill 2002 cá tra, cá ba sa của Việt Nam không phải là catfish - tên gọi chung cá da trơn, mà thuộc dòng pangasius). Thứ hai, trong luật có một điều khoản gọi là “chính sách tương đương”, có nghĩa là các quốc gia xuất khẩu cá da trơn vào thị trường Mỹ phải đáp ứng các điều kiện tương đương với Mỹ về luật pháp, năng lực thực hiện luật, kiểm soát năng lực sản xuất... Do vậy trong trường hợp, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nói công nghiệp nuôi và chế biến cá tra, cá ba sa của Việt Nam không tương đương với điều kiện của Mỹ thì tất nhiên cá tra của Việt Nam sẽ bị cấm xuất vào Mỹ, đó là chưa kể bị thanh tra, giám sát liên tục của USDA. Farm Bill 2008 cũng chú ý đến việc sử dụng lao động trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Mục tiêu của đề án là phát triển sản xuất cá tra đến năm 2010 đạt sản lượng cá nguyên liệu 1,5 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu đạt 600 nghìn tấn, tiêu thụ nội địa 100 nghìn tấn và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD, Đến năm 2015 sản lượng cá nguyên liệu đạt 1,8 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD; Đến năm 2020 sản lượng cá nguyên liệu đạt 2 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu 900 nghìn tấn, giá trị kim ngành xuất khẩu đạt 3,0 tỷ USD. Chiến dịch: “Nói không với tôm bơm chích tạp chất”: Ngày 29/7/2009, tại Cà Mau, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp “Nói Không với Tôm bơm chích Tạp chất”. Hội nghị đã thảo luận và thống nhất lên án mạnh mẽ những hành vi bơm chích tạp chất, lưu thông nguyên liệu tôm bơm chích và xem đây là những hoạt động vi phạm pháp luật, gây tổn hại đến ngành công nghiệp tôm Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp và người nuôi tôm, ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng tôm Việt Nam trên thị trường thế giới. Kết quả là chất lượng tôm nguyên liệu đã được nâng cao rõ rệt, 70 - 80% tôm nguyên liệu vào nhà máy có thể chế biến hàng chất lượng cao, định mức sản xuất đã trở về với chuẩn mực quy định… Thuế chống bán phá giá tôm giảm xuống còn gần 0%: Ngày 8/9/2009, kết quả xem xét cuối cùng thuế chống bán phá giá đối với tôm tôm đông lạnh Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ giai đoạn từ 1/2/2007 đến 31/1/2008 được Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố giảm còn gần bằng 0%. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá đối với cả 3 bị đơn bắt buộc gồm Minh Phú Corp, Camimex và Phuong Nam đều giảm xuống mức gần bằng 0%. Quy định IUU của EU có hiệu lực từ 1/1/2010: Theo quy định 1005/20ngày 29/09/2008 của Hội đồng Châu Âu, từ ngày 01/01//2010, EU sẽ áp dụng luật IUU yêu cầu tất cả lô hàng hải sản khai thác phải có chứng nhận khai thác hải sản, nếu thiếu sẽ không được phép xuất vào EU. Để giúp doanh nghiệp thuỷ sản và ngư dân hiểu và thực hiện quy định này, VASEP đã phối hợp với Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản, Nafiqad, Bộ NN & PTNT tuyên truyền thông tin, tổ chức các buổi hội thảo tập huấn cho các doanh nghiệp, ngư dân, đại lý và các chi cục địa phương về các vấn đề liên quan đến quy định và việc thực hiện quy định này. Tháng 12/2009, Bộ NN & PTNT đã ra quyết định 3477/QĐ-BNN - KTBVNL và 3720 /QĐ-BNN - KTBVNL ban hành quy chế chứng nhận thuỷ sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu để hướng dẫn thực hiện quy định này. Từ đầu năm đến nay, tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có những điểm sáng như xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông tăng 17,5%, kim ngạch đạt 6,4 triệu USD; xuất khẩu sang thị trường Mêhicô tăng 121%, đạt 3,5 triệu USD; xuất sang thị trường Ấn Độ tăng 8,2%, đạt 3,4 triệu USD và xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng 1,7%, đạt 3,87 triệu USD.  Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Myanma tăng mạnh, đạt 3,37 triệu USD. Trong tuần đến ngày 19/8/2009 các doanh nghiệp nhập khẩu trên 7 nghìn m3 gỗ căm xe từ thị trường Myanam, giá nhập khẩu gỗ căm xe từ thị trường này trung bình ở mức 431 USD/m3.   Trong 15 ngày cuối tháng 7/2009, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng góm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam đạt 4,3 triệu USD, tăng 30% so với kỳ trước. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ , đồ trang trí, gốm sứ sử dụng ngoài trời và đồ chơi bằng gốm sứ tăng mạnh so với cùng kỳ trước, bên cạnh đó thì các mặt hàng gốm sứ gia dụng cũng tăng, tuy nhiên mức tăng không cao.  Kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam trong 15 ngày cuối tháng 7 đạt 6 triệu USD, tăng 34% so với kỳ trước. Theo thống kê sơ bộ, tuần từ 17/8 đến 20/8/2009 nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại đạt hơn 17 triệu USD, tăng 2 triệu USD so với kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu tuần trước đó.   Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại đạt 90 triệu USD, tiếp tục tăng 6,6% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Từ nay đến cuối năm, tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại sẽ tiếp tục được cải thiện nhờ nhu cầu sẽ cao hơn mức đầu năm. Ước tính năm 2009 kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại giảm khoảng 10% so với năm 2008.   Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 15 ngày cuối tháng 7 đạt 550 nghìn USD, tăng 10,8% so với kỳ trước, nhưng lại giảm 19,9% so với cùng kỳ năm 2008. Đáng chú ý là trong kỳ, xuất khẩu các mặt hàng Chậu gốm, bình gốm vào thị trường Mỹ tăng khá mạnh, trong khi đó thì xuất khẩu các mặt hàng đồ chơi và trang trí lại giảm sút.   Kim ngạch nhập khẩu ván MDF từ thị trường New Zealand trong 6 tháng năm 2009 đạt 1,76 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu ván MDF từ thị trường này nửa đầu năm 2009 ở ứmc 273 USD/m3, giảm 16% so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ. Xuất khẩu 2009: tăng lượng, giảm giá trị Theo Bộ Công Thương, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 56,734 tỉ đô la Mỹ, bằng 79% kế hoạch của Quốc hội đặt ra từ đầu năm (72 tỉ đô la Mỹ) và chỉ chiếm 90,5% kim ngạch xuất khẩu của năm 2008. Số lượng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như gạo, cao su, than đá, dầu thô các loại tăng từ 10 - 30% nhưng giá trị thu về thấp hơn 2008. Các mặt hàng thế mạnh nói trên tăng lượng xuất khẩu nhưng giảm giá trị thu về, riêng các mặt hàng như: rau quả, chè các loại, hạt tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn, hóa chất, dệt may có giá trị lẫn số lượng tương đương với năm 2008. Trong số 42 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong năm 2009 có mặt hàng ô tô nguyên chiếc tăng hơn 25.223 chiếc so với năm 2008 (51.059/76.282), với kim ngạch nhập khẩu 1.193 tỉ đô la Mỹ; tiếp đó là mặt hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu 1,732 triệu tấn, xấp xỉ bằng năm 2008; phân bón có số lượng nhập khẩu là 1,271 triệu tấn, tăng 41,9% so với 2008, dược phẩm tăng 234 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 27% so với 2008. Theo các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu năm 2009 không đạt mục tiêu 72 tỉ đô la Mỹ như chỉ tiêu Quốc hội đề ra và chỉ bằng 90,5% của năm 2008, ngoài yếu tố ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính còn một nguyên nhân khác là do cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của ta chủ yếu ở dạng thô, đơn điệu và chưa có mặt hàng nào đủ mạnh để làm đầu tàu cho xuất khẩu cả nước. Trong năm 2009, 7 thị trường xuất khẩu chiếm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu là Mỹ với 11,2 tỉ đô la Mỹ, châu Âu với 9,3 tỉ đô la Mỹ, các nước Đông Nam Á là 8,5 tỉ đô la Mỹ, Nhật Bản là 6,2 tỉ đô la Mỹ, Trung Quốc là 4,8 tỉ đô la Mỹ, Hàn Quốc là 2,5 tỉ đô la Mỹ, Úc là 2,2 tỉ đô la Mỹ. Như vậy, 6/8 thị trường mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cũng là những thị trường mà chúng ta nhập khẩu nhiều nhất (cán cân thương mại âm nếu so sánh giá trị xuất nhập khẩu song phương của Việt Nam với từng nước nói trên), chủ yếu là các mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng công nghiệp với 29,5%, nguyên vật liệu chiếm 61,3%, tiêu dùng là 8,7%, vàng chiếm 0,5%. Năm 2009, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến Bộ Công Thương cho biết, do kim ngạch xuất khẩu 2 nhóm hàng khoáng sản và nông lâm, thuỷ sản sẽ giảm trong năm 2009 (giảm khoảng 6,6 tỷ USD). Vì vậy, năm 2009 để duy trì tăng trưởng xuất khẩu, sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến. Đây là nhóm quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng trên 70% . Dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến cũng chỉ đạt khoảng 52,9 tỷ USD, tăng 38,7% so với năm 2008, tương đương 14,7 tỷ USD. Bộ Công Thương lưu ý, cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn là mặt hàng dệt may (11,5 tỷ USD) và da giày (5,1 tỷ USD); hàng điện tử và linh kiện máy tính (4,1 tỷ USD), sản phẩm gỗ (3,0 tỷ USD). DỆT - MAY, DA - GIÀY CHIẾM VỊ TRÍ QUÁN QUÂN 13,6 tỉ USD là kim ngạch xuất khẩu (XK) của ngành dệt - may, da - giày Việt Nam (VN) có khả năng đạt được trong năm 2009 - một lĩnh vực sử dụng rất nhiều lao động, trong đó đa phần là lao động nữ.Số liệu này đã được công bố tại lễ trao giải "Cuộc bình chọn doanh nghiệp (DN) tiêu biểu ngành dệt - may, da
Luận văn liên quan