Phân tích tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu công nghiệp Mỹ Tho

Việt Nam có hơn 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp, nên việc có một nền nông nghiệp phát triển vững chắc là vấn đề quan trọng. Theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước, tỉnh Tiền Giang (trong đó có huyện Châu Thành) đang thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá các hình thức sản xuất nông nghiệp, đồng thời kết hợp các hình thức này lại với nhau để tạo nên năng suất kinh tế cao nhất, bằng cách hướng dẫn và kêu gọi người nông dân trồng nhiều loại cây khác nhau trên đất của họ và chăn nuôi các loài gia súc, thuỷ sản có lợi hơn. Muốn vậy, người nông dân phải có đủ vốn để đầu tư sản xuất. Ta dễ thấy rõ rằng vai trò của các Ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) là hết sức quan trọng và cần thiết trong việc cung cấp nguồn vốn vay với lãi suất thấp cho nông dân. Vì đây là ngân hàng luôn gắn liền với lợi ích của nông dân, luôn là người bạn đồng hành, hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm cải thiện đời sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn nhu cầu vốn cho sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp thường có thời gian dưới một năm. Do dó, người nông dân thường vay vốn dưới hình thức vay ngắn hạn. Trong nhiều năm qua, chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho đã cung cấp vốn cho người nông dân dưới hình thức ngắn hạn là chủ yếu và đã góp một phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của huyện Châu Thành. Đồng thời, tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có mức lãi suất thấp nhưng nó làm cho nguồn vốn của ngân hàng được quay vòng nhanh hơn. Hoạt động tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của ngân hàn

pdf59 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3325 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu công nghiệp Mỹ Tho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÔ THANH TUYỀN Mã số SV : 4054333 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHU CÔNG NGHIỆP MỸ THO Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA Tháng 05/2009 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa 1 SVTH: Ngô Thanh Tuyền CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài: 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam có hơn 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp, nên việc có một nền nông nghiệp phát triển vững chắc là vấn đề quan trọng. Theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước, tỉnh Tiền Giang (trong đó có huyện Châu Thành) đang thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá các hình thức sản xuất nông nghiệp, đồng thời kết hợp các hình thức này lại với nhau để tạo nên năng suất kinh tế cao nhất, bằng cách hướng dẫn và kêu gọi người nông dân trồng nhiều loại cây khác nhau trên đất của họ và chăn nuôi các loài gia súc, thuỷ sản có lợi hơn. Muốn vậy, người nông dân phải có đủ vốn để đầu tư sản xuất. Ta dễ thấy rõ rằng vai trò của các Ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) là hết sức quan trọng và cần thiết trong việc cung cấp nguồn vốn vay với lãi suất thấp cho nông dân. Vì đây là ngân hàng luôn gắn liền với lợi ích của nông dân, luôn là người bạn đồng hành, hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm cải thiện đời sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn nhu cầu vốn cho sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp thường có thời gian dưới một năm. Do dó, người nông dân thường vay vốn dưới hình thức vay ngắn hạn. Trong nhiều năm qua, chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho đã cung cấp vốn cho người nông dân dưới hình thức ngắn hạn là chủ yếu và đã góp một phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của huyện Châu Thành. Đồng thời, tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có mức lãi suất thấp nhưng nó làm cho nguồn vốn của ngân hàng được quay vòng nhanh hơn. Hoạt động tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của ngân hàng. Tuy nhiên, nhu cầu vốn của người nông dân ngày càng cao. Vì vậy, NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho luôn phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình bằng cách đẩy mạnh và mở rộng các phương thức huy động vốn, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng một cách hợp lý nhất. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa 2 SVTH: Ngô Thanh Tuyền Làm thế nào để đánh giá được hiệu quả tín dụng ngắn hạn của ngân hàng là một vấn đề rất cần thiết và khó khăn. Đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo & PTNT khu công nghiệp Mỹ Tho, Tiền Giang” được thực hiện nhằm xem xét hiệu quả tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng, và tìm hiểu tình hình thực tế trong công tác cho vay để từ đó có thể đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho ngân hàng trong thời kỳ mới hiện nay. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn: Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng về bản chất nó giống như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là ngân hàng chỉ kinh doanh những hàng hoá phi vật chất, thực hiện nghiệp vụ chính là “đi vay để cho vay” tức là nhường quyền sử dụng vốn lại cho khách hàng với điều kiện khách hàng phải trả cho ngân hàng khoản chi phí cao hơn lãi suất đầu vào của ngân hàng để đảm bảo cho việc kinh doanh của ngân hàng có lãi. Do đó, ngân hàng phải thường xuyên theo dõi và đánh giá về hoạt động tín dụng của đơn vị mình thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, dư nợ/ tổng nguồn vốn, dư nợ/ tổng vốn huy động, hệ số thu nợ, nợ quá hạn/ dư nợ, vòng quay vốn tín dụng. Ngân hàng so sánh, đánh giá xem các chỉ tiêu kinh tế này đang ở mức nào, nó biến động theo chiều hướng tăng trưởng, phát triển hay suy giảm để thấy được xu hướng phát triển của đơn vị mình trong tương lai, từ đó ngân hàng có thể đề ra các giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế địa phương. Để xứng đáng với danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”thì hệ thống NHNo & PTNT phải tiếp tục đổi mới sâu rộng theo hướng ngân hàng thương mại hiện đại. Xuất phát từ quan điểm đó, Ngân hàng Nông nghiệp đã có những chuyển biến cụ thể và thiết thực góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam luôn là người bạn đồng hành trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm tạo ra thế và lực góp phần đưa đất nước đi lên. Để góp phần vào sự nghiệp đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khu công nghiệp Mỹ Tho cần phải được nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa 3 SVTH: Ngô Thanh Tuyền của mình, kể cả công tác huy động và cho vay mà đặc biệt là cho vay phải có hiệu quả. Chính vì vậy, đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khu công nghiệp Mỹ Tho” được thực hiện là điều hợp lý. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho. Từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn ngắn hạn tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho. - Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính. - Tìm ra mối quan hệ giữa số tiền vay ngắn hạn và tổng chi phí sản xuất của nông hộ. - Đề ra những giải pháp gắn liền với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho. 1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu đưa ra là phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, từ đó ta có thể đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: + Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong 3 năm gần đây (từ 2006 đến 2008)? + Số tiền vay vốn ở ngân hàng đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu của các hộ sản xuất? + Giải pháp nào giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, nhất là trong lĩnh vực cho vay? 1.3.2. Giả thuyết cần kiểm định Vốn vay ngắn hạn ở Ngân hàng ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất bình quân của nông hộ như thế nào? Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa 4 SVTH: Ngô Thanh Tuyền 1.4. Phạm vi nghiên cứu: 1.4.1. Phạm vi về không gian: Do Ngân hàng phần lớn cho vay đối với cá nhân và doanh nghiệp trong huyện Châu Thành nên đề tài tập trung vào các xã mà phần lớn hộ sản xuất thường xuyên vay vốn tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho. Cụ thể là bốn xã: Bình Đức, Phước Thạnh, Thạnh Phú, Thới Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. 1.4.2. Phạm vi về thời gian: Khoảng thời gian từ 02/02/2009đến 25/04/2009, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích các số liệu trong thời gian 3 năm gần nhất (từ năm 2006 đến 2008) để đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu xoay quanh những vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng ngắn hạn và các hộ sản xuất vay tiền ngắn hạn tại NHNo&PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho. 1.5. Lược khảo tài liệu: Chu Thị Thương (Năm 2005): “Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang”. Đề tài đã nghiên cứu hiệu quả của hoạt động nuôi vịt và các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ. Tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi để thu thập số liệu sơ cấp rồi xử lý số liệu với phương pháp phân tích lợi ích – chi phí, dùng chương trình SPSS để chạy mô hình hàm thu nhập. Từ kết quả phân tích, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất. Chi phí nuôi vịt không phải là một số tiền nhỏ, do đó, hộ nông dân cần vay tiền ở ngân hàng với lãi suất ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất. Nguyễn Thị Mai (Tháng 06 năm 2007): “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Tỉnh Kiên Giang”. Tác giả đã phân tích chi tiết các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, đồng thời phân tích tình hình huy động vốn, doanh số cho vay, thu nợ và nợ xấu theo các thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế thông qua phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối, kết hợp vẽ biểu đồ minh họa. Từ các phân tích đó mà đưa ra các giải pháp nâng cao Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa 5 SVTH: Ngô Thanh Tuyền hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn cho ngân hàng. Hoàn thiện chất lượng tín dụng luôn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng. Phạm Thị Mãnh (Tháng 06 năm 2008): “Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay ngắn hạn của hộ sản xuất tại huyện Gò Công Tây”. Trong đề tài, tác giả đã sử dụng các hàm hồi quy, phương pháp thống kê mô tả, Crosstabulation để kiểm định mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa thu nhập bình quân với số tiền vay và giữa thu nhập từ sản xuất và chăn nuôi với số tiền vay của nông hộ. Đồng thời, tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của các hộ chăn nuôi heo và sản xuất lúa, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ. Hoạt động tín dụng của ngân hàng là hết sức cần thiết và quan trọng đối với vùng nông thôn. Trong những bài luận văn trên, các tác giả thường phân tích chuyên về một lĩnh vực, hoặc là phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng, hoặc là hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ, hoặc là hiệu quả sản xuất của nông dân. Trong bài luận văn của mình, tôi đã phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn, đồng thời điều tra mẫu trực tiếp các hộ sản xuất vay tiền tại ngân hàng để thấy rõ thực trạng cho vay ngắn hạn của NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho, để từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn cho ngân hàng. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa 6 SVTH: Ngô Thanh Tuyền CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận: 2.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng được hiểu theo nghĩa nôm na là hoạt động cho vay tiền giữa người cho vay và người đi vay. Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Quan hệ này được thể hiện qua nội dung sau: - Tín dụng ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng nhằm giúp các khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân tăng cường vốn lưu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. - Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp, cá nhân. Trong mối quan hệ này ngân hàng đóng vai trò trung gian vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Quan hệ tín dụng còn hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn và cho vay vốn tại các Ngân hàng, theo đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc “đi vay để cho vay”. 2.1.2 Lãi suất tín dụng. Lãi suất huy động vốn: là loại lãi suất mà các tổ chức tín dụng sử dụng để huy động vốn cho các mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình. Lãi suất cho vay: là tỷ lệ % giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số tiền vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính theo năm, quý hoặc tháng. Tùy theo từng phương án cho vay và cách trả lãi, ngân hàng có thể sử dụng hai cách tính lãi: + Lãi tính độc lập không nhập vào vốn gốc mà chỉ tính một lần vào cuối kỳ hạn gọi là cách tính “lãi đơn”. + Lãi tính theo lối nhập vào vốn gốc từng kỳ để tăng vốn gọi là cách tính “ lãi kép”. Lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay thỏa thuận phù hợp với thị trường vốn trên địa bàn và từng loại cho vay, nhưng phải phù hợp với khung lãi Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa 7 SVTH: Ngô Thanh Tuyền suất đầu vào tối thiểu và lãi suất đầu ra tối đa do Ngân hàng nhà nước công bố hoặc ủy quyền cho Giám đốc ngân hàng tỉnh công bố. Lãi suất cho vay từ nguồn vốn của Chính phủ, nguồn vốn ủy thác được thực hiện theo mức lãi suất chỉ định. Trường hợp khoản vay được chuyển sang nợ quá hạn phải áp dụng theo lãi suất nợ quá hạn theo mức quy định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. Quy định hiện hành lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay. 2.1.3 Nguyên tắc cho vay Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.. - Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 2.1.4 Điều kiện cho vay Điều kiện cho vay, đối tượng cho vay và mức cho vay ngắn hạn theo quyết định 72/QĐ – HĐQT – TD ngày 31/03/2002 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên đi vay để làm căn cứ xem xét, quyết định thiết lập quan hệ tín dụng đồng thời đây cũng là cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng tiền vay. Khách hàng vay vốn phải thoả các điều kiện sau: 1- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. 2- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. 3- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 4- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi. 5- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa 8 SVTH: Ngô Thanh Tuyền 2.1.5 Đối tượng cho vay ngắn hạn. NHNo & PTNT thường cho vay ngắn hạn các đối tượng như: giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển. Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau: - Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; - Để thanh toán cá chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà háp luật cấm; - Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm; 2.1.6. Mức cho vay ngắn hạn. Ngân hàng quyết định mức cho vay ngắn hạn căn cứ vào: - Nhu cầu vay vốn của khách hàng; - Giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản); - Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng; - Khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hay từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Trường hợp khách hàng có tín nhiệm (được xếp loại A theo tiêu thức phân loại khách hàng của NHNo & PTNT Việt Nam); khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản; nếu vốn tự có thấp hơn quy định thì sẽ do Giám đốc ngân hàng quyết định. Đối với khách hàng được ngân hàng lựa chọn áp dụng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy định hiện hành của Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam. 2.1.7 Phương thức cho vay. Hiện nay ngân hng đang áp dụng các phương thức cho vay sau: - Phương thức cho vay từng lần: cho vay theo từng món vay, thường áp dụng với khách hàng không thường xuyên vay vốn ở ngân hàng. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa 9 SVTH: Ngô Thanh Tuyền - Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định, thường áp dụng đối với khách hang vay vốn thường xuyên. 2.1.8. Quy trình cho vay tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho. (1) (6) (2) (5) (3) (8) (7) (4) Sơ đồ 1: Quy trình cho vay tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho * Bước 1: Khách hàng đến liên hệ với cán bộ tín dụng để được hướng dẫn về điều kiện vay vốn và lập giấy đề nghị vay vốn. Thông thường thì những hộ vay tiền thuộc sự quản lý của tổ liên danh vay vốn thì khách hàng sẽ liên hệ với tổ trưởng rồi tổ trưởng đến gặp cán bộ tín dụng. * Bước 2: Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra các thông tin, hồ sơ của khách hàng (tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay,…), hướng dẫn khách hàng đi công chứng các hồ sơ có liên quan khi vay vốn tại ngân hàng. * Bước 3: Cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định, gửi kèm các hồ sơ vay vốn của khách hàng lên ban giám đốc phê duyệt. * Bước 4: Giám đốc xem xét lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, sau đó quyết định cho vay hoặc không cho vay, rồi chuyển cho phòng tín dụng. * Bước 5: Nếu không cho vay thì cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng biết bằng văn bản. Nếu cho vay thì cùng khách hàng tiến hành lập hợp đồng tín dụng kènm giấy nhận nợ, hợp đông thế chấp hay cầm cố tài sản,… Sau đó, cán bộ tín dụng nhập thông tin vào mạng lưới quản lý thông qua chương trình IPCAS của ngân hàng nông nghiệp. * Bước 6: Sau khi công chứng, khách hàng chuyển toàn bộ hồ sơ lại cho cán bộ tín dụng để trình giám đốc ký. * Bước 7: Cán bộ tín dụng gửi hồ sơ cho phòng kế toán để giải ngân cho khách hàng. KHÁCH HÀNG PHÒNG KẾ TOÁN GIÁM ĐỐC CÁN BỘ TÍN DỤNG Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa 10 SVTH: Ngô Thanh Tuyền * Bước 8: Khách hàng nhận nợ tại phòng kế toán. 2.1.9 Các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho. * Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động (%): Dư nợ ngắn hạn = * 100 Tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động trong hoạt động cho vay, có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ, cho biết khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này thấp thì vốn huy động tham gia vào dư nợ nhiều, ngân hàng huy động được nhiều vốn. * Vốn huy động trên tổng nguồn vốn (%): Vốn huy động = * 100 Tổng nguồn vốn Tỷ số này đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng, tỷ số này càng cao thì chứng tỏ ngân hàng hoạt động càng có hiệu quả * Tỷ lệ nợ quá hạn (%): Nợ quá hạn ngắn hạn = * 100 Tổng dư nợ ngắn hạn Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. * Hệ số thu nợ ngắn hạn (%): Doanh số thu nợ ngắn hạn = * 100 Doanh số cho vay ngắn hạn Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu nợ của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì nó phản ánh hoạt động thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Đồng thời chỉ tiêu này cũng thể hiện ý thức trả nợ của khách hàng cao, vốn vay được sử dụng đúng mục đích Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Mỹ Tho GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa 11 SVTH: Ngô Thanh Tuyền * Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn (vòng): Doanh số thu nợ ngắn hạn = Dư nợ ngắn hạn bình quân Trong đó: Dư nợ ngắn hạn đầu kỳ + Dư nợ ngắn hạn cuối kỳ Dư nợ ngắn hạn bình quân = 2 Chỉ tiêu này phản ánh tình hình luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ ngắn hạn nhanh hay chậm. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cao. 2.1. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: được thu thập tại phòng tín dụng và phòng kế toán của Ngân hàng No & PTNT
Luận văn liên quan