MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG - TIỀN THƯỞNG3
I. Khái niệm và những nguyên tắc tổ chức tiền lương3
1. Khái niệm về tiền lương3
2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương3
2.1. Trả công ngang nhau cho người lao động như nhau3
2.2. Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân3
2.3. Đảm bảo mối tương quan hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân4
2.4. Khuyến khích vật chất và tinh thần trong lao động tạo động lực phát triển kinh tế4
II. Các chế độ chính sách tiền lương hiện nay của Nhà nước4
1. Chế độ tiền lương theo cấp bậc5
2. Chế độ tiền lương chức vụ - chức danh7
III. Các phương pháp xác định quỹ lương trong các doanh nghiệp Nhà nước8
1. Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương8
2. Xác định quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương9
3. Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương10
3.1. Đơn giá tiền lương tính trên 1 đơn vị sản phẩm10
3.2. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu11
3.3. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu trừ đi tổng chi phí11
3.4. Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận11
4. Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch của doanh nghiệp12
4.1. Khái niệm12
4.2. Phân loại quỹ lương của doanh nghiệp12
4.3. Kết cấu quỹ lương của doanh nghiệp12
4.4. Thành phần của tổng quỹ lương chung năm kế hoạch13
IV. Các hình thức trả lương13
1. Hình thức trả lương theo sản phẩm14
1.1. Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp14
1.2. Lương sản phẩm tập thể (Lspt.thể)14
1.3. Lương sản phẩm gián tiếp15
1.4. Lương sản phẩm có thưởng16
1.5. Lương sản phẩm lũy tiến16
2. Hình thức trả lương theo thời gian16
2.1. Tiền lương thời gian giản đơn16
2.2. Tiền lương theo thời gian có thưởng17
V. Tiền thưởng17
1. Chỉ tiêu tiền thưởng18
2. Điều kiện thưởng18
3. Mức thưởng18
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ19
I. Giới thiệu tổng quan về Nhà máy xi măng Lưu Xá19
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy19
2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công nghệ, kết cấu sản xuất và cơ cấu tổ chức quản lý20
2.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh20
2.2. Hàng hoá hiện tại nhà máy đang kinh doanh20
2.3. Công nghệ sản xuất của sản phẩm xi măng20
2.4. Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy23
2.5. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp23
2.6. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà máy25
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp28
3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh28
3.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp30
3.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn31
3.2.2. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản33
3.3. Đánh giá nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp37
II. Phân tích công tác tiền lương, tiền thưởng của nhà máy38
1. Tình hình lao động của nhà máy38
1.1. Số lượng, chất lượng lao động38
1.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động40
1.3. Năng suất lao động42
2. Xác định quỹ lương kế hoạch và xây dựng đơn giá tiền lương43
2.1. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch43
2.1.1. Xác định lao động định biên43
2.1.2. Xác định mức lương tối thiểu của nhà máy (Lgmin)44
2.1.3. Xác định hệ số lương cấp bậc bình quân45
2.1.4. Xác định hệ số lương phụ cấp bình quân46
2.1.5. Xác định quỹ lương kế hoạch46
2.2. Đơn giá tiền lương theo doanh thu47
2.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện tổng quỹ lương kế hoạch47
2.4. Phương pháp xác định quỹ tiền lương thực hiện49
2.4.1. Xác định tổng quỹ lương thực hiện cả năm 2005 của nhà máy49
2.4.2. Xác định quỹ lương thực hiện một tháng của các bộ phận49
2.4.2.1. Quỹ lương khối trực tiếp50
2.4.2.2. Quỹ lương của khối gián tiếp và phụ trợ52
2.4.2.3. Quỹ tiền thưởng để cuối năm52
III. Các hình thức trả lương tại nhà máy53
1. Trả lương cho bộ phận trực tiếp53
1.1. Trả lương cho các phân xưởng53
1.2. Trả lương cho quản lý phân xưởng55
2. Trả lương cho khối gián tiếp và phụ trợ56
3. Phân phối tiền thưởng60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ61
I. Hoàn thiện công tác tiền lương, tiền thưởng Nhà máy61
1. Hoàn thiện quy chế trả lương cho bộ phận lao động trực tiếp61
2. Hoàn thiện quy chế trả lương cho cán bộ quản lý phân xưởng, khối gián tiếp và phụ trợ63
3. Hoàn thiện công tác tiền thưởng66
II. Ưu điểm và nhược điểm của công tác tiền lương, tiền thưởng tại Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên68
KẾT LUẬN71
TÀI LIỆU THAM KHẢO72
77 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3550 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá, các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế mở với cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp Nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đạt được lợi nhuận từ chính sản phẩm đó. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ của mình, mỗi doanh nghiệp phải có kế sách hợp lý, hiệu quả cạnh tranh không chỉ đơn thuần là về chất lượng sản phẩm mà còn là sự cạnh tranh về giá. Muốn vậy, các doanh nghiệp một mặt phải tăng cường đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, mặt khác cần chú trọng công tác quản lý sản xuất và quản lý kinh tế, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển.
Đối với ngành xây dựng, xi măng là một trong những thành phần chủ yếu trong xây dựng hạ tầng, nó giữ vai trò rất quan trọng đóng góp vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một thành viên thuộc Công ty Vật liệu xây dựng, Nhà máy xi măng Lưu Xá đã xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình trong sản xuất kinh doanh. Trong đó có nhiệm vụ cải tiến công nghệ sản xuất, áp dụng phương pháp quản lý khoa học, tiên tiến và nhiệm vụ bức bách nhằm không ngừng tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động.
Cùng với sự cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cần có chiến lược quản lý và phân phối tiền lương cho cán bộ công nhân viên nhà máy nhằm động viên khích lệ cán bộ công nhân viên phát huy khả năng, tinh thần trách nhiệm để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, nghiên cứu để tìm biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chế độ tiền lương là điều hết sức cần thiết đối với nhà máy, nên em đã chọn đề tài tốt nghiệp: "Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá".
Trong quá trình thực tập tại Nhà máy xi măng Lưu Xá và làm chuyên đề tốt nghiệp được sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Tiến sĩ Bùi Đức Thọ, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với các nội dung chính sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về tiền lương, tiền thưởng.
Chương II: Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng tại Nhà máy Xi măng Lưu Xá Thái Nguyên.
Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương, tiền thưởng tại Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên.
Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Khoa học Quản lý trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đặc biệt là thầy giáo TS. Bùi Đức Thọ cùng tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.
Do trình độ của bản thân còn hạn chế cùng với thời gian thực tập có hạn nên trong chuyên đề này không tránh khỏi các sai sót. Em rất mong được sự quan tâm, chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, các anh chịu và các bạn để giúp em hiểu biết sâu sắc và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 01 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Minh Tuệ
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG - TIỀN THƯỞNG
I. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG
1. Khái niệm về tiền lương
Tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để hoàn thành công việc theo chức năng nhiệm vụ quy định.
Tiền lương là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ cung và cầu về sức lao động trong nền kinh tế thị trường.
Tóm lại: Tiền lương của người lao động là do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động, được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả của công việc.
Tiền lương tối thiểu: Là tiền lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong một tháng. Những công việc giản đơn này không đòi hỏi người lao động có đào tạo. Mức lương tối thiểu được Nhà nước quy định theo từng thời kỳ, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước, nhằm tái sản xuất sức lao động cho người lao động có tính đến cả chi phí nuôi một người con của họ. Cơ cấu mức lương tối thiểu gồm các khoản chi phí sau: ăn, ở, mặc, đồ dùng trong nhà, chữa bệnh, học tập, các khoản đi lại v.v..
2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
2.1. Trả công ngang nhau cho người lao động như nhau
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa áp dụng nguyên tắc trả lương ngang nhau cho lao động như nhau trong cùng một đơn vị sản xuất kinh doanh. Điều đó bắt đầu từ nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động, có nghĩa là quy định chế độ tiền lương nhất thiết không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc.
2.2. Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân
Quy định năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân là một nguyên tắc quan trọng trong khi tổ chức tiền lương, vì có như vậy mới tạo ra cơ sở giảm giá thành, hạ giá thành và tăng tích luỹ.
2.3. Đảm bảo mối tương quan hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân
- Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi doanh nghiệp.
- Điều kiện làm việc khác nhau.
- Sự phân bố khu vực của các ngành nghề khác nhau.
- Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân.
2.4. Khuyến khích vật chất và tinh thần trong lao động tạo động lực phát triển kinh tế
Con người là một trong những yếu tố cơ bản của năng lực sản xuất. Mọi quá trình sản xuất đều do con người làm chủ, họ chiếm giữ vai trò quan trọng. Trong quản lý kinh tế, quản lý con người không thể coi nhẹ nhu cầu nào. Muốn quản lý con người có hiệu quả trong lao động, cần phải nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu thích đáng của họ. Khuyến khích lợi ích vật chất được tổ chức chặt chẽ thông qua các công cụ về tiền lương, tiền thưởng… và động viên về tinh thần sẽ góp phần tạo ra động lực mạnh mẽ trong quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế. Tuy vậy mọi sự thái quá đều không tốt, nếu lạm dụng biện pháp khuyến khích vật chất sẽ làm giảm hiệu quả của biện pháp.
II. CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG HIỆN NAY CỦA NHÀ NƯỚC
Qua nhiều năm thực hiện chế độ tiền lương theo quan điểm xã hội chủ nghĩa, ngoài các ưu điểm công tác tiền lương của Nhà nước cũng còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Chính vì vậy Nhà nước đã ban hành các Nghị định 25, 26/NĐ-CP ngày 23/5/1993 về chế độ tiền lương mới và Nghị định 28/NĐ-CP ngày 28/03/1997 về điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Về chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay có 2 chế độ tiền lương cụ thể sau:
1. Chế độ tiền lương theo cấp bậc
Là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân, những người trực tiếp sản xuất. Đó là toàn bộ các quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp vận dụng để trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động cũng như điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Số lượng lao động thể hiện ở mức hao phí thời gian để sản xuất ra sản phẩm, còn chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của công nhân. Chất lượng lao động này được xác định theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do các doanh nghiệp xây dựng dựa theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do Nhà nước ban hành.
Chế độ tiền lương cấp bậc gồm 3 yếu tố sau:
+ Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của người công nhân.
+ Hệ thống thang và bảng lương công nhân.
Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các công nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ. Mỗi thang lương có một số cấp bậc lương và các hệ số tương ứng. Hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó được trả lương cao hơn người công nhân bậc 1 mấy lần.
+ Mức lương: Là số lượng tiền tệ để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với cấp bậc trong thang lương.
Mức lương được xác định theo công thức sau:
Lj = Lt x Kj
Trong đó:
Lj: Là mức lương tháng của công nhân bậc j
Lt: Là mức lương tối thiểu của Nhà nước quy định
Kj: Là hệ sốlương bậc j
* Ngoài tiền lương cơ bản người công nhân còn được tính thêm các khoản phụ cấp lương như sau:
+ Phụ cấp khu vực: áp dụng cho những nơi xa xôi hẻo lánh, có những điều kiện kinh tế khó khăn và thời tiết xấu gồm 7 mức phụ cấp tương ứng bằng 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1 so với mức lương tối thiểu.
+ Phụ cấp độc hại: áp dụng đói với những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương, gồm 4 mức lương tương ứng bằng 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu.
+ Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với một số nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo. Gồm 3 mức tương ứng 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu.
+ Phụ cấp làm đêm: áp dụng cho những công nhân viên làm việc từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau, gồm 2 mức lương tương ứng: 30% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc không thường xuyên vào ban đêm, 40% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc thương xuyên làm việc vào ban đêm.
+ Phụ cấp thu hút: áp dụng cho những công nhân chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, hải đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng ban đầu, gồm 4 mức tương ứng bằng 0,2; 0,3; 0,5 và 0,7 so với mức lương cấp bậc hoặc chức vụ trong thời hạn từ 3 đến 5 năm.
+ Phụ cấp đắt đỏ: áp dụng đối với những nơi có chỉ số giá sinh hoạt cao hơn chỉ số giá sinh hoạt bình quân chung của cả nước từ 10% trở lên, gồm 5 mức tương ứng bằng 0,1; 0,15; 0,2; 0,25 và 0,3 so với mức lương tối thiểu.
+ Phụ cấp lưu động: áp dụng cho những công việc và những nghề phải thường xuyên thay đổi chỗ ở và địa điểm làm việc, gồm 3 mức tương ứng bằng 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu.
Như vậy, tiền lương hàng tháng của người công nhân bằng mức lương tháng cộng với phụ cấp lương (nếu có).
Ngoài ra khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định, thì số giờ làm thêm được tính bằng 150% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm vào ngày thường và bằng 200% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ.
* Nếu trả lương theo thời gian thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn. Cách tính tiền lương làm thêm giờ như sau:
= x x
Trường hợp người lao động nghỉ bù những giờ làm thêm thì chỉ được trả phần chênh lệch bằng 50% hoặc 100%.
Nếu trả lương theo sản phẩm, lương khoán thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn. Mức trả thêm được tính bằng cách tăng 50% hoặc 100% đơn giá lương sản phẩm tuỳ theo ngày thường hay ngày nghỉ và ngày lễ.
2. Chế độ tiền lương chức vụ - chức danh
- Chế độ tiền lương này là toàn bộ những văn bản, những quy định của Nhà nước thực hiện trả lương cho các loại cán bộ và viên chức khi đảm nhận các chức danh, các chức vụ trong các doanh nghiệp, trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị lực lượng vũ trang.
- Đặc điểm của chế độ tiền lương này là:
+ Mức lương được quy định cho từng chức danh - chức vụ của các loại cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ và nhân viên có tính đến các yếu tố như: Độ phức tạp công việc, khối lượng công việc, điều kiện thực hiện công việc và trách nhiệm.
+ Mỗi chức danh - chức vụ đều quy định người đảm nhận nó phải có đủ các tiêu chuẩn bắt buộc về chính trị, văn hoá, chuyên môn đủ để hoàn thành chức vụ được giao.
+ Mức lương theo chức vụ có chú ý đến quy mô của từng đơn vị, tầm quan trọng của từng vị trí và trách nhiệm của nó.
+ Người làm công việc nào, chức vụ nào thì được hưởng theo công việc đó, chức vụ đó.
+ Cơ sở để xếp lương đối với viên chức Nhà nước là tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn; Đối với chức vụ quản lý doanh nghiệp là các tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp.
- Chế độ tiền lương theo chức vụ, chức danh gồm 3 yếu tố sau:
+ Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức do các doanh nghiệp phải xây dựng dựa theo các quy định của Nhà nước và tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp do Nhà nước ban hành.
+ Các thang và bảng lương cho các chức vụ và các chức danh. Bảng lương xác định quan hệ tỷ lệ tiền lương giữa các chức danh cùng chuyên môn hay các chuyên môn khác, theo những trình độ của họ. Mỗi bảng lương gồm có một số chức danh ở các trình độ khác nhau với các hệ số lương và mức lương tương ứng.
+ Mức lương cơ bản tháng của mỗi cán bộ và nhân viên là số tiền tệ trả công lao động hàng tháng được tính bằng cách lấy mức lương tối thiểu nhân với hệ số lương của họ.
Ngoài ra mọi cán bộ và nhân viên còn có thêm phụ cấp lương như các công nhân nếu như họ cũng ở trong các điều kiện tương tự như các công nhân.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUỸ LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương
Căn cứ vào tính chất, đạc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế gắn liền với tiền lương, có hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp sẽ xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.
Xác định quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương theo các chỉ tiêu sau:
+ Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) bằng hiện vật
+ Tổng doanh thu
+ Tổng doanh thu - tổng chi (trong tổng chi không có lương)
+ Lợi nhuận.
Việc xác định nhiệm vụ năm kế hoạch theo các chỉ tiêu trên phải đảm bảo:
- Sát với tình hình thực tế và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của năm trước liền kề.
- Tổng sản phẩm bằng hiện vật được quy đổi tương ứng theo phương pháp xây dựng định mức lao động trên một đơn vị sản phẩm tại thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Chỉ tiêu tổng doanh thu: Tổng doanh thu - Tổng chi không có lương được tính theo quy định tại Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ, Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 của Chính phủ. Chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch được lập ra trên cơ sở kế hoạch (tổng thu - tổng chi ) và lợi nhuận của năm trước liền kề.
2. Xác định quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương
Quỹ lương theo kế hoạch là tổng số tiền lương được tính vào thời điểm đầu kỳ kế hoạch. Nó được tính theo cấp bậc, theo các khoản phụ cấp được quy định và theo kế hoạch sản xuất.
Vkh = [Lđb x Lmin dn x (Hcb + Hpc) + Vgt] x 12
Trong đó:
Vkh: Quỹ tiền lương năm kế hoạch
Lđb: Số lao động sản xuất định biên của doanh nghiệp
Lmin dn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định.
Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của doanh nghiệp.
Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương của doanh nghiệp.
Vgt: Quỹ lương khối gián tiếp mà số lao động này chưa được tính trong mức lao động.
+ Lđb: Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm được xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/LĐTBXH-thị trường ngày 10/04/1997 của Bộ Lao động - Thương binh xã hội.
+ Lmin dn : Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định để xây dựng đơn giá tiền lương theo Nghị định 28/CP ngày 28/03/1997.
Lmindn = Lmin (1+Kđc)
Trong đó:
Lmin: Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định
Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp
Kđc = Kv + Kđc
Trong đó: Kv: Hệ số điều chỉnh theo vùng
Kđc: Hệ số điều chỉnh theo ngành
+ Hcb, Hpc: Xác định theo các hệ số cấp bậc và hệ số phụ cấp của doanh nghiệp
+ Vgt: Xác định theo số lao động gián tiếp mà doanh nghiệp chưa tính trong định mức lao động.
3. Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương
Đơn giá tiền lương là số tiền trả cho doanh nghiệp (hay người lao động) khi thực hiện một đơn vị sản phẩm (hay một công việc) nhất định với chất lượng xác định. Đơn giá tiền lương phải được xây dựng do Nhà nước quy định. Điều đó có nghĩa là khi mức lao động thay đổi và các thông số tiền lương thay đổi thì đơn giá tiền lương sẽ thay đổi theo. Nhà nước sẽ quản lý tiền lương và thu nhập của doanh nghiệp thông qua quản lý hệ thống mức lao động, đơn giá tiền lương.
Trên cơ sở các thông số trên, doanh nghiệp xác định đơn giá tiền lương. Có 4 phương pháp xác định đơn giá tiền lương như sau:
3.1. Đơn giá tiền lương tính trên 1 đơn vị sản phẩm
Công thức tính: Đg = Lg x Tsp
Trong đó:
Đg: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm
Lg: Tiền lương giờ tính trên cơ sở cấp bậc bình quân, phụ cấp bình quân và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp.
Tsp: Mức lao động của một đơn vị sản phẩm
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là tổng sản phẩm bằng hiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi) thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm hay một số loại sản phẩm có thể quy đổi được.
3.2. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là doanh thu, thường được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp.
Công thức tính:
Đg =
Trong đó: Vkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch
Dkh: Tổng doanh thu kế hoạch
3.3. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu trừ đi tổng chi phí
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Thường áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng thu và tổng chi một cách chặt chẽ trên cơ sở các mức chi phí.
Đg =
Trong đó: Vkh: tổng quỹ lương năm kế hoạch
Dkh: Tổng doanh thu kế hoạch
Ckh: Tổng chi phí theo kế hoạch (chưa có tiền lương)
3.4. Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là lợi nhuận, thường áp dụng cho các doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và xác định lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện.
Đg =
Trong đó: Vkh: Tổng quỹ lương năm kế hoạch
Pkh: Lợi nhuận theo kế hoạch
4. Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch của doanh nghiệp
4.1. Khái niệm
Quỹ lương củ doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động làm việc, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp.
4.2. Phân loại quỹ lương của doanh nghiệp
Quỹ lương của doanh nghiệp có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau như sau:
* Theo tính kế hoạch: Qũy lương kế hoạch là quỹ lương thực hiện.
+ Quỹ lương kế hoạch: Là tổng số tiền lương được tính vào đầu kỳ kế hoạch. Được xác định theo cấp bậc, theo các khoản phụ cấp được quy định và theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
* Theo đối tượng được hưởng
Quỹ lương của công nhân sản xuất và quỹ lương của công nhân viên khác trong doanh nghiệp:
* Theo tính chất phụ: Quỹ lương chính và quỹ lương bổ sung
+ Quỹ lương chính bao gồm số tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và các khoản phụ cấp được tính theo lương để trả cho tất cả cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
+ Quỹ lương bổ sung bao gồm số tiền trả cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ việc theo chế độ như: Lễ, tết, phép, năm… hoặc nghỉ vì lý do bất thường khác.
4.3. Kết cấu quỹ lương của doanh nghiệp
Kết cấu của quỹ lương doanh nghiệp bao gồm các loại như sau:
+ Tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc.
+ Tiền lương trả cho người lao động theo sản phẩm hay công việc hoàn thành.
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc vì thời tiết hay thiếu vật tư…
+ Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được nghỉ phép hay quy định, nghỉ họp…
+ Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được nghỉ để đi học theo chế độ.
+ Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được điều động đi công tác biệt phái.
+ Các khoản phụ cấp theo quy định…
4.4. T