Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất bao bì xuát khẩu thuỷ sản

A- khái quát chung về vốn lưu động trong các doanh nghiệp. I. Khái niệm, ý nghĩa của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Khái niệm Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn phải có đối tượng lao động và sức lao động. Trong nền sản xuất hàng hoá, các doanh nghiệp phải dùng tiền để mua sắm đối tượng lao động và trả lương cho công nhân viên, do đó phải ứng trước một số vốn cho mục đích này. Đối tượng lao động khi tham gia quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của đối tượng lao động được chuyển dịch toàn bộ ngay một lần vào sản phẩm mới và được bù lại khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục; một bộ phận khác là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm). Hai bộ phận này từ hình thái hiện vật của nó gọi là tài sản lưu động sản xuất. Mặt khác, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá trình lưu thông như chọn lọc đóng gói, tích luỹ thành lô, thanh toán với khách hàng. Những khoản vật tư và tiền tệ phát sinh trong quá trình lưu thông gọi là tài sản lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông thay thế nhau vận động không ngừng để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Như vậy, số tiền ứng trước về TSLĐ sản xuất và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp thực hiện được thường xuyên liên tục gọi là VLĐ của doanh nghiệp, VLĐ luân chuyển giá trị toàn bộ một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. VLĐ của doanh nghiệp còn được định nghĩa là các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các TSLĐ khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm. 2. ý nghĩa của VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm tuần hoàn của VLĐ, cùng một lúc nó phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Để tổ chức hợp lý sự tuần hoàn của các tài sản, để quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn để đầu tư vào các hình thái khác nhau đó để các hình thái có mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Nếu không thì quá trình sản xuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn. VLĐ còn là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động của vật tư. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư, VLĐ nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư hàng hoá dự trữ ở khâu nhiều hay ít. Ngoài ra, VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông sản phẩm có hợp lý hay không. Bởi vậy thông qua tình hình luân chuyển VLĐ còn có thể kiểm tra một cách toàn diện đối với việc cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Hơn thế, trong tình hình sản xuất kinh doanh có thể gặp những rủi ro, mất mát, hư hỏng, giá cả giảm mạnh, nếu doanh nghiệp không có lượng vốn đủ lớn sẽ khó đứng vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh đầy quyết liệt, VLĐ là yếu tố nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến VLĐ Có hai nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động: nhóm nhân tố ảnh hưởng bên trong và nhóm nhân tố ảnh hưởng bên ngoài. *Nhóm nhân tố ảnh hưởng bên trong: như qui mô doanh nghiệp, tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động. Khi so sánh giữa hai doanh nghiệp có qui mô khác nhau thì lượng vốn lưu động cũng khác nhau, doanh nghiệp nhỏ có ít khả năng đầu tư nhiều về tài sản cố định nên quá trình kinh doanh chủ yếu dựa vào sự vận động của vốn lưu động, ngược lại doanh nghiệp có qui mô lớn thì có tỷ lệ vốn lưu động trong tổng tài sản lớn hơn do có khả năng đầu tư vào tài sản cố định. Tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến lượng vốn lưu động. Một doanh nghiệp có kế hoạch quản lý sử dụng vốn lưu động có hiệu quả thì lượng vốn lưu động không những được bảo toàn qua các kỳ kinh doanh mà ngày một tăng thêm. Đối với những doanh nghiệp có tình hình quản lý sử dụng vốn mà hoạt động không tốt sẽ dẫn tới tình trạng hao hụt dần vốn lưu động và hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. *Nhóm nhân tố ảnh hưởng bên ngoài: có thể kể đến uy tín, đặc điểm từng ngành và tình hình kinh tế trong từng giai đoạn. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành cũng ảnh hưởng đến khối lượng vốn lưu động, ví dụ như ngành thương mại du lịch thì cần lượng vốn lưu động nhỏ hơn so với ngành sản xuất. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cũng tác động đến lượng vốn lưu động, một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường sẽ cần một lượng vốn lưu động ít hơn các doanh nghiệp khác. Mặt khác sự ổn định về kinh tế, chính trị của mỗi nước cũng ảnh hưởng đến lượng vốn lưu động. II. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động 1- Kết cấu vốn lưu động Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của tài sản Quốc gia. Nếu doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, ra sức tiết kiệm và phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn thì với số vốn ít nhất có thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phân loại vốn lưu động. Vốn lưu động của doanh nghiệp dựa theo hình thái biểu hiện có thể chia thành: vốn vật tư hàng hoá và vốn tiền tệ. Vốn vật tư hàng hoá bao gồm vốn nguyên liệu chính, vật liệu phụ, vốn sản phẩm dở dang, vốn chi phí chờ phân bổ, vốn thành phẩm, vốn hàng hoá mua ngoài. Các khoản vốn này nằm trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, tiêu thụ sản phẩm. Những khoản vốn này luân chuyển theo quy luật nhất định có thể căn cứ vào nhiệm vụ sản suất, mức tiêu hao, điều kiện sản suất cung tiêu của doanh nghiệp để xác định mức dự trữ hợp lý làm cơ sở xác định nhu cầu vốn lưu động cho sản suất kinh doanh. Vốn tiền tệ bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gởi ngân hàng, vốn thanh toán. Các khoản vốn nằm trong lĩnh vực lưu thông luôn biến động, luân chuyển theo một quy luật nhất định nhưng thời gian không dài. Đối với doanh nghiệp sản suất, sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn sau: T - H . sản suất . H' - T' Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, quá trình vận động của vốn trải qua 2 giai đoạn T - H - T'. Quá trình vận động thay đổi hình thái từ hình thái ban đầu là tiền (T) trở về hình thái ban đầu là T' (với T' = T + ?T) gọi là vòng tuần hoàn của vốn. Với cách phân loại trên, ta chia vốn lưu động thành các bộ phận sau: a. Tiền của doanh nghiệp: Là lượng tiền do ngân sách cấp, do tự có hoặc được bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó tồn tại ở 3 dạng

doc60 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3094 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất bao bì xuát khẩu thuỷ sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan