Bài báo cáo này sẽ tiến hành phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần
Dược Imexpharm bằng phương pháp phân tích chỉ số ROE. Trong bài báo cáo, các chỉ
tiêu Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu, Hệ số vòng quay tổng tài sản và Đòn bẩy tài chính
(những nhân tố cấu thành nên ROE ) sẽ được so sánh qua các năm và so sánh với Công ty
Cổ phần Dược Hậu Giang nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như các biện pháp xử lý thích
hợp cho tình hình tài chính của Công ty.
6 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược imexpharm – nhìn từ chỉ số roe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC IMEXPHARM – NHÌN TỪ CHỈ SỐ ROE
Huỳnh Thanh Phước 1201016406
Huỳnh Minh Phương 1201016412
Võ Văn Quang 1201016433
Nguyễn Khương Thuận 1201016529
Trần Minh Tiếng 1201016552
Mã lớp: 02
LỜI MỞ ĐẦU
Bài báo cáo này sẽ tiến hành phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần
Dược Imexpharm bằng phương pháp phân tích chỉ số ROE. Trong bài báo cáo, các chỉ
tiêu Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu, Hệ số vòng quay tổng tài sản và Đòn bẩy tài chính
(những nhân tố cấu thành nên ROE ) sẽ được so sánh qua các năm và so sánh với Công ty
Cổ phần Dược Hậu Giang nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như các biện pháp xử lý thích
hợp cho tình hình tài chính của Công ty. Các số liệu trong bài được nhóm tác giả tự tính
toán dựa trên cơ sở dữ liệu trên trang web www.cophieu68.vn.
BÀI PHÂN TÍCH
Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhìn tổng quát về chỉ số ROE cũng như các nhân tố cấu
thành của Công ty Cổ phần Dược Imexpharm qua bảng sau:
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 DHG (2013)
ROE 14% 12% 11% 8% 32%
Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu 11% 10% 9% 7% 16%
Hệ số vòng quay tổng tài sản 101.7% 93.8% 95% 96.7% 114.5%
Đòn bẩy tài chính 128% 116% 121% 121% 156%
Chúng ta sẽ tiến hành phân tích sâu từng nhân tố cấu thành để hiểu rõ tại sao chỉ
số ROE lại liên tục giảm qua các năm trong giai đoạn 2010-2013 như vậy:
1. Phân tích Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu
2
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 DHG(2013)
Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu 11% 10% 9% 7% 16%
Doanh thu thuần (Triệu đồng) 763,995 776,365 818,122 841,316 3,527,357
Giá vốn hàng bán/Doanh thu 54% 50% 54% 54% 53%
Chi phí quản lí, bán hàng/Doanh thu 33% 36% 34% 35% 30%
Chi phí tài chính/Doanh thu 1% 1% 1% 1% 0.47%
- Doanh thu thuần của Công ty tăng qua các năm từ 763,995 triệu đồng (năm 2010)
đến 841,316 triệu đồng (năm 2013). Điều này do nhiều nguyên nhân như: các dự án nâng
cấp và xây mới của Công ty được đưa vào hoạt động, việc đẩy mạnh hợp tác với các công
ty nước ngoài như Pharma Science - Canada, việc phát triển hệ thống phân phối, tiêu thụ
- Giá vốn hàng bán/Doanh thu chiếm tỉ trọng cao trong các loại chi phí. Và giữ mức
ổn định là 54%, nhưng năm 2011 giảm mạnh xuống còn 50%. Nguyên nhân, do năm
2011 giá cả nguyên liệu giảm mạnh khiến giá vốn giảm theo. So với công ty Dược Hậu
Giang (DHG), năm 2013 tỉ trọng này cao hơn 1%, chứng tỏ giá vốn có sự ngang bằng
trong mặt bằng chung.
- Chi phí quản lí, bán hàng/Doanh thu nhìn chung tăng từ 33% (2010) lên 35%
(2013). Nguyên nhân là do vào tháng 12/2011, Công ty thành lập Chi nhánh Bán hàng
Bình Tân, TP. HCM để thực hiện phân phối hàng Imexpharm trực tiếp trong khu vực TP.
HCM không thông qua nhà phân phối.
- Chi phí tài chính/Doanh thu duy trì 1% qua các năm 2010-2013 chứng tỏ Công ty
đã kiểm soát tốt chi phí này mặc dù vẫn còn cao so với công ty dược Hậu Giang.
2. Phân tích Hệ số vòng quay tổng tài sản
Chỉ số 2010 2011 2012 2013 DHG (2013)
Hệ số vòng quay tổng tài sản 1.017 0.938 0.950 0.967 1.145
Số ngày tồn kho bình quân (ngày) 163.677 185.280 178.049 165.158 122.896
Ngày thu tiền bình quân (ngày) 95.541 91.336 90.203 67.315 69.060
3
Số ngày tiền mặt (ngày) 54.8 67.4 57.5 84.6 81.1
Tỷ lệ vòng quay tài sản cố định 3.7 3.6 3 3.3 4.4
Hệ số vòng quay tổng tài sản của Công ty giảm trong giai đoạn 2010-2012 và tăng
trở lại trong năm 2013. Để làm rõ điều này, chúng ta sẽ tiến hành phân tích các chỉ tiêu
sau:
2.1. Số ngày tồn kho bình quân
- Năm 2010 số ngày tồn kho bình quân là 164 ngày. Đến năm 2011 chỉ số này tăng
lên đạt mức cao nhất là 185. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến năm 2013, chỉ số này giảm liên
tục còn 165. Sự thay đổi tích cực trong giai đoạn 2011-2013 là do doanh nghiệp đã áp
dụng một số hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại đồng thời mở rộng địa bàn phân phối
trên phạm vi rộng hơn. Cụ thể, năm 2010, công ty đưa nhà máy Cephalosprin, được đầu
tư công nghệ châu Âu để sản xuất các loại thuốc uống và thuốc tiêm thuộc nhóm
Cephalosprin, vào hoat động; năm 2011, Công ty thành lập chi nhánh bán hàng Tân Bình
để phân phối hàng trực tiếp cho thành phố Hồ Chí Minh mà không cần thông qua nhà
phân phối khác
- Tuy nhiên, so sánh với Công ty Cổ phần dược Hậu Giang (123 ngày (2013)), số
ngày tồn kho bình quân của Imexpharm vẫn còn cao hơn. Điều này cho thấy tốc độ luân
chuyển hàng tồn kho của Công ty Imexpharm vẫn còn thấp hơn so với đối thủ.
2.2. Ngày thu tiền bình quân
- Từ năm 2010 đến năm 2013, số ngày thu tiền bình quân của doanh nghiệp giảm
dần từ 96 xuống còn 67 và so với Dược Hậu Giang (số ngày thu tiền bình quân là 69), chỉ
số này của Imexpharm thấp hơn. Nguyên nhân là do Imexpharm vẫn chưa “liều lĩnh”
trong việc kéo dài thời gian tín dụng cho khách hàng, bởi nguồn lực tài chính của công ty
chưa đủ mạnh so với đối thủ. Điều này cũng trở nên đáng lo ngại khi phía đối thủ cung
cấp một thời gian tài chính cho khách hàng dài hơn, nên nguy cơ mất khách hàng của
Công ty Imexpharm cũng lớn hơn trong cạnh tranh.
2.3. Số ngày tiền mặt
Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2013, Số ngày tiền mặt của Công ty tăng một
cách đáng kể (từ 54.8 lên 84.6) và cao hơn so với Công ty Dược Hậu Giang (81.1).
4
Nguyên nhân là do chính sách kiểm soát chặt chẽ tiền mặt và lượng chứng khoán khả mại
nhằm đảm bào khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công
ty.
2.4. Tỷ lệ vòng quay tài sản cố định
Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản, do đó có thể nói sự
biến động của chỉ tiêu này có ảnh hưởng mạnh đến sự biến động của Tỷ lệ vòng quay
tổng tài sản. Qua bảng, ta thấy Tỷ lệ vòng quay tài sản cố định liên tục giảm trong giai
đoạn 2010-2012. Nguyên nhân là do các dự án đầu tư, nâng cấp mở rộng cơ sở sản xuất
của Công ty. Cụ thể:
- Dự án nâng cấp Công ty thuốc tiêm Cephalosporin Bình Dương do doanh thu của
Công ty này khá thấp.
- Dự án xây mới Công ty thuốc tiêm Penicillin. Dự án này bắt đầu đi vào hoạt động
từ quí 3 năm 2013.
Hiệu quả của các dự án này được thể hiện trong năm 2013 khi doanh thu tăng
mạnh từ 776 tỷ đồng lên 818 tỷ đồng, và Tỷ lệ vòng quay tài sản cố định cũng tăng lên
3.3. Tuy nhiên so với đối thủ cùng ngành là Công ty cố phần Dược Hậu Giang thì hiệu
quả sử dụng TSCĐ của Công ty Imexpharm vẫn còn thấp (tỷ lệ này ở Công ty cổ phần
Dược Hậu Giang năm 2013 là 4.4)
3. Phân tích Đòn bẩy tài chính
Chỉ số đánh giá 2010 2011 2012 2013 DHG (2013)
Hệ số đòn bẩy tài chính (*) 1.28 1.16 1.21 1.21 1.56
Số ngày phải trả bình quân 77 56 66 63 112
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản 0.22 0.14 0.17 0.16 0.35
Tỷ số thanh toán lãi vay 41.16 153.91 196.61 168.38 345.34
Tỷ số thanh toán nhanh 1.97 2.89 2.46 2.93 1.41
Tỷ số thanh toán hiện hành 3.11 4.86 4.06 4.68 2.17
(*) Financial Leverage = Assets / Equity
Từ bảng trên xu hướng biến động của hệ số đòn bẩy tài chính của Công ty giảm từ
116% (năm 2011) sau đó tăng dần đến 121% (năm 2012 và 2013). Tỷ lệ nợ trên tổng tài
5
sản của IMP có xu hướng tương tự như hệ số đòn bẩy tài chính giảm từ 22% (2011) và
dần tăng lên 17% ( 2012 và 2013), trong khi đó chỉ tiêu số ngày phải trả bình quân có xu
hướng giảm. Nguyên nhân là do: giai đoạn này nền kinh tế có nhiều biến động, tín dụng
thắt chặt và lãi suất cho vay tăng cao để kiềm chế lạm phát, thì việc sử dụng đòn cân nợ
là yếu tố mang nhiều rủi ro. Imexpharm chủ động duy trì cơ cấu vốn chủ sở hữu cao, cụ
thể năm 2011 công ty phát hành thành công đợt cổ phiếu tăng vốn điều lệ khiến tỷ trọng
vốn chủ sở hữu chiếm 85,66% tăng 7,20% so với năm 2010 và Nợ phải trả giảm từ
21,54% còn 14,34% cuối năm.
So sánh với doanh nghiệp trong ngành: bảng trên cho thấy rằng doanh nghiệp
dược Hậu Giang có hệ số đòn bẩy tài chính, số ngày phải trả bình quân và tỷ lệ nợ trên
tổng tài sản đều vượt trội hơn so với Imexpharm. Điều này cho ta thấy rằng trong năm
2013 DN dược Hậu Giang vay vốn khá cao so với tổng tài sản, khoản thời gian trả chi phí
cho việc đi vay dài hơn đồng nghĩa với việc rủi ro mà người cho vay đối mặt nhiều hơn,
tỷ suất sinh lợi tiềm năng cũng cao theo.
Tỷ số thanh toán lãi vay của doanh nghiệp đạt mức cao và có xu hướng tăng qua
các năm. Nguyên nhân là do Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là Nợ ngắn hạn, bao gồm
các Khoản phải trả người bán, Người mua trả tiền trước và Các chi phí phải trả khác, Vay
ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng thấp trong Nợ phải trả đã mang lại nhiều thuận lợi về
mặt tài chính và giảm thiểu chi phí lãi vay cho công ty. So với Dược Hậu Giang thì chỉ số
này của Imexpharm thấp hơn.
Các hệ số thanh toán của Công ty luôn được duy trì ở mức cao, cho thấy khả năng
thanh khoản tốt tuy nhiên hệ số thanh toán cao cũng thể hiện phần nào về hiệu quả sử
dụng vốn chưa hợp lý. So với Dược Hậu Giang, chỉ số của công ty có phần cao hơn chủ
yếu là do kém hiệu quả trong quản trị tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, bên cạnh các nguyên nhân khách quan, qua bản phân tích trên ta thấy
được điểm yếu nội tại của Công ty Imexpharm xuất phát từ: Khả năng cạnh tranh của
Công ty chưa tốt, chi phí sản xuất kinh doanh cao; Việc đầu tư, sử dụng tài sản của Công
6
ty chưa đạt hiệu suất tương xứng; Cấu trúc vốn chưa tối ưu, tỷ lệ nợ so với tổng nguồn
vốn ở mức thấp làm giảm khả năng sinh lời của vốn chủ s hữu.
Bên cạnh đó, Công ty vẫn có những ưu điểm như: nhận thức đúng đắn tầm quan
trọng của việc đầu tư vào Khoa học và Công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả cơ sở sản
xuất, hệ thống phân phối đi vào hoạt động có hiệu quả, một số loại chi phí được kiểm
soát ở mức ổn định, các sản phẩm mới được đầu tư sản xuất,
Dựa vào những nhận định trên, nhóm tác giả xin được đề xuất một vài ý như sau:
- Nâng cao hiệu quả quản trị chu i cung ứng với mục tiêu tối ưu hoá quá trình luân
chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh
tranh cho doanh nghiệp.
- Tái cơ cấu vốn doanh nghiệp theo hướng thực hiện đòn bẩy tài chính để nâng cao
tỷ suất sinh lời, tận dụng lá chắn thuếbằng cách phát hành các chứng khoán an toàn
như trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi hoặc đi vay nợ
- Rà soát, kiểm tra lại việc sử dụng tài sản của Công ty để kịp thời phát hiện và có
giải pháp xử lí đối với các tài sản có hiệu suất sử dụng thấp, đồng thời chú trọng việc đầu
tư phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác với các đối tác
nước ngoài nhằm tận dụng ưu thế tiến bộ công nghệ.