Hiện nay, ở một số thị trường khu vực như châu Âu và châu Mỹ dân số đã ổn định, các chính sách phúc lợi cao nên ngành dược dần bão hoà;
+ Các nước nước đang phát triển như ở châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh . thì vẫn có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới;
+ Ngành Công nghiệp dược Thế giới có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm 2000 - 2007 nhưng hiện nay đã dần chậm lại, đặc biệt là ở khu vực Mỹ và Âu châu.
...
27 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5489 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty CP Dược Hậu Giang-DHG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Môn: Phân Tích Tài Chính GV: Ths Lê Thị Phượng Vy Lớp: TCDN – HC K14 Nhóm : 12 DANH SÁCH NHÓM 12 1. Phạm Thị Thanh Hằng 2. Nguyễn Anh Dũng 3. Lê Thế Minh 4. Trịnh Phương Nhật 5. Lê Thị Thanh Xuân 6. Đoàn Hữu Trí 7. Hoàng Quốc Phong 8. Vũ Hoàng Diễn 9. Nguyễn Quốc Sĩ 10. Nguyễn Mậu Công Trường. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC II. CÁC YẾU TỐ CẠNH TRANH, CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM: 1. Các yếu tố cạnh tranh trong ngành. 2. Chiến lược kinh doanh. 3. Triển vọng phát triển ngành dược 2010. III. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT 1. Điểm mạnh ( Strength) 2. Điểm yếu ( Weaknesses) 3. Cơ hội ( Opportunities) 4. Nguy cơ ( Threats). IV. TỔNG KẾT I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC Ngành dược trên thế giới: + Hiện nay, ở một số thị trường khu vực như châu Âu và châu Mỹ dân số đã ổn định, các chính sách phúc lợi cao nên ngành dược dần bão hoà; + Các nước nước đang phát triển như ở châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh ... thì vẫn có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới; + Ngành Công nghiệp dược Thế giới có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm 2000 - 2007 nhưng hiện nay đã dần chậm lại, đặc biệt là ở khu vực Mỹ và Âu châu. Biểu đồ sản lượng ngành dược (theo thống kê của Health) Biểu đồ 1 I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC - Ngành dược Việt Nam: + Công nghệ: Đa số các công ty trong nước sản xuất những dược phẩm thông thường nên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước, nguồn nguyên liệu đa số nhập khẩu ở nước ngooài như: Trung Quốc, Singarope, Ấn Độ… + Xã hội: Dân số đống cùng việc gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển nên nhu cầu về dịch vụ chăm sóc y tế ngày càng lớn nên luôn là thị trường đầy tiềm năng cho tiêu thụ sản phẩm ngành dược. I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC + Kinh tế: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm lạm phát tăng cao, người dân thận trọng hơn trong việc đầu tư và tiêu dùng. Mặc dù, ngành Dược là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng vì dược là một trong những mặt hàng thiết yếu nhưng ảnh hưởng không lớn tới sự phát triển về các dự án của các công ty dược trong nước. Nên cho dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra trong năm 2009 làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nhưng doanh số ngành dược vẫn luôn tăng một cách ổn định mặc dù mức tăng trưởng có sự sụt giảm. Doanh thu ngành dược từ 2001 – 2009 và ước tính cho năm 2010 (Biểu đồ 2) I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC + Cam kết: Kể từ ngày 01/01/2009 ngành dược sẽ không còn sự bảo trợ của chính phủ, các DN nước ngoài, các công ty đa quốc gia sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam với nguồn vốn dồi dào sẵn sàng mở rộng phạm vi hoạt động, năng suất cao, công nghệ tốt .. Cùng với việc từ ngày 01/01/201 tất cả các DN ngành dược phải áp dụng tiêu chuẩn GPP theo quy định của ngành dược lại càng làm cho sự canh tranh trở nên khốc liệt hơn. Nhưng chính sách thuế được nới lỏng sau khi gia nhập 0 - 5% thay vì trước đây là 0 - 10%. LÝ DO CHỌN NGÀNH - Đặc thù của ngành là sản phẩm thiết yếu cho con người nên thị trường luôn ổn định, kể cả trong bối cảnh kinh tế suy thoái. + Dù có những rào cản về công nghệ, kinh tế, xã hội, các cam kết nhưng ngành dược luôn được quan tâm của toàn xã hội. Được đáng giá là cổ phiếu có tính ổn định và bền vững. + Ngành dược đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh, thị trường và chứng khoán ngành dược luôn được xem là có triển vọng và đầy sức hấp dẫn từ các NĐT. II. CÁC YẾU TỐ CẠNH TRANH, CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM: 1. Các yếu tố cạnh tranh trong ngành: Sức mạnh nhà cung cấp: Hầu hết nguyên vật liệu để bào chế thuốc trong nước đều phải nhập khẩu từ nước ngoài nên sức mạnh nhà cung cấp rất cao. Nhưng khi gia nhập WTO Việt Nam có nhiều sự lựa chọn hơn trong các thị trường nguyên vật liệu với chi phí thấp, điều này làm cho sức mạnh nhà cung cấp giảm. Sức mạnh khách hàng: Dược phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu, không có sự mặc cả về giá cả nên sức mạnh khách hàng rất yếu. II. CÁC YẾU TỐ CẠNH TRANH, CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM: Mức độ cạnh tranh: Cuối năm 2009, ngành dược có 13 công ty niêm yết trên sàn. Ngoài DHG các ngành còn lại có quy mô về vốn đầu tư ngang nhau tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt, hay bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia vào ngành không những đi từ xây dựng thương hiệu, đi qua gia đoạn khởi sự cho chiến lược kinh doanh và tài chính mà còn đáp ứng được các quy định tiêu chuẩn của ngành. Các chỉ số tài chính cty ngành dược(Biểu đồ 3) II. CÁC YẾU TỐ CẠNH TRANH, CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM: Rào cản gia nhập: Các loại thuốc muốn được lưu hành trên thị trường phải có số đăng ký; phân phối dược phẩm cũng phải được cấp phép, muốn mua thuốc giá thấp hơn ở nước ngoài đem về Việt Nam bán cạnh tranh với thuốc cùng loại cũng sẽ vướng rào cản. Nguy cơ thay thế: Nhu cầu Dược phẩm là một nhu cầu thiết yếu do đó khó có sản phẩm thay thế cho mặt hàng này. II. CÁC YẾU TỐ CẠNH TRANH, CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM: 2. Chiến lược kinh doanh: - Phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, bảo đảm cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người; - Cụ thể năm 2010: Đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị và đổi mới quản lý. II. CÁC YẾU TỐ CẠNH TRANH, CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM: 3. Triển vọng phát triển ngành dược 2010: Dân số Việt Nam đông, trẻ không những là nguồn nhân lực và sức mua dồi dào tạo nên một triển vọng tốt cho ngành tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. - Với hơn 171 doanh nghiệp, ngành dược trong nước chỉ đáp ứng gần 50% nhu cầu nội địa. Trong năm 2010, Việt Nam hướng tới mục tiêu sản xuất trong nước sẽ phục vụ được 60% nhu cầu của thị trường. NHẬN ĐỊNH CHUNG QUA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ Qua phân tích theo chiều sâu dần của bài luận nhóm nhận thấy rằng: Nếu sẽ đầu tư vào ngành dược bởi tính hấp dẫn, thiết yếu, triển vọng tăng trưởng thông qua các yếu tố dùng làm tiêu thức để phân tích. Dù cho các công ty chưa thực sự đáp ứng được những nhu cầu trong nước, nhưng khi nội lực tốt, các chiến lược về kinh doanh đi đúng hướng đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng thì hoàn toàn là ngành đầu tư hấp dẫn và thuyết phục. III. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT: 1. ĐIỂM MẠNH ( Strength): Ngành dược là ngành hàng thiết yếu cho đời sống con người, nên có sự mặc cả về giá cả của khách hàng trong ngành này là rất yếu; Ít chịu tác động khi nền kinh tế biến động; Tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững; Đời sống xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu chăn sóc sức khoẻ ngày càng được quan tâm nên dịch vụ về y tế và dược phẩm là cần thiết. Dân số động, nguồn nhân công trong nước dồi dào. III. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT: 2. ĐIỂM YẾU ( Weaknesses): Đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore … do đó vẫn ở mức phát triển trung bình - thấp; Một phần là do năng lực cạnh tranh yếu, thiếu hiểu biết các quy định về sở hữu trí tuệ, quy trình xem xét đăng ký thuốc chậm; Nguồn vốn: Nền kinh tế đang trên dần hồi phục nhưng chưa thực sự vững chắc. Nên dù có sự phát triển và đòi hỏi của ngành nhưng các doanh nghiệp khó tiếp cận với các nguồn vốn. III. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT: 2. ĐIỂM YẾU ( Weaknesses): Tính liên kết chưa cao nên mức độ cạnh tranh thấp hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty đa quốc gia cả về vốn và kỹ thuật. Sự quản lý của nhà nước về kinh tế còn chưa thật sự đúng vai trò nên thuốc giả chiếm khá cao trên thị trường. Một yếu điểm lớn của các công ty dược trong nước là hầu hết chỉ sản xuất những loại thuốc thông thường có giá thấp, không sản xuất được những loại thuốc đặc trị có giá trị cao. III. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT: 3. CƠ HỘI ( Opportunities): Hầu hết sản xuất những loại thuốc thông thường có giá thấp sẽ tạo ra cơ hội cho các công ty có những chiến lược tiên phong trong đầu tư về tiêu chuẩn sản xuất thuốc đặc trị, chất lượng cao. Hệ thống văn bản pháp quy chưa đầy đủ và kịp thời, một số văn bản khi xây dựng chưa dự đoán được xu thế phát triển. Sự xuất hiện ngày càng hiện đại của các thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất dược trên thế giới. III. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT: 4. NGUY CƠ ( Threats): Công nghiệp hóa dược và công nghiệp sản xuất nguyên liệu kháng sinh của nước ta chưa đáng kể; các ngành công nghiệp, công nghệ đồng hành cũng vẫn chưa phát triển tương xứng. - DN dược phẩm phân phối qua các kênh chính là hệ thống bệnh viện, cơ sở điều trị và kênh bán lẻ. CP bán hàng và marketing của các DN luôn duy trì ở mức cao, chiếm khoảng 30% giá thành. III. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT: Trình độ chuyên môn hoá chưa đáp ứng được yêu cầu; Cạnh tranh không lành mạnh; Hạn chế của việc thị trường vốn phân tán, tự phát và chưa phù hợp của các nhà đầu tư về ngành dược; Từ ngày 1-1-2009, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam sẽ được trực tiếp xuất nhập khẩu dược phẩm; Hiện nay các rào cản khi gia nhập WTO còn cao, do các tiêu chuẩn của chính phủ và các tổ chức y tế thế giới. IV. TỔNG KẾT: * SO: Là ngành hàng thiết yếu, ổn định, bền vững khi có biến động nền kinh tế, đời sống và nhu cầu xã hội ngày càng cao cùng với sự kết hợp từ công nghệ thiết bị máy móc trong sản xuất ngành dược ngày càng phát triển, việc hưởng ưu đãi từ thuế suất khi tham gia WTO tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho những doanh nghiệp biết xây dựng cho mình những chiến lược phù hợp, đúng đắn mang tính lâu dài và bền vững. IV. TỔNG KẾT: * WO: Các công ty dược hiện này đa số là sản xuất những mặt hàng dược thông thường nhưng được áp dụng quy trình sản xuất sản phẩm trên dây chuyền, thiết bị, máy móc, tiếp cận nguồn vốn, nhân lực. Cùng những chính sách cụ thể và mạnh tay cho thị trường thuốc giả của Chính phủ và các cơ quan chức năng thì công ty ngành dược sẽ không những kết quả kinh doanh tốt mà còn nắm bắt những cơ hội hiện hữu để hạn chế những điểm yếu. IV. TỔNG KẾT: * ST: Tính đặc thù của ngành dược là ngành hàng thiết yếu và không tồn tại sự mặc cả về giá nên các công ty cần có những chiến lược, định hướng cụ thể về sản phẩm phù hợp trong giai đoạn khởi sự; tập trung chuyên môn hoá tạo đà cho bước đầu phát triển, xây dựng hình ảnh sản phẩm tạo dấu ấn, nét riêng biệt trong lòng người tiêu dùng ở giai đoạn phát triển bằng chiến dịch đầu tư ở marketing, xúc tiến thương mại ... nhằm thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài trong giai đoạn tăng trưởng. IV. TỔNG KẾT: * ST: Nâng cao trình độ tay nghề, đầu tư các dây chuyền trang thiết bị hiện đại. Tạo tính chuyên nghiệp, khẳng định tính bền vững của thương hiệu để cạnh tranh lành mạnh trong giao đoạn bão hoà … Trong quá trình xây dựng chiến lược tầm quan trọng không chỉ nằm ở những quyết định của những nhà kinh doanh mà còn có vai trò rất lớn từ các nhà tài chính. Từ đó sẽ khắc phục được những nguy cơ tồn tại đáng có tại thị trường Việt Nam về tiếp cận, phân phối và sử dụng nguồn vốn. IV. TỔNG KẾT: * WT: Xây dựng các nhà máy, nông trường hay giao khoán kỹ thuật chăm sóc nuôi trồng giống cây thuốc ở các hộ gia đình, HTX có hướng dẫn và kiểm soát chất lượng của đội ngũ kỹ sư chuyên ngành … Riêng đối với các nguồn nguyên vật liệu trong nước chưa cung cấp được thì tìm những nguồn cung cấp ổn định ở nước có đồng ngoại tệ ổn định bằng các hợp đồng dài hạn, hợp đồng giao sau … để hạn chế tối thiểu các biến động về giá cả, lạm phát và lãi suất. IV. TỔNG KẾT: Tổng kết từ phân tích ma trận SWOT có những khó khăn, thách thức về trình độ, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực, môi trường cạnh tranh … nhưng công nghiệp dược Việt Nam vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp cần có những chiến lược phù hợp với thực tế và định hướng đúng đắn vì thị trường nội địa còn chưa được khai thác hết, trong khi nhu cầu chi tiêu cho dược phẩm ngày càng tăng. Các doanh nghiệp dược trong nước cần tích cực đẩy mạnh đầu tư cho việc sản xuất sản phẩm thay vì chỉ phân phối sản phẩm dược nhập từ nước ngoài như trước đây.