Phân tích tình hình tín dụng tiêu dùng tại ngân hàngThương mại cổ phần An Bình – PGD Long Xuyên

Với sốdân hơn 2 triệu người, phần đông là dân sốtrẻ, năng động, thu nhập không ngừng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng đang tăng cao. Nên không chỉ các NH nước ngoài, NH liên doanh, NH trong nước mà nhiều định chếtài chính cung ứng dịch vụtiêu dùng đang nhắm đến địa bàn tỉnh An Giang. Tuy nhiên, tín dụng tiêu dùng còn có mặt hạn chếriêng của nó nhưrủi ro trong hoạt động cho vay. Những biến động lãi suất, cùng giá tiêu dùng tăng cao năm 2008 đã làm công tác tín dụng tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Tình hình cho vay phục vụnhu cầu đời sống của người dân đã dần được khôi phục sau Nghị quyết của chính phủvềnhững giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, các Ngân hàng đã đồng loạt triển khai kếhoạch phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Nhận thấy đây là loại hình cho vay khá phổbiến và ABBANK – Long Xuyên là một trong những Ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động này. Thông qua việc sửdụng các sốliệu từphòng kếtoán, phòng tín dụng từlúc Ngân hàng bắt đầu hoạt động cho đến tháng 12/2008 đểtiến hành nghiên cứu: “Phân Tích Tình Hình Tín Dụng Tiêu Dùng Tại Ngân hàng TMCP An Bình – PGD Long Xuyên”. Việc nghiên cứu tập trung vào các vấn đềsau: - Tiến hành phân tích sơlược cơcấu nguồn vốn và nguồn vốn huy động của Ngân hàng. - Xem xét công tác cho vay tiêu dùng thông qua phân tích doanh sốcho vay, doanh sốthu nợ, dưnợ, nợquá hạn tiêu dùng theo thời gian, theo sản phẩm tại Ngân hàng. - Cuối cùng, sửdụng một sốchỉsốtài chính để đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng tiêu dùng tại ABBANK – Long Xuyên, tìm ra những ưu điểm, nhược điểm đểcó thể đưa ra hướng khắc phục. Từcác phân tích trên, sẽ đưa ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao tín dụng tiêu dùng tại ABBANK – Long Xuyên. Đồng thời, qua việc phân tích ta cũng thấy được tình hình biến động thịtrường ảnh hưởng thếnào đến loại hình cho vay này đểcó thểcó chính sách phản ứng linh hoạt hơn nếu tình hình kinh tếlại có biến động bất ngờ.

pdf72 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tiêu dùng tại ngân hàngThương mại cổ phần An Bình – PGD Long Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN NGỌC HÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – PGD LONG XUYÊN Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Long Xuyên, tháng 05 năm 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành : Kinh Tế Đối Ngoại Sinh viên thực hiện : NGUYỄN NGỌC HÀ Lớp : DH6KD2 Mã số Sv: DKD052017 Người hướng dẫn : TRẦN CÔNG DŨ Long xuyên, tháng 05 năm 2009 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : TRẦN CÔNG DŨ (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng 05 năm 2009 LỜI CẢM ƠN Y›Z Trước hết, em xin gửi lời cám ơn đến tất cả Quý thầy cô trường Đại Học An Giang, đặc biệt là các giáng viên Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã nhiệt tình dìu dắt em trong suốt 4 năm qua. Ngoài việc truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành kinh tế, thầy cô còn tạo điều kiện để em được tiếp cận với những kiến thức thực tế ngoài xã hội với những kiến thức đó sẽ giúp em trở nên vững vàng và tự tin hơn khi ra trường. Em xin chân thành cám ơn thầy Trần Công Dũ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận. Cám ơn Ban Lãnh Đạo Ngân Hàng TMCP An Bình – PGD Long Xuyên, Phòng Tín Dụng, Phòng Kế Toán, Phòng Ngân Quỹ đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập. Lời cuối, em xin kính chúc quý Thầy cô khoa Kinh Tế & QTKD trường Đại học An Giang cùng toàn thể anh chị đang công tác tại Ngân hàng TMCP An Bình – PGD Long xuyên lời chúc sức khỏe, và những điều tốt đẹp nhất. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Hà TÓM TẮT Với số dân hơn 2 triệu người, phần đông là dân số trẻ, năng động, thu nhập không ngừng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng đang tăng cao. Nên không chỉ các NH nước ngoài, NH liên doanh, NH trong nước mà nhiều định chế tài chính cung ứng dịch vụ tiêu dùng đang nhắm đến địa bàn tỉnh An Giang. Tuy nhiên, tín dụng tiêu dùng còn có mặt hạn chế riêng của nó như rủi ro trong hoạt động cho vay. Những biến động lãi suất, cùng giá tiêu dùng tăng cao năm 2008 đã làm công tác tín dụng tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Tình hình cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của người dân đã dần được khôi phục sau Nghị quyết của chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, các Ngân hàng đã đồng loạt triển khai kế hoạch phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Nhận thấy đây là loại hình cho vay khá phổ biến và ABBANK – Long Xuyên là một trong những Ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động này. Thông qua việc sử dụng các số liệu từ phòng kế toán, phòng tín dụng từ lúc Ngân hàng bắt đầu hoạt động cho đến tháng 12/2008 để tiến hành nghiên cứu: “Phân Tích Tình Hình Tín Dụng Tiêu Dùng Tại Ngân hàng TMCP An Bình – PGD Long Xuyên”. Việc nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau: - Tiến hành phân tích sơ lược cơ cấu nguồn vốn và nguồn vốn huy động của Ngân hàng. - Xem xét công tác cho vay tiêu dùng thông qua phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn tiêu dùng theo thời gian, theo sản phẩm tại Ngân hàng. - Cuối cùng, sử dụng một số chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ABBANK – Long Xuyên, tìm ra những ưu điểm, nhược điểm để có thể đưa ra hướng khắc phục. Từ các phân tích trên, sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tín dụng tiêu dùng tại ABBANK – Long Xuyên. Đồng thời, qua việc phân tích ta cũng thấy được tình hình biến động thị trường ảnh hưởng thế nào đến loại hình cho vay này để có thể có chính sách phản ứng linh hoạt hơn nếu tình hình kinh tế lại có biến động bất ngờ. MỤC LỤC Mục lục Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Chương 1: MỞ ĐẦU....................................................................................... 1 1.1. Cơ sở hình thành đề tài .............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................... 2 1.6. Bố cục bài nghiên cứu ............................................................................... 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................ 3 2.1. Những vấn đề chung về tín dụng ............................................................... 3 2.1.1. Các khái niệm................................................................................... 3 2.1.1.1. Khái niệm về Ngân Hàng Thương Mại................................. 3 2.1.1.2. Một số khái niệm về tín dụng................................................ 3 2.1.2. Vai trò của tín dụng .......................................................................... 3 2.1.3. Chức năng của tín dụng.................................................................... 4 2.1.4. Nguyên tắc tín dụng ......................................................................... 4 2.1.5. Các phương thức cho vay................................................................ 5 2.1.6. Các hình thức bảo đảm tín dụng ...................................................... 6 2.2. Tín dụng tiêu dùng..................................................................................... 6 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng tiêu dùng ................................ 6 2.2.1.1. Khái niệm ............................................................................. 6 2.2.1.2. Đặc điểm ............................................................................... 6 2.2.2. Đối tượng của tín dụng tiêu dùng..................................................... 7 2.2.3. Phân loại tín dụng tiêu dùng............................................................. 7 2.2.3.1. Tín dụng tiêu dùng trực tiếp.................................................. 7 2.2.3.2. Tín dụng tiêu dùng gián tiếp ................................................. 7 2.2.4. Ý nghĩa của tín dụng tiêu dùng ........................................................ 7 2.2.4.1. Đối với người tiêu dùng ........................................................ 7 2.2.4.2. Đối với ngân hàng................................................................. 8 2.2.4.3. Đối với nhà cung cấp ............................................................ 8 2.2.5. Các biện pháp đảm bảo tín dụng ...................................................... 8 2.2.5.1. Thế chấp tài sản .................................................................... 8 2.2.5.2. Cầm cố tài sản....................................................................... 8 2.2.5.3. Bảo lãnh ................................................................................ 9 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ................................................. 9 2.3.1 Doanh số cho vay ............................................................................. 9 2.3.2 Doanh số thu nợ................................................................................ 9 2.3.3 Dư nợ ................................................................................................ 9 2.3.4 Nợ quá hạn ....................................................................................... 9 2.3.5 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn: (%)............................................ 10 2.3.6 Vòng quay vốn ............................................................................... 10 2.3.7 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động ....................................................... 10 2.3.8 Hệ số thu nợ.................................................................................... 11 2.3.9 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ................................................... 11 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – PGD LONG XUYÊN ........................................................................................... 12 3.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP An Bình .............................................. 12 3.2. Ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ – Phòng giao dịch An Giang................................................................................................ 13 3.2.1. Quá trình hình thành phát triển ..................................................... 13 3.2.2. Sơ đồ tổ chức.................................................................................. 14 3.2.3. Chức năng các phòng ban .............................................................. 14 3.3. Vài nét về sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ABBANK – Long Xuyên ...................................................................... 15 3.3.1. Quy trình cho vay ........................................................................... 15 3.3.2. Sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ABBANK – PGD Long Xuyên . 18 3.4. Tình hình hoạt động của đơn vị trong thời gian 2007 – 2008 ............... 20 3.5. Định hướng phát triển giai đoạn 2009 ................................................... 21 3.5.1. Phương hướng nhiệm vụ 2009 ....................................................... 21 3.5.2. Kế hoạch các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động 2009 của PGD Long Xuyên .................................................................... 22 3.5.2.1. Kế hoạch hoạt động chung của PGD Long Xuyên ............. 22 3.5.2.2. Chỉ tiêu hoạt động đối với tín dụng tiêu dùng..................... 23 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TÍN CHẤP TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – PGD LONG XUYÊN.... 24 4.1. Tình hình nguồn vốn của ABBANK – PGD Long Xuyên .................... 24 4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua các năm ............................. 24 4.1.2. Vốn huy động tại Abbank – PGD Long Xuyên ............................. 26 4.2. Phân tích tình hình tín dụng tiêu dùng.................................................. 27 4.2.1 Doanh số cho vay tiêu dùng ........................................................... 28 4.2.1.1. Theo thời gian ..................................................................... 28 4.2.1.2. Theo sản phẩm .................................................................... 30 4.2.2 Doanh số thu nợ tín dụng tiêu dùng ............................................... 35 4.2.2.1. Theo thời gian .................................................................... 35 4.2.2.2. Theo sản phẩm .................................................................... 36 4.2.3. Dư nợ tín dụng tiêu dùng................................................................ 39 4.2.3.1. Theo thời gian .................................................................... 39 4.2.3.2. Theo sản phẩm .................................................................... 41 4.2.4 Nợ quá hạn tín dụng tiêu dùng ....................................................... 43 4.2.4.1. Theo thời gian .................................................................... 43 4.2.4.2. Theo sản phẩm ................................................................... 45 4.3. Đánh giá hiệu quả tình hình tín dụng tiêu dùng tại ABBANK –Long Xuyên ......................................................................... 47 4.3.1. Tỷ trọng dư nợ cho vay/ Tổng nguồn vốn huy động...................... 47 4.3.2. Vòng quay vốn............................................................................... 48 4.3.3. Hệ số thu nợ................................................................................... 48 4.3.4. Tỷ lệ nợ quá hạn/ Dư nợ ................................................................ 49 4.4. Nhận xét................................................................................................... 49 4.4.1. Ưu điểm.......................................................................................... 49 4.4.2. Nhược điểm .................................................................................... 50 Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH............................................... 51 5.1. Nâng cao sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng............................. 51 5.2. Duy trì và thu hút khách hàng đến với sản phẩm cho vay tiêu dùng ..... .52 5.3. Mở rộng mạng lưới chi nhánh , phòng giao dịch .................................... 53 5.4. Xây dựng, củng cố các phòng có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng ................................................................................................................. 53 5.5. Thực hiện chiến lược Marketing Ngân hàng........................................... 54 5.6. Cách xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hợp lý............................................... 54 5.7. Hoàn thiện quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng .............................. 55 5.7.1. Tăng cường công tác thẩm định cho vay ....................................... 55 5.7.2. Tăng cường chất lượng và hiệu quả nguồn thông tin..................... 55 5.7.3. Tăng cường tái xét, quan sát khoản cho vay .................................. 56 5.8. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng trong cho vay tiêu dùng ............... 56 Chương 6: KẾT LUẬN......................................................................... 58 6.1 Kết Luận.................................................................................................... 58 6.2 Kiến nghị................................................................................................... 58 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả HĐKD cùa ABBANK – Long Xuyên giai đoạn 6 tháng cuối năm 2007 – 6 tháng cuối năm 2008 .................... 20 Bảng 3.2: Kế hoạch hoạt động chung của ABBANK – Long Xuyên ......... 22 Bảng 3.3: Kế hoạch hoạt động tín dụng tiêu dùng của ............................. 23 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn tại ABBANK – Long Xuyên..................... 24 Bảng 4.2: Tình hình cho vay tiêu dùng theo thời gian .............................. 28 Bảng 4.3: Tình hình cho vay tiêu dùng theo sản phẩm ............................. 31 Bảng 4.4: Tình hình doanh số thu nợ theo thời gian................................. 35 Bảng 4.5: Tình hình doanh số thu nợ theo sản phẩm ............................... 37 Bảng 4.6: Tình hình dư nợ tín dụng tiêu dùng theo thời gian ................... 40 Bảng 4.7: Tình hình dư nợ tín dụng tiêu dùng theo sản phẩm .................. 41 Bảng 4.8: Tình hình nợ quá hạn tín dụng tiêu dùng theo thời gian .......... 44 Bảng 4.9: Tình hình nợ quá hạn tín dụng tiêu dùng theo sản phẩm ......... 45 Bảng 4.10: Chỉ tiêu dư nợ/vốn huy động..................................................... 47 Bảng 4.11: Vòng quay vốn .......................................................................... 48 Bảng 4.12: Hệ số thu nợ .............................................................................. 48 Bảng 4.13: Tỷ lệ nợ quá hạn / dư nợ ........................................................... 49 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ tổ chức ................................................................................................. 14 Sơ đồ quy trình cho vay ................................................................................ 16 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của ABBANK _ Long Xuyên ................... 25 Biểu đồ 4.2: Tỷ trọng các hình thức vốn huy động trên tổng huy động theo thời gian ........................................................................ 26 Biểu đồ 4.3: Tỷ trọng doanh số cho vay theo thời gian............................. 29 Biểu đồ 4.4: Cơ cấu cho vay theo sản phẩm tiêu dùng ............................. 32 Biểu đồ 4.5: Tỷ trọng doanh số thu nợ theo thời gian............................... 36 Biểu đồ 4.6: Cơ cấu doanh số thu nợ theo sản phẩm ................................ 38 Biểu đồ 4.7: Tỷ trọng dư nợ tiêu dùng theo thời gian ............................... 40 Biểu đồ 4.8: Cơ cấu dư nợ theo sản phẩm ................................................ 42 Biểu đồ 4.9: Tỷ trọng nợ quá hạn tín dụng tiêu dùng theo thời gian ........ 44 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ABBANK : Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình NH : Ngân hàng NHAB : Ngân hàng An Bình NHNN : Ngân Hàng Nhà NướcViệt Nam NHTM : Ngân hàng thương mại PGD : Phòng giao dịch QĐ : Quyết định QĐ – BTC : Quyết định – Bộ Tài Chính QĐ – NHAB : Quyết định Ngân Hàng An Bình QHKH : Quan hệ khách hàng QTCV : Quy trình cho vay TMCP : Thương mại cổ phần Phân Tích Tình Hình Tín Dụng Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng TMCP An Bình – PGD Long Xuyên Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Cơ sở hình thành đề tài: Tình hình lạm phát năm 2008 đã ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng… Do đó, để chống lại lạm phát nhằm khôi phục kinh tế chính phủ đã ban hành chủ trương thắt chặt tiền tệ, đòi hỏi các Ngân hàng phải cắt giảm và hạn mức tín dụng. Ngoài ra, do ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn vì thị trường tiêu thụ hàng hóa trì trệ, từ đó hoạt động vay vốn kinh doanh tại các Ngân hàng cũng suy giảm hơn trước. Tất cả những điều đó tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng vì tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra giá trị cho Ngân hàng, nó mang lại 70% - 85% thu nhập tại Ngân hàng. Trong đó, tín dụng tiêu dùng là mảng hoạt động gặp nhiều khó khăn, rủi ro cao hơn so với tín dụng doanh nghiệp và các loại tín dụng khác. Hơn nữa, cơn bão lạm phát vừa qua đã tác động không nhỏ đến tiêu dùng làm cho người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu hơn một phần do thu nhập đã giảm hay có tăng nhưng ít hơn tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng, một phần là do lãi suất cho vay tiêu dùng tăng cao. Nên trong thời kỳ khôi phục kinh tế sau thời gian trì trệ, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã thực hiện động thái giảm lãi suất để kích thích cầu thị trường và hỗ trợ các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần (TMCP) đang hoạt động trên cả nước đồng loạt triển khai các chương trình để đẩy mạnh hoạt động tiêu dùng. Hiện tại, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những xu hướng đang tăng lên, hoạt động của nó đã thúc đẩy gia tăng bán hàng ở người bán lẻ, tạo yếu tố kích thích sản xuất phát triển vì tiêu dùng chính là đầu ra của sản xuất, là động lực cho sản xuất. Nhu cầu cuộc sống ngày càng cao đòi hỏi con người cần thêm nguồn vốn để phục vụ tiện nghi cuộc sống chẳng hạn như: sửa nhà, mua xe, mua nhà… Đây là lợi thế để các Ngân hàng giới thiệu các dịch vụ của mình đến với khách hàng, vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội, vừa mang lại lợi nhuận cho mình.Theo xu hướng đó, các Ngân hàng đã đáp ứng được một thị trường tín dụng tiêu dùng rộng lớn, mà ở đó người tiêu dùng thường có thói quen mua sắm trước, sau đó mới tìm nguồn tài trợ từ các Ngân hàng, do đó hoạt động tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng ngày càng gia tăng. An Giang là địa phương có nền kinh tế phát triển, với đội ngũ lao động dồi dào mặt bằng dân trí cao đây là cơ hội cho các NHTM đang hoạt động trong tỉnh đẩy mạnh công tác tín dụng để đáp ứng nhu cầu của thị trường đặc biệt là nhu cầu về tiêu dùng vốn tồn tại nhiều rủi ro. Ngân Hàng TMCP An Bình (ABBANK – Long Xuyên) cũng vậy, đã và đang phát triển nhiều loại sản phẩm tiêu dùn
Luận văn liên quan