Phân tích tình hình tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực cả về tốc độ tăng trưởng lẫn quy mô. Mặt khác chúng ta vừa mới gia nhập WTO tháng 11/2006, hoạt động giao thương buôn bán giữa các vùng lãnh thổ trong nước, khu vực và rộng hơn là giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới không ngừng sôi động, thường xuyên hơn để đáp ứng nhu cầu thanh toán trao đổi ngoại tệ và luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, các ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều nhằm thực hiện chức năng trung gian tài chính. Chính vì lẽ đó, ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp của đất nước, bởi nó vừa là huyết mạch của nền kinh tế vừa là động lực tạo ra nhịp độ phát triển nhanh và bền vững. Các ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động gần gũi nhất với nhân dân và nền kinh tế, nền kinh tế càng phát triển, hoạt động dịch vụ của ngân hàng cổ phần càng đi sâu vào tận cùng những ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con người, mọi công dân đều chịu tác động của ngân hàng, dù họ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là một người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các nghiệp vụ ngân hàng. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không đơn giản vì hiện nay có rất nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng của Nhà nước, nước ngoài đầu tư, các ngân hàng cổ phần của tư nhân đã tạo ra một môi trường cạnh tranh khá gay gắt. Bên cạnh đó, việc xoá bỏ hoàn toàn hàng rào bảo hộ đối với ngành tài chính trong xu thế hội nhập tất yếu vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đem đến những thách thức rất lớn cho hệ thống ngân hàng trong thời gian tới, thậm chí sẽ có không ít ngân hàng phải chấp nhận bị thâu tóm, sáp nhập hoặc “rút lui” khỏi thị trường nếu không đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước ngoài. Riêng tại Thành phố Cần Thơ, một địa bàn kinh tế trọng điểm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, với tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn và đó chính là sự cần thiết, tất yếu phải phát triển dịch vụ ngân hàng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nơi đây. Do vậy mà rất nhiều ngân hàng thương mại kể cả quốc doanh và cổ phần đặt trụ sở hoặc mở chi nhánh hoạt động ở địa bàn này. Trong một địa bàn không rộng về diện tích tuy nhiên mật độ ngân hàng dày đặc, có thể nói môi trường cạnh tranh tại địa bàn Thành Phố Cần Thơ là quyết liệt và không thua kém bất kỳ địa phương nào trong cả nước. Sự phát triển là một quy trình vận động không ngừng theo quy luật đào thải để có thể tồn tại và phát triển với nhiều thách thức, cạnh tranh, hội nhập.đồi hỏi mỗi ngân hàng cần phải có những “khoảng lặng” để tự đánh giá và tìm ra những mặt mạnh để phát huy, các điểm yếu khó khăn cần khắc phục nhằm tự hoàn thiện. Chính vì vậy một việc làm hết sức quan trọng, cần thiết và phải làm thường xuyên đó là phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình, trong đó hoạt động tín dụng là quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Huy động nhiều vốn cho vay hay không là một vấn đề nhưng sử dụng vốn đó có hiệu quả hay không lại là một vấn đề khác. Rủi ro hoạt động của ngân hàng là rất lớn, nó không chỉ ảnh hưởng đến một ngân hàng mà cón phản ứng dây chuyền từ ngân hàng này đến ngân hàng khác, đến toàn bộ hệ thống ngân hàng của cả nước, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của nước đó mà còn lan sang các quốc gia khác. Vì vậy, không chỉ có vốn là có thể tuỳ tiện để khách hàng vay mà phải sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể được. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thời gian qua và hiện tại như thế nào? Hiệu quả ra sao? Đó là lý do mà đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ” được chọn để làm luận văn tốt nghiệp.

doc103 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4093 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM TẠ ((( Qua bốn năm học ở Trường đại học Cần Thơ, em luôn được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của Quý Thầy Cô, nhất là Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD đã truyền đạt cho em về lý thuyết cũng như về thực tế trong suốt thời gian học tập ở Trường. Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ, được học hỏi thực tế và sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của Ban Lãnh Đạo và Các Cô Chú, Anh Chị trong Ngân hàng cùng với sự chỉ dạy của Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Em kính gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD đã truyền đạt cho em kiến thức bổ ích trong thời gian qua, đặc biệt là Thầy Huỳnh Việt Khải đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em kính gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo, Cô Chú, Anh Chị trong Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ, trong đó Các Anh Chị Phòng Kế toán và phòng Doanh nghiệp đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực tập. Cuối cùng, em kính gửi lời cảm ơn đến Gia Đình là chổ dựa tinh thần luôn giúp em vượt qua những lúc khó khăn nhất. Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy Cô và Ban Lãnh Đạo công ty giúp em khắc phục được những thiếu sót và khuyết điểm. Em xin kính chúc Quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể Quý Cô Chú, Anh Chị trong Ngân hàng lời chúc sức khoẻ và luôn thành đạt. Cần thơ, ngày 15 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện Đoàn Thị Nghi LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm … Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ((( Ngày …. tháng …. năm 2008 Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Họ và tên người hướng dẫn: Học vị:…………………………… Chuyên ngành: Cơ quan công tác: Tên học viên : Đoàn Thị Nghi Mã số sinh viên : 4043723 Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Tên đề tài : Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín chi nhánh Cần Thơ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: 2. Về hình thức: 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…) 6. Các nhận xét khác 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) Cần Thơ, ngày…… tháng …… năm 2008…. NGƯỜI NHẬN XÉT NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ((( Ngày …. tháng …. năm … Giáo viên phản biện (ký và ghi họ tên) MỤC LỤC ((( Trang Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1. Không gian 3 1.3.2. Thời gian 3 1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 2.1. Phương pháp luận 5 2.1.1. Những vấn đề chung về tín dụng 5 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng 5 2.1.1.2. Các loại tín dụng ngân hàng 5 2.1.1.3. Vai trò của tín dụng 6 2.1.1.4. Những vấn đề chung về hoạt động tín dụng 8 2.1.2. Một số lý luận có liên quan đến phân tích kết quả tín dụng 12 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 12 2.1.2.2. Doanh số cho vay 13 2.1.2.3. Dư nợ 13 2.1.2.4. Nợ quá hạn 13 2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng 14 2.1.3.1. Hệ số thu nợ 14 2.1.3.2. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng chi phí 14 2.1.3.3. Tỷ suất lợi nhuận 14 2.1.3.4. Vòng quay vốn tín dụng 14 2.1.3.5. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 15 2.1.4. Những vấn đề chung về rủi ro tín dụng 15 2.1.4.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 15 2.1.4.2. Các loại rủi ro tín dụng 16 2.1.4.3. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 16 2.1.4.4. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 17 2.1.5. Tín dụng ngắn hạn 20 2.1.5.1. Khái niệm 20 2.1.5.2. Các hình thức cho vay ngắn hạn 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu 21 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 22 Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ 23 3.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín 23 3.2. Giời thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ 24 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 24 3.2.2. Chức năng hoạt động của chi nhánh 25 3.2.3. Cơ cấu tổ chức 26 3.2.4. Thị trường mục tiêu 28 3.2.4.1. Đối tượng khách hàng 28 3.2.4.2. Phân đoạn thị trường mục tiêu 28 3.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng 30 3.2.5.1. Thuận lợi 30 3.2.5.2. Khó khăn 31 3.2.6. Phương hướng, mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 33 3.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 36 3.3.1. Tình hình chi phí và thu nhập của Sacombank Cần Thơ 36 3.3.1.1. Thu nhập 36 3.3.1.2. Chi phí 37 3.3.1.3. Lợi nhuận 38 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG VÀ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ 39 4.1. Phân tích thực trạng tín dụng của Sacombank Cần Thơ 39 4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn 39 4.1.2. Tình hình huy động vốn 40 4.1.2.1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 40 4.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm 43 4.1.2.3. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 45 4.1.3. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng 46 4.1.3.1. Doanh số cho vay 46 4.1.3.2. Doanh số thu nợ 48 4.1.3.3. Dư nợ 49 4.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ 50 4.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn 50 4.2.1.1. Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn 50 4.2.1.2. Dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động 51 4.2.1.3. Hệ số thu nợ trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn 52 4.2.1.4. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn 52 4.2.2. Tình hình nợ quá hạn chung của chi nhánh 53 4.2.3. Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ 55 4.2.3.1. Rủi ro nợ quá hạn tính theo thời gian 55 4.2.3.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành kinh tế 60 4.2.3.3. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn 66 4.2.3.4. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ theo thành phần kinh tế 69 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI SACOMBANK CẦN THƠ 72 5.1. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 72 5.1.1. Nguyên nhân chủ quan 72 5.1.2. Nguyên nhân khách quan 75 5.2. Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 77 5.2.1. Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng 77 5.2.2. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng 78 5.2.2.1. Trong công tác xem xét hồ sơ, thẩm định tài sản thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh 78 5.2.2.2. Trong công tác theo dõi nợ, thu lãi định kỳ 79 5.2.2.3. Tiến hành phân tích đánh giá lại từng hồ sơ khách hàng hiện đang vay vốn ngân hàng 80 5.2.3. Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng 80 5.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 82 5.3.1. Giải pháp nhằm mở rộng quy mô hoạt động tín dụng ngắn hạn trong thời gian tới 82 5.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn 83 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86 6.1. KẾT LUẬN 86 6.2. KIẾN NGHỊ 87 6.2.1. Đối với cơ quan Nhà nước 87 6.2.2. Đối với ngân hàng Nhà nước 87 6.2.3. Đối với Sacombank Cần Thơ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 DANH MỤC BẢNG ((( Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm 36 Bảng 02: Tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ qua 03 năm 42 Bảng 03: Tình hình tín dụng của Sacombank Cần Thơ 47 Bảng 04: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn 51 Bảng 05: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian 57 Bảng 06: Tình hình nợ quá hạn theo ngành qua 03 năm 61 Bảng 07: Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn 66 Bàng 08: Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ theo thành phần kinh tế 69 DANH MỤC HÌNH ( ( ( Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức của Sacombank Cần Thơ 26 Biểu đồ 01: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm 36 Biểu đồ 02: Cơ cấu nợ quá hạn của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm 39 Biểu đồ 03: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian 58 Biểu đồ 04: Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 62 Biểu đồ 05: Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn 66 Biểu đồ 06: Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế 69 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ((( WTO: Tổ chứ thương mại thế giới TMCP: Thương mại cổ phần NHTM: Ngân hàng thương mại HĐQT: Hội đồng quản trị NHNN: Ngân hàng Nhà nước CN: Cá nhân TCTD: Tổ chức tín dụng CBNV: Cán bộ nhân viên Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực cả về tốc độ tăng trưởng lẫn quy mô. Mặt khác chúng ta vừa mới gia nhập WTO tháng 11/2006, hoạt động giao thương buôn bán giữa các vùng lãnh thổ trong nước, khu vực và rộng hơn là giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới không ngừng sôi động, thường xuyên hơn để đáp ứng nhu cầu thanh toán trao đổi ngoại tệ và luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, các ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều nhằm thực hiện chức năng trung gian tài chính. Chính vì lẽ đó, ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp của đất nước, bởi nó vừa là huyết mạch của nền kinh tế vừa là động lực tạo ra nhịp độ phát triển nhanh và bền vững. Các ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động gần gũi nhất với nhân dân và nền kinh tế, nền kinh tế càng phát triển, hoạt động dịch vụ của ngân hàng cổ phần càng đi sâu vào tận cùng những ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con người, mọi công dân đều chịu tác động của ngân hàng, dù họ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là một người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các nghiệp vụ ngân hàng. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không đơn giản vì hiện nay có rất nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng của Nhà nước, nước ngoài đầu tư, các ngân hàng cổ phần của tư nhân đã tạo ra một môi trường cạnh tranh khá gay gắt. Bên cạnh đó, việc xoá bỏ hoàn toàn hàng rào bảo hộ đối với ngành tài chính trong xu thế hội nhập tất yếu vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đem đến những thách thức rất lớn cho hệ thống ngân hàng trong thời gian tới, thậm chí sẽ có không ít ngân hàng phải chấp nhận bị thâu tóm, sáp nhập hoặc “rút lui” khỏi thị trường nếu không đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước ngoài. Riêng tại Thành phố Cần Thơ, một địa bàn kinh tế trọng điểm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, với tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn và đó chính là sự cần thiết, tất yếu phải phát triển dịch vụ ngân hàng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nơi đây. Do vậy mà rất nhiều ngân hàng thương mại kể cả quốc doanh và cổ phần đặt trụ sở hoặc mở chi nhánh hoạt động ở địa bàn này. Trong một địa bàn không rộng về diện tích tuy nhiên mật độ ngân hàng dày đặc, có thể nói môi trường cạnh tranh tại địa bàn Thành Phố Cần Thơ là quyết liệt và không thua kém bất kỳ địa phương nào trong cả nước. Sự phát triển là một quy trình vận động không ngừng theo quy luật đào thải để có thể tồn tại và phát triển với nhiều thách thức, cạnh tranh, hội nhập...đồi hỏi mỗi ngân hàng cần phải có những “khoảng lặng” để tự đánh giá và tìm ra những mặt mạnh để phát huy, các điểm yếu khó khăn cần khắc phục nhằm tự hoàn thiện. Chính vì vậy một việc làm hết sức quan trọng, cần thiết và phải làm thường xuyên đó là phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình, trong đó hoạt động tín dụng là quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Huy động nhiều vốn cho vay hay không là một vấn đề nhưng sử dụng vốn đó có hiệu quả hay không lại là một vấn đề khác. Rủi ro hoạt động của ngân hàng là rất lớn, nó không chỉ ảnh hưởng đến một ngân hàng mà cón phản ứng dây chuyền từ ngân hàng này đến ngân hàng khác, đến toàn bộ hệ thống ngân hàng của cả nước, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của nước đó mà còn lan sang các quốc gia khác. Vì vậy, không chỉ có vốn là có thể tuỳ tiện để khách hàng vay mà phải sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể được. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thời gian qua và hiện tại như thế nào? Hiệu quả ra sao? Đó là lý do mà đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ” được chọn để làm luận văn tốt nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình rủi ro của ngân hàng qua các năm, những nguyên nhân tồn tại dẫn đến rủi ro tín dụng. Từ đó tìm hướng xử lý rủi ro và những giải pháp góp phần làm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Để thực hiện được mục tiêu chung như đã đề ra cần phải có những mục tiêu cụ thể như sau: 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. -Giới thiệu và phân tích kết quả hoạt động của ngân hàng qua 03 năm (2005 - 2007) - Phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng qua 03 năm (2005 - 2007) - Đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Không gian Luận văn tập trung nghiên cứu tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ bao gồm hoạt động của các phòng giao dịch tại thành phố Cần Thơ: phòng giao dịch Cái Khế, phòng giao dịch Ninh Kiều, phòng giao dịch Thốt Nốt, phòng giao dịch 3 tháng 2 và chi nhánh cấp 1 tại khu công nghiệp Trà Nóc. 1.3.2. Thời gian Luận văn trình bày dựa trên thông tin số liệu thu thập trong 3 năm 2005, 2006, 2007 của Sacombank Cần Thơ. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Phạm Ngọc Trinh – Đại học Dân lập Cửu Long, (2006), “Phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng TMCP (thương mại cổ phần) Sài Gòn Thương tín chi nhánh Cần Thơ”. Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình tín dụng trung và dài hạn qua 3 năm (2003-2005) theo đối tượng sử dụng vốn và theo mục đích sử dụng vốn; từ đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Trần Thị Thu Trân, (2006), “Phân tích thực trạng và biện pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Kiên Giang”; Phương pháp phân tích là so sánh số liệu tuyệt đối, tương đối giữa các năm 2003, 2004 và 2005. Nội dung chính luận văn đi sâu nghiên cứu tình hình tín dụng chung, phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng. Từ đó đề ra biện pháp hạn chế rủi ro. Võ Thị Phương Châm, (2006), “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Long An”; Phương pháp thu thập số liệu và so sánh số tuyệt đối, số tương đối để thấy rõ được xu hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh. Đồng thời đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng. Trần Thị Huyền Trâm, (2007), “phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank chi nhánh Cần thơ” luận văn tập trung nghiên cứu tình hình tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ trong 03 năm (2004 -2006) để thấy rõ xu hướng hoạt động của ngân hàng. Đồng thời kết hợp với tình hình chung của nền kinh tế và của các ngân hàng thương mại khác trong giai đoạn hiện nay để đề ra những giải pháp cho hoạt động tín dụng ngắn hạn đạt hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới - thời kỳ kinh tế hội nhập. Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận 2.1.1. Những vấn đề chung về tín dụng. 2.1.1 .1. Khái niệm tín dụng. Tín dung là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên (người cho vay) chuyển giao tiền, tài sản hay dịch vụ cho bên kia (người đi vay) được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên đi vay cam kết hoàn trả lại theo thời gian đã thoả thuận kèm theo một khoản lơi tức nào đó. 2.1.1.2. Các loại tín dụng Ngân hàng. Căn cứ vào thời hạn cho vay. Cho vay ngắn hạn: có thời hạn đến 1 năm Cho vay trung hạn: có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm Cho vay dài hạn: có thời hạn trên 5 năm. Căn cứ vào đảm bảo tín dụng. - Tín dụng không có bảo đảm: là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảo lãnh của người thứ ba. - Tín dụng có bảo đảm: là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảo lãnh của người thứ ba. Căn cứ mục đích tín dụng. Tín dụng bất động sản: đây là các khoản tín dụng được bảo đảm bằng bất động sản, bao gồm: + Tín dụng ngắn hạn: cho xây dựng và mở rộng đất đai. + Tín dung dài hạn: để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ, trang trại và bất động sản ở nước ngoài. + Tín dụng công thương nghiệp: đây là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua nguyên vật liệu, trả thuế, và chi trả lương. + Tín dụng nông nghiệp: đây là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi gia súc. + Tín dụng cá nhân: đây là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân để mua sắm hàng hoá đắt tiền như xe hơi, nhà, di động, trang thiết bị trong nhà. + Tín dụng cho các tổ chức tài chính: đây là các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. + Cho thuê tài chính: là việc Ngân hàng mua các trang thiết bị, máy móc và cho thuê lại chúng. + Tín dụng khác: bao gồm các khoản tín dụng khác chưa đựơc phân loại ở trên (ví dụ: tín dụng kinh doanh chứng khoán). 2.1.1.3.Vai trò của tín dụng. a. Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra tín dụng còn lại cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Trong nền sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu độn và vốn cố định cho doanh nghiệp, vì vậy tín dụng động viên hàng hoá đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ vào trong quá trình sản xuất. Riêng trong nền kinh tế nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mất cân đối, lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn, thông qua đầu tư tín dụng góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Mặt khác thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu hợp lý thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội. b. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà vốn này nằm phân tán khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước và cá nhân, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. c. Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. Trong điều kiện nước ta, nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội đang trong quá trình công nghiệp hoá và là ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất, trong giai đoạn trước mắt Nhà nước phải tập trung đầu tư phát triển để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội đồng thời tạo điệu kiện để phát triển các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó Nhà nước còn tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, mà phát triển các ngành này sẽ tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khác phát triển như sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác dầu khí. d.