Phân tích tổng quan tình hình kinh tế - Chính trị

Mặc dù giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế đã trôi qua nhưng ảnh hưởng của nó vẫn khá nghiêm trọng, khiến nền kinh tế toàn cầu năm qua phải trải qua nhiều biến cố. Trong năm 2010, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi chậm chạp. Năm 2010 cũng đánh dấu những diễn biến khác thường về tỷ giá của USD, EUR, JPY – những đồng tiền quan trọng trên thế giới. Khu vực đồng Euro lâm vào cuộc khủng hoảng nợ nần. Có thể điểm lại những nét nổi bật của bức tranh kinh tế thế giới năm 2010 qua những mặt sau: 1/ Kinh tế phục hồi sau khủng hoảng: Năm 2010 khép lại với một loạt những biến động bất ngờ, mà trong đó nổi bật là tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng của một loạt nền kinh tế: Kinh tế toàn cầu năm 2010 có sự phục hồi sau khủng hoảng với mức tăng trưởng ước đạt 3,9%, trong đó các nước đang phát triển tiếp tục là nhóm có mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2010 (7,1%) gấp hơn 2 lần so với khối các nước phát triển (2,8%). Trong bức tranh kinh tế thế giới năm 2010, Đông Á vẫn là điểm sáng khi tiếp nối năm 2009 với mức tăng trưởng cao nhất (tới 9,3%); tiếp theo sau là khu vực Nam Á và Mỹ Latinh và Caribe với mức tăng trưởng lần lượt là 8,7% và 5,7%. Khu vực cận Sahara châu Phi, Đông Âu và Trung Á cũng có sự phục hồi ở mức tăng trưởng là 4,7%. Như vậy, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi tiếp tục dẫn dắt sự phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm 2010. Điều này là do các nước này thu hút được luồng đầu tư quốc tế lớn và có sự gia tăng mạnh của tiêu dùng nội địa. Bên cạnh đó nhu cầu cao về nhiên liệu và hàng hóa của các nền kinh tế quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia là động lực thúc đẩy sự phục hồi sản xuất cho các nước phát triển và đóng vai trò sức bật thương mại cho toàn khu vực.

doc52 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tổng quan tình hình kinh tế - Chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ A. Tình hình thế giới I/ Tổng quan kinh tế thế giới năm 2010 Mặc dù giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế đã trôi qua nhưng ảnh hưởng của nó vẫn khá nghiêm trọng, khiến nền kinh tế toàn cầu năm qua phải trải qua nhiều biến cố. Trong năm 2010, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi chậm chạp. Năm 2010 cũng đánh dấu những diễn biến khác thường về tỷ giá của USD, EUR, JPY – những đồng tiền quan trọng trên thế giới. Khu vực đồng Euro lâm vào cuộc khủng hoảng nợ nần. Có thể điểm lại những nét nổi bật của bức tranh kinh tế thế giới năm 2010 qua những mặt sau: 1/ Kinh tế phục hồi sau khủng hoảng: Năm 2010 khép lại với một loạt những biến động bất ngờ, mà trong đó nổi bật là tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng của một loạt nền kinh tế: Kinh tế toàn cầu năm 2010 có sự phục hồi sau khủng hoảng với mức tăng trưởng ước đạt 3,9%, trong đó các nước đang phát triển tiếp tục là nhóm có mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2010 (7,1%) gấp hơn 2 lần so với khối các nước phát triển (2,8%). Trong bức tranh kinh tế thế giới năm 2010, Đông Á vẫn là điểm sáng khi tiếp nối năm 2009 với mức tăng trưởng cao nhất (tới 9,3%); tiếp theo sau là khu vực Nam Á và Mỹ Latinh và Caribe với mức tăng trưởng lần lượt là 8,7% và 5,7%. Khu vực cận Sahara châu Phi, Đông Âu và Trung Á cũng có sự phục hồi ở mức tăng trưởng là 4,7%. Như vậy, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi tiếp tục dẫn dắt sự phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm 2010. Điều này là do các nước này thu hút được luồng đầu tư quốc tế lớn và có sự gia tăng mạnh của tiêu dùng nội địa. Bên cạnh đó nhu cầu cao về nhiên liệu và hàng hóa của các nền kinh tế quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia là động lực thúc đẩy sự phục hồi sản xuất cho các nước phát triển và đóng vai trò sức bật thương mại cho toàn khu vực. 2/ Thương mại khởi sắc: Cùng với tốc độ tăng trưởng của GDP, thương mại toàn cầu cũng đã có nhiều biến động rất tích cực. Trong 10 tháng đầu năm 2010, thương mại toàn cầu có mức tăng trưởng khoảng 11,9%. Mặc dù xuất khẩu của thế giới đã trở lại mức bắt đầu khủng hoảng (tháng 8/2008) nhưng vẫn còn thấp hơn so với mức đỉnh trước khủng hoảng và thấp hơn khoảng 13,6% so với mức xuất khẩu thế giới trong trường hợp không có khủng hoảng xảy ra. Mặc dù khối lượng thương mại đã tăng lên nhưng do sự giảm sút của giá cả hàng hóa nên giá trị thương mại hàng hóa vẫn thấp hơn 8% so với trước khủng hoảng. So với các nước phát triển, thương mại có sự phục hồi nhanh hơn ở các nước đang phát triển. Trong 10 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của các nước phát triển tăng 10,4%, thấp hơn con số 15,5% của các nước đang phát triển. Tính đến cuối năm 2010, trong khi kim ngạch xuất khẩu của các nước đang phát triển đã vượt 16% thời điểm trước khủng hoảng thì con số này đối với các nước phát triển vẫn thấp hơn 2%. Sự gia tăng nhanh nhu cầu từ các nước đang phát triển đã thúc đẩy phục hồi thương mại toàn cầu. Thực tế, trong nửa đầu năm 2010, 58% sự gia tăng trong xuất khẩu của thế giới là xuất phát từ sự tăng mạnh nhập khẩu từ các nước đang phát triển. 3/ Thị trường tại chính – tiền tệ phục hồi sau “ bão tố”: Hệ thống tài chính - ngân hàng thế giới từng bước phục hồi, đa số các ngân hàng châu Âu đã vượt qua đợt kiểm tra của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Kết quả kiểm tra các ngân hàng châu Âu khá tích cực (84 trên tổng số 91 ngân hàng châu Âu đã vượt qua đợt kiểm tra này) cho thấy hệ thống ngân hàng châu Âu trước khủng hoảng nợ công vẫn được duy trì khá ổn định. Nhiều ngân hàng đạt mức lợi nhuận tích cực trong những tháng đầu năm 2010 và đang trong quá trình trả lại tiền cứu trợ của chính phủ. Hệ thống tài chính tại các nền kinh tế lớn vẫn khá ổn định, làm động lực cho sự tăng trưởng trở lại của kinh tế thế giới. Thị trường chứng khoán cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ (các chỉ số chứng khoán của Mỹ, EU, Nhật Bản đều tăng 30% - 60% so với mức thấp nhất khi khủng hoảng nổ ra, trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là nhóm các cổ phiếu ngành ngân hàng - tài chính). Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường tài chính, tiền tệ thế giới vẫn biến động phức tạp, khó lường. Thị trường tài chính - tiền tệ thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Trong 7 tháng đầu năm có khoảng 40 ngân hàng tại Mỹ đã phá sản, có những ngày có tới 4 ngân hàng đồng loạt phá sản. Tỷ giá giữa một số ngoại tệ mạnh trên thế giới biến động mạnh (đồng Euro giảm giá tới gần 20% trong vòng 2 tháng, đồng Yên Nhật lại tăng lên mức cao nhất trong vòng 15 năm qua so với đồng USD) đã tác động tới cán cân thanh toán quốc tế, dòng chảy vốn và thương mại quốc tế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Trong khi đó, nguy cơ lạm phát đang tăng tại một số nước chủ yếu do việc tăng giá năng lượng (chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc tháng 7-2010 tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 10-2008; bên cạnh đó bong bóng thị trường bất động sản tại một số nước, như Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin cũng đang đe dọa sự ổn định và phục hồi kinh tế của các nước này nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. II. Tình hình chính trị thế giới năm 2010 Không hơn kém gì so với tình hình kinh tế, thế giới năm 2010 vừa qua cũng đã chứng kiến đầy áp những sự kiện chính trị với những sự thay đổi lớn, trong đó nổi bật hơn cả là: 1/ Mỹ thất bại cả về quân sự lẫn chính trị tại Áp-ga-ni-xtan. Năm 2010, mục tiêu mà Mỹ theo đuổi là loại trừ sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố tại Áp-ga-ni-xtan chứ không phải là xây dựng một chế độ dân chủ ở nước này. Tháng 12-2009, việc Mỹ tăng 30.000 quân, các nước NATO bổ sung khoảng 7.000 quân, nâng tổng số quân của Mỹ và NATO tại Áp-ga-ni-xtan lên tới 150.000 quân, chính là bước đi ban đầu để Mỹ thực hiện mục tiêu trên. Có thêm quân trong tay, Mỹ muốn tăng sức mạnh để chống lại những phần tử nổi dậy, bảo vệ các trung tâm mấu chốt, sau đó “chuyển giao quyền lực cho chính quyền Áp-ga-ni-xtan”. Song toan tính của Mỹ đã vấp phải sự đáp trả quyết liệt của các phần tử Ta-li-ban. Ngay từ tháng 1-2010, bất chấp các cuộc tiến công của liên quân, quân Ta-li-ban vẫn đánh chiếm trung tâm thủ đô Ca-bun, kết hợp tiến công ở nhiều khu vực, trong đó có vụ tiến công gần phủ Tổng thống Ca-dai. Trước tình hình đó, ngày 13-2, Mỹ và NATO phối hợp với quân đội Áp-ga-ni-xtan phát động Chiến dịch Ma-giát, tiến công các phần tử nổi dậy. Nhưng chiến dịch quân sự quy mô lớn này cũng không giúp Mỹ thực hiện được cái gọi là “làm cho các phần tử Ta-li-ban không còn chỗ ẩn náu”, mà còn tiếp tục làm thương vong nhiều người dân vô tội. Thế rồi, từ chỗ cứng rắn, thiên về giải pháp quân sự, Mỹ chuyển sang chiến lược “mềm” bằng cách thuyết phục Ta-li-ban đàm phán và tham gia cơ cấu quyền lực ở Ca-bun. Song rốt cuộc, chiến lược mới - chiến lược vừa đánh, vừa đàm - cũng thất bại nốt. Quốc hội Mỹ đánh giá chi phí của Mỹ có thể lên tới 65 tỷ USD cho cuộc chiến tại Áp-ga-ni-xtan trong năm 2010. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh hao tiền, tốn của của Mỹ đã bước sang năm thứ mười mà chưa thấy đâu là hồi kết. 2/ Tiến trình hòa bình Trung Đông chẳng những chưa có dấu hiệu vãn hồi, mà thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ khôn lường. Cuộc xung đột I-xra-en và Pa-le-xtin trong vòng 43 năm qua đã trở thành một kỷ lục của lịch sử đương đại. Sau nhiều năm “nói chuyện” với nhau bằng súng đạn, mãi đến năm 2000, I-xra-en và Pa-le-xtin mới nối lại các cuộc đàm phán, nhưng mỗi lần gặp nhau lại là một lần thất bại. Năm 2010, hai bên tiến hành đàm phán (sau một năm đóng băng) dưới sự bảo trợ của Mỹ, tiếp tục là một thất bại nữa. Phía I-xra-en đòi Pa-le-xtin công nhận “nhà nước Do Thái”, ủng hộ quy định tuyên thệ trung thành với nhà nước Do Thái; nối lại việc xây dựng ở Đông Giê-ru-xa-lem. Người Pa-le-xtin thì đe dọa thực hiện các biện pháp đơn phương và tuyên bố “xây dựng các khu định cư là bước đi đơn phương của I-xra-en”. Nhưng cuộc hòa đàm giữa hai bên không đạt được một kết quả đáng kể nào. Và sự việc thì có thể sẽ không dừng ở đó. Theo mạng tin Thời báo châu Á,ra ngày 28-10, nếu cuộc hòa đàm I-xra-en - Pa-le-xtin tới đây chấm dứt trong hỗn loạn, thì chính quyền B.Ô-ba-ma có thể cần một “thắng lợi ngoại giao” bằng cách can dự vào I-ran để nâng cao vị thế của mình. Đây là một nhận định không ai dám bỏ qua. Mạng tin này cũng dẫn lời ông M. In-đích, cựu quan chức cấp cao và là nhà thương thuyết của Mỹ rằng, “Nếu ông B.Ô-ba-ma thành công trong vấn đề Pa-le-xtin, nó sẽ góp phần thuyết phục I-ran rằng: theo đuổi vũ khí hạt nhân là không phù hợp với lợi ích của Tê-hê-ran. Tuy nhiên nếu thất bại, Mỹ có thể phải tiến hành cuộc chiến tranh thứ ba ở Trung Đông và lần này với I-ran”. Với những gì diễn ra như vậy, người ta hiểu vì sao Trung Đông lại dường như đang chuẩn bị cho tình huống chiến tranh. Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất vừa khai trương căn cứ hải quân mới. Ai Cập và Arập Xê-út (theo mạng phân tích tình báo Debka File của I-xra-en) đã tiến hành tập trận chung với quy mô chưa từng có nhằm chống lại “mối đe dọa từ I-ran”. Mới đây, không quân I-xra-en tập trận trên bầu trời Hy Lạp, mô phỏng một cuộc tiến công vào I-ran, v.v. Vậy là, trong vai người bảo trợ, cũng như các lần trước, năm nay Mỹ chẳng những không vãn hồi được hòa bình Trung Đông, mà còn là tác nhân khiến cho khu vực vốn bất ổn này có thể còn bất ổn hơn, thậm chí dẫn đến nguy cơ khôn lường. Nói cách khác, cuộc hòa đàm I-xra-en - Pa-le-xtin bị “chết lâm sàng” ngay từ cuối tháng 9-2010 một lần nữa chứng tỏ, khả năng của Mỹ, quyền lực của Mỹ đã bị giới hạn tại khu vực này. 3/ Châu Âu trong cơn khủng hoảng nợ công Cơn bão nợ của Hy Lạp lan rộng ra khắp châu Âu. Pháp, Đức, Anh đặt trong báo động nợ, hai nước trên bờ khủng hoảng là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Ý và Ireland nghiêng ngả… Hàng loạt nền kinh tế châu lục đưa ra khẩu hiệu “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm mạnh chi tiêu công. Những cuộc biểu tình, đình công bùng nổ phản đối chính sách tiết kiệm của chính phủ. Bất ổn kinh tế đã trở thành bất ổn chính trị. Các nước châu Âu lún sâu vào nợ nần lại càng thêm chất chồng khó khăn, vì những tổn thất hàng triệu USD từ biểu tình, đình công, bãi công của người lao động. 4/ Động đất Haiti Trận động đất Haiti hồi tháng 1 đầu năm khiến hơn 200 nghìn người chết được ví như sóng thần Châu Á. Haiti là quốc gia nghèo nhất ở phía tây bán cầu nên trận động đất tồi tệ này khiến cuộc sống của người dân nơi đây trở nên cơ cực hơn bao giờ hết. 5/ Bán đảo Triều Tiên bên bờ vực chiến tranh Theo đánh giá của giới phân tích, nhìn vào mức độ chung, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên năm nay đã ở mức độ cao hơn hẳn, đặt ra yêu cầu cấp bách tìm giải pháp ngăn chặn để đụng độ không trở thành một cuộc xung đột đẫm máu. Quan hệ hai miền Triều Tiên được hy vọng sẽ tốt đẹp khi năm 2010 bắt đầu. Trong bài phát biểu nhân dịp năm mới, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã làm dịu đi quan điểm cứng rắn của mình, khi tuyên bố sẵn sàng cho nỗ lực đối thoại hai bên. Về phần mình, Bình Nhưỡng cũng tái khẳng định cam kết một bán đảo phi hạt nhân. Tuy nhiên, những cam kết ấy có sức sống quá ngắn ngủi. Ngày 26/3, tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc có trọng tải 1200 tấn với 104 thủy thủ đoàn đã bị chìm ở khu vực biển phía tây bán đảo Triều Tiên, 46 thủy thủ thiệt mạng. Một tổ điều tra quốc tế do Seoul dẫn đầu đưa ra kết luận ngư lôi Triều Tiên là thủ phạm làm tàu chìm. Bình Nhưỡng phủ nhận mạnh mẽ cáo buộc này. Đáp trả vụ chìm tàu, Hàn Quốc và Mỹ áp dụng hàng loạt biện pháp chống lại Triều Tiên, điển hình là những cuộc tập trận quân sự phô trương sức mạnh, để ngăn chặn “hành động gây hấn” từ phía Bình Nhưỡng. Căng thẳng chưa được xoa dịu thì ngày 23/11, trong khi quân đội Seoul diễn tập ở gần biên giới biển tranh chấp, Triều Tiên đã nã pháo vào hòn đảo biên giới Yeonpyeong làm 4 người thiệt mạng, lực lượng Hàn Quốc sau đó đã bắn trả. Sau hơn một thập niên, quan hệ hai miền được đánh giá là ở mức tồi tệ nhất. Hàn Quốc thay thế hàng loạt quan chức quân sự cao cấp bằng các nhân vật cứng rắn hơn; tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật chưa từng có ngay gần biên giới, cùng hàng loạt cuộc tập trận không quân, hải quân khác. Tổng thống Lee tuyên bố “đáp trả không nao núng” bất kỳ hành động gây hấn nào từ Triều Tiên. Còn Bình Nhưỡng cho hay không ngại ngần tiến hành “cuộc chiến tranh thần thánh” sử dụng hạt nhân nếu bị Seoul tấn công. Hơn bao giờ hết, hòa bình trở nên mong manh trên bán đảo cho dù người dân cả hai miền vẫn luôn nguyện cầu chiến tranh sẽ không xảy ra. Ngoài những vấn đề trên, năm 2010 khép lại cũng là năm đáng nhớ khi Nga và Mỹ ký Hiệp ước START mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược. Đó là một sự kiện quốc tế quan trọng trong tiến trình hướng tới một thế giới phi hạt nhân. Cùng với sự kiện này, có thể nói, năm 2010 là năm quan hệ Nga - NATO đang phát ra những tín hiệu tích cực chưa từng có, đặc biệt là, lần đầu tiên trong lịch sử, hai bên đã đồng ý cùng nhau hợp tác về vấn đề hệ thống tên lửa phòng thủ. Sẽ còn quá sớm để lạc quan về bước đột phá mang tính chiến lược giữa hai thực thể, song rõ ràng là cả Nga và NATO đang muốn và cần sự hợp tác thiết thực vì lợi ích của nhau và vì lợi ích toàn cầu. Năm 2010 còn là năm biểu hiện rõ ràng hơn về xu thế hình thành cấu trúc khu vực. Đó là, Cộng đồng các nhà nước Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê (không bao gồm Mỹ và Ca-na-đa) được thành lập vào tháng 2-2010. Ở khu vực Đông Nam Á, ASEAN đang trở thành một trong những trung tâm mới của thế giới, với mục tiêu xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. ... Như vậy, bên cạnh xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn chiếm vị trí chủ đạo của thế giới, năm 2010, thế giới còn hiện hữu nhiều bất ổn và nguy cơ bất ổn. B. Tình hình trong nước Trước những biến động lớn của thế giới, tình hình trong nước cũng đã có những biến động khá mạnh mẽ cả về mặt kinh tế lẫn chính trị - xã hội, trong đó nổi lên một số điểm đáng chú ý sau. I/ Kinh tế Nhìn lại kinh tế Việt Nam năm 2010: Dấu ấn xen lẫn những khó khăn Năm 2010 là một năm đáng nhớ đối với nền kinh tế Việt Nam, đan xen giữa những thành công trong điềi kiện khó khăn là những vấn đề bộc lộ đòi hỏi phải giải quyết. Nhìn lại một năm đầy biến động của nền kinh tế và điểm qua một số sự kiện lớn của nền kinh tế để thấy rõ hơn bức tranh này. 1/ Tốc độ tăng trưởng GDP Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm  2010 ước đạt 1.160 USD. Chính kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng 41% GDP. Trong đó, nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư dẫn đầu bằng 31,2% vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) bằng 22,5%, tăng 4,7% so với năm 2009. Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tính đến hết tháng 11, cả nước thu hút được 833 dự án mới với tổng số vốn đăng ký đạt 13,3 tỷ USD, bằng 60% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD, tăng 9,9%. Mặc dù vốn FDI đăng ký có thấp hơn nhiều so với năm 2009 nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký lại cao hơn nhiều. Đây có thể được coi là điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010. Điều này cũng cho thấy sự cam kết lâu dài các nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường Việt Nam. Tốc độ tăng vốn đầu tư cao và nhanh một mặt thể hiện quan hệ tích lũy – tiêu dùng đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, nhưng mặt khác lại cho thấy những hạn chế trong hiệu quả đầu tư. Nếu như năm 1997, chúng ta đạt được tốc độ tăng trưởng 8,2% với vốn đầu tư chỉ chiếm 28,7% GDP thì cũng với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như vậy năm 2007 (8,5%) chúng ta phải đầu tư tới 43,1% GDP. Đến năm 2010, trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 41% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 6,7%. Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư. Những đặc điểm này là đáng báo động về cả trước mắt cũng như lâu dài. 2/ Lạm phát và giá cả. Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được. Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng… Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp. Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo. Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam những năm trước vẫn còn. Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn. Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và tập đoàn cùng với thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng cũng góp phần kích hoạt cho lạm phát trở lại. Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làm tăng lạm phát không chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011. 3/ Lãi suất Năm 2010 cũng là năm đầy biến động với việc bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động với việc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng: Trong những tháng đầu năm, lãi suất cho vay chỉ phổ biến 14 - 17%, lãi suất huy động khoảng 12%. Nhưng tính đến thời điểm cuối năm, cuộc đua lãi suất lại bùng phát trở lại trước áp lực lạm phát và các quy định của Thông tư 13, lãi suất huy động đã lên tới 14 - 16%, thậm chí có ngân hàng đã huy động với lãi suất lên đến 17 - 18%. Lãi suất cho vay phổ biến ở mức 19 - 20%. Trước hiện trạng này, NHNN đã đồng thuận với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) về mức lãi suất huy động VND, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, sẽ không vượt quá 14%/năm. Như vậy, mặc dù đã cho phép các ngân hàng được áp dụng lãi suất thỏa thuận nhưng trước việc chạy đua lãi suất, NHNN đã phải can thiệp bằng biện pháp hành chính. ... Năm 2010 cũng là năm thị trường vàng có những cơn sốt kinh ngạc. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào vàng năm qua đạt khoảng 38%. Tuy nhiên, điều này về tổng thể không có lợi cho nền kinh tế, bởi nó không những không tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nó còn góp phần làm méo mó dây chuyền sang các thị trường khác như USD, nhà đất và chứng khoán. Nguyên nhân của việc lãi suất tăng cao: Lạm phát cao vượt dự kiến:  Lạm phát cao đã khiến người dân không còn muốn cất giữ tiền mặt, thay vào đó đầu tư các tài sản có tính thanh khoản tốt và thường tăng theo lạm phát là USD và vàng. Vì vậy, các ngân hàng không những khó huy độ
Luận văn liên quan