Tập đoàn GK Corp có hoạt động là đào tạo trực tuyến do vậy website: vietnamlearning.vn đóng vai trò rất quan trọng vì website là cầu nối giữa người học trực tuyến và GK Corp. Do vậy website cũng chính là bộ mặt của GK Corp, có thể hiểu khi ta muốn đánh giá tầm cỡ của một ngôi trường truyền thống ta nhìn vào trước hết vào cơ sở hạ tầng của nó như là phòng học cho học sinh, sinh viên, các dụng cụ trang thiết bị học tập, khuân viên trường, nhìn vào đội ngũ giáo viên, phong cách học sinh, sinh viên của trường đó. Cũng đóng vai trò tương tự như vậy thì một website của một tổ chức đào tạo trực tuyến cũng thể hiện được phần nào quy mô, chất lượng, độ chuyên nghiệp, uy tín của tổ chức đó. Chất lượng của website cũng đóng góp vai trò rất lớn trong việc ảnh hưởng đến quyết định học hay không học của người thăm quan website. Khi vào website: vietnamlearning.vn ta thấy ngay được rằng website được thiết kế và vận hành chuyên nghiệp, cung cấp nhiều thông tin tư vấn trợ giúp cho người học.
45 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2453 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích và đánh giá khả năng, thực trạng và xây dựng chiến lược thương mại điện tử cho 1 doanh nghiệp đào tạo trực tuyến - Vietnamlearning, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 3
1.1 Giới thiệu tóm tắt doanh nghiệp 3
1.2 Giới thiệu sự ra đời của vietnamlearning 4
1.3 Đánh giá website hiện tại 5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 7
2.1 Phân tích PEST 7
2.1.1 Tốc độ ứng dụng TMĐT 7
2.1.2 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô 9
Nhân tố chính trị - pháp luật 9
Nhân tố kinh tế 10
Nhân tố văn hoá – xã hội 11
Nhân tố công nghệ 11
2.2 Phân tích môi trường ngành 12
Phân tích cạnh tranh trong ngành 12
Các rào cản ra nhập ngành 13
Sản phẩm thay thế 13
Quyền lực thương lượng của khách hàng 14
Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng 14
Mô thức trắc diện cạnh tranh 15
Mô hình chu kỳ sống của sản phẩm 16
2.3 Cơ hội – Thách thức 17
2.3.1 Cơ hội 17
2.3.2 Thách thức 17
2.3.3 Các phương án tân dụng cơ hội / tránh né, giảm thiểu đe doạ. 17
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 19
3.1 Sản phẩm 19
3.1.1 Sản phẩm đào tạo 19
3.1.2 Dịch vụ đào tạo 19
3.1.3 Đánh giá mức độ sẵn sàng cho TMĐT của sản phẩm 20
3.2 Thị trường 21
3.2.1 Phân đoạn thị trường người tiêu dùng 21
3.2.2 Phân đoạn theo thị trường DN 22
3.2.3 Lựa chọn và Định vị sản phẩm 22
3.3 Phân tích chuỗi giá trị 23
3.4 Khả năng – mức độ ứng dụng TMĐT 27
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC TMĐT 28
4.1 Tầm nhìn chiến lược – sứ mạng kinh doanh 28
4.1.1 Tầm nhìn chiến lược 28
4.1.2 Sứ mạng kinh doanh 28
4.2 Mục tiêu chiến lược TMĐT 28
4.3 Quyết định chiến lược TMĐT 29
CHƯƠNG 5: TRIỂN KHAI – ĐÁNH GIÁ – THỰC THI CHIẾN LƯỢC 32
5.1 Kế hoạch hoá nguồn lực 32
5.2 Điều chỉnh cấu trúc tổ chức 34
5.3 Chính sách triển khai 35
5.3.1 Chính sách e-Marketing 35
5.3.2 Chính sách nhân sự cho TMĐT 38
5.3.3 Chính sách tài chính 38
5.3.4 Chính sách CNTT TMĐT 39
5.3.5 Chính sách R&D 39
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
1.1 Giới thiệu tóm tắt doanh nghiệp
Doanh nghiệp: Tập đoàn GK Corporation
Website doanh nghiệp: www.gkcorp.com.vn
Website đào tạo trực tuyến: www.vietnamlearning.vn
Năm thành lập: 1999
Ngành kinh doanh: Đào tạo
Mô hình kinh doanh: Đào tạo trực tuyến
Trụ sở chính: 102-B1 Nguyễn Khánh Toàn, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: +84-4 62813888 - Fax: +84-4 62813999
Tình hình cung cầu trên thị trường: Cầu > Cung. Xu hướng học trực tuyến là 1 tất yếu, hiện nay có rất nhiều người mong muốn tham gia một khóa học ngoại ngữ để nâng cao trình độ, tuy nhiên vì nhiều lí do mà họ không thể tham gia. Việc tham gia các khóa học trực tuyến trở thành 1 nhu cầu tất yếu, vì nó không phụ thuộc vào thời gian và không gian. Số lượng người có nhu cầu học là rất lớn, tuy nhiên ở VN có khá ít các website cung cấp các dịch vụ học trực tuyến đáp ứng nhu cầu khách hàng.
1.2 Giới thiệu sự ra đời của vietnamlearning
Mục tiêu ban đầu khi lâp website:
Mục tiêu của GK Corp khi lập nên website vietnamlearning là giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng trưởng thông qua việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo trực tuyến (E-learning) là phương pháp đào tạo kinh tế và hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp thành công trên thế giới đều sử dụng đào tạo trực tuyến (E-learning) như một công cụ để quản lý, hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực.
Đánh giá các tác động của website đối với hoạt động kinh doanh của công ty:
Tập đoàn GK Corp có hoạt động là đào tạo trực tuyến do vậy website: vietnamlearning.vn đóng vai trò rất quan trọng vì website là cầu nối giữa người học trực tuyến và GK Corp. Do vậy website cũng chính là bộ mặt của GK Corp, có thể hiểu khi ta muốn đánh giá tầm cỡ của một ngôi trường truyền thống ta nhìn vào trước hết vào cơ sở hạ tầng của nó như là phòng học cho học sinh, sinh viên, các dụng cụ trang thiết bị học tập, khuân viên trường, nhìn vào đội ngũ giáo viên, phong cách học sinh, sinh viên của trường đó. Cũng đóng vai trò tương tự như vậy thì một website của một tổ chức đào tạo trực tuyến cũng thể hiện được phần nào quy mô, chất lượng, độ chuyên nghiệp, uy tín của tổ chức đó. Chất lượng của website cũng đóng góp vai trò rất lớn trong việc ảnh hưởng đến quyết định học hay không học của người thăm quan website. Khi vào website: vietnamlearning.vn ta thấy ngay được rằng website được thiết kế và vận hành chuyên nghiệp, cung cấp nhiều thông tin tư vấn trợ giúp cho người học.
( Ứng dụng TMĐT ở giai đoạn 4.
Đặc điểm khách hàng:
Sản phẩm của doanh nghiệp có tính chất đặc thù là sản phẩm dịch vụ điện tử. Việc cung cấp dịch vụ được cung cấp hoàn toàn thông qua website. Do đó khách hàng truyền là 0% và khách hàng giao dịch có liên quan đến website là 100%. Vì vậy, doanh thu từ khách hàng TMĐT là 100%
Đây là những khách hàng không có điều kiện học bình thường: những người không có đủ thời gian để đến các trung tâm học (nhân viên, doanh nhân…); Những người ở xa các trung tâm không thuận lợi về địa lý; những người không đủ tiền đi học tại các trường, hay các trung tâm. Là những khách hàng năng động, ham học hỏi và thích cái mới, thích công nghệ, yêu thích sự tiện ích.
1.3 Đánh giá website hiện tại
Tiêu chí
www.vietnamlearning.vn
Tính phổ biến
7
9
8
8
Tiếp cận toàn cầu
6
4
4
10
Mức độ phong phú
3
8
8
9
Mật độ thông tin
8
9
8
8
Khả năng tương tác
9
9
9
9
Khả năng điều dẫn
8
8
8
9
Bầu không khí web
9
9
9
9
Tổng điểm
50
56
54
62
(Thang điểm 10)
Ưu điểm:
Hiện tại trang web VietnamLearning.vn đang hoạt động khá hiệu quả. Bên cạnh việc cung cấp các khóa học trực tuyến, trên website còn có các bài viết, chuyên mục khác liên quan đến các khóa học, hay các giải pháp đào tạo tốt nhất. Về các dịch vụ tương tác với khách hàng cũng được thực hiện khá tốt. Các dịch vụ bao gồm: dịch vụ đào tạo chiến lược và dịch vụ phát triển nội dung đào tạo.
GK hiểu rằng mỗi khách hàng đều có những nhu cầu đào tạo khác nhau, và website làm việc để nắm bắt và tối ưu hóa những nhu cầu riêng biệt đó. Dịch vụ tư vấn đào tạo chiến lược tập trung vào chiến lược hành động, GK luôn đề xuất những phương án đào tạo tối ưu nhất theo từng giai đoạn cho các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn.
Nhờ dự đoán được các vấn đề có thể xảy ra và thiết lập các mục tiêu hợp lý, nên các hoạt động tư vấn chương trình đào tạo của doanh nghiệp luôn bảo đảm rằng, các khách hàng sẽ hiểu rõ tiềm năng của các dịch vụ và sản phẩm cũng như giải pháp dành cho họ.
Bên cạnh đó, GK thiết kế và xây dựng mới nội dung đào tạo theo yêu cầu khách hàng nhằm hỗ trợ mục tiêu đào tạo trực tuyến của riêng khách hàng.
Phát triển các khóa học hỗ trợ mục tiêu kinh doanh của khách hàng; nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên và mức độ thỏa mãn của khách hàng
Triển khai đào tạo nhất quán và đồng thời cho tất cả các nhân viên
Kết hợp đánh giá và kiểm tra theo yêu cầu khách hàng để xác nhận quá trình đào tạo
So với các website trong cùng ngành kinh doanh đào tạo trực tuyến thì Vietnamlearning.vn là tốt hơn cả về chất lượng cũng như dịch vụ. Hầu hết các website đào tạo trực tuyến hiện nay chỉ dừng lại ở việc đào tạo 1 môn học, mà nhiều nhất là tiếng anh, như globaledu.com.vn hay hoctienganhonline.net
VietnamLearning.vn là giải pháp đào tạo tổng thể cho các học viên. Khi vào đây, khách hàng có rất nhiều khóa học để lựa chọn. Bao gồm: các khóa học về kỹ năng IT chuyên nghiệp, các khóa học về kỹ năng kinh doanh, các bộ ứng dụng Microsoft office và các khóa học về Anh ngữ quốc tế.Bên cạnh đó, VietnamLearning còn cung cấp các hệ thống quản lý đào tạo (như EKP vàng, bạc , đồng…)
Ngoài ra 1 ưu điểm nữa của website dành cho những khách hàng mới, khi chưa quyết định xem nên học gì cho mình, thì VietnamLearning sẽ dành cho khách hàng các khóa học thử miễn phí, giúp các khách hàng dễ dàng chọn cho mình những khóa học thích hợp.
Nhược điểm
Tuy nhiên 1 vấn đề được đặt ra là giá của mỗi khóa học là tương đối cao, trung bình là từ 500k trở nên cho mỗi khóa học. Điều này cũng làm thu hẹp tập khách hàng cho công ty.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
2.1 Phân tích PEST
2.1.1 Tốc độ ứng dụng TMĐT
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng lớn, hệ thống trường lớp tuy đã được đầu tư phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng song cũng không thể đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của người học.
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo trực tuyến (ĐTTT) đang là một loại hình cần được nhân rộng nhằm tạo cơ hội cho người học có thể tự học, tự nghiên cứu và trau dồi kiến thức. Thương mại điện tử trở thành công cụ để các doanh nghiệp mở rộng quy mô cũng như các loại hình đào tạo của mình. Ưu điểm của Thương mại điện tử trong trường hợp này là vấn đề tiện lợi, nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi,…
(Theo báo cáo Thương mại điện tử 2008)
Kết quả điều tra với 1600 doanh nghiệp trên cả nước của Bộ Công Thương trong năm 2008 cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở những mức độ khác nhau. Đầu tư cho thương mại điện tử đã được chú trọng và mang lại hiệu quả rõ ràng cho doanh nghiệp.
Một trong những điểm sáng nhất về ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp là tỷ lệ đầu tư cho phần mềm tăng trưởng nhanh, chiếm 46% trong tổng đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp năm 2008. Sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư này cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đầu tư cho các phần mềm ứng dụng để triển khai thương mại điện tử sau khi ổn định hạ tầng công nghệ thông tin. 75% doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử chiếm trên 5% tổng doanh thu trong năm 2008. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử.
Các con số thống kê này cho thấy, đến thời điểm cuối năm 2008 nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
So với các năm trước, tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2008 vẫn tiếp tục tăng nhanh theo đà tăng trong hai năm 2006 và 2007. Tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp dự định xây dựng website trong tương lai gần cũng giảm đi đáng kể. Có thể thấy việc xây dựng website hiện nay là tương đối đơn giản nên trong các năm gần đây số lượng doanh nghiệp có nhu cầu đã tiến hành xây dựng website, còn lại là các doanh nghiệp chưa có nhu cầu.
(Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2009)
Kết quả điều tra của Bộ Công Thương với 2004 doanh nghiệp trên cả nước trong năm 2009 cho thấy, gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ chức triển khai ứng dụng TMĐT ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau. Việc ứng dụng TMĐT đã mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Theo kết quả khảo sát, 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã trang bị máy tính và trung bình mỗi doanh nghiệp có 25,8 máy tính. Có 98% doanh nghiệp đã kết nối Internet dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó 96% là kết nối bằng băng thông rộng (ADSL) và đường truyền riêng (leased line). Các doanh nghiệp cũng đã chú trọng tới việc khai thác ứng dụng cơ bản của TMĐT là thư điện tử (email) với 86% doanh nghiệp sử dụng email cho mục đích kinh doanh, trong đó tỷ lệ sử dụng của các doanh nghiệp lớn là 95%, doanh nghiệp nhỏ và vừa là 78%.
Điểm nổi bật trong ứng dụng TMĐT năm 2009 là tỷ lệ sử dụng các phần mềm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh có xu hướng tăng. Ngoài 92% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, các doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn đầu tư, triển khai nhiều phần mềm chuyên dụng khác như quản lý nhân sự (43%), quản lý chuỗi cung ứng (32%), quản lý khách hàng (27%), v.v...
Từ những kết quả thống kê trên cho ta thấy, các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết đã ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh và việc sử dụng phần mềm ngày càng được quan tâm hơn để giúp phát triển mạng lưới TMĐT của doanh nghiệp. Điều này có tác động rất lớn đến lĩnh vực đào tạo trực tuyến bởi lẽ, TMĐT là phương tiện để triển khai và phát triển hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành này.
2.1.2 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô
Nhân tố chính trị - pháp luật
Hiện tại, mọi hình thức học tập mà tỏ ra có hiệu quả đều được Nhà nước ủng hộ, đào tạo trực tuyến cũng làm một trong những hình thức đào tạo đang thể hiện được những ưu điểm mà hình thức đào tạo truyền thống chưa đáp ứng được như giảm chi phí học tập, tiết kiệm thời gian, khắc phục khó khăn về khoảng cách...Với những ưu điểm này thì đào tạo trực tuyến đang dần trở nên phổ biến, ít xa lạ đối với những người học và ngày càng có nhiều doanh nghiệp và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này xuất hiện, Vietnamlearning.vn là một trong số đó.
Hoạt động trong môi trường TMĐT, DN không những phải tuân thủ các Luật liên quan đến TMĐT của nước mình mà còn chịu ảnh hưởng luật về TMĐT quốc tế. Như vậy ta thấy, rào cản về luật pháp theo biên giới là không còn. Điều này đã tạo điều kiện phát triển cho DN, đặc biệt khi GKCorp là một tập đoàn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Vietnamlearning.vn với hoạt động chính là đạo tạo trực tuyến, phục vụ đối tượng khách hàng Việt Nam do vậy doanh nghiệp chưa bị chi phối nhiều bởi các chính sách luật pháp quốc tế mà chủ yếu chịu chi phối của các chính sách luật pháp Việt Nam. Tại Việt Nam, luật giao dịch điện tử đã chính thức được chính thức công bố có hiệu lực từ 1/3/2006 và luật công nghệ thông tin có hiệu lực từ 1/1/2007 đã đánh dấu bước phát triển mới của TMĐT Việt Nam. Khi đã được chính thức công nhận và được pháp luật bảo vệ thì các hoạt đông TMĐT mới có thể mạnh dạn “bung ra” như hiện nay và đào tạo trực tuyến là một trong số đó. Tuy nhiên thị trường đào tạo trực tuyến hiện tại mới đang “bung ra” một cách tự phát mà chưa có được sự hỗ trợ hay định hướng nào từ các cơ quan hữa quan.
Nhân tố kinh tế
Bất kỳ DN nào kinh doanh trên thị trường thì những thay đổi về kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của DN.Một số yếu tố thuộc môi trường kinh tế như : tốc độ tăng trưởng GDP, GNP ; lãi suất và xu hướng lãi suất; cán cân thanh toán quốc tế; xu hướng của tỷ giá hối đoái; mức độ lạm phát…
Nền kinh tế nước ta đang dần đi vào ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP, GNP không cao nhưng là đều qua mỗi năm,tỷ lệ lạm phát cũng cũng đã giảm…Thêm vào đó,VN cũng đã chính thức trở thành thành viên của WTO, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, tiếp cận những tri thức mới.Về TMĐT thì chính phủ đã thông qua kế hoạch tống thể phát triển thương mại.điện tử giai đoạn 2006-2010 . Đây là nền tảng cho việc triển khai rất nhiều hoạt động liên quan tới thươngmại điện tử trong giai đoạn 5 năm, đồng thời góp phần đưa thương mại điện tử vào cuộc sống thông qua những chính sách cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại.
Nhân tố văn hoá – xã hội
Trong yếu tố văn hóa – xã hội đặc điểm tác động rõ nhất tới hoạt động đào tạo trực tuyến nói chung là Vietnamlearning.vn nói riêng đó là nước ta đang có dân số trẻ, tỉ lệ những người trẻ chiếm khá đông, có tới 79 triệu người dưới 65 tuổi theo tổng cục thống kê,dễ dàng tiếp nhận các công nghệ mới.Theo VNNIC tính đến 12/2007 thì số người sử dụng internet tại VN là 18,551,409 chiếm 22,4% dân số. Họ chính là những người thích những ứng dụng mới mẻ của công nghê, tiếp nhận những ý tưởng mới tốt hơn và đặc biệt rất ham học hỏi. Những điều đó là những điều mang lại thuận lợi cho hoạt động đào tạo trực tuyến bởi đây là hình thức đào tạo mới mẻ, không đòi hỏi người học phải đến lớp học truyền thống mà có thể học bất cứ ở đâu nếu có đủ các điều kiện đi kèm như có máy tính, có mạng internet, có tài khoản học tập. Chính vì vậy mà trong thời gian gần đây hoạt động đào tạo trực tuyến đang được lưu tâm đến nhiều hơn.
Bên cạnh những thuận lợi đó cũng có những trở ngại đó là việc học qua mạng cần có sự tự giác khá cao của người học trong khi đó tại Việt Nam, phần đông người học vẫn thụ động trong học tập, đó là hệ quả của phương pháp giáo dục của chúng ta. Do vậy việc học trực tuyến chưa đạt được hết hiệu quả như mong muốn do vậy mà nhiều người học chưa mặn mà với hình thức này.
Nhân tố công nghệ
Công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới tới khả năng và mức độ ứng dụng của DN. Một số yếu tố cần quan tâm như tình hình phát triển internet, bản quyền phần mềm, ứng dụng CNTT trong DN, an ninh & an toàn trong giao dịch TMĐT…
Có thể nói đào tạo trực tuyến là một sản phẩm của thời đại công nghệ thông tin do vậy đây là yêu tố có tác động rõ ràng nhất. Sự phổ biến của tin học và internet đã làm tiền đề cho sự phát triển của hoạt động đào tạo trực tuyến. Trong những năm gần đây internet Việt Nam đã phát triển rất nhanh và những các nhân hay tổ chức năng động, họ đã tìm thấy các cơ hội kinh doanh mới. Hầu như mọi thứ trong cuộc sống thực đang được số hóa mạnh mẽ. Điều đó thúc đẩy cho hoạt động đào tạo trực tuyến tuyến diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, song hành với sự phát triển mạnh mẽ của internet thì người dùng cũng bắt đầu phải lo lắng nhiều hơn đên tính bảo mật khi mà internet vẫn đang là mảnh đất màu mỡ cho những hacker khai thác thông tin cá nhân. Điều đó là cản trở lớn đối với việc thuyết phục mọi người tham gia vào các hoạt động giao dịch trực tuyến nói chung và đào tạo trực tuyến nói riêng.
Ở nước ta tình đến T12/2007 thì tỷ lệ số người sử dụng internet là 22,4%, tổng băng thông kênh kết Quốc tế của VN là 10,508 Mbps, tổng băng thông kênh kết nối trong nước là 25,412 Mbps.
Tuy nhiên thì về vấn đề công nghệ ở VN chỉ mới phát triển về chiều rộng, còn chiều sâu chưa được đảm bảo. Hạ tầng CNTT và viễn thông chưa đáp ứng được yêu cầu, hệ thống thanh toán còn nhiều bất cập, an ninh mạng chưa đảm bảo, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, môi trường xã hội và tập quán kinh doanh chưa tương thích, nhận thức về TMĐT còn thấp. Chính vì vậy mà thói quen giao dịch trực tuyến vẫn chưa hình thành nhiều, đặc biệt là về vấn đề học trực tuyến, mức độ tiếp cận đến ứng dụng này vẫn chưa cao.
2.2 Phân tích môi trường ngành
Phân tích cạnh tranh trong ngành
- Số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh: Ngành kinh doanh đào tạo trực tuyến hiện nay là khá mới mẻ, tuy nhiên thì số lượng các DN tham gia vào lĩnh vực này cũng không phải là thấp. Bên cạnh một số website có thể kể đến như hoctienganhonline.net, globaledu.com.vn… thì còn có các doanh nghiệp, trường ĐH cũng mở nhiều lớp đào tạo trực tuyến. Tuy nhiên Vietnamlearning.vn là giải pháp đào tạo tổng thể ở hầu hết các lĩnh vực, còn các các website khác chỉ dừng lại ở 1 vài lĩnh vực.Do vậy sự cạnh tranh này là không cao.
- Sự khác biệt giữa các sản phẩm: Ở môi trường kinh doanh TMĐT thì sự khách biệt sản phẩm giữa các DN là không lớn. Các sản phẩm / dịch vụ ở ngành kinh doanh đào tạo trực tuyến này cũng vậy. Và cạnh tranh chủ yếu ở đây là về chất lượng dịch vụ và giá. Ở VietnamLearning giá không phải là thấp, tuy nhiên VietnamLearning lại đa dạng hóa nhiều sản phẩm/dịch vụ, tức là có nhiều chương trình học, do vậy vẫn thu hút được nhiều khách hàng.
- Mức độ tăng trưởng trong ngành: Ở ngành kinh doanh ứng dụng TMĐT thì mức độ này là thấp. Đặc biệt lĩnh vực đào tạo trực tuyến lại là lĩnh vực khá mới mẻ, không nhiều người sử dụng dịch vụ này. Do vậy sự cạnh tranh này cũng là tương đối.
- Thích ứng mang tính chiến lược cao : Trong ngành kinh doanh TMĐT, khi 1 website được mở ra nghĩa là 1 ý tưởng mới được ra đời, và tất nhiên khi đó website sẽ dễ dàng bị sao chép các mô hình hoạt động.VietnamLearning.vn là một mô hình khá mới và đang hoạt động khá hiệu quả, do đó việc bị sao chép các ý tưởng là khá dễ dàng, khiến việc cạnh tranh càng trở nên lớn với cả đối thủ sẵn có và các đối thủ tiềm ẩn.
Có thể nói đào tạo trực tuyến vẫn đang là ngành phân tán mỏng và mức cạnh tranh trong ngành không cao
Điểm đánh giá 4/10
Các rào cản ra nhập ngành
Có thể nói đào tạo trực tuyến nghe có vẻ rất hấp dẫn khi người ta nói đến những lợi ích mà ngành này mang lại nhưng để phát triển một hệ thống đào tạo như vậy không đơn giản. Có khá nhiều trở ngại.
- Chi phí cố định: chi phí để tham gia kinh doanh trong ngành ứng dụng TMĐT là tương đối cao. Ta tạm liệt kê ra một vài chi phí: chi phí cho một hệ thống công nghệ gồm máy móc, thiết bị truyền thông,