Ngày 23/07/1963 , 14 nhà tư sản người Việt gốc Hoa đã góp vốn ban đầu gồm 35.000 cổ phần, để thành lập Công ty, cuối năm 1964 số vốn tăng 70.000 cổ phần , đến năm 1967 xây dựng hoàn thành 03 nhà máy có tên gọi: VIFOINCO,VILIHICO, VIKAINCO, trong đó VIFOINCO mang nhãn hiệu chung là VIFON.
Nhà máy đi vào hoạt động sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước đóng nhận khá tốt, bao gồm:
- Mì ăn liền : với 3 dây chuyền sản xuất với công suất 30.000 gói/ca.
- Bột ngọt : với 3 dây chuyền sản xuất với công suất 2.000 tấn/năm.
- Cùng với các sản phẩm như: Bột hồ, bột mứt, bánh kẹo, tàu vị yểu, cá hộp, thịt hôp.
Lực lượng lao động : 700 người(chủ yếu là người Hoa), đội ngũ Kỹ Sư được đào tạo phần lớn ở Nhật Bản và Đài Loan.
Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ thuộc lọai hiện đại bật nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
110 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4465 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích và đánh giá thành phẩm và bán thành phẩm công ty VIFON, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
&
Tp HCM , ngày…… tháng…… năm 2011
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
&
Tp HCM , ngày…… tháng…… năm 2011
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÔNG TY
I.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Vifon:
1.1 Tổng quan
Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM VIỆT NAM
Tên giao dịch quốc tế : VIETNAM FOOD INDUSTRIES JOINT STOCK COMPANY.
Thương hiệu: VIFON.
Logo : Bộ lư và chử VIFON màu đỏ.
Địa chỉ: 913 Trường Chinh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM
Khuôn viên rộng 67.000m2.
Điện thoại: (84).(08).3.8.153947-(08).3.8.153933
Fax: (84).3.8.153059.
Email: vifon@hcm.vnn.vn
Website:
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
SXKD trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ các loại nông sản, thịt, hải sản.
Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
Kinh doanh bất động sản , xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
Sản phẩm chính :
Mì ăn liền các loại.
Các sản phẩm chế biến từ gạo: phở, bún, miến, cháo, hủ tiếu, bánh đa….
Bột canh, viên canh, thịt hầm, tương ớt các loại….
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
1.2.2 Những ngày đầu thành lập
Ngày 23/07/1963 , 14 nhà tư sản người Việt gốc Hoa đã góp vốn ban đầu gồm 35.000 cổ phần, để thành lập Công ty, cuối năm 1964 số vốn tăng 70.000 cổ phần , đến năm 1967 xây dựng hoàn thành 03 nhà máy có tên gọi: VIFOINCO,VILIHICO, VIKAINCO, trong đó VIFOINCO mang nhãn hiệu chung là VIFON.
Nhà máy đi vào hoạt động sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước đóng nhận khá tốt, bao gồm:
Mì ăn liền : với 3 dây chuyền sản xuất với công suất 30.000 gói/ca.
Bột ngọt : với 3 dây chuyền sản xuất với công suất 2.000 tấn/năm.
Cùng với các sản phẩm như: Bột hồ, bột mứt, bánh kẹo, tàu vị yểu, cá hộp, thịt hôp.
Lực lượng lao động : 700 người(chủ yếu là người Hoa), đội ngũ Kỹ Sư được đào tạo phần lớn ở Nhật Bản và Đài Loan.
Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ thuộc lọai hiện đại bật nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
1.2.3 Vifon sau ngày 30/04/1975
Kể từ sau năm 1975, Công ty Vifon được nhà nước tiếp quản và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, liên tục mở rộng và phát triển, đi đầu trong ngành thực phẩm Việt Nam lúc bấy giờ.Ngày 09/05/1992 Bộ Công Nghiệp nhẹ ra quyết định số 336/QĐ-TCLĐ chuyển Xí Nghiệp Liên Hiệp Bột Ngọt- Mì An Liền và Nhà Máy Bột Ngọt Tân Bình Thành Công Ty Kỷ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam, Tên Giao Dịch : VIET NAM FOOD INDUSTRIES COMPANY (Gọi tắt : VIFON) bao gồm VIFON và các thành viên :
Nhà Máy thực phẩm Thiên Hương.
Nhà Máy Mì Bình Tây.
Nhà Máy Thực phẩm Nam Hà.
Nhà Máy Cơ Khí Tân Bình.
Nhà Máy thực phẩm Việt Trì .
Cùng với các đơn vị liên doanh trong và ngòai nước :
Công Ty Liên Doanh ORSAN VIỆT NAM.
Công Ty Liên Doanh AJINOMOTO VIỆT NAM.
Xí Nghiệp Liên Doanh ViFon - Hà Nội.
Xí Nghiệp Liên Doanh ViFon – Vinh.
Xí Nghiệp Liên Doanh ViFon – Đà Nẵng.
Năm 1995-2004 Công Ty Liên Doanh với ACECOOK (VIFON - ACECOOK). Sau đó Vifon và Acecook đã tách riêng
Cuối năm 2003 , thực hiện đề án sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Bộ Công Nghiệp, Công ty chuyển thành Công ty Cổ Phần vốn 51% của Nhà Nước .
Từ năm 2004, sau khi cổ phần hóa đợt 01. Công ty đã đổi tên thành "Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam - Vietnam Food Industries Joint Stock Company"
Năm 2005 được sự đồng ý của Bộ Công Nghiệp, Công ty đưa 51% phần vốn của Nhà Nước bán đấu giá ra bên ngoài để trở thành Công Ty Cổ Phần 100% vốn sở hữu tư nhân.
Hiện nay công ty có khoảng trên 2000 cán bộ công nhân viên, gồm 6 phòng ban và 4 phân xưởng sản xuất, đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và lành nghề, máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.
I.2. Hệ thống điều hành và phân công nhân sự quản lý:
2.1. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:
Bộ máy quản lý công ty gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, hai Phó tổng giám đốc và Giám đốc. Trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền quyết định cao nhất.
Tổng giám đốc: một người, phụ trách trực tiếp toàn bộ hoạt động của công ty.
Phó tổng giám đốc 1: phụ trách Phòng kế toán - tài chính và Phòng hành chính quản trị và Phòng tổ chức lao động.
Phó tổng giám đốc 2: phụ trách Phòng kế hoạch cung ứng, Phòng nghiên cứu và quản lý chất lượng, Phòng tiêu thụ sản phẩm, Phòng tổ chức lao động.
Giám đốc: phụ trách Phân xưởng mì, Phân xưởng gia vị, Phân xưởng thịt hầm, Phân xưởng cơ điện và Phân xưởng sản phẩm gạo.
Phòng tổ chức lao động:
Chức năng: quản lý nhân sự, nghiên cứu thực hiện các chế độ chính sách về lao động tiền lương và các chính sách lao động khác.
Nhiệm vụ: lập kế hoạch sản xuất, bố trí nhân sự, hồ sơ cán bộ công nhân viên, xây dựng nội quy, qui định, xây dựng chế độ tiền lương, lập chế độ thưởng phạt, xử lý kỷ luật và đề bạt công nhân viên chức. Ngoài ra còn đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức học tập chính trị, giáo dục tư tưởng cho công nhân viên.
Phòng kế toán - tài chính:
Chức năng: thực hiện công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế, hạch toán kinh doanh.
Nhiệm vụ: lập dự toán, kế toán tài chính, báo cáo tài chính và thống kê. Theo dõi, ghi chép phản ánh chính xác kịp thời, liên tục hệ thống số liệu nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Quản lý thu chi tiền quỹ, kiểm tra nguồn vốn và đánh giá tài sản, vật tư hàng hoá đúng định kì. Thanh toán các khoản chi phí, xây dựng kế hoạch về thuế theo quy định nhà nước.
Phòng kế hoạch cung ứng:
Chức năng: ký kết các hợp đồng kinh doanh thông qua phê duyệt của giám đốc.
Nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, soạn thảo các văn bản xuất nhập khẩu, khai thác mặt hàng, tính toán giá cả, lập hồ sơ thủ tục xuất nhập khẩu, kiểm tra hàng hoá theo hợp đồng đã ký kết.
Quản lý và cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất của công ty. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ của nhân viên.
Phòng hành chính quản trị:
Nhiệm vụ: quản lý tổ bảo vệ, cán bộ công nhân, tổ giữ xe.
Phụ trách khen thưởng, kỷ luật, quản lý chặt chẽ các giấy tờ quan trọng, tổ chức và phân công các buổi lễ, họp mặt toàn công ty.
Phòng tiêu thụ sản phẩm:
Bao gồm: bộ phận bán hàng tại chỗ, bộ phận tiếp thị và bộ phận marketing.
Nhiệm vụ: khai thác các sản phẩm, tìm hiểu thị trường và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, ký kết các đơn đặt hàng.
Phòng nghiên cứu quản trị chất lượng:
Bao gồm: bộ phận KCS và bộ phận kỹ thuật
Nhiệm vụ: nghiên cứu các sản phẩm mới, áp dụng công nghệ vào sản xuất tại các phân xưởng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đồng thời bảo trì máy móc, thiết bị tại các phân xưởng sản xuất.
2.2. Sơ đồ tổ chức công ty Vifon
1.1 Sơ đồ tổ chức công ty Vifon
I.3. Xu hướng phát triển của công ty Vifon:
3.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm thị trường nội địa
Do đặc điểm tiêu thụ của ngành hàng , cũng như các biến động về chính sách bán hàng của năm 2005, 2006 để so sánh tình hình tiêu thụ qua các năm tương đối chính xác và phù hợp với thị trường, làm cơ sờ dự báo cho các năm tiếp theo trong hoạt động thực tiễn tại đơn vị.
Bảng 1.1 Sản lượng tiêu thụ 2005-2008
ĐVT : Tấn
NĂM
SẢN LƯỢNG
TĂNG TRƯỞNG
2008
11.980
116.3%
2007
10.300
115.6%
2006
8.909
96.6%
2005
9.219
-
( Nguồn: Phòng Tiêu Thụ Công Ty Vifon và tính toán của tác giả Nguyễn Văn Út)
3.2. Định hướng phát triển
Định hướng phát triển : Do trước đây khi còn thuộc doanh nghiệp Nhà nước, công ty tập trung quá nhiều cho thị trường xuất khẩu ( đặc biệt là thị trường Đông Âu ) cho nên thị phần nội địa bị giảm sút đáng kể như đã nói ở phần đầu. Vì vậy định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới là chú trọng phát triển thị trường nội địa để lấy lại thị phần và vị thế của nhà sản xuất tiên phong và hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm ăn liền . Song song đó vẫn duy trì lợi thế xuất khẩu để có thể “ đứng vững bằng hai chân” trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt của thời kỳ hội nhập toàn cầu.
Sứ mệnh : Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam cam kết không ngừng nâng cao chất lượng nhằm góp phần thỏa mãn tốt nhất nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ăn liền. Bên cạnh đó vẫn đáp ứng tốt nhất các yêu cầu pháp lý về vệ sinh môi trường, chính sách an sinh xã hội cho CB-CNV , chính sách cộng đồng.
3.3. Xây dựng thương hiệu:
Tạo dựng được một thương hiệu riêng trên thị trường và trở thành thương hiệu đứng đầu trong nghành chế biến thực phẩm ăn liền tại Việt Nam.
Sứ mệnh thương hiệu Vifon:” Vifon đặt cho mình nhiệm vụ mang đến người tiêu dùng Việt Nam một cuộc sống thoải mái hơn nhờ vào việc sử dụng các thực phẩm ăn liền tiện lợi của Vifon”.
I.4. Qúa trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp
Công Ty Vifon sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm Mì Ăn Liền, Sản Phẩm Ăn Liền Chế Biến Từ Gạo (Phở, Hủ Tiếu, Bún, Cháo), Sản phẩm Túi Thịt Hầm và các loại Gia Vị đáp ứng mọi nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Công ty VIFON không ngừng hiện đại hóa thiết bị và công nghệ, đầu tư mạnh vào nghiên cứu để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng quốc tế. Sản phẩm của VIFON đã có mặt rất nhiều nước trên thế giới kể cả các nước có yêu cầu rất khắt khe về chất lượng như Mỹ, Úc, Nhật và các nước châu Âu.
Vài năm gần đây, với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong và ngoài nước, Vifon đã chuyển hướng một phần sang đầu tư những sản phẩm ăn liền từ gạo như: Phở, bún, bánh đa, hủ tiếu...
Đến nay, công ty Vifon đã trang bị được 4 dây chuyền sản xuất mì ăn liền, 10 dây chuyền sản xuất hủ tiếu và bún ăn liền, 1 dây chuyền sản xuất bột canh, 1 dây chuyền sản xuất tương ớt và hàng trăm máy sản xuất quan trọng khác.
Hàng năm công ty cung cấp cho thị trường một khối lượng sản phẩm rất lớn: 16.000 tấn mì ăn liền các loại, 8.000 tấn sản phẩm từ gạo, 5.000 tấn cháo ăn liền, 7.000 tấn bột canh, 1 triệu lít tương ớt, 70 triệu gói thịt hầm xuất khẩu.
Ngoài thị trường trong nước với 14 tổng đại lý, hơn 500 đại lý trải dài 64/64 tỉnh thành với hơn 32.000 điểm bán lẻ, Vifon hiện đã xuất khẩu ra nước ngoài với hơn 40 quốc gia trên thế giới.
Không chỉ quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã đẩy mạnh các hoạt động mang tính cộng đồng như: Xây dựng nhà tình thương, tài trợ đêm hội trăng rằm, tài trợ chiến dịch mùa hè xanh, ủng hộ đồng bào thiên tai. . . Chính vì thế, bên cạnh những thành tích đạt được trong sản xuất kinh doanh, Vifon đã nhận được rất nhiều bằng khen của Chính phủ như:
Liên tục đạt danh hiệu xuất sắc, tiên tiến hàng năm của Bộ chủ quản.
Là đơn vị duy nhất trong ngành thực phẩm ăn liền được nhận bằng khen của Thủ tướng về những đóng góp vào công cuộc xây dựng CNXH
Với thông điệp “ Vifon - Vị ngon đậm đà vươn xa thế giới”, Vifon chưa bao giờ dừng lại trong cuộc hành trình khẳng định hương vị Việt Nam. Hiện nay, Vifon tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu bằng các chiến lược đầu tư phát triển đa ngành hàng, đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới công nghệ và quảng bá sản phẩm ra nước ngoài, góp phần thúc đẩy và tạo thêm giá trị cho những sản phẩm của nền nông nghiệp Việt Nam.
1.2. Hình ảnh một số sản phẩm của công ty Vifon sản xuất
I.5. Bố trí mặt bằng xây dựng của công ty:
5.1 Địa điểm xây dựng:
Mặt bằng công ty nằm bên cạnh Khu công nghiệp Tân Bình.
Phía Bắc: giáp đường Trường Chinh.
Phía Tây: giáp kênh Tham Lương.
Phía Đông: giáp Công ty dệt Thành Công.
Phía Nam: giáp khu công nghiệp Tân Bình.
5.2 Sơ đồ mặt bằng xây dựng của công ty Vifon
I.6. Cơ cấu tổ chức sản xuất quản lý chất lượng:
6.1. An toàn lao động:
Tất cả các bộ phận truyền động của thiết bị trong nhà máy đều có bộ phận che chắn, đảm bảo được an toàn cho công nhân vận hành thiết bị.
Các thiết bị điện phải được lắp đặt, bố trí đúng kỹ thuật tuyệt đối an toàn về điện, cách điện tốt và có nối đất.
Các cầu dao, công tắc điện, hộp điều khiển phải được đặt ở vị trí thuận tiện để công nhân có thể kịp thời tắt cầu dao ngừng máy khi có sự cố.
Trong từng phân xưởng, từng loại máy móc thiết bị đều có những bảng hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân khi vận hành, ghi rõ và dễ hiểu.
Từng phân xưởng có soạn thảo các bản nội quy an toàn và bảo hộ lao động, đồng thời hướng dẫn thao tác, biện pháp xử lí khi có sự cố đối với từng công nhân.
Ngoài ra còn có những biển báo, khẩu hiệu về an toàn lao động được bố trí ở những nơi hợp lí.
Ä An toàn lao động trong nhà máy đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, sức khoẻ và tính mạng công nhân cũng như tình trạng máy móc, thiết bị. Vì vậy, nhà máy luôn quan tâm đúng mức, phổ biến rộng rãi để công nhân và mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Đồng thời đã đề ra những nội quy rất chặt chẽ để đề phòng.
6.2. Phòng cháy chữa cháy:
Phòng cháy chữa cháy được xem trọng vì ảnh hưởng đến lợi ích của công ty, tài sản và tính mạng con người.
Trang bị đầy đủ thiết bị chữa cháy.
Tập huấn cho cán bộ công nhân viên hàng năm.
Các đường lưu thông trong nhà máy đủ rộng để các phương tiện chữa cháy lưu thông dễ dàng.
Trang bị thiết bị chữa cháy tại chỗ cho mỗi khu vực sản xuất.
Các phân xưởng bố trí nhiều cửa thoát hiểm phòng khi có sự cố xảy ra.
Ở mỗi phòng ban, mỗi khu vực sản xuất đều có trang bị công cụ phòng cháy chữa cháy và những hướng dẫn cụ thể để thuận tiện sử dụng và kịp thời xử lí khi xảy ra sự cố.
6.3 Vệ sinh công nghiệp:
6.3.1. Vệ sinh cá nhân:
Mỗi cá nhân phải thực hiện đúng các quy định về vệ sinh của nhà máy, đặc biệt ở khâu tiếp xúc với bán thành phẩm và thành phẩm.
Chế độ bảo hộ: trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân mỗi năm, khám sức khỏe định kì cho công nhân. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, phụ cấp làm thêm giờ.
6.3.2. Vệ sinh phân xưởng:
Thiết bị chiếu sáng: ngoài việc sử dụng thiết bị chiếu sáng cho các bộ phận làm việc, công ty còn tận dụng nguồn sáng tự nhiên để chiếu sáng.
Thông gió: lượng nhiệt thoát ra môi trường xung quanh là rất lớn, nhất là trong xưởng sản xuất chính. Vì vậy, ngoài hệ thống thông gió tự nhiên (ống khói, các cửa, cấu tạo nhà xưởng kiểu mái vòm…) nhà máy còn bố trí thêm hệ thống thông gió khác như: dùng quạt, máy điều hòa không khí để đảm bảo cho sức khỏe công nhân.
Sau mỗi ca sản xuất tiến hành vệ sinh phân xưởng, đảm bảo điều kiện tốt cho ca sản xuất tiếp theo.
6.3.3. Vệ sinh thiết bị:
Toàn bộ quy trình sản xuất đều khép kín, yêu cầu đảm bảo vệ sinh máy móc và thiết bị.
Thực hiện các yêu cầu vệ sinh thiết bị theo yêu cầu công nghệ, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thiết bị và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vệ sinh thiết bị sản xuất: nhà máy thường tiến hành vệ sinh thiết bị sau mỗi ca sản xuất và vệ sinh định kì thiết bị , nhà xưởng theo qui định.
CHƯƠNG II. HỆ THỐNG PHÂN TÍCH /QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY VIFON
II.1 Hệ thống quản lý chất lượng :
Bộ Phận Phân Tích/Phòng Quản Lý Chất Lượng Công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam (Vifon) được trang bị hệ thống máy móc thiết bị kiểm nghiệm hiện đại , có đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng và nhân viên phân tích lành nghề . Đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Có khả năng thực hiện kiểm tra, phân tích, thử nghiệm các mẫu thực phẩm, rau quả, đồ hộp,nước... theo các tiêu chuẩn: TCVN, ISO hiện hành.
Xác định các tính chất cảm quan của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.
Xác định độ ẩm , độ chua ( trong bột , vắt mì , vắt bún ,….)
Xác định hàm lượng chất béo của bán thành phẩm và thành phẩm.
Xác định hàm lượng lipit, tro không tan trong HCl, hàm lượng NaCl.
Xác định các chỉ số acid ,chỉ số peroxit
Phân tích các chỉ tiêu vi sinh chỉ thị và vi sinh gây bệnh trong thực phẩm nhằm đánh giá tình trạng vệ sinh, ngộ độc thực phẩm về mặt vi sinh như: tổng số vi sinh vật, Coliform, Coliform phân, E.Coli, Enterobacteriaceae,Staphylococcus aureus, Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus, Listeria monocytogenes,Bacillus aureus, Pseudomonas aeruginosa,Clostridium perfringens, tổng số nấm men, nấm mốc,…
Phòng được trang bị các thiết bị phân tích, thí nghiệm đồng bộ và tiên tiến của các hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới như :
Cân phân tích điện tử hãng Precisa
Lò nung mẫu hãng Nabertherm
Tủ sấy mẫu hãng Memmert (Đức)
Máy hút ẩm XM 60
Máy FOSS SoxtecTM
Máy Cất Nước Automatic Water Still
Đội ngũ cán bộ -nhân viên phân tích hoá nghiệm được đào tạo các khoá học nâng cao trình độ, kỹ năng phân tích & hệ thống quản lý chất lượng định kỳ hàng năm và luôn được trẻ hoá. Phòng thí nghiệm luôn được cung cấp và cập nhật bổ sung phiên bản mới nhất các tài liệu phục vụ phân tích thí nghiệm cũng như quản lý hệ thống chất lượng từ các cơ quan hữu quan, kể cả truy cập từ mạng Internet như: tiêu chuẩn Việt Nam TCVN; tiêu chuẩn quốc tế ISO.
II.2 Tìm hiểu về các hóa chất được sử dụng trong phòng phân tích hóa lý :
2.1 Hydrochloric acid 32% (HCl 32%)
Nhận dạng về hợp chất
Thành phần của sản phẩm
Tên sản phẩm: Axit clohydric 32%
Thông tin về thành phần
Là dung dịch lỏng
Các thành phần độc hại: Axít clohydric 32%.
Nhận dạng các mối nguy hại
Gây bỏng.Làm tấy hệ thống hô hấp.
Cách xử lý sơ bộ
Sau khi bị hít phải: Thở bằng không khí sạch. Đưa đến bác sĩ.
Sau khi tiếp xúc vào da: Rửa sạch với nhiều nước. Dùng polyethylene glycol 400 xoa nhẹ vào vết thương. Ngay lập tức thay áo quẩn bị nhiễm bẩn.
Sau khi bị tiếp xúc vào mắt: Mở to mí mắt và rửa mắt với thật nhiều nước ít nhất 10 phút. Gọi ngay bác sĩ chuyên khoa mắt đến.
Sau khi nuốt phải: Cho nạn nhân uống thật nhiều nước, tránh nạn nhân nôn mửa (có thể dẫn đến thủng dạ dày). Đưa đến bác sĩ.
Yêu cầu bác sĩ : Thông rửa dạ dày.
Cách xử lý khi cháy
Các Phương tiện dập tắt lửa thích hợp: bố trí ở những nơi lân cận chứa hóa chất.
Những rủi ro đặc biệt: là chất khó cháy. khi cháy cỏ thể tạo ra những hơi/ khí độc hại. Khí Hydro có thể tạo thành khi tiếp xúc với các kim loại nhẹ (gây nguy hiểm cháy nổ).
Các dụng cụ bảo hộ đặc biệt cho cứu hoả: Không được ở khu vực nguy hiểm nếu chưa được trang bị quần áo bảo hộ hóa chất phù hợp, và bình thở oxy.
Thông tin khác: Không để nước đập lửa đi vào hệ thống nước bề mặt hoặc nước ngầm.Dùng nước để hấp thu các hơi khí thoát ra.
Biện pháp phòng ngừa.
Cách phòng ngừa đối với người: Tránh tiếp xúc trực tiếp. Không được hít hơi axit. Đảm bảo đầy đủ không khí sạch trong phòng kín.
Đối với môi trường: Không để axit chảy vào hệ thống thoát nước.
Biện pháp làm sạch/hấp phụ: Dùng các tác nhân hấp thụ chất lỏng (ví dụ: Chemizorb). Xúc tiến việc thải bỏ. Làm sạch các khu vực bị ảnh hưởng.
Ghi chú thêm: Giảm thiểu nguy hại bằng cách trung hoà với dung dịch NaOH loãng hoặc dung dịch nước vôi, đá vôi, Na2CO3.
Bảo quản và tồn trữ
Bảo quản: Không có yêu cầu.
Tồn trữ: Đậy kín nút. Đặt nơi khô ráo.
Nhiệt độ bảo quản: Nhiệt độ phòng.
Yêu cầu đối với kho bảo quản và bình chứa: bình chứa không làm bằng các vật liệu kim loại.
Bảo vệ cá nhân
Các thiết bị bảo hộ cá nhân: Quần áo bảo hộ nên chọn phù hợp với nơi làm việc, phụ thuộc vào nồng độ và hàm lượng các chất độc thao tác.
Bảo vệ hô hấp: Bắt buộc phải thực hiện khi có sự tạo thành hơi/ khí.
Bảo vệ mắt: Bắt buộc thực hiện.
Bảo vệ tay: Bắt buộc thực hiện.
Các dụng cụ bảo hộ khác: Quần áo bảo hộ bền với acid
Vệ sinh công nghiệp: Thay quần áo bị nhiễm hoá chất ngay lập tức. Sử dụng kem bảo vệ da, rửa tay và mặt sau khi làm việc với các hoá chất.
Tính chất vật lý và hóa học
Thể : lỏng
Màu sắc: Không màu đến hơi vàng
Mùi vị: hăng.
pH (tại 200C): <1
Độ nhớt động học: 1.9 mPa*s ở 150C
Nhiệt độ nóng chảy: -400C
Nhiệt độ sôi: Không xác định
Điểm chớp cháy: Không xác định
Giới hạn nhiệt độ nổ trên và dưới không xác định.
Áp suất hơi: (20°C) 21.3 hPa
Tỷ trọng: (20°C) 1.16 g/cm3
Tính tan: Tan trong nước ở 20oC
Thông tin độc tính
Là hóa chất ăn mòn mạnh.
Sau khi hít hơi axit: làm tấy hệ thống hô hấp.
Sau khi tiếp xúc vào da: Gây bỏng.
Sau khi nuốt vào: Làm hỏng miệng, thực quản, dạ dày. Có thể làm thủng thực quản, dạ dày. Sau một thời gian tích lũy có thể ảnh hưởng đến tim mạch.
Một số chú ý khác: Sản phẩm cần được sử dụng cẩn thận khi làm việc với các hóa chất.
Thông tin về sinh thái
Ảnh hưởng đến sinh thái : Lượng hoá chất ảnh hưởng đến sinh thái chưa có thông tin rõ ràng
Ảnh hưởng đến sinh vật: Độc đối với những sinh vật sống ở nước. Ảnh hưởng đến cá và các sinh vật phù du. Sẽ tạo thành các hỗn hợp ăn mòn kh