Ngày nay hàng ngoại ngập tràn trên thị trường Việt Nam, cà phê cũng không
nằm ngoài số ñó. Việt Nam là một quốc gia xuất khẩucà phê lớn thứ 2 trên thế giới
sau Brazin nhưng chúng ta xuất khẩu chủ yếu là dạngthô. Trước năm 2003 Nescafe là
hãng chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường café hòa tan với 55,95% thị phần,
Vinacafe chiếm 38,45% thị phần, số còn lại chia nhỏcho các nhãn hiệu cà phê nhập
khác. Thế nhưng sau khi G7 nhập cuộc thì cục diện ñã có sự thay ñổi rất lớn: Nescafe
chỉ còn chiếm 39% thị phần, Vinacafe chỉ chiếm 31% thị phần, G7 leo lên ñến 27%
thị phần. Tuy bước ñầu dành ñược nhiều thành công nhưng G7 cần phải vươn xa hơn
nữa, ñưa thương hiệu café G7 của Trung Nguyên trở thành một thương hiệu cà phê
hòa tan nổi tiếng không những ở thị trường trong nước mà ñược cả thế giới biết ñến.
Trong ñó tìm hiểu rõ ñược các nhân tố tác ñộng ñếnlượng tiêu thụ café là một nhân
tố quan trọng quyết ñịnh thành bại của thương hiệu café hòa tan G7 của Trung
Nguyên.
33 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 12448 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích và dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phân Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội đến hết năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Thị Cẩm Chi Môn: Kinh tế học quản lý
1
Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu ñề tài
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Ngày nay hàng ngoại ngập tràn trên thị trường Việt Nam, cà phê cũng không
nằm ngoài số ñó. Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới
sau Brazin nhưng chúng ta xuất khẩu chủ yếu là dạng thô. Trước năm 2003 Nescafe là
hãng chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường café hòa tan với 55,95% thị phần,
Vinacafe chiếm 38,45% thị phần, số còn lại chia nhỏ cho các nhãn hiệu cà phê nhập
khác. Thế nhưng sau khi G7 nhập cuộc thì cục diện ñã có sự thay ñổi rất lớn: Nescafe
chỉ còn chiếm 39% thị phần, Vinacafe chỉ chiếm 31% thị phần, G7 leo lên ñến 27%
thị phần. Tuy bước ñầu dành ñược nhiều thành công nhưng G7 cần phải vươn xa hơn
nữa, ñưa thương hiệu café G7 của Trung Nguyên trở thành một thương hiệu cà phê
hòa tan nổi tiếng không những ở thị trường trong nước mà ñược cả thế giới biết ñến.
Trong ñó tìm hiểu rõ ñược các nhân tố tác ñộng ñến lượng tiêu thụ café là một nhân
tố quan trọng quyết ñịnh thành bại của thương hiệu café hòa tan G7 của Trung
Nguyên.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn ñề nghiên cứu
Như ñã nói ở trên,sự thành công của thương hiệu café Trung Nguyên còn là sự
thắng lợi của thương hiệu Việt, ñể ñưa ra ñược những biện pháp hiệu quả thúc ñẩy
lượng tiêu thụ café hòa tan G7 thì cần phải nghiên cứu thị trường và các nhân tố tác
ñộng ñến cầu café hòa tan, chính vì vậy nhóm em chọn ñề tài nghiên cứu là “Phân tích
và dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phân Trung Nguyên trên
ñịa bàn Hà Nội ñến hết năm 2010”
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu vấn ñề này chúng em ñã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cầu
và ước lượng cầu cũng như các nhân tố tác ñộng ñến cầu. Trên cơ sở ñó nghiên cứu
phân tích các nhân tố ảnh hưởng ñến cầu và dự báo cầu về café hòa tan G7 của Trung
Nguyên.
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm Thị Cẩm Chi Môn: Kinh tế học quản lý
2
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là cầu về café hòa tan G7 của Trung Nguyên
trên phạm vi nghiên cứu là ñịa bàn Hà Nội trong năm 2009 và 3 tháng ñầu năm 2010.
1.5 Kết cấu của ñề tài
Bài thảo luận của nhóm em chia thành 4 chương như sau:
Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu ñề tài
Chương 2 : Một số vấn ñề lý luận về phân tích và dự báo cầu
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích cầu về sản phẩm cà
phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên trên ñịa bàn Hà Nội giai ñoạn
01/2009 ñến 03/2010
Chương 4 . Dự báo về cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 ñến hết năm 2010 và
một số giải pháp thúc ñẩy tiêu thụ cà phê hòa tan G7của công ty cổ phần Trung
Nguyên trên ñịa bàn Hà Nội trong năm 2010
Chương 2 : Một số vấn ñề lý luận về phân tích và dự báo cầu
2.1 Lý luận cơ bản về cầu
Phạm Thị Cẩm Chi Môn: Kinh tế học quản lý
3
2.1.1 Cầu và các khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Nhu cầu
Nhu cầu tiêu dùng là sở thích tiêu dùng, là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người
mua mong muốn mua.
2.1.1.2 Cầu
Cầu phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả
năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai ñoạn xác ñịnh và giả ñịnh rằng
các yếu tố khác là không thay ñổi.
2.1.1.3 Lượng cầu
Lượng cầu là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả
năng mua trong một giai ñoạn nhất ñịnh, tại một mức giá xác ñịnh trong ñiều kiện các
yếu tố khác là không thay ñổi.
Cầu là tập hợp lượng cầu ở các mức giá khác nhau.
2.1.1.4 Luật cầu
Giả ñịnh rằng tất cả các yếu tố khác là không ñổi, khi giá của hàng hóa hay dịch
vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu của hàng hóa hay dịch vụ ñó giảm ñi và ngược lại.
2.1.1.5 ðường cầu
Trong kinh tế học nhập môn ñơn giản,người ta thường cố ñịnh các yếu tố như
giá cả các mặt hàng khác, mức thu nhập của người tiêu dùng…và chỉ tập trung vào
mối quan hệ giữa giá cả mặt hàng và lượng cầu về nó rồi biểu diễn mối quan hê này
thông qua ñường cầu.
ðường cầu của hàng hóa thông thường là một ñường dốc xuống thể hiện mối
quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá và lượng cầu: khi giá tăng thì lượng cầu giảm và khi giá
giảm thì lượng cầu tăng, ñó là sự dịch chuyển dọc theo ñường cầu.
Phạm Thị Cẩm Chi Môn: Kinh tế học quản lý
4
2.1.1.6 Hàm cầu
Hàm cầu cho biết lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả
năng mua tại các mức giá khác nhau khi các yếu tố khác là không ñổi.
Qd = f(P)
2.1.2 Các yếu tố tác ñộng ñến lượng cầu
2.1.2.1. Giá của bản thân hàng hóa (P)
Giá cả bản thân hàng hóa là nhân tố quan trọng quyết ñịnh ñến cầu hàng hóa ñó.
ðối với hàng hóa thông thường, khi giá của bản thân hàng hóa tăng làm cho cầu hàng
hóa giảm và ngược lại.
ðối với hàng hóa cao cấp hoặc hàng hóa GIFFEL khi giá của hàng hóa tăng
cũng có thể làm cho lượng cầu hàng hóa ñó tăng và ngược lại.
2.1.2.2. Thu nhập (M)
ðối với hàng hóa thông thường và hàng hóa cao cấp khi thu nhập tăng sẽ làm
cho cầu về hàng hóa tăng và ngược lại.
ðối với hàng hóa thứ cấp thì khi thu nhập tăng sẽ làm cho cầu về hàng hóa giảm.
Mức ñộ nhạy cảm của thay ñổi về lượng cầu của một mặt hàng khi thu nhập của
người mua thay ñổi gọi là ñộ co dãn của cầu theo thu nhập.
2.1.2.3. Giá cả của hàng hóa liên quan.
Lượng cầu không chỉ chịu tác ñộng từ giá cả của chính hàng hóa ñó mà còn từ
giá cả của hàng hóa khác. Giả ñịnh các yếu tố khác là không thay ñổi.
Phạm Thị Cẩm Chi Môn: Kinh tế học quản lý
5
Lượng cầu về một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt hàng thay thế của
nó hạ xuống. Ví dụ, lượng cầu của cà phê sẽ giảm khi giá của trà giảm…
Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm khi giá của những mặt hàng bổ sung cho nó
tăng lên. Ví dụ lượng cầu về máy in có thể giảm, nếu giá mực in, giấy in tăng lên.
Mức ñộ nhạy cảm trong thay ñổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả các mặt
hàng khác thay ñổi , gọi là ñộ co dãn chéo của nhu cầu theo giá cả.
2.1.2.4. Thị hiếu của người tiêu dùng
Giả ñịnh các yếu tố khác không thay ñổi, khi người tiêu dùng thay ñổi sở thích
của mình ñối với một mặt hàng nào ñó thì lượng cầu của hàng hóa ñó cũng thay ñổi
theo. Ví dụ người tiêu dùng trở nên không thích ñồ uống có ga giả ñịnh các yếu tố
khác không thay ñổi thì lượng cầu về ñồ uống có ga sẽ giảm.
2.1.2.5. Kỳ vọng về giá cả của hàng hóa trong tương lai
ðó là những dự ñoán, dự báo trong tương lai và người tiêu dùng tin tưởng vào
những dự ñoán, dự báo ñó. Nếu dự báo rằng giá của hàng hóa ñó trong tương lai tăng
thì sẽ làm cho cầu hiện tại hàng hóa ñó tăng vì người tiêu dùng tránh mua hàng hóa ñó
cao trong tương lai và ngược lại.
2.1.2.6. Dân số
Dân số hay số lượng người mua cũng ảnh hưởng tới cầu hàng hóa hay dịch vụ.
Số lượng người mua tăng sẽ làm cho cầu hàng hóa hay dịch vụ tăng và ngược lại.
2.1.2.7 Các yếu tố khác
Ngoài 6 yếu tố tác ñộng ñến cầu ñã nói ở trên thì còn một số yếu tố khác như:
Thời tiết ñặc biệt ñối với những hàng hóa mang tính thời vụ như quần áo mùa
ñông, mùa hè…
Quảng cáo : quảng cáo sẽ làm cho người tiêu dùng biết ñến sản phẩm của công
ty từ ñó sẽ làm cho nhu cầu về hàng hóa ñó tăng và lượng cầu tăng, quảng cáo là một
trong những yếu tố quan trọng quyết ñịnh ñến lượng tiêu thụ hàng hóa.
Phạm Thị Cẩm Chi Môn: Kinh tế học quản lý
6
2.2 Phân tích cầu
2.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của phân tích cầu
Khái niệm:
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỵ “ Phân tích theo ñịnh nghĩa chung nhất là sự chia
nhỏ sự vật, hiện tượng theo mối quan hệ hữu cơ với các bộ phận cấu thành sự vật,
hiện tượng ñó” . Trong thống kê, phân tích ñược hiểu là việc nêu lên một cách tổng
hợp ñặc ñiểm, bản chất , tính quy luật phát triển của hiện tượng số lớn qua các biểu
hiện về lượng, từ ñó phục vụ cho việc tính toán mức ñộ tương lai của hiện tượng ñó.
Dựa trên những lý luận cơ bản về cầu và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu ta có thể
hiểu phân tích cầu là việc nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc của lượng cầu theo một
hay nhiều biến khác nhằm phục vụ cho việc ước lượng và dự báo giá trị trung bình
của lượng cầu với giá trị ñã biết của biến ñộc lập.
Như vậy ñể thực hiện phân tích cầu tốt cần xem xét, nhìn nhận và bóc tách ñược
sự tác ñộng của các nhân tố tới cầu như thế nào. Nó là quá trình nghiên cứu tất cả các
yếu tố có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới cầu. Quá trình này ñược tiến hành từ
việc khảo sát thực tế , thu thập số liệu, thông tin, tìm nguyên nhân ñến việc ñề ra các
ñịnh hướng hoạt ñộng cũng như giải pháp thực hiện ñịnh hướng ñó.
Sự cần thiết của phân tích cầu
Phân tích cầu là việc làm không thể thiếu ñối với các doanh nghiệp vì nó có
vai trò quan trọng. Phân tích cầu là khâu không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu
cầu. Những số liệu, tài liệu, những tổng hợp và kết luận và phân tích cầu là cơ sở ñáng
tin cậy ñể dự báo cầu, ñáp ứng yêu cầu ñề ra của doanh nghiệp. Hơn nữa chỉ có thực
hiện phân tích cầu doanh nghiệp mới có thể xác ñịnh ñược chính xác và rõ ràng hơn
ñâu là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cầu. Những kết quả ñó giúp doanh nghiệp
ñề ra những giải pháp phát huy tác ñộng tích cực cũng như hạn chế những tiêu cực
của các yếu tố ñó.
Thông qua xem xét ñánh giá các chỉ tiêu, doanh nghiệp có thể thấy những
nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng ñến cầu mặt hàng của công ty, không chỉ ñưa ra các
Phạm Thị Cẩm Chi Môn: Kinh tế học quản lý
7
nhân tố tác ñộng tới cầu mà còn ñưa ra một cái nhìn toàn diện, sự tác ñộng tổng hợp
của các nhân tố tới cầu.
2.2.2 Các phương pháp phân tích cầu
Có nhiều phương pháp phân tích cầu nhưng ta có thể ñưa ra một số phương pháp
sau:
- Phân tích cầu theo thời gian : Chỉ ra sự biến ñộng của cầu theo biến số thời
gian, chính những phương pháp này giúp doanh nghiệp ñưa ra những ñiều chỉnh kịp
thời.
- Phân tích chi tiết : mọi kết quả của phân tích cầu ñều có thể ñược phân tích chi
tiết theo nhiều hướng khác nhau
- Phân tích so sánh: là việc ñối chiếu các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế ñã ñược
ước lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự ñể xác ñịnh mức ñộ biến
ñộng của các chỉ tiêu
- Phân tích hồi quy chỉ ra sự phụ thuộc của cầu về mặt hàng vào các biến số ñộc
lập theo mô hình hồi quy. Dựa trên mô hình ñưa ra những tổng hợp, kết luận.
2.3 Dự báo cầu
2.3.1 Khái niệm và sự cần thiết của dự báo cầu
Khái niệm
Ước lượng cầu ñược hiểu là sự lượng hóa các mối quan hệ của cầu với các nhân
tố ảnh hưởng tới cầu dựa trên những số liệu thu thập ñược và những kết quả của phân
tích cầu. Những số liệu thu thập ñược là những nhân tố rất cần cho ước lượng, còn
những kết luận của phân tích cầu là nhân tố quan trọng ñể kiểm ñịnh tính ñúng ñắn
của hàm cầu ước lượng.
Dự báo cầu là giai ñoạn cuối cùng trong quá trình nghiên cứu cầu, là việc tính
toán cầu trong tương lai dựa vào những giả thiêt nhất ñịnh về xu hướng vận ñộng,
biến ñổi của cầu. Ước lượng cầu là công cụ rất tôt ñể phân tích ñịnh lượng về cầu,
ñồng thời cũng là căn cứ quan trọng ñể dự báo cầu.
Sự cần thiết của dự báo cầu
Phạm Thị Cẩm Chi Môn: Kinh tế học quản lý
8
- Phục vụ việc lập kế hoạch, kinh doanh: là những ñịnh hướng mà doanh nghiệp
ñịnh ra ñể có thể ñạt ñược mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Khi thực hiện ước
lượng và dự báo cầu tốt, doanh nghiệp có ñủ cơ sở ñể tiến hành lập kế hoạch kinh
doanh ñặc biệt là kế hoạch về giá và các chiến lược kích cầu…
- Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp: trong hoạt ñộng kinh doanh các doanh
nghiệp luôn phải ñối ñầu với rủi ro, dự báo ñược xu thế biến ñộng của các nhân tố tác
ñộng thì doanh nghiệp có thể chủ ñộng phòng tránh rủi ro.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh: giúp doanh nghiệp có phương án tốt ñể thúc
ñẩy tiêu thụ sản phẩm của mình với những kế hoạch lập ra, công ty có thể chủ ñộng
hơn trong hoạt ñộng kinh doanh, giảm thiểu ñược những chi phí, rủi ro không ñáng
có, hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận.
2.3.2 Các phương pháp dự báo cầu
Dự báo theo chuỗi thời gian
Một chuỗi thời gian ñơn giản là một chuỗi các quan sát của một biến ñược sắp
xếp theo trật tự thời gian
Mô hình chuỗi thời gian sử dụng chuỗi thời gian trong quá khứ của biến quan
trọng ñể dự ñoán các giá trị trong tương lai
Dự ñoán bằng xu hướng tuyến tính
Là phương pháp ñơn giản nhất, cho rằng biến cần dự ñoán tăng hay giảm theo
thời gian : Qt = a + bt
Sử dụng phương pháp hồi quy ñể ước lượng các giá trị của a, b
Qt = a + bt
Nếu b > 0 biến cần dự ñoán tăng theo thời gian
Nếu b < 0 biến cần dự ñoán giảm theo thời gian
Nếu b = 0 biến cần dự ñoán không ñổi theo thời gian
Ý nghĩa thống kê của xu hướng ñược xác ñịnh bằng cách thực hiện kiểm ñịnh T
hoặc xét P- value.
Dự ñoán theo mùa vụ - chu kỳ
Phạm Thị Cẩm Chi Môn: Kinh tế học quản lý
9
Dự ñoán theo chuỗi thời gian có thể thể hiện sự biến ñộng ñều ñặn có tính mùa
vụ hoặc có tính chu kỳ theo thời gian.
Sử dụng biến giả ñể tính sự biến ñộng này. Nếu có N giai ñoạn mùa vụ thì có
( N-1) biến giả, mỗi biến giả ñược tính cho một giai ñoạn mùa vụ
- Nhận giá trị bằng 1 nếu quan sát rơi vào giai ñoạn ñó
- Nhận giá trị bằng 0 nếu quan sát rơi vào giai ñoạn khác
Dạng hàm : Qt = a + bt + c1D1 +c2D2 + …+ cn-1Dn-1
Hệ số chặn nhận các giá trị khác nhau cho các giai ñoạn khác nhau
Dự ñoán bằng mô hình kinh tế lượng
- Dự ñoán giá và doanh số bán của mô hình trong tương lai cho hãng chấp nhận
giá
Bước 1: ước lượng phương trình cầu và cung của ngành
Bước 2: ñịnh vị cung và cầu của ngành trong giai ñoạn dự ñoán
Bước 3: xác ñịnh giá của cung và cầu trong tương lai
- Dự ñoán cầu trong tương lai cho hãng ñịnh giá
Bước 1: ước lượng hàm cầu của hãng
Bước 2: dự ñoán giá trị tương lai của biến làm dịch chuyển cầu
Bước 3: tính toán vị trí của cầu trong tương lai
2.4 Phân ñịnh nội dung nghiên cứu của ñề tài
Trong phạm vi nghiên cứu của ñề tài chúng em tập trung vào một số nội dung
sau ñây:
- Các nhân tố ảnh hưởng ñến cầu café hòa tan G7 Trung Nguyên:
Giá của café hòa tan G7 ( PG)
Giá café hòa tan G7 là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng ñến lượng café hòa tan
G7 tiêu thụ trên thị trường. Trong thời gian qua tình hình giá cả của café hòa tan G7
không biến ñộng mạnh, dao ñộng trong mức 27 – 30.000 ñồng / hộp.
Thu nhập bình quân hộ gia ñình
Theo số liệu của tổng cục thống kê: nếu chia các hộ gia ñình thành năm nhóm
Phạm Thị Cẩm Chi Môn: Kinh tế học quản lý
10
dựa vào thu nhập thì nhóm thứ năm có thu nhập cao nhất uống café nhiều gấp 18 lần
so với hộ gia ñình có thu nhập thấp nhất.
Dân số và thành phần dân cư
Hà Nội là một trong những thành phố ñông dân nhất Việt Nam, vì vậy lượng tiêu
thụ café cũng cao hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Thói quen uống café
cũng liên quan mật thiết tới nghề nghiệp và thành phần dân cư. Ở Hà Nội thì tầng lớp
người về hưu uống café nhiều nhất tới 19,8%, còn sinh viên thì ít nhất, chỉ có khoảng
8% người uống. ðây cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ
café .
Giá của hàng hóa có liên quan: cụ thể là giá của Nescafe của hãng Nestle
Trước khi G7 của Trung Nguyên gia nhập thị trường thì café hòa tan Nestcafe là
hãng chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường café hòa tan, sau ñó là Vinacafe nhưng
sau khi có sự gia nhập của café hòa tan G7 thì cục diện có sự thay ñổi, thị phần của
Nestcafe và Vinacafe ñã nhường lại một phần ñáng kể cho café hòa tan G7 của Trung
Nguyên. Sau ñó là cuộc chạy ñua giữa các hãng bằng các chiến lược về các chương
trình khuyến mại dành cho khách hàng, các chiến lược về giá. Thực tế thì giá của
Nescafe luôn cao hơn giá của café hòa tan G7 của Trung Nguyên.
Ngoài ra còn một số nhân tố ảnh hưởng ñến lượng tiêu thụ café hòa tan G7 như
thói quen tiêu dùng, quỹ thời gian của người tiêu dùng( thay vì mất thời gian chờ ñợi
một ly café ñen thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn cho mình một ly café hòa tan), tình
hình kinh tế xã hội…
- Phương pháp ước lượng
Hãng café Trung Nguyên là hãng ñịnh giá nên phương pháp ước lượng ñược sử
dụng là phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường.
- Những biến có mặt trong mô hình :
Giá café hòa tan G7 : PG
Thu nhập hộ dân cư ở Hà Nội : M
Giá của hàng hóa thay thế là café hòa tan Nestcafe: PN
Dân số thành phố Hà Nội : N
Phạm Thị Cẩm Chi Môn: Kinh tế học quản lý
11
- Dạng hàm cầu là dạng hàm cầu tuyến tính
Q G= a + bPG + cM + dPN+ eN.
Sử dụng phương pháp phân tích thống kê
2.5 Tổng quan tình hình khách thể của các công trình nghiên cứu năm trước
Qua quá trình nghiên cứu nhóm chúng em tiếp cận với một số ñề tài của các tác
giả khác như:
“ phân tích và dự báo cầu về dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên thị
trường Hà Nội và một số giải pháp phát triển thị trường nội ñịa của công ty TNHH
Mai Linh Thủ ðô” của tác giả Bùi Thị Vân Anh luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế năm
2007. ðề tài ñã ñi sát vào mục tiêu nghiên cứu, ñã ứng dụng phần mềm kinh tế lượng
trong phân tích cầu, tuy nhiên luận văn vẫn chưa nêu ñầy ñủ các yếu tố cơ bản.
Theo cách tiếp cận của tác giả Phan Tiến Ngũ ( luận văn năm 2008) với ñề tài: “
phân tích và dự báo cầu về sản phẩm cà phê trên thị trường khu vực phía Bắc của
công ty TNHH Thái Hòa” . Luận văn ñã phân tích ñược cầu về sản phẩm và dự báo
ñược những khả năng có thể xảy ra của cầu thị trường và ñưa ra những giải pháp hữu
ích nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dự báo. Tuy nhiên kỹ thuật phân tích và dự
báo chủ yếu dựa vào phương pháp ñịnh tính, thiếu nguồn thông tin sơ cấp và mô hình
ước lượng nên tính thuyết phục chưa cao
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích cầu về sản phẩm cà
phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên trên ñịa bàn Hà Nội giai ñoạn
1/2009-3/2010
3.1 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thứ cấp
Nghiên cứu dựa vào khai thác về số liệu mức thu nhập dân cư của người hà nội
và mưc tiêu thụ cà phê G7 trên ñịa bàn hà nội. Từ hai bộ số liệu này ñưa ra kết luận
nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
Sử dụng mô hình kinh tế lượng: Các công cụ kinh tế lượng trước hết ñược sử
dụng ñể phân tích tình hình tiêu thụ cà phê G7
Phạm Thị Cẩm Chi Môn: Kinh tế học quản lý
12
Phương pháp tổng hợp thống kê: ðược sử dụng ñể khai thác số liệu ñiều tra mức
tiêu thụ cà phê G7 ở thành phố HN
3.2 Tổng quan về công ty và các yếu tố tác ñộng ñến cầu về café hòa tan G7
của Trung Nguyên trên ñịa bàn Hà Nội.
3.2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Trung Nguyên
Trung Nguyên là một tập ñoàn kinh doanh của Việt Nam với lĩnh vực kinh
doanh chủ ñạo là sản xuất và phân phối cà phê ñã chế biến. Hiện tập ñoàn này có 6
thành viên, ñó là: Công ty cổ phần Trung Nguyên, Công ty cổ phần cà phê hòa tan
Trung Nguyên, Công ty Trách nhiệm hữu hạn cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần
thương mại và dịch vụ G7, Công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt, và Công ty liên
doanh Vietnam Global Gateway.
Ra ñời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của
Việt Nam, nhưng ñã nhanh chóng tạo dựng ñược uy tín và trở thành thương hiệu cà
phê quen thuộc nhất ñối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Hiện nay Trung
Nguyên ñang thực hiện các mục tiêu thống lĩnh thị trường nội ñịa và chinh phục thị
trường thế giới: dịch chuyển từ chiều rồng sang chiều sâu, ñầu tư về ngành và phát
triển hệ thống nhượng quyền trong nước và thế giới.
3.2.2 Tình hình tiêu thụ café hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội năm 2009 và
những tháng ñầu năm 2010
Năm 2003 café hòa tan G7 của Trung Nguyên ra ñời làm thay ñổi thị phần café
hòa tan trên thị trường Việt Nam. Tuy vẫn giữ vị trí “ anh cả” trên thị trường café hòa
tan nhưng thị phần của Nescafe cũng giảm ñáng kể, thay vào ñó là sự vươn lên của
café hòa tan G7.
Theo thống kê, lượng tiêu thụ café hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội ngày càng
tăng. ðể thấy rõ sản lượng tiêu thụ café G7 của công ty Trung Nguyên tăng nhanh
qua các tháng từ tháng 1/2009 ñến tháng 4/2010 ta có thể xem biểu ñồ dưới ñây :
Phạm Thị Cẩm Chi Môn: Kinh tế học quản lý
13
0
50000
100000