Hệ thống là một thuật ngữ dùng để chỉ những đồ vật (things), những tỡnh trạng (conditions), những phương thức (methods). Chẳng hạn hệ thống thanh toán, hệ thống truyền thông hay hệ thống giao thụng.
Hệ thống là một tập hợp các đối tượng, các thành phần có quan hệ với nhau, tương tác với nhau theo những nguyên tắc, những cơ chế nào đó nhưng tồn tại trong một thể thống nhất.
Trong một hệ thống, mỗi một thành phần có thể có những chức năng khác nhau nhưng khi kết hợp lại chúng chúng có những chức năng đặc biệt.
Thí dụ: tất cả thứ như: giá đỡ, bánh xe, phụ tùng, dây dẫn, đai ốc, bulông, nhón hiệu,. , mỗi thứ cú một chức năng riêng, nhưng nếu chúng được lắp ráp một cách hợp lý tạo thành một chiếc ụtụ thỡ chỳng cú khả năng di chuyển nhanh, chuyên chở nặng. Giá trị của toàn bộ hệ thống hơn hẵn giá trị của tất cả tạo nên nó cộng lại. Các hệ thống có thể có các mối quan hệ:
- Phân cách nhau và phân cách với môi trường bên ngoài. Một hệ thống có thể nhận các đối tượng từ môi trường bên ngoài vào, biến đổi chúng và cũng có thể kết xuất ra môi trường bên ngoài. Kết quả của kết xuất có khi đánh giá bằng phạm trù tiêu chuẩn kết xuất.
- Bao hàm nhau: hệ thống này là bộ phận hay chứa hệ thống kia.
- Giao nhau: cỏc thành phần của hệ thống này cũng là thành phần của hệ thống khỏc. Chẳng hạn sụng ngũi vừa là một đối tượng của hệ thống địa lý vừa là thành phần của hệ thống giao thụng.
34 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5040 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích và thiết kế hệ thống thi trắc nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu 1
Mục lục 2
Chương 1: Những kiến thức lý thuyết căn bản 3
1.1. Hệ thống thông tin 3
1.1.1. Hệ thống 3
1.1.2. Khái niệm về thông tin 4
1.1.3. Khái niệm về hệ thống thông tin 4
1.1.4. Hệ thống thông tin quản lý 5
1.1.5. Vai trò của hệ thống thông tin 5
1.1.6. Một số mô hình phát triển HTTT 5
1.2. Giới thiệu Visual basic 7
1.2.1. Tổng quan về Visual Basic 6 7
1.2.2. Các ấn bản Visual Basic 6 7
1.2.3. Cài đặt VB6 8
1.2.4. Một số thành phần và đối tượng trong Visual Basic 8
1.2.5. Cấu trúc điều khiển chương trình trong Visual Basic 12
Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống thi trắc nghiệm 14
2.1. Khảo sát hệ thống 14
2.1.1. Giới thiệu về hệ thống thi 14
2.1.2. Khảo sát hệ thống thi trắc nghiệm trên máy tín 14
2.2. Phân tích và thiết kế hệ thống 15
2.2.1. Mô tả hệ thống: 15
2.2.2. Các yêu cầu của hệ thống: 16
2.2.3. Phân tích chức năng của hệ thống 17
2.2.4. Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống: 20
2.2.5.Biểu đồ các luồng dữ liệu 22
2.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu 25
2.3.1. Thiết kế các bảng 25
2.3.2. Sơ đồ quan hệ 28
Chương 3: Xây dựng chương trình 29
3.1. Một số giao diện của chương trình PDQuizServer 29
3.1. Một số giao diện của chương trìn PDQuizClient 33
Kết luận 34
Chương 1: Những kiến thức lý thuyết căn bản
1.1. Hệ thống thông tin (HTTT)
1.1.1. Hệ thống
Hệ thống là một thuật ngữ dùng để chỉ những đồ vật (things), những tình trạng (conditions), những phương thức (methods). Chẳng hạn hệ thống thanh toán, hệ thống truyền thông hay hệ thống giao thông.
Hệ thống là một tập hợp các đối tượng, các thành phần có quan hệ với nhau, tương tác với nhau theo những nguyên tắc, những cơ chế nào đó nhưng tồn tại trong một thể thống nhất.
Trong một hệ thống, mỗi một thành phần có thể có những chức năng khác nhau nhưng khi kết hợp lại chúng chúng có những chức năng đặc biệt.
Thí dụ: tất cả thứ như: giá đỡ, bánh xe, phụ tùng, dây dẫn, đai ốc, bulông, nhãn hiệu,.. , mỗi thứ có một chức năng riêng, nhưng nếu chúng được lắp ráp một cách hợp lý tạo thành một chiếc ôtô thì chúng có khả năng di chuyển nhanh, chuyên chở nặng... Giá trị của toàn bộ hệ thống hơn hẵn giá trị của tất cả tạo nên nó cộng lại. Các hệ thống có thể có các mối quan hệ:
Phân cách nhau và phân cách với môi trường bên ngoài. Một hệ thống có thể nhận các đối tượng từ môi trường bên ngoài vào, biến đổi chúng và cũng có thể kết xuất ra môi trường bên ngoài. Kết quả của kết xuất có khi đánh giá bằng phạm trù tiêu chuẩn kết xuất.
Bao hàm nhau: hệ thống này là bộ phận hay chứa hệ thống kia.
Giao nhau: các thành phần của hệ thống này cũng là thành phần của hệ thống khác. Chẳng hạn sông ngòi vừa là một đối tượng của hệ thống địa lý vừa là thành phần của hệ thống giao thông.
Có thể có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Có hệ thống đơn giản: ít phần tử, ít mối quan hệ hay các mối quan hệ đơn giản; nhưng cũng có những hệ thống phức tạp: nhiều phần tử, nhiều mối quan hệ và các mối quan hệ phức tạp. Vì vậy các hệ thống thường có cấu trúc, hoạt động theo các nguyên lý chặt chẽ, nói tóm lại là hoạt động một cách có tổ chức. Thuật ngữ hệ thống thường dùng để chỉ các tổ chức hoạt động có cơ chế quy cũ, mà nhiều khi chúng ta đồng nhất nghĩa của hai thuật ngữ tổ chức và hệ thống với nhau.
1.1.2. Khái niệm về thông tin
Thông tin là một hay tập hợp những phần tử mà ta thường gọi là các tín hiệu phản ánh ý nghĩa về một đối tượng, một hiện tượng hay một quá trình nào đó của sự vật thông qua quá trình nhận thức.
Tín hiệu được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau: ngôn ngữ (tiếng nói, văn bản chữ viết, động tác), hình ảnh, âm thanh, mùi vị... được nhận biết thông qua các cơ quan cảm giác và quá trình nhận thức.
Cần chú ý là cùng một (hoặc một tập hợp) tín hiệu nhưng tùy những ngữ cảnh khác nhau thể hiện những thông tin khác nhau và cùng một thông tin cũng có thể biểu diễn bằng những dạng tín hiệu khác nhau.
Một tổ chức có thể được nhìn nhận, xem xét dưới những góc độ khác nhau, cho nên có nhiều dạng thông tin khác nhau. Tập hợp tất cả những thông tin về một tổ chức cho ta tiếp cận sự hiểu biết về tổ chức đó.
Trong tin học, thông tin là sự tinh lọc từ việc xử lý dữ liệu. Chính vì vậy mà hai thành phần quan trọng của hệ thống thông tin là thành phần dữ liệu và thành phần xử lý.
1.1.3. Khái niệm về hệ thống thông tin
HTTT của một tổ chức là tập hợp có hệ thống những thông tin về tổ chức đó. Một tổ chức, như chúng ta đã biết, thường gồm nhiều lớp đối tượng đa dạng, nhiều mối quan hệ, nhiều quy trình xử lý, biến đổi phức tạp, cho nên để phản ánh bản chất của nó, nói cách khác là để có sự hiểu biết đầy đủ về nó phải nghiên cứu để có một sự biểu diễn thích hợp.
Thí dụ: Tập hợp các báo cáo kế toán của một tổ chức là hệ thống thông tin về hoạt động tài chính của đơn vị đó. Học bạ và bằng tốt nghiệp là hệ thống thông tin về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên trong quá trình đào tạo tại nhà trường...
1.1.4. Hệ thống thông tin quản lý (Management information system – Mis )
HTTT quản lý phục vụ các hoạt động quản lý của tổ chức như lập kế hoạch, kiểm tra thực hiện, tổng hợp và làm các báo cáo, làm các quyết định quản lý trên cơ sở các quy trình thủ thục cho trước. Nhìn chung nó sử dụng dữ liệu từ các hệ xử lý giao dịch. Hệ này không mềm dẻo và ít có khả năng phân tích và thường được thiết lập trên cơ sở của những thủ tục hay quy trình đơn giản.
Đối tượng phục vụ của HTTT quản lý thực sự rộng hơn rất nhiều so với ý nghĩa của chính bản thân tên gọi từ này. Đối tượng của nó không chỉ là các nhà quản lý mà còn bao gồm cả những người trong một tổ chức làm việc trên HTTT, những người làm công tác phân tích thiết kế hệ thống.
1.1.5. Vai trò của hệ thống thông tin
Cung cấp một sự biểu diễn để tiếp cận sự hiểu biết chính xác về tổ chức.
Trên cơ sở hệ thống thông tin về tổ chức (có được sự hiểu biết về tổ chức) có thể khắc phục những thiếu sót, cải tiến những qui trình chưa hợp lý để hệ thống hoạt động có hiệu quả hơn.
Một tổ chức gồm nhiều phần tử tương tác động với nhau, nghĩa là luôn sinh ra một môi trường bên trong biến đổi. Ngoài ra, tổ chức còn phải đối phó với thế giới bên ngoài cũng không ngừng biến động. Như vậy, hệ thống thông tin về tổ chức là cơ sở để kiểm soát đầu vào, đầu ra và các qui trình xử lý bên trong để có thể thích nghi với những biến động ở bên trong lẫn bên ngoài để giữ cho mục tiêu của tổ chức không ra ngoài giới hạn cho phép và nhằm đảm bảo tính ổn định cũng như phát triển của hệ thống.
1.1.6. Một số mô hình phát triển HTTT
* Mô hình vòng đời cổ điển:
Mô hình vòng đời cổ điển đôi khi còn gọi là mô hình thác nước. Khuôn cảnh vòng đời yêu cầu tiếp cận một cách hệ thống, tuần tự tới việc phát triển phần mềm, bắt đầu ở mức hệ thống và tiến dần xuống phân tích, thiết kế, mã hoá, kiểm thử, bảo trì.
* Mô hình làm bản mẫu:
Cách tiếp cận làm bản mẫu là cách tiếp cận tốt nhất khi:
Khách hàng xác định được mục tiêu tổng quát cho phần mềm, nhưng chưa xác định được đầu vào và đầu ra.
Người phát triển không chắc chắn về hiệu quả của thuật toán về thích nghi của hệ điều hành hay giao diện người sử dụng. Làm bản mẫu là một tiến tŕnh giúp người phát triển có khả năng tạo ra một mô hình cho phần mềm cần xây dựng.
Mô hình có thể là một trong 3 dạng:
Bản mẫu trên giấy hay trên máy mô tả giao diện người máy dưới dạng làm cho người dùng có thể hiểu được cách các tương tác xuất hiện.
Bản mẫu làm việc: cài đặt một tập con chức năng phần mềm mong muốn.
Một chương trình mà chỉ thực hiện nét cơ bản của tất cả các chức năng mong muốn nhưng cần cải tiến thêm các tính năng khác tuỳ theo khả năng phát triển.
Mô hình xoắn ốc:
Mô hình xoắn ốc bao gồm các tính năng tốt nhất của cả vòng đời cổ điển và làm bản mẫu cộng thêm phần phân tích rủi ro.
Mô hình xác định 4 hoạt động chính:
Lập kế hoạch: Xác định mục tiêu, giải pháp và ràng buộc.
Phân tích rủi ro: phân tích các phương án và xác định giải quyết rủi ro.
Kỹ nghệ: phát triển sản phẩm “mức tiếp theo”.
Đánh giá của khách hàng: Khẳng định kết quả của kỹ nghệ.
1.2. Giới thiệu Visual basic
1.2.1. Tổng quan về Visual Basic 6
Visual basic là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được hãng Microsoft phát triển, lợi điểm khi dùng Visual Basic chính là ở chỗ tiết kiệm được thời gian và công sức so với các ngôn ngữ lập trình khác khi xây dựng cùng một ứng dụng.
Visual Basic gắn liền với khái niệm lập trình trực quan (Visual), nghĩa là khi thiết kế chương trình, ta nhìn thấy ngay kết quả qua từng thao tác và giao diện khi chương trình thực hiện. Đây là thuận lợi lớn so với các ngôn ngữ lập trình khác, Visual Basic cho phép ta chỉnh sửa đơn giản, nhanh chóng màu sắc, kích thước, hình dáng của các đối tượng có mặt trong ứng dụng.
Một khả năng khác của Visual Basic chính là khả năng kết hợp các thư viện liên kết động DLL (Dynamic Link Library). DLL chính là phần mở rông cho Visual Basic tức là khi xây dựng một ứng dụng nào đó có một số yêu cầu mà Visual Basic chưa đáp ứng đủ, ta viết thêm DLL phụ trợ.
Khi viết chương trình bằng Visual Basic, chúng ta phải qua hai bước :
- Thiết kế giao diện (Visual Programming)
- Viết lệnh (Code Programming)
1.2.2. Các ấn bản Visual Basic 6
Có ba ấn bản VB6: Learning, Professional và Enterprise. Hãy gác qua ấn bản Learning, có thể dùng ấn bản Professional hay Enterprise.
Ấn bản Professional cung cấp đầy đủ những gì để học và triển khai một chương trình VB6, nhất là các control ActiveX, những bộ phận lập trình tiền chế và rất hữu dụng cho các chương trình ứng dụng (application programs). Ngoài đĩa compact chính cho VB6, tài liệu đính kèm gồm có sách Visual Studio Professional Features và hai đĩa CD Microsoft Developer Network (MSDN).
Ấn bản Enterprise là ấn bản Professional cộng thêm các công cụ Back Office chẳng hạn như SQL Server, Microsoft Transaction Server, Internet Information Server.
1.2.3. Cài đặt VB6
Để cài đặt VB6, máy tính cần phải có một ổ đĩa CD-ROM (CD drive). Cấn có ít nhất 32 MB RAM, 2 GB hard disk và CPU Pentium II. Khi bỏ VB6 CD vào CD drive, nó sẽ tự khởi động để hiển thị một menu lựa chọn những thứ cần Setup, click Install Visual Basic 6.0 để cài VB6. Ngoại trừ các file hệ điều hành (Operating System) trong thư mục (folder) \Os, các file trong đĩa compact đều không bị nén. Vì thế, có thể sử dụng chúng trực tiếp từ đĩa. Ví dụ, có nhiều công cụ và thành phần trong folder \Tools vốn có thể được cài đặt trực tiếp từ CD-ROM. Ngoài ra, có thể chạy Setup khi nào cần thiết. Ví dụ, ta có thể chạy Setup để cài đặt lại Visual Basic trong folder khác, hoặc để cài đặt thêm bớt các phần của VB6. Nếu vì lý do gì hệ thống không install các đĩa compact MSDN (ta sẽ khám phá ra điều này khi thấy Help không có mặt lúc chạy VB6), ta có thể cài đặt chúng trực tiếp từ đĩa số 1 của bộ MSDN.
Để bổ xung và xóa các thành phần VB:
Bỏ đĩa compact vào CD drive.
Nếu menu không tự động hiện lên thì chạy chương trình Setup có sẵn tong folder gốc trên đĩa compact.
Chọn nút Custom trong hộp thoại (dialog) Microsoft Visual Basic 6.0 Setup.
Chọn hay xóa các thành phần bằng cách check hay uncheck các hộp danh sách Options của dialog Custom.
Thực hiện các chỉ dẫn Setup trên màn hình.
1.2.4. Một số thành phần và đối tượng trong Visual Basic
Menu Bar
Chứa đầy đủ các commands mà ta sử dụng để làm việc với VB6, kể cả các menu để truy cập các chức năng đặc biệt dành cho việc lập trình chẳng hạn như Project, Format, hoặc Debug.
Toolbars (Debug, Edit, form Editor, Standard)
Các toolbars có hình các icons cho phép ta click để thực hiện công việc tương đương với dùng một menu command, nhưng nhanh và tiện hơn. Ta dùng menu command View => Toolbars (click lên menu command View cho popup menu hiện ra rồi click command con Toolbars) để làm cho các toolbars hiện ra hay ẩn đi. Ta có thể thay đổi vị trí một toolbar bằng cách nắm vào hai gạch vertical nằm bên trái toolbar rồi dời toolbar đi chỗ khác (nắm ở đây nghĩa là để pointer của mouse lên chỗ chấm đỏ trong hình phía dưới rồi bấm xuống và giữ nút bên trái của mouse, trong khi kéo pointer đi nơi khác).
Project Explorer
Sẽ liệt kê các forms và các modules trong project hiện hành. Một project là sự tập hợp các files mà ta sử dụng để tạo một trình ứng dụng. Tức là trong VB6, khi nói viết một program có nghĩa là triển khai một project.
Properties window
Liệt kê các đặc tính của các forms hoặc controls được chọn. Một property là một đặc tính của một object chẳng hạn như size, caption, hoặc color. Khi ta sửa đổi một property ta sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức, thí dụ thay đổi property Font của một Label sẽ thấy Label ấy được display bằng Font chữ mới. Khi ta chọn một Property của control hay form trong Properties window, phía bên phải ở chỗ value của property có thể display ba chấm (. . .) hay một tam giác chỉa xuống. Bấm vào đó để display một dialog cho ta chọn value.
Form Layout
Ta dùng form Layout để chỉnh vị trí của các forms khi form hiện ra lần đầu lúc chương trình chạy. Dùng context command Resolution Guides để thấy nếu dùng một màn ảnh với độ phân giải thấp, thí dụ như 640 X 480, thì nó sẽ nhỏ như thế nào.
Form Designer
Dùng để thiết kế giao diện lập trình. Ta bổ sung các controls, các đồ họa (graphics), các hình ảnh và một form để tạo sự ma sát mà ta muốn. Mỗi form trong trình ứng dụng của ta có designer form riêng của nó. Khi ta maximise một form designer, nó chiếm cả khu làm việc. Muốn làm cho nó trở lại cở bình thường và đồng thời để thấy các form designers khác, click nút Restore Window ở góc bên phải, phía trên.
Code Window
Cửa sổ để xem code của một form mà ta đã chọn. Trong Code window ta có thể chọn display tất cả Sub của code cùng một lúc như trong hình hay display mỗi lần chỉ một Sub bằng cách click button có hình ba dòng nằm ở góc bên trái phía dưới.
Toolbox
Đây là hộp đồ nghề với các công cụ gọi là controls, mà ta có thể đặt lên các form trong lúc thiết kế (design). Nếu Toolbox biến mất, ta có thể display nó trở lại bằng cách dùng menu command View => Toolbox. Ta có thể khiến toolbox display nhiều controls hơn bằng cách chọn Components... từ context menu (chọn Toolbox rồi bấm nút phải của mouse để display context menu) hay dùng menu command Project => Components.
Dưới đây là một số đối tượng thông dụng trong toolbox:
Scroll Bar: (Thanh cuốn)
Các thanh cuốn được dùng để nhận nhập liệu hoặc hiển thị kết xuất khi ta không quan tâm đến giá trị chính xác của một đối tượng nhưng lại quan tâm sự thay đổi đó nhỏ hay lớn. Nói cách khác, thanh cuốn là đối tượng cho phép nhận từ người dùng một giá trị tùy theo vị trí con chạy (Thumb) trên thanh cuốn thay cho cách gõ giá trị số.
Thanh cuốn có các thuộc tính quan trọng nhất là :
- Thuộc tính Min : Xác định cận dưới của thanh cuốn
- Thuộc tính Max : Xác định cận trên của thanh cuốn
- Thuộc tính Value : Xác định giá trị tạm thời của thanh cuốn
Option Button Control: (Nút chọn)
Đối tượng nút chọn cho phép người dùng chọn một trong những lựa chọn đưa ra. Như vậy, tại một thời điểm chỉ có một trong các nút chọn được chọn.
Check Box: (Hộp kiểm tra)
Đối tượng hộp kiểm tra cho phép người dùng kiểm tra một hay nhiều điều kiện của chương trình ứng dụng. Như vậy, tại một thời điểm có thể có nhiều hộp kiểm tra được đánh dấu.
Label: (Nhãn)
Đối tượng nhãn cho phép người dùng gán nhãn một bộ phận nào đó của giao diện trong lúc thiết kế giao diện cho chương trình ứng dụng. Dùng các nhãn để hiển thị thông tin không muốn người dùng thay đổi. Các nhãn thường được dùng để định danh một hộp văn bản hoặc một điều khiển khác bằng cách mô tả nội dung của nó.
Image: (Hình ảnh)
Đối tượng Image cho phép người dùng đưa hình ảnh vào Form
Picture Box:
Đối tượng Picture Box có tác dụng gần giống như đối tượng Image.
Text Box: (Hộp soạn thảo)
Đối tượng Text Box cho phép đưa các chuỗi kí tự vào Form
Thuộc tính quan trọng nhất của Text Box là thuộc tính Text cho biết nội dung hộp Text Box.
Command Button: (Nút lệnh)
Đối tượng Command Button cho phép quyết định thực thi một công việc nào đó.
Directory List Box, Drive List Box, File List Box:
Đây là các đối tượng hỗ trợ cho việc tìm kiếm các tập tin trên một thư mục của ổ đĩa nào đó.
List Box: (Hộp danh sách)
Đối tượng List Box cho phép xuất các thông tin về chuỗi.
1.2.5. Cấu trúc điều khiển chương trình trong Visual Basic
1. Phát biểu IF :
IF điều kiện THEN
Các lệnh thực hiện khi điều kiện thỏa
ELSE
Các lệnh thực hiện khi điều kiện không thỏa
END IF
2. Phát biểu SELECT CASE :
Đây là cấu trúc chọn lựa
SELECT CASE X
CASE 0 :
Các lệnh thực hiện khi X = 0
CASE 1 :
Các lệnh thực hiện khi X = 1
. . .
CASE n :
Các lệnh thực hiện khi X = n
END SELECT
3. Lệnh DO WHILE . . LOOP :
Đây là cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện trước, vòng lặp tiếp tục khi điều kiện lặp còn đúng
DO WHILE Điều kiện
Các lệnh thực hiện khi điều kiện còn thỏa
LOOP
4. Lệnh DO . . LOOP WHILE :
Đây là cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện sau, vòng lặp tiếp tục khi điều kiện lặp còn đúng
DO
Các lệnh
LOOP WHILE Điều kiện
Như vậy với cấu trúc này, vòng lặp thực hiện ít nhất 1 lần
5. Lệnh FOR . . NEXT :
Đây là cấu trúc lặp hay dùng nhất trong Visual Basic
FOR . . TO STEP n
Các lệnh
NEXT
Trong đó Step là bước tăng. Mặc định Step là 1
6. Lệnh DO . . LOOP UNTIL :
DO . .
Các lệnh
LOOP UNTIL Điều kiện
Tương tự như DO . . LOOP WHILE. Vòng lặp thực hiện ít nhất 1 lần
7. Phát biểu EXIT . . FOR :
Phát biểu EXIT được sử dụng khi cần dừng ngay quá trình lặp của FOR
8. Lệnh EXIT DO :
Phát biểu EXIT DO sử dụng khi cần dừng ngay quá trình lặp của phát biểu DO
Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống thi trắc nghiệm
2.1. Khảo sát hệ thống:
2.1.1. Giới thiệu về hệ thống thi
Thi là một quá trình đánh giá kết quả học tập thông qua bài thi và điểm thi của thí sinh. Từ xưa đến nay cách thi chủ yếu là thi viết trên giấy, và giáo viên chấm điểm vào bài thi của thí sinh. Do còn tồn tại rất nhiều những nhược điểm của phương pháp thi này nên ngày càng có nhiều những phương pháp thi khác được áp dụng nhằm đánh giá kiến thức của thí sinh một cách công bằng hơn, chính xác hơn, một trong những phương pháp thi dó là hình thức thi trắc nghiệm.
Hiện nay phương pháp thi trắc nghiệm ngày càng được áp dụng nhiều hơn nhờ những ưu điểm và những hiệu quả mà nó mang lại. Với sự phát triển của công nghệ thông tin đã có rất nhiều phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính ra đời. Trong tài liều này em sẽ đi sâu vào việc phân tích và thiết kế một chương trình thi trắc nghiệm bằng ngôn ngữ lập trình Visual basic và hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL.
2.1.2. Khảo sát hệ thống thi trắc nghiệm trên máy tính
Hệ thống thi trắc nghiệm trên máy tính là hệ thống đánh giá trình độ của thí sinh dựa vào máy tính. Hệ thống này đã thay thế rất hiệu quả cho hình thức thi trắc nghiệm trên giấy, việc ra đề thi, tổ chức thi được thực hiện hoàn toàn bằng máy tính. Khi tổ chức thi đề thi có thể có nhiều dạng câu hỏi thi khác nhau:
- Dạng câu trắc nghiệm điền vào chỗ trống
- Dạng câu trắc nghiệm sắp xếp các thành phần đã cho theo trật tự nhất
định.
- Dạng câu trắc nghiệm lựa chọn đúng sai.
- Dạng câu trắc nghiệm lựa chọn một đáp án tối ưu nhất cho câu hỏi .
- Dạng câu trắc nghiệm lựa chọn nhiều phương án phù hợp với câu hỏi.
Ta sẽ cùng tìm hiểu những ưu và nhược điểm của hệ thống thi trắc nghiệm:
* Ưu điểm:
- Giảm chi phí giấy mực cho mỗi lần thi.
- Việc chấm bài được chương trình thực hiện hoàn toàn tự động và có kết quả lập tức ngay sau khi thi xong. Đảm bảo tính chính xác và công bằng khi chấm điểm.
- Bài thi của mỗi thí sinh được lấy câu hỏi ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi được lưu trên máy chủ, với số lượng câu hỏi rất nhiều vì vậy sẽ tránh được sự giống nhau giữa đề thi của từng sinh viên do đó giảm tình trạng quay cóp bài của nhau.
- Bài thi và điểm của thí sinh được lưu vào máy tính thuận tiện trong công tác lưu trữ và quản lý.
- Đề thi có tính kế thừa cao, dễ cập nhật và lưu trữ câu hỏi.
* Nhược điểm:
- Việc biên soạn ngân hàng câu hỏi mất nhiều thờ