Phân tích về các hình thức sở hữu trong BLDS 2005 và một vài nhận xét, kiến nghị về các quy định đó

Sở hữu là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan, xuất hiện và phát triển song song cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Khi nói về sở hữu thì các hình thức sở hữu luôn là vấn đề được quan tâm bởi hình thức sở hữu là sự phản ánh ra bên ngoài nội dung của một chế độ sở hữu nhất định mà trong một xã hội dù dưới bất kì một hình thức tổ chức thể chế nào cũng phải xác định trên một chế độ sở hữu nhất định. Văn kiện Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kì khóa VII tháng 1 năm 1994 đã khẳng định hình thức sở hữu “là một bộ phận cấu thành hữu cơ của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định”. Tùy thuộc vào bản chất của mỗi chế độ xã hội, sẽ có một chế độ sở hữu cùng với những quan hệ sở hữu thích hợp, mỗi một chế độ sở hữu lại có thể tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, trong đó mỗi hình thức sở hữu lại có ý nghĩa và tác dụng khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Do có sự tác động khác nhau đến quy trình sản xuất, phân phối, lưu thông sản phẩm và do quy chế pháp lí của các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với mỗi hình thức sở hữu cũng có nhưng nét riêng nên việc phân biệt các hình thức sở hữu khác nhau trong pháp luật dân sự là điều cần thiết và hợp lí. Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) đã có những quy định khá cụ thể về các hình thức sở hữu trong chương XIII. Tuy vậy, bên cạnh sự hợp lí thì những quy định về các hình thức sở hữu đó vẫn không thể tránh khỏi những điểm thiếu sót và bất cập. Chính vì lí do đó, đề tài sau đây em xin tìm hiểu, phân tích về các hình thức sở hữu trong BLDS 2005 đồng thời có một vài nhận xét và kiến nghị về các quy định đó.

doc24 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5399 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích về các hình thức sở hữu trong BLDS 2005 và một vài nhận xét, kiến nghị về các quy định đó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 PHẦN THỨ NHẤT: CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU TRONG BLDS 2005. 4 I. SỞ HỮU NHÀ NƯỚC. 4 1. Khái niệm chung và đặc điểm: 4 2. Chủ thể của sở hữu nhà nước. 5 3. Khách thể của sở hữu nhà nước. 6 4. Nội dung hình thức sở hữu nhà nước. 6 II. SỞ HỮU TẬP THỂ. 7 1. Khái niệm chung và đặc điểm. 7 2. Chủ thể của sở hữu tập thể. 8 3. Khách thể của sở hữu tập thể. 8 4. Nội dung của sở hữu tập thể. 9 III. SỞ HỮU TƯ NHÂN. 9 1. Khái niệm chung và đặc điểm. 9 2. Chủ thể của hình thức sở hữu tư nhân. 10 3. Khách thể của hình thức sở hữu tư nhân. 10 4. Nội dung sở hữu tư nhân. 11 IV. SỞ HỮU CHUNG. 12 1. Khái niệm chung và đặc điểm. 12 2. Chủ thể của sở hữu chung. 12 3. Khách thể của sở hữu chung. 13 4. Nội dung của sở hữu chung. 13 V. SỞ HỮU CỦA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI. 14 1. Khái niệm chung và đặc điểm 14 2. Chủ thể của hình thức sở hữu tài sản của các TCCT, TCCT-XH. 15 3. Khách thể của quan hệ sở hữu tài sản của các TCCT, TCCT-XH. 15 4. Nội dung sở hữu của TCCT, TCCT-XH. 16 VI. SỞ HỮU CỦA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI – NGHỀ NGHIỆP, TỔ CHỨC XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP. 17 PHẦN THỨ HAI: NHỮNG NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ. 17 I. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CHUNG. 17 II. MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ CHO CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU. 19 1. Đối với hình thức sở hữu nhà nước. 19 2. Đối với hình thức sở hữu tập thể. 20 3. Hình thức sở hữu tư nhân. 21 4. Về vấn đề sở hữu chung trong nhà chung cư. 21 KẾT LUẬN. 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 LỜI MỞ ĐẦU Sở hữu là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan, xuất hiện và phát triển song song cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Khi nói về sở hữu thì các hình thức sở hữu luôn là vấn đề được quan tâm bởi hình thức sở hữu là sự phản ánh ra bên ngoài nội dung của một chế độ sở hữu nhất định mà trong một xã hội dù dưới bất kì một hình thức tổ chức thể chế nào cũng phải xác định trên một chế độ sở hữu nhất định. Văn kiện Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kì khóa VII tháng 1 năm 1994 đã khẳng định hình thức sở hữu “là một bộ phận cấu thành hữu cơ của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định”. Tùy thuộc vào bản chất của mỗi chế độ xã hội, sẽ có một chế độ sở hữu cùng với những quan hệ sở hữu thích hợp, mỗi một chế độ sở hữu lại có thể tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, trong đó mỗi hình thức sở hữu lại có ý nghĩa và tác dụng khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Do có sự tác động khác nhau đến quy trình sản xuất, phân phối, lưu thông sản phẩm và do quy chế pháp lí của các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với mỗi hình thức sở hữu cũng có nhưng nét riêng nên việc phân biệt các hình thức sở hữu khác nhau trong pháp luật dân sự là điều cần thiết và hợp lí. Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) đã có những quy định khá cụ thể về các hình thức sở hữu trong chương XIII. Tuy vậy, bên cạnh sự hợp lí thì những quy định về các hình thức sở hữu đó vẫn không thể tránh khỏi những điểm thiếu sót và bất cập. Chính vì lí do đó, đề tài sau đây em xin tìm hiểu, phân tích về các hình thức sở hữu trong BLDS 2005 đồng thời có một vài nhận xét và kiến nghị về các quy định đó. NỘI DUNG PHẦN THỨ NHẤT: CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU TRONG BLDS 2005. Từ sự “định hướng” của Hiến pháp năm 1992 về chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu, chương XIII, Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định 6 hình thức sở hữu được trình bày thành 6 mục tương ứng đó là: Sở hữu nhà nước; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu chung; sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề ngiệp. Mỗi hình thức sở hữu có các chế độ pháp lí mang tính chất đặc thù và những quy định khác nhau về các phương thức tồn tại, vận động của sở hữu gắn liền với các chủ sở hữu cụ thể. Ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về từng hình thức sở hữu được quy định trong BLDS 2005: I. SỞ HỮU NHÀ NƯỚC. 1. Khái niệm chung và đặc điểm: Sở hữu nhà nước là Trong BLDS 2005, sở hữu nhà nước được quy định từ Điều 200 đến Điều 207. Điều 200 quy định Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản của chế độ sở hữu toàn dân, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đại diện cho nhân dân quản lí, nắm giữ những tư liệu sản xuất (TLSX), là chủ sở hữu đối với tài sản được quy định tại điều 200 Bộ luật Dân sự và Điều 17 Hiến pháp năm 1992, Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với các tài sản đó. Điều 201 Bộ luật Dân sự đã khẳng định điều này: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước. 2. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước”. Một vấn đề quan trọng của sở hữu nhà nước đó là quyền sở hữu nhà nước. Quyền sở hữu nhà nước hiểu theo nghĩa khách quan là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm: - Xác nhận việc chiếm hữu của Nhà nước đối với những TLSX chủ yếu, quan trọng nhất; - Quy định về nội dung và trình tự thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của Nhà nước. - Xác định phạm vi, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp do Nhà nước thành lập trong việc quản lí nghiệp vụ những tài sản do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh, quản lí hoặc hoạt động công ích. Theo nghĩa chủ quan, quyền sở hữu nhà nước được hiểu là toàn bộ những hành vi mà Nhà nước - với tư cách chủ sở hữu - thực hiện các quyền năng cụ thể về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của mình. Nhà nước “là chủ” đối với các TLSX chủ yếu và cũng tự quy định các quyền năng và các trình tự để thực hiện các quyền năng, nhưng không có nghĩa là quyền hạn của Nhà nước là vô tận đối với các tài sản mà nhà nước là chủ sở hữu. Nhà nước cũng như các chủ thể khác chỉ thực hiện quyền của chủ sở hữu trong phạm vi pháp luật cho phép. 2. Chủ thể của sở hữu nhà nước. Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc chế độ sở hữu nhà nước, Nhà nước tham gia quan hệ quyền sở hữu với tư cách là chủ thể đặc biệt và là chủ thể duy nhất đối với các TLSX chủ yếu, Nhà nước đại diện cho nhân dân nắm và quản lí toàn bộ tài sản thuộc sở hữu toàn dân đồng thời nắm toàn bộ quyền lực chính trị. Nhà nước giao tài sản cho các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang quyền quản lí, sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật và thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lí, sử dụng tài sản đó. Các điều 203, 204, 205 BLDS 2005 quy định về việc thực hiện quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tài sản được giao cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Theo đó, các doanh nhiệp nhà nước, cơ quan, đơn vị, các tổ chức khi được Nhà nước giao cho những tài sản phù hợp với chức năng, yêu cầu của mình thì phải sử dụng, khai thác đúng mục đích, có hiệu quả, phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Ngoài ra, trong phạm vi pháp luật cho phép, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước được thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tài sản được giao nhưng không phải là chủ sở hữu đối với các loại tài sản đó. 3. Khách thể của sở hữu nhà nước. Khách thể của sở hữu nhà nước rất đa dạng, phạm vi khách thể không bị hạn chế. Có những loại tài sản chỉ thuộc sở hữu nhà nước, chúng đóng vai trò là khách thể đặc biệt của quyền sở hữu nhà nước, đó là những TLSX chủ yếu, có giá trị kinh tế và có vai trò đặc biệt trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Điều 17 Hiến pháp 1992 và Điều 200 BLDS 2005 đã liệt kê khá rõ những loại tài sản này: Điều 17 Hiến pháp 1992: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.” Ðiều 200 BLDS 2005: “Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định”. 4. Nội dung hình thức sở hữu nhà nước. Điều 202 BLDS 2005: “Quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước Việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định”. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tư cách là chủ sở hữu đặc biệt cũng có những quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt những tài sản thuộc sở hữu của mình. Quyền chiếm hữu: Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu tài sản của mình bằng cách ban hành các văn bản pháp quy, quy định việc bảo quản, quy định thể lệ kiểm tra tài sản định kì và đột xuất để kiểm tra tài sản mà Nhà nước đã giao cho các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước. Các cơ quan, doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định này. Quyền sử dụng: Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước đương nhiên có quyền khai thác công dụng những tài sản thuộc sở hữu của mình. Tuy nhiên, việc này cũng khác với quyền sử dụng của các chủ thể khác đối với tài sản của mình: Nhà nước thực hiện việc khai thác lợi ích đối với tài sản của mình theo quy định của pháp luật và theo một kế hoạch nhất định, Nhà nước không trực tiếp thực hiện quyền sử dụng tài sản mà quyền này được chuyển giao cho các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước để khai thác công dụng, hoặc Nhà nước chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thông qua các hợp đồng dân sự hay thủ tục hành chính nhất định. Quyền định đoạt: Nhà nước định đoạt tài sản của mình bằng nhiều phương thức khác nhau. Việc định đoạt này có thể trực tiếp đươc thực hiện bởi các cơ quan quản lí Nhà nước ở trung ương và địa phương hoặc Nhà nước có thể cho phép các doanh nghiệp do Nhà nước thành lập thực hiện một phần quyền định đoạt đó. II. SỞ HỮU TẬP THỂ. 1. Khái niệm chung và đặc điểm. Sở hữu tập thể là một phạm trù kinh tế chỉ một hình thức sở hữu về TLSX, vốn, các loại tài sản khác do cá nhân, hộ gia đình đóng góp để sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung của tập thể được quy định trong điều lệ. Điều 208 BLDS 2005 đưa ra khái niệm sở hữu tập thể như sau: “Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi”. Quyền sở hữu tập thể của hợp tác xã là một phạm trù pháp lí gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu tập thể của hợp tác xã. 2. Chủ thể của sở hữu tập thể. Xuất phát từ quy định ở Điều 208 BLDS: “Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác...”, có thể xác định được chủ thể của sở hữu tập thể chính là từng hợp tác xã riêng biệt (ví dụ như các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã công nghiệp, các hợp tác xã theo các ngành nghề khác theo Luật hợp tác xã năm 2003). Mỗi hợp tác xã là một chủ thể riêng biệt, là một chủ sở hữu đối với tài sản riêng của mình và do đó có quyền sở hữu đối với toàn bộ tài sản của hợp tác xã. Hợp tác xã trong sở hữu tài sản tập thể là một chủ thể dân sự thống nhất, không phụ thuộc vào số lượng xã viên, sở hữu tập thể của hợp tác xã không phải là sở hữu chung theo phần của từng các nhân. 3. Khách thể của sở hữu tập thể. Khách thể của sở hữu tập thể bao gồm các TLSX (không gồm các TLSX đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 17 Hiến pháp 1992 và Điều 200 BLDS 2005), công cụ lao động, vốn góp của xã viên, các loại quỹ do hợp tác xã lập ra. Tài sản thuộc sở hữu tập thể được quy định tại Điều 209 BLDS 2005: “Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, thu nhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh, được Nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tập thể đó”. 4. Nội dung của sở hữu tập thể. Nội dung của sở hữu tập thể (bao gồm cả ba lĩnh vực: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) được quy định tại Điều 210 BLDS 2005 như sau: “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể 1. Việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể phải tuân theo pháp luật, phù hợp với điều lệ của tập thể đó, bảo đảm sự phát triển ổn định của sở hữu tập thể. 2. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể được giao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung và lợi ích, nhu cầu của các thành viên. 3. Thành viên của tập thể có quyền được ưu tiên mua, thuê, thuê khoán tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể”. III. SỞ HỮU TƯ NHÂN. 1. Khái niệm chung và đặc điểm. Điều 211 BLDS 2005 quy định: “Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân”. Theo các quy định từ Điều 211 đến Điều 213 có thể hiểu sở hữu tư nhân là sở hữu của từng cá nhân công dân về tư liệu sinh hoạt, tư liệu tiêu dùng và những tư liệu sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của công dân. Ba loại của sở hữu tư nhân được phân biệt bởi các yếu tố: Vốn, TLXS, đăng kí kinh doanh, quy mô vốn, sử dụng lao động làm thuê... Quyền sở hữu tư nhân theo BLDS là một bộ phận của chế định quyền sở hữu, điều chỉnh các quan hệ xã hội của cá nhân về sở hữu TLSX và tư liệu tiêu dùng. Quyền sở hữu tư nhân cũng có thể hiểu là những quyền dân sự cụ thể của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của mình thông qua các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Đây là quyền bất khả xâm phạm, không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật. 2. Chủ thể của hình thức sở hữu tư nhân. Chủ thể của sở hữu tư nhân là từng cá nhân công dân. Nếu một tài sản hoặc một tập hợp tài sản thuộc quyền sở hữu của hai hay nhiều người thì chủ sở hữu là từng người trong số họ (đồng chủ sở hữu). Mọi cá nhân dù đã trưởng thành hay chưa trưởng thành, có hay không có năng lực hành vi dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ đều có “Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản” thuộc quyền sở hữu của mình. (khoản 2 Điều 15 BLDS 2005). Muốn trở thành chủ thể của sở hữu tư nhân được toàn quyền tự mình hành xử những quyền năng của chủ sở hữu phải có những điều kiện nhất định. Trường hợp công dân không có năng lực hành vi dân sự, năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ, khi thực hiện quyền sử dụng hay định đoạt phải thông qua hành vi của người giám hộ theo quy định từ Điều 59 đến Điều 79 BLDS 2005. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi định đoạt tài sản như tặng, cho, trao đổi... phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. BLDS ngoài việc quy định chủ thể của sở hữu tư nhân là công dân Việt Nam còn công nhận các chủ thể sở hữu tư nhân là công dân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có vốn về nước để sản xuất, kinh doanh. Những nguời này cũng là chủ thể của sở hữu tư nhân đối với phần vốn, tài sản mà họ sở hữu ở Việt Nam. 3. Khách thể của hình thức sở hữu tư nhân. Khách thể của sở hữu tư nhân là những tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân công dân (có thể là TLSX hoặc tư liệu tiêu dùng). Trong BLDS 20065, các loại tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân được quy định tại Điều 212: “Tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân 1. Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân là tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân. Tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị. 2. Cá nhân không được sở hữu đối với tài sản mà pháp luật quy định không thể thuộc hình thức sở hữu sở hữu tư nhân.” 4. Nội dung sở hữu tư nhân. Trong BLDS 2005, Điều 213 quy định về việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu tư nhân: “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân 1. Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác phù hợp với quy định của pháp luật. 2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Cá nhân có thể tự mình thực hiện quyền chiếm hữu tài sản hoặc thông qua một hợp đồng dân sự giao cho người khác thực hiện quyền chiếm hữu (gửi giữ) hoặc cả quyền sử dụng (cho thuê, mượn). Quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu tư nhân được pháp luật Dân sự khuyến khích tạo điều kiện nhằm giải phóng sức sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cá nhân không được sử dụng quyền của mình để hoạt động sản xuất kinh doanh bất hợp pháp. Trong hình thức sở hữu tư nhân, chủ sở hữu không những có quyền sở hữu mà còn có toàn quyền sử dụng, định đoạt tài sản đó nhưng không được gây thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. IV. SỞ HỮU CHUNG. 1. Khái niệm chung và đặc điểm. Trong sáu hình thức sở hữu tại Bộ luật Dân sự 2005 thì hình thức sở hữu chung được quy định với nhiều Điều luật nhất (13 điều, từ Điều 214 đến Điều 226). BLDS 2005 đưa ra khái niệm và phân loại sở hữu chung trong Điều 214: “Sở hữu chung Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung”. Việc xác lập sở hữu chung có thể từ thỏa thuận của các chủ sở hữu, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán (theo Điều 215). “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung” (khoản 1 Điều 216 BLDS). Sở hữu chung theo phần bao gồm sở hữu chung hỗn hợp và các loại sở hữu chung theo phần khác. Các điều 216 và 218 quy định về sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hỗn hợp, tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp và việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia (ví dụ sở hữu chung của vợ chồng trong quá trình hôn nhân) và sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia (ví dụ sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu chung trong nhà chung cư đối với cầu thang, sân chơi...). 2. Chủ thể của sở hữu chung. Chủ thể của sở hữu chung là tất cả các chủ sở hữu đối với tài sản đó (hình thức đồng sở hữu). Mỗi đồng chủ sở hữu khi thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung sẽ liên quan đến quyền lợi của tất cả các đồng chủ sở hữu khác. Tuy nhiên, mỗi đồng chủ sở hữu trong sở hữu chung có vị trí độc lập và tham gia quan hệ pháp luật dân sự một với tư cách là một chủ sở hữu độc lập. Tính chất cùng “chung nhau sở hữu” đối với tài sản chung hoàn toàn khác tính chất chung trong sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. (Trong sở hữu tập thể, tài sản là của chung tất cả xã viên nhưng các thành viên của tập thể đó không có tư cách là chủ sở hữu). 3. Khách thể của sở hữu chung. Khách thể của sở hữu chung là một hoặc một tập hợp tài sản có đặc điểm là thống nhấ
Luận văn liên quan