Pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình – Thực tiễn áp dụng tại ủy ban nhân dân xã Đông Sơn

Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển đáng kể, bộ mặt nông thôn Việt Nam đang có sự “thay da đổi thịt” từng ngày, góp phần cho thành công đó phải kể đến vai trò của mô hình kinh tế trang trại đặc biệt là thành công của mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình. Mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình ra đời và phát triển đã tạo điều kiện để các hộ gia đình tự làm giàu trên chính mảnh đất của mình và hiệu quả kinh tế của nó đã được chứng minh khi các hộ kinh tế trang trại lần luợt thoát khỏi cảnh nghèo khó và trở thành các hộ kinh tế khá giả tại địa phương. Thậm chí nhiều hộ trở nên giàu có do thực hiện mô hình kinh doanh này sự đầu tư cả về vật chất lẫn trí tuệ. Vì vậy nhu cầu sử dụng đất của các hộ gia đình để thực hiện mô hình kinh tế trang trại cũng theo đó tăng lên. Thực tế trên đã đặt ra vấn đề là Nhà nước cần phải làm gì và làm như thế nào để đáp ứng những nhu cầu chính đáng đó của người dân? Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước phải quy họach và quản lý đất đai như thế nào để người dân có cơ hội đuợc sử dụng đất để phát triển mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình. Cơ quan chức năng có thẩm quyền cần đề ra đuờng lối, chính sách phù hợp để khuyến khích hình thức trang trại hộ gia đình nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mô hình kinh tế trang trại có thể coi là biện pháp bền vững để phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay, do đó Đảng và Nhà nước phải có những quan tâm thích đáng để phát triển và nhân rộng mô hình này.

docx56 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình – Thực tiễn áp dụng tại ủy ban nhân dân xã Đông Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN KHOA LUẬT BÁO CÁO KIẾN TẬP MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT KINH TẾ TRANG TRẠI HỘ GIA ĐÌNH – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐÔNG SƠN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGUYỄN THỊ MINH Hà Nội – Năm 2013 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT STT NỘI DUNG VIẾT TẮT Công nghiệp hóa hiệnđại hóa CNH –HĐH Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCNQSDĐ Hội đồng nhân dân HĐND Khu công nghiệp KCN Úy ban nhân dân UBND Ủy ban thường vụ Quốc hội UBTVQH MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Kết cấu của đề tài NỘI DUNG Chương 1: Các vấn đề lý luận chung của pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại hộ gia đình 1 Những khái niệm cơ bản 1 1.1.1.1. Khái niệm hộ gia đình 1 1.1.1.2. Khái niệm kinh tế trang trại 2 1.1.1.3. Khái niệm kinh tế trang trại hộ gia đình 5 Cơ sở xây dựng và hình thành đất kinh tế trang trại hộ gia đình 6 Cơ sở lý luận 6 Cơ sở thực tiễn 7 Vai trò, mục đích và ý nghĩa của đất đai đối với kinh tế trang trại 8 Những quy định của pháp luật đất đai về quản lý đất trang trại 10 Quyền đại diên chủ sở hữu của cơ quan có thẩm quyền trong công tác quản lý đất kinh tế trang trại hộ gia đình 10 Quy định của pháp luật về việc hộ gia đình sử dụng đất kinh tế trang trại 11 1.2.2.1. Quy định về hoạt động giao đất, cho thuê đất 11 1.2.2.2. Quy định về hạn mức giao đất 11 1.2.2.3. Quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp 13 1.2.2.4. Quy định về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp 15 Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình khi sử dụng đất kinh tế trang trại 16 Quyền và nghĩa vụ của gia đình sử dụng đất kinh tế trang trại không phải là đất thuê 18 Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình sử dụng đất kinh tế trang trại là đất thuê 18 Chương 2: Thực trạng pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình và Thực tiễn áp dụng tại xã Đông Sơn huyên Đông Hưng tỉnh Thái Bình 19 Thực trạng pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình 19 Quy định về giao đất, cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình để phát triển kinh tế trang trại 19 Chính sách hạn điền với kinh tế trang trại hộ gia đình 21 Thực trạng về hạn mức giao đất 21 Thực trạng về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp 22 Thực trạng về thời hạn sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp 23 Thực tiễn áp dụng pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình tại xã Đông Sơn 25 Về hoạt động giao đất cho thuê đất kinh tế trang trại hộ gia đình 25 Về thực hiện chính sách hạn điền đối với đất kinh tế trang trại hộ gia đình 26 Đánh giá chung về đất kinh tế trang trại hộ gia đình tại xã Đông Sơn 27 Thành tựu 27 Hạn chế 28 Bàn về những quy định mới của Dự thảo Luật đất đai sửa đối sẽ ảnh hưởng tới chế độ sử dụng đất kinh tế trang trại 30 Những quy định mới về hoạt động giao đất, cho thuê đât và chính sách hạn điền 31 Đánh gia những quy định mới của Dự thảo luật và so sánh với Luật đất đai 2003 37 Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đất kinh tế trang trại tại địa phương và hoàn thiện hệ thống pháp luật 40 Nguyên nhân của những bất cập còn tồn tại 41 Giải pháp kiến nghị 42 KẾT LUẬN 46 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển đáng kể, bộ mặt nông thôn Việt Nam đang có sự “thay da đổi thịt” từng ngày, góp phần cho thành công đó phải kể đến vai trò của mô hình kinh tế trang trại đặc biệt là thành công của mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình. Mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình ra đời và phát triển đã tạo điều kiện để các hộ gia đình tự làm giàu trên chính mảnh đất của mình và hiệu quả kinh tế của nó đã được chứng minh khi các hộ kinh tế trang trại lần luợt thoát khỏi cảnh nghèo khó và trở thành các hộ kinh tế khá giả tại địa phương. Thậm chí nhiều hộ trở nên giàu có do thực hiện mô hình kinh doanh này sự đầu tư cả về vật chất lẫn trí tuệ. Vì vậy nhu cầu sử dụng đất của các hộ gia đình để thực hiện mô hình kinh tế trang trại cũng theo đó tăng lên. Thực tế trên đã đặt ra vấn đề là Nhà nước cần phải làm gì và làm như thế nào để đáp ứng những nhu cầu chính đáng đó của người dân? Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước phải quy họach và quản lý đất đai như thế nào để người dân có cơ hội đuợc sử dụng đất để phát triển mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình. Cơ quan chức năng có thẩm quyền cần đề ra đuờng lối, chính sách phù hợp để khuyến khích hình thức trang trại hộ gia đình nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mô hình kinh tế trang trại có thể coi là biện pháp bền vững để phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay, do đó Đảng và Nhà nước phải có những quan tâm thích đáng để phát triển và nhân rộng mô hình này. Để tiếp cận được những ưu đãi từ các chính sách của Nhà nước, người dân cần có những kiến thức pháp luật nhất định và các cơ quan có thẩm quyền cũng cần phải hiểu rõ tình hình thực tiễn của việc áp dụng mô hình để đưa ra đuờng lối chỉ đạo, chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này sẽ đóng góp phần nào giải quyết những yêu cầu đã nêu ra ở trên và góp phần hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật có lien quan trong lĩnh vực này ở nước ta hiện nay 2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu vấn đề này không nằm ngoài những mục đích cơ bản sau đây: Thứ nhất: Cung cấp kiến thức pháp luật cho người dân khi họ muốn thực hiện mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình; giúp cho họ hiểu được pháp luật quy định thế nào về vấn đề này, quy định tại đâu và mình có những quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia vào quan hệ pháp luật này? Thứ hai: Để có thể thấy được những quy định của pháp luật đã đi vào cuộc sống như thế nào, nó đã đem lại những lợi ích gì cho người dân và bên cạnh đó nó dẫn tới những bất cập nào không? Hoạt động lập pháp thực sự có hiệu quả khi các quy định của pháp luật trên giấy tờ thực sự đi vào cuộc sống. Để làm được như vây thì các luật gia không chỉ có kĩ thuật lập pháp tốt mà còn cần am hiểu sâu sắc về đời sống, tâm tư nguyên vọng của người dân. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này sẽ phản ánh đuợc phần nào tâm tư, nguyện vọng của người dân để trên cơ sở đó những quy định của pháp luật được hoàn thiện hơn và có sức sống bền bỉ hơn 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà đề tài nghiên cứu bao gồm: Những quy định của pháp luật về kinh tế trang trại hộ gia đình; hoạt động sử dụng đất kinh tế trang trại của hộ gia đình và hoạt động quản lý đất kinh tế trang trại của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. * Phạm vi nghiên cứu Về lĩnh vực: Đề tài nghiên cứu xoay quanh những quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai hay nói cụ thể hơn là về loại đất kinh tế trang trại hộ gia đình và thực tiễn áp dụng các quy định trên. Về không gian: Những nghiên cứu thực tiễn để so sánh, phân tích đánh giá trên địa bàn UBND xã Đông Sơn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 13/05/2013 đến ngày 31/05/2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu của mình, để có thể đánh giá những vấn đề một cách khách quan và trực diện em đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra và phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu về đất kinh tế trang trại không phải là đề tài mới song việc nghiên cứu đề tài vẫn có tác dụng trong thực tiễn bởi mô hình kinh tế trang trại hiện nay đuợc coi là một trong những biện pháp ưu tiên hàng đầu trong những biện pháp được áp dụng để phát triển nông nghiệp nông thôn. Không chỉ một vài địa phương thực hiện mô hình này mà nó được áp dụng rộng rãi ở các khu vực nông thôn trong cả nước. Những quy định nào của pháp luật quy định về vấn đề này và áp dụng nó ra sao là câu hỏi mà các hộ kinh tế trang trại gia đình sẽ đặt ra khi muốn tiếp cận hay trong quá trình sử dụng đất làm kinh tế trang trại. Việc nghiên cứu sẽ chỉ ra được những quy định của pháp luật về sử dụng đất đai hiện hành có gây cản trở cho sự mở rộng và phát triển của mô hình này không? Hoạt động sử dụng đất làm kinh tế trang trại hộ gia đình trên thực tiễn diễn ra như thế nào và có gặp khó khăn gì trong quá trình sử dụng đất hay không? Khi tiến hành nghiên cứu đề tài ta sẽ lần lượt làm sáng tỏ những câu hỏi trên. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài vần góp phần làm sáng tỏ những vấn đề đang được đông đảo người dân quan tâm trong thời điểm hiện tại. Chương 1: Các vấn đề lý luận chung của pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại hộ gia đình 1.1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm hộ gia đình Trong mỗi quan hệ pháp luật khác nhau hộ gia đình có địa vị pháp lý riêng hay có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Có thể kể tên một số văn bản pháp luât có nhắc tới “hộ gia đình” như: Bộ luật dân sư năm 2005, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật xây dựng năm 2003, Luật hợp tác xã năm 2003, Luật đầu tư năm 2005… Lần đầu tiên pháp luật đất đai thừa nhận tư cách chủ thể của hộ gia đình là Luật đất đai 1993. Trong đó đã ghi nhận hộ gia đình có địa vị pháp lý ngang bằng với các chủ thể cũ của pháp luật đất đai và có quyền và nghĩa vụ được quy định rõ ràng cụ thể. “ Hộ gia đình là một chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai, gồm những thành viên gắn bó với nhau do quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân, cùng có tên trong sổ hộ khẩu, có hoạt động kinh tế chung và có tài sản chung” [1] Hộ gia đình theo quy định của pháp luật đất đai cần phải có yếu tố có hoạt động kinh tế chung và có tài sản chung. Dù các thành viên trong gia đình có quan hệ với nhau thông qua huyết thống hay hay hôn nhân nếu thiếu yếu tố có hoạt động kinh tế chung và tài sản chung thì cũng không phải là thành viên của hộ gia đình theo pháp luật đất đai. Do đó có thể khẳng định các thành viên hộ gia đình đều là thành viên gia đình nhưng các thành viên gia định không phải đều là thành viên hộ gia đình. Như vậy hộ gia đình trong pháp luật đất đai quy định có sự gắn bó rất mật thiết với nhau thông qua các quan hệ như tình cảm, công việc và tài sản. 1.1.1.2. Khái niệm kinh tế trang trại Khái niệm: Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. (Quy định tại NQ Số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại) Quy định của pháp luật đã đưa ra khái niệm như thế nào là kinh tế trang trại nhưng có câu hỏi đuợc đặt ra là: Có cần những tiêu chí nào để xác định đủ tiêu chuẩn mô hình kinh tế trang trại không? Câu hỏi này cần thiết phải trả lời vì nếu không có những tiêu chí pháp lý cụ thể thì việc các “trang trại tự phong” sẽ mọc lên như nấm sau mưa và tự cho mình cái quyền được hưởng quy chế pháp lý của đất kinh tế trang trại. Vì vậy tại Thông tư liên tịch Số: 69/2000/TTLT-BNN-TCTK hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại. Để được xác định là mô hình kinh tế trang trại thì các mô hình kinh tế phải đáp ứng đuợc những điều kiện nhất định như sau: “Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định lượng sau đây: 1. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm: - Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên - Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên 2. Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. a. Đối với trang trại trồng trọt (1) Trang trại trồng cây hàng năm + Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên (2) Trang trại trồng cây lâu năm + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung + Từ 5 ha trở lên đối với ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên + Trang trại trồng hồ tiêu 0.5 hecta trở lên (3) Trang trại lâm nghiệp + Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước b. Đối với trang trại chăn nuôi (1) Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, v.v... + Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên + Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên (2) Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, v.v... + Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với hơn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên. + Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên. (3) Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v... có thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi). c. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản - Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên). d. Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (tiêu chí 1).” Vì tình hình kinh tế xã hội phát triển những tiêu chí trên không còn phù hợp với thực tiễn nữa cho nên việc quy định tiêu chí mới đã được sửa đổi tại Thông tư Số: 27 /2011/TT-BNNPTNT Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau: “1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: - 3.1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; - 2.1 ha đối với các tỉnh còn lại. b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. 2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên; 3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 hecta và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên” (Điều 5 Thông tư Số: 27 /2011/TT-BNNPTNT) Như vậy những trang trại nào thỏa mãn những quy định cuả pháp luật thì mới đuợc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đồng thời được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Ngoài ra, tiêu chí xác định kinh tế trang trại được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ phát triển, áp dụng ổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm 1.1.1.3. Khái niệm đất kinh tế trang trại hộ gia đình Tại Điều 82 Luật Đất 2003và trong các văn bản pháp luật khác có quy định về đất kinh tế trang trại xong không đưa ra khái niệm chính thức thế nào là đất kinh tế trang trại. Việc xác định đất kinh tế trang trại là như thế nào sẽ quyết định địa vị pháp lý của người sử dụng đất cũng như cách thức quản lý của nhà nước Tuy nhiên từ các quy định đó của pháp luật ta có thể hiểu nôm na rằng: Đất kinh tế trang trại là loại đất nông nghiệp đuợc quy hoạch để sử dụng làm mô hình kinh tế trang trại. Vậy từ đó chúng ta có thể suy ra được khái niệm đất kinh tế trang trại hộ gia đình là thế nào? Đất kinh tế trang trại hộ gia đình là đất nông nghiệp được hộ gia đình sử dụng làm mô hình kinh tế trang trại Đất kinh tế trang trại mà hộ gia đình sử dụng bao gồm đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức để trực trực tiếp sản xuất; đất do Nhà nước cho thuê; đất do thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho; đất do khoán của tổ chức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp. Người sử dụng đất ngoài thực hiện những quy định về đất kinh tế trang trại vẫn còn phải thực hiện những quy định của pháp luật theo quy chế đất nông nghiệp. Ví dụ như các quy định của pháp luật về hạn mức giao đất, hạn mức nhận chuyển nhượng đất, thời hạn sử dụng đất… 1.1.2. Cơ sở xây dựng và hình thành đất kinh tế trang trại hộ gia đình 1.1.2.1. Cơ sở lý luận Theo Triết học Mac – Lênin: Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất [2]. Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình. Khi xã hội phát triển, nhu cầu của con người càng cao, họ không chỉ muốn “ đủ ăn đủ sống” mà còn muốn làm giàu từ chính bàn tay và khối óc của mình. Trong quá trình lao động làm ra của cải vật chất con người cũng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những cách làm mới để mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó thể hiện quy luật vận động trong quá trình sản xuất vật chất. Con người tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. Trong lĩnh vực nông nghiệp, người nông dân thông qua công cụ, phương tiện kỹ thuật tác động vào đất đai để tạo ra của cải vật chất. Và trong quá trình sử dụng đất họ sẽ áp dụng các mô hình kinh tế mới để phù hợp với những yêu cầu của mình. Kinh tế trang trại cũng là một mô hình phát triển kinh tế được sản sinh ra từ khối óc của con người. Mô hình này thể hiện sự tập trung trong sản xuất nông nghiệp thông qua việc sử dụng ruộng đất để phát triển sản xuất gắn liền với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Để áp dụng đuợc mô hình này thì đất đai cũng phải được quy hoạch, phân bổ một cách hợp lý. Ở Việt Nam “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu”. Do vậy Nhà nước cũng thể hiện trách nhiệm của mình thông qua việc quy chế độ pháp của mô hình kinh tế trang trại cũng như chế độ pháp lý của đất kinh tế trang trại. Các quy định của pháp luật sẽ góp phần thúc đấy sự phát triển của mô hình cũng như sự phát triển của kinh tế đất nước Sự phát triển của kinh tế cần phải có sự hỗ trợ từ những chính sách pháp luật và những chính sách pháp luật cung cần phải dựa trên sự phát triển của kinh tế xã hội thì mới phát triển phát triển đất nước một cách hài hòa và toàn diện 1.1.2.2. Cơ sở thực tiễn Xã hội phát triển nhu cầu về vật chất của người dân cũng tăng cao. Trên diện tích đất nhỏ bé, manh mún của mình họ không có điều kiện để tập trung phát triển sản xuất. Mà nguyên nhân căn bản của tình trạng manh mún đất trong cả nước, đặc biệt là khu vực đồng bằng Bắc Bộ là do kết quả của chính sách giao đất bình quân cho các hộ nông dân sử dụng. Do đó người nông dân có nhu cầu muốn tăng thêm diện tích đất sử dụng. Mở rộng diện tích đất sử dụng sẽ thúc đẩy người nông dân có xu hướng đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại để vào sản xuất để làm giàu trên mảnh đất của mình. Sản phẩm nông nghiệp làm ra nhiều không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu nông sản. Thu nhập của người dân tăng cao sẽ kéo theo sự phát triển kinh tế của đất nước. Đó là xu thế phát triển tất yếu của xã hội. Trong xu thế phát triển đó cần phải có giải pháp để đất nông nghiệp Việt Nam được sử dụng một cách hợp lý. Nhà nước phải lập kế hoạch quy hoạch và sử dụng để xóa bỏ tình trạng đất manh mún, thiếu tập trung của đất đai. Sự tập trung đất để phát triển mô hình kinh tế trang trại trong thời gian vừa qua đã mang lại nhiều kết quả to lớn. Trên cả nuớc xuất hiện nhiều vùng chuyên canh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mở rộng diện tích sử dụng đất sẽ giúp các hộ gia đình bố trí, phân công lao động một cách hợp lý từ đó sẽ giảm chi phí lao động và tăng thêm lợi nhuận. Ngoài ra các chủ hộ còn có thể chủ động cải tạo và sử dụng đất trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. “Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng c