Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) được tiến
hành từ 29/9/2009 đến 30/10/2009 tại Hà Nội, đó là Đại hội của sự “Đoàn kết, dân
chủ, đổi mới và phát triển”.
Một trong 5 chủ đề thảo luận của Đại hội là: phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam
trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng và Nhà
nước trong sạch vững mạnh (1). Dân chủ và đồng thuận xã hội là một trong những
trọng tâm của Báo cáo chính trị của Đại hội MTTQ Việt Nam (2).
Trước hết chúng tôi xin nêu vài ý kiến của các vị lãnh đạo Đảng và MTTQ Việt
Nam về các vấn đề nêu trên.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnhphát biểu tại phiên khai mạc Đại hội đã nhấn mạnh
“Mặt trận cần phải thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội theo đúng
quy định của pháp luật” (3).
Theo ông Phạm Thế Duyệt,nguyên Chủ tịch MTTQ Việt Nam (4) “Có phát huy
dân chủmới tạo nên sự đồng thuận. Phát huy dân chủ, có đồng thuận mới có đại
đoàn kết. Giám sát vàphản biệncủa Mặt trận là hình thức thích hợp để nhân dân
thực hiện quyền làm chủ thông qua Mặt trận Tổ quốc, khi MTTQ làm tốt được vai
trò phản biện xã hội tức là phát huy được dân chủ và tạo nên sự đồng thuận xã hội.
Chỉ có đồng thuậnmới có đại đoàn kết.
12 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy dân chủ, tăng cường giám sát và phản biện xã hội để xây dựng sự đồng thuận và đại đoàn kết dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát huy dân chủ, tăng cường giám sát và phản biện xã hội để xây dựng sự
đồng thuận và đại đoàn kết dân tộc
Lê Thi
GS. Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) được tiến
hành từ 29/9/2009 đến 30/10/2009 tại Hà Nội, đó là Đại hội của sự “Đoàn kết, dân
chủ, đổi mới và phát triển”.
Một trong 5 chủ đề thảo luận của Đại hội là: phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam
trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng và Nhà
nước trong sạch vững mạnh (1). Dân chủ và đồng thuận xã hội là một trong những
trọng tâm của Báo cáo chính trị của Đại hội MTTQ Việt Nam (2).
Trước hết chúng tôi xin nêu vài ý kiến của các vị lãnh đạo Đảng và MTTQ Việt
Nam về các vấn đề nêu trên.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội đã nhấn mạnh
“Mặt trận cần phải thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội theo đúng
quy định của pháp luật” (3).
Theo ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch MTTQ Việt Nam (4) “Có phát huy
dân chủ mới tạo nên sự đồng thuận. Phát huy dân chủ, có đồng thuận mới có đại
đoàn kết. Giám sát và phản biện của Mặt trận là hình thức thích hợp để nhân dân
thực hiện quyền làm chủ thông qua Mặt trận Tổ quốc, khi MTTQ làm tốt được vai
trò phản biện xã hội tức là phát huy được dân chủ và tạo nên sự đồng thuận xã hội.
Chỉ có đồng thuận mới có đại đoàn kết.
“Nếu Mặt trận làm tốt vai trò phản biện xã hội thì Đảng và Nhà nước sẽ có điều
kiện nắm được ý nguyện của dân. Uy tín Đảng ngày càng nâng cao, nhân dân ngày
càng thêm tin tưởng. Làm được cái này chỉ có mạnh thêm cho Đảng, cho Nhà
nước. Vai trò nhân dân được tôn trọng một cách thực sự. Điều kiện để phản biện
xã hội thực sự có hiệu quả khi nó được tiếp thu, trả lời. Những người có trách
nhiệm phải có thái độ đúng”.
“Theo tôi Đảng và Nhà nước cần thể chế hoá những chủ trương đó thành nghị
định, pháp lệnh cụ thể hơn, sau đó có thể nâng lên thành luật”.
Giáo sư Lưu Văn Đạt, uỷ viên đoàn chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ
pháp luật của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã nói (5).
“Giám sát và phản biện của Mặt trận là hình thức thích hợp để nhân dân thực
quyền làm chủ, thông qua Mặt trận. Để có hiệu quả, ít nhất phải có 2 điều kiện. Đó
là phải cung cấp thông tin đầy đủ và phải có sự đối thoại, phản hồi. Cơ quan hay
tổ chức, cá nhân có sự việc liên quan cần trả lời. Nếu không trả lời thì phải có chế
tài buộc tổ chức hay cá nhân đó phải trả lời.
Đáng sợ nhất là “bằng mặt mà không bằng lòng” lợi ích bị xâm phạm, nhưng
người ta không dám nói và như thế thì không thể đoàn kết được”.
Dự thảo điều lệ MTTQ Việt Nam đã đưa ra lấy ý kiến bổ sung một điều quan trọng
trong nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận là: phản biện xã hội đối với dự thảo chủ
trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về những vấn đề
quan trọng của đất nước.
Mặt trận tổ quốc các cấp tỉnh huyện, tổ chức các hoạt động phản biện đối với dự
thảo chủ trương của chính quyền cùng cấp và cấp trên (6).
Qua những ý kiến trích dẫn trên đây, chúng tôi thấy về mặt lý luận cần làm rõ nội
dung các khái niệm: dân chủ, phản biện xã hội đồng thuận và về mặt thực tiễn cần
đề cập đến mối liên quan chặt chẽ, tác động lẫn nhau giữa ba vấn đề: “tích cực
thực hiện dân chủ, mở rộng viÖc phản biện xã hội và xây dựng sự đồng thuận, đại
đoàn kết dân tộc.
1. Về vấn đề dân chủ: Dân chủ là chính phủ được thành lập bởi nhân dân, trong
đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân, hoặc
các đại diện được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do (7).
Dân chủ thực tế là một tập hợp những tư tưởng và nguyên tắc tự do, là sự thể chế
hoá tự do. Định chế dân chủ nói lên khát vọng của nhân dân về tự do và tự quản.
Dân chủ chỉ có thể thực hiện khi đó là mong muốn của các công dân, có quyết tâm
sử dụng quyền tự do để tham gia vào đời sống xã hội, góp tiếng nói của họ vào các
cuộc tranh luận tập thể, bầu ra các vị đại diện có trách nhiệm đối với hành động
của họ, chấp nhận yêu cầu dung hoà và thoả hiệp trong đời sống công cộng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bài báo “Dân vận” đăng trên báo Sự thật số ra ngày
15/10/1949 (8) đã viết.
“Nước ta là nước dân chủ bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều
của dân công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng
chiến kiến quốc là công việc của dân, chính quyền từ xã đến chính phủ Trung
ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm
lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến vai trò to lớn, toàn diện, quyền hạn và
nghĩa vụ của người dân trong một nước dân chủ: lợi ích vì dân, quyền hạn của
dân, trách nhiệm của dân chính quyền các cấp, các đoàn thể do dân đề cử ra.
Dân chủ là quyền hành và lực lượng ở nơi dân và chính quyền do dân làm chủ.
Dân chủ, theo Người, không chỉ là dân quyền mà còn là dân sinh, dân trí; người
dân chỉ biết giá trị của độc lập dân tộc, dân chủ khi họ có cơm ăn, áo mặc, được
học hành, nghĩa là biết quyền dân chủ qua đời sống hiện thực hàng ngày.
Dân chủ là nền tảng cho việc giám sát và phản biện xã hội.
2. Về vấn đề phản biện xã hội: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 10 đã nêu rõ: “Nhà
nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò
giám sát và phản biện xã hội” (Văn kiện Đại hội Đảng, tr. 123).
Cần có sự tham gia rộng rãi của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, cũng
như sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào quá trình hoạch định chủ trương,
đường lối của Đảng, cũng như chính sách pháp luật của Nhà nước.
Phản biện xã hội nói lên những ý kiến tán thành hay không tán thành của người
dân, sự tiếp nhận đồng thời là những đề nghị của họ cần bổ sung, sửa đổi, kể cả
thay đổi, hoãn việc thi hành một chủ trương, chính sách nào đó của Đảng và Nhà
nước, quá trình thực hiện cùng thực tiễn cần phải có phương pháp tiến hành đúng
đắn hơn, đối tượng vận động, áp dụng cụ thể hơn, chính xác hơn, v.v.
Quá trình tham gia ý kiến của người dân cần có sự đóng góp tích cực của giới trí
thức, những người có tích luỹ kiến thức, sự hiểu biết, và giới báo chí, lực lượng
chuyên nghiệp phát ngôn tiếng nói của dân.
Phản biện là một đặc trưng của nền dân chủ. Nhà nước có chức năng quản lý hoạt
động phản biện.
Các cơ quan Đảng và Nhà nước cần hưởng ứng việc tham gia vào quá trình phản
biện xã hội của nhân dân một cách nghiêm túc, qua việc thu thập, lắng nghe ý kiến
của họ về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, chú
ý phân tích ý kiến đúng, sai của người dân, cũng như tác động của việc thực hiện
các chủ trương, chính sách cụ thể đối với đời sống nhân dân, đối với sự phát triển
đất nước.
Sự tíếp thu đúng đắn, sự trả lời và sửa đổi kịp thời của các cơ quan Đảng và Nhà
nước đối với ý kiến đóng góp của người dân khiến họ thêm tin tưởng, ủng hộ và
chấp hành nghiêm túc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
3. Hoạt động phản biện xã hội tích cực, rộng rãi nói lên sự quan tâm hưởng ứng
của người dân đối với đường lối chính sách của Đảng và nhà nước được ban hành.
Điều đó là rất cần thiết để nâng cao uy tín của Đảng và Nhà nước, tăng cường sức
mạnh đoàn kết, nhất trí giữa các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp với nhân dân
đông đảo, tạo ra sự đồng thuận xã hội ngày càng cao.
Đẩy mạnh được sự phản biện xã hội rộng rãi trong dân chúng là cách phát huy dân
chủ thiết thực nhất. Đó là hoạt động tích cực của xã hội dân sự. Đó là công tác
trọng tâm của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các đoàn thể thanh niên, phụ nữ
nông dân.
Tổ chức sự phản biện xã hội thông qua Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam có nghĩa là
Mặt trận phải đứng ra thu thập ý kiến người dân về những vấn đề liên quan đến sự
phát triển đất nước nói chung, các chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước,
tổ chức thảo luận trong dân, cung cấp thông tin cho họ để phân tích đúng sai. Sau
đó Mặt trận Tổ Quốc là người tập hợp ý kiến để gửi lên Đảng và Nhà nước, yêu
cầu sự trả lời của các cơ quan có liên quan với những đề nghị của dân. Mặt trận
Tổ Quốc sẽ thông báo lại cho dân về những ý kiến phản biện của họ.
Động viên được nhân dân dám nói, dám góp ý kiến mạnh bạo với Đảng và nhà
nước, dám nói thật những suy nghĩ đúng, sai của họ là một việc tối cần thiết, một
thắng lợi của Đảng và Nhà nước. Đó chính là đảm bảo sự công bằng về quyền lực
giữa 2 bên: Đảng, nhà nước và người dân, khiến hai bên xích lại gần nhau hơn, từ
đó xây dựng sự đồng thuận xã hội thật sự, vững chắc, tạo nên khối đoàn kết toàn
dân tộc để kiến thiết đất nước vững mạnh dân chủ, công bằng, ấm no và hạnh
phúc.
4. Lý tưởng là như vậy, nhưng hiện nay chúng ta đang gặp những khó khăn gì
trong quá trình phát huy dân chủ, đẩy mạnh hoạt động phản biện xã hội rộng rãi,
đồng thời cũng có những thuận lợi gì cần phát huy?
a/ Về phía nhân dân: Động viên nhân dân tích cực thực hiện việc phản biện xã hội
thường gặp khó khăn, trở ngại gì?
* Trước hết họ rất ngại nói, ngại tố cáo cấp trên về sai sót vì sợ bị trả thù, bị trù
dập. Họ nghĩ nói không chắc đem lại lợi ích gì cho bản thân và gia đình mà còn có
hại.
* Họ biết có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước áp dụng sai nhưng
nghĩ nên để người khác nói, không phải mình làm, mình không có trình độ, không
có mối quan hệ với cán bộ các cấp, không có đủ thông tin v.v.
* Đây là việc chung của đất nước, của địa phương, không đến lượt mình phải lo,
mình chỉ là người dân thường, mình có nói không chắc có kết quả gì vì cơ quan
Đảng, chính quyền không nghe mình.
* Họ quen vâng lệnh cấp trên, đặc biệt với các cơ quan chính quyền nhà nước “dĩ
hoà vi quý” mũ ni che tai là tốt nhất v.v.
Thực tế người dân cũng không được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời
để hiểu được đường lối, chủ trường của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà
nước. Họ không hiểu, không biết thì làm sao dám tiến hành việc phản biện lại?
b/ Về phía các cơ quan lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp.
* Trước hết là tư tưởng quyền lực của nhà nước đối với người dân, của cấp trên
đối với cấp dưới, cấp cơ sở.
Các cơ quan Đảng và chính quyền bảo vệ quyền lực của mình, bảo vệ quyền lợi
của các cán bộ nhân viên cơ quan, bảo vệ cái ghế, vị trí lãnh đạo của người đứng
đầu.
* Các cơ quan ban hành hay thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và nhà
nước luôn cố giữ phần đúng về mình, họ không muốn thay đổi, ngại thay đổi, bổ
sung, sửa chữa v.v. Họ thường cho là người dân không hiểu tình hình, không nắm
được các thông tin cần thiết nên dễ phát biểu sai, đòi hỏi những điều không hợp lý
v.v.
* Họ sợ thay đổi làm mất uy tín của Đảng, chính quyền các cấp.
Trước mắt, muốn mình nói dân phải nghe, phải chấp hành, còn việc sửa chữa, bổ
sung sẽ bàn sau, hồi sau sẽ giải quyết v.v.
Bởi vậy để xây dựng sự đồng thuận xã hội phải có sự cố gắng khắc phục khó
khăn, nhược điểm của cả hai bên: người dân và cơ quan Đảng, nhà nước. Nhưng
chủ động phải là phía Đảng và chính quyền nhà nước các cấp.
Đảng và nhà nước cần quán triệt phương châm: Lấy dân làm gốc phải có các thiết
chế và cơ chế để dân làm chủ, tạo cơ hội để dân làm chủ.
Cần làm rõ dân làm chủ cái gì, như thế nào?
Giúp dân biết hưởng quyền làm chủ, biết dùng quyền làm chủ để bảo vệ quyền lợi
thiết thân của mình như Hồ Chủ Tịch đã nói trong bài Dân vận:
“Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi người dân hiểu rằng: việc đó
là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”.
“Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh
nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa
phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân thi hành”.
“Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân.
Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê
bình, khen thưởng”. (Trích bài Diễn văn đăng trên báo Sự thật số ra ngày
15/10/1949 – Thông tin nội bộ của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, in lại số
10/2009).
c/ Như vậy các cơ quan của Đảng và chính quyền các cấp cần phải:
+ Hoan nghênh, khuyến khích người dân góp ý, tiến hành phản biện xã hội đối với
các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã ban hành hay sắp ban hành,
tránh mọi sự trù dập bằng lời nói hay trong hành động cụ thể với người dân đã
dám nói thật. Phải chú ý việc bảo vệ quyền lợi của họ, của gia đình họ trước sự
phản ứng từ phía cá nhân hay cơ quan bị họ tố cáo.
+ Nêu gương tốt của họ trong các cuộc họp ở cơ sở, cơ quan để khuyến khích
người khác cùng dám nói đúng, nói thật.
+ Thẳng thắn, công khai nhận sai lầm nếu nội dung dân tố cáo có điều gì sai cần
giải thích nhẹ nhàng, không dùng điều đó để trù dập, phê phán họ công khai trong
cuộc họp đông người v.v. Cần cung cấp thông tin cho họ nếu đúng sự việc.
Có 2 điều kiện cần thiết cho sự phản biện xã hội được kết quả tốt là:
- Cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân
- Người có trách nhiệm liên quan của cơ quan Đảng và Nhà nước phải trả lời
đúng, sai cho rõ trước dân.
Bởi vậy các cơ quan Đảng, Nhà nước có liên quan đến những vấn đề dân tố cáo
phải trả lời kịp thời, đặc biệt cần nhận lỗi đã có những điểm sai sót về nội dung,
về cách làm v.v.
Tích cực sửa chữa kịp thời, rõ ràng mới làm người dân tin tưởng.
Đã có bao nhiêu sự kiện tai hại, chết người xảy ra ở khu phố, làng xã. Ví dụ gần
đây việc cột điện giật chết 2 em học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh; việc đền bù
không thoả đáng đất nông nghiệp cho dân khi nhà nước lấy đất làm đường xá, xí
nghiệp; việc cấm xe công nông hoạt động; việc cấm bán hàng rong ở vỉa hè thành
phố v.v., nhiều việc người dân đang có ý kiến và cách thi hành hay sự chậm trễ
trong việc sửa chữa v.v.
Như Hồ Chủ Tịch đã nói, công việc liên quan đến lợi ích của công dân phải cho
họ bàn bạc góp ý và lắng nghe ý kiến họ về phần đúng, sai v.v. Việc gì cơ quan
Đảng, nhà nước làm sai thì cần sửa ngay, việc gì sửa có khó khăn thì công bố sẽ
làm và nói rõ thời gian thực hiện. Như Bác Hồ đã nhấn mạnh: phải minh bạch, rõ
ràng, biết tiếp thu ý kiến của dân và phải trả lời họ kịp thời về hướng sửa chữa,
thời gian khắc phục khuyết điểm đã phạm phải v.v.
d/ Về phía người dân
Cốt lõi của hành động dân chủ là sự tham gia của các công dân một cách tích cực
và tự nguyện vào đời sống cộng đồng, cần có sự tham gia rộng rãi của đông đảo
dân chúng, nếu không dân chủ sẽ bị tàn lụi và trở thành đặc quyền của một số
nhóm người và tổ chức.
Quyền và nghĩa vụ của công dân gắn bó với nhau chặt chẽ, thực hiện các quyền
của một cá nhân cũng đồng thời là trách nhiệm của họ phải bảo vệ và thực hiện
các quyền đó của chính họ và của người khác.
Bởi vậy trong hoạt động phản biện, người dân phải thực hiện với tinh thần trách
nhiệm, lắng nghe lời giải thích, những thông tin được cung cấp của Đảng và chính
quyền các cấp về sự kiện mình nêu lên. Cần tìm hiểu những điều kiện khó khăn,
hoàn cảnh lịch sử cụ thể khiến sự kiện đó đã diễn ra không như mong muốn của
người dân v.v.
- Truyền đạt lại cho người khác trong cộng đồng những thông tin chính xác để mọi
người cùng hiểu, tránh bị kẻ xấu xuyên tạc, lợi dụng để chia rẽ làm mất sự đoàn
kết giữa người dân và cơ quan chính quyền nhà nước.
- Cần hoan nghênh những điều chính quyền Đảng, Nhà nước kịp thời sửa chữa, dù
mới là bước đầu; thông cảm với những khó khăn các cơ quan có liên quan đang
gặp phải trong việc sửa chữa khuyết nhược điểm. Có những việc phải làm dần
từng bước, có thời gian mới khắc phục được, do đó chấp nhận phần thiệt thòi
trước mắt của bản thân v.v.
3. Xây dựng sự đồng thuận xã hội trên cơ sở sự nhất trí vì quyền lợi và nghĩa vụ
giữa 2 bên: Đảng nhà nước và đông đảo người dân.
Để có sự đồng thuận, như trên đã nói, phải có sự thảo luận, trao đổi ý kiến giữa 2
bên. Do đó cần có 2 điều kiện: cung cấp thông tin, đối thoại và trả lời của cơ quan
Đảng và Nhà nước cho người dân.
Để đạt được sự đồng thuận phải có sự thoả thuận. Thoả thuận là phương pháp chủ
yếu để con người đi đến đồng thuận.
Vì vậy tiến hành việc phản biện xã hội lại bao hàm sự thoả thuận giữa 2 bên
người dân với Đảng và chính quyền các cấp, để đi đến sự nhất trí nhất định, hai
bên cần có sự nhân nhượng lẫn nhau. Nếu hai bên cứ căng thẳng, giữ nguyên ý
kiến của mình, quyền lợi của mình khi có thể nhân nhượng được thì không thể nào
đi đến một sự đồng thuận nào được.
Sự đồng thuận xã hội có tính lịch sử cụ thể. Trong giai đoạn nhất định, trong
những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể, thì Đảng và Nhà nước cần thay đổi, bổ sung
sửa chữa một chủ trương chính sách cụ thể không phù hợp của mình. Nhưng trong
bối cảnh lịch sử cụ thể khác, nhân dân phải thông cảm với những khó khăn của cơ
quan Đảng và Nhà nước đang gặp phải; hay trước yêu cầu của sự phát triển đất
nước, một bộ phận nhân dân phải chấp thuận sự hy sinh thiệt thòi trước mắt do
việc thi hành một chủ trương chính sách cụ thể nào đó của Đảng và Nhà nước, vì
lợi ích chung, lâu dài của toàn dân tộc. Ví dụ như việc bán hàng rong trên vỉa hè ở
các thành phố lớn, hay giá cả đền bù đất đai nhà nước trả cho nông dân v.v.
Sự đồng thuận xã hội có tính lịch sử cụ thể, cũng có nghĩa là nó diễn ra trong
những điều kiện lịch sử nhất định trong một thời gian nhất định không phải là vĩnh
viễn, lâu dài. Khi tình huống mới phát sinh, nẩy sinh những mâu thuẫn, xung đột
mới thì lại phải thay đổi, cần đưa ra những điều kiện thoả thuận mới thì mới có sự
đồng thuận mới, một bước tiến lên mới. Đó không phải là việc phá hoại sự đoàn
kết dân tộc mà là sự tăng cường ngày càng vững chắc hơn sự đại đoàn kết dân tộc,
sự nhất trí giữa Đảng, Nhà nước và người dân.
Như vậy giữa 3 vấn đề: dân chủ - phản biện xã hội và đồng thuận xã hội có mối
liên hệ, tác động lẫn nhau rất chặt chẽ, biến đổi trong không gian và thời gian cụ
thể. Trước hết, nó phụ thuộc vào ý thức tự giác, trình độ nhận thức của người dân,
đồng thời là sự sáng suốt nhạy bén, động cơ trong sáng vì nước, vì dân của các cơ
quan Đảng và Nhà nước để cùng tạo nên sự đồng thuận xã hội bền vững, sự đồng
tâm nhất trí, nhằm xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh.
________________________________
1. Báo Đại đoàn kết ngày 29/9/2009.
2. Báo Tiền Phong ngày 29/9/2009.
3. Báo Phụ nữ Việt Nam ngày 30/9/2009.
4. Vietnamet ngày 27/9/2009.
5. Vietnamnet 27/9/2009
6. Báo Đại đoàn kết ngày 25/9/2009
7. Ấn phẩm “Dân chủ là gì của chương trình thông tin quốc tế” Báo Ngoại giao
Hoa Kỳ, tháng 9/1998.
8. Xem bản tin nội bộ do Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, phát hành số 10/2009
b