Phát triển bền vững cho ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng, lợi thế so sánh về phát triển ngành thủy sản. Trong đó, ngành CBTS Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và đóng góp tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu GDP của các địa phương có biển, nhất là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Vì vậy, CBTS được nhiều tỉnh trong cả nước (trong đó có Bến Tre) xác định là ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển ngành CBTS Việt Nam ngày càng đối mặt với nguy cơ thiếu bền vững. Vấn đề này được Chính phủ, cơ quan quản lý ngành nghiên cứu, ban hành chính sách và tìm nhiều giải pháp khắc phục, nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn; muốn duy trì phát triển ổn định cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào thì xuất hiện những bất cập trong công đoạn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; muốn đạt được các tiêu chí về trụ cột kinh tế thì đối mặt với những khó khăn về môi trường, xã hội và ngược lại.

pdf24 trang | Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển bền vững cho ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn Việt Nam là quốc gia có tiềm năng, lợi thế so sánh về phát triển ngành thủy sản. Trong đó, ngành CBTS Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và đóng góp tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu GDP của các địa phương có biển, nhất là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Vì vậy, CBTS được nhiều tỉnh trong cả nước (trong đó có Bến Tre) xác định là ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển ngành CBTS Việt Nam ngày càng đối mặt với nguy cơ thiếu bền vững. Vấn đề này được Chính phủ, cơ quan quản lý ngành nghiên cứu, ban hành chính sách và tìm nhiều giải pháp khắc phục, nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn; muốn duy trì phát triển ổn định cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào thì xuất hiện những bất cập trong công đoạn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; muốn đạt được các tiêu chí về trụ cột kinh tế thì đối mặt với những khó khăn về môi trường, xã hội và ngược lại. 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết PTBV thường đề cập trên phạm vi tổng quát của quốc gia, chủ yếu đề cập đến ba trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường, yếu tố chính sách giữ vai trò điều phối nhịp nhàng ba trụ cột này. Dưới góc độ ngành cũng được nhiều nghiên cứu đề cập đến như phát triển của ngành năng lượng (Rogall, 2004; Forstner, 2008), ngành giao thông (Forstner, 2008), ngành khai khoáng (ICME, 1996); ngành thủy sản (Anthony, 2001; Lê Thế Giới & các cộng sự, 2010). Nhìn chung, các nghiên cứu về PTBV ngành chủ yếu cũng dựa trên ba trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường. Hạn chế lý thuyết là chưa xây dựng các chỉ tiêu gắn với đặc trưng các công đoạn hoạt động của ngành với đầy đủ các chủ thể tham gia. Vì vậy, các gợi ý từ kết quả nghiên cứu đó chưa phát huy hiệu ứng như mong muốn. Trong khi đó, thực tiễn ngành CBTS ở Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng, rất cần nghiên cứu bổ sung khiếm khuyết trên để định hướng PTBV cho ngành. 1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát của luận án là xây dựng mô hình PTBV cho ngành CBTS Việt Nam và vận dụng kiểm định cho trường hợp điển hình tỉnh Bến Tre, với các mục tiêu cụ thể như sau: - Xây dựng khung phân tích và mô hình lý thuyết PTBV cho ngành CBTS Việt Nam. - Vận dụng mô hình lý thuyết để đánh giá tính bền vững trong phát triển ngành CBTS tỉnh Bến Tre. 2 - Gợi ý chính sách giúp các chủ thể tham gia ngành bao gồm nông/ngư dân, doanh nghiệp/cơ sở chế biến cải thiện hoạt động CBTS bền vững. Đồng thời gợi ý chính sách giúp Chính phủ, Chính quyền địa phương quy hoạch và thúc đẩy ngành CBTS phát triển bền vững hơn. Câu hỏi nghiên cứu: Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án được thực hiện thông qua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Để đánh giá tính bền vững phát triển ngành CBTS Việt Nam thì cần được xem xét trên những khía cạnh nào? - Các trụ cột thể hiện tính bền vững của ngành CBTS Việt Nam nói chung được biểu hiện như thế nào đối với một địa phương cụ thể là tỉnh Bến Tre? - Nông/ngư dân, Doanh nghiệp/cơ sở chế biến cần quan tâm đến những biện pháp gì để cải thiện hoạt động được bền vững hơn? Chính phủ/Chính quyền địa phương cần chú ý đến chính sách nào để quy hoạch và thúc đẩy ngành CBTS tỉnh Bến Tre PTBV? 1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu: Như đã nêu trên, PTBV được đề cập đến nhiều cấp độ như quốc gia, ngành, doanh nghiệp. Trong luận án này, nội dung nghiên cứu PTBV dưới cấp độ ngành cụ thể là ngành CBTS. Phạm vi nghiên cứu nhằm khái quát mô hình lý thuyết PTBV ngành CBTS Việt Nam. Mô hình lý thuyết được vận dụng kiểm định cho trường hợp điển hình là ngành CBTS của tỉnh Bến Tre. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các chủ thể tham gia ngành CBTS từ đầu vào, đến sản xuất, đầu ra bao gồm: nông/ngư dân; Doanh nghiệp/Cơ sở chế biến, và Chính sách điều tiết của Chính phủ/ Chính quyền địa phương đối với các hoạt động của ngành CBTS Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, trước hết lược khảo lý thuyết PTBV chung của quốc gia, ngành và kết hợp với đặc trưng của ngành CBTS, nhằm xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu. Từ khung phân tích của nghiên cứu, tác giả luận án thực hiện nghiên cứu định tính lần 1 để xây dựng chỉ tiêu đo lường PTBV cho ngành CBTS Việt Nam; kế đến là nghiên cứu định tính lần 2 để khái quát mô hình lý thuyết PTBV cho ngành CBTS Việt Nam. Mô hình lý thuyết được vận dụng để kiểm định cho trường hợp điển hình tỉnh Bến Tre bằng công cụ thống kê mô tả và tương quan. 3 1.5 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU Ý nghĩa khoa học: Các nghiên cứu này trước đây chủ yếu đề cập đến tính bền vững trên từng trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường, chưa có nghiên cứu nào gắn với đặc trưng hoạt động của ngành CBTS, nên chưa đưa ra các gợi ý đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các trụ cột PTBV, cũng như điều tiết được các công đoạn hoạt động của ngành. Nếu mục tiêu nghiên cứu của luận án hoàn thành, dự kiến sẽ đóng góp hình thành khung lý thuyết và hệ thống các chỉ tiêu phân tích PTBV mang đặc trưng của ngành CBTS. Ý nghĩa thực tiễn: Nếu đạt được các mục tiêu nghiên cứu và trả lời được câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận án kỳ vọng có những đóng góp về mặt thực tiễn cho các nông/ngư dân, doanh nghiệp/hộ chế biến cải thiện hoạt động để PTBV. Đồng thời, giúp cho Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước ngành thủy sản nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng tiếp cận được khung phân tích và hoạch định chính sách quy hoạch phát triển nhằm thúc đẩy ngành CBTS tỉnh Bến Tre được phát triển bền vững hơn. 1.6 BỐ CỤC LUẬN ÁN Kết cấu của luận án được trình bày trong bảy chương. Chương 1- Giới thiệu; Chương 2-Cơ sở lý thuyết và khung phân tích; Chương 3- Quy trình và phương pháp nghiên cứu. Chương 4- Xây dựng mô hình PTBV cho ngành CBTS Việt Nam; Chương 5- Phân tích tính bền vững của ngành CBTS tỉnh Bến Tre đối với từng trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường; Chương 6- Kiểm định các giả thuyết trong mô hình lý thuyết về các mối quan hệ giữa các trụ cột PTBV và vai trò điều tiết của Chính quyền đối với từng trụ cột của ngành cho ngành CBTS tỉnh Bến Tre; Chương 7- Thảo luận kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách PTBV cho ngành CBTS tỉnh Bến Tre. Phần cuối cùng của luận án là danh mục các công trình của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục. 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BỂN VỮNG Chương 2 sẽ lược khảo các lý thuyết và xây dựng khung phân tích phát triển khung phân tích PTBV cho ngành CBTS. 2.1 LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG QUỐC GIA PTBV quốc gia được đề cập đến từ Hội nghị thế giới đầu tiên về môi trường sống với đại diện của 173 Quốc gia tham dự tại Stockholm – Thụy Điển năm 1972. Sau đó vào năm 1983, Liên Hợp Quốc đã thành lập Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) hướng tới kỷ nguyên mới phát triển kinh tế, an toàn môi trường và PTBV, theo đó khái niệm PTBV mà Ủy ban đưa ra là: “Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầuhiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...”. Nguồn gốc của “bền vững” cũng được mô hình hóa qua một mô hình đơn giản “tam giác PTBV” (Hình 2.1),trong đó ba khía cạnh hay ba trụ cột được dựa trên các khía cạnh cơ bản của xã hội loài người, nhưng không được đưa vào "chất lượng cuộc sống con người”, bao gồm: môi trường (bảo tồn), kinh tế (tăng trưởng), và xã hội (vốn chủ sở hữu). Hình 2.1 - Ba khía cạnh (ba trụ cột) cơ bản của mô hình PTBV 2.2 LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NGÀNH Lược khảo các lý thuyết PTBV ngành năng lượng (Rogall, 2008), giao thông (Forstner, 2008), khai thác khoáng sản (ICME, 1999), các ngành sản xuất, ngành thủy sản (Garcia và các cộng sự, 2000; Anthony, 2001) cho thấy các nghiên cứu trước đây có kế thừa lý thuyết PTBV quốc gia nhưng chủ yếu đề cập đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy sự gắn kết với đặc trưng của các công đoạn hoạt động của ngành (từ đầu vào, sản xuất, đầu ra) với đầy đủ các đối tượng tham gia nông/ngư dân, DN/hộ chế biến. Đồng thời chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu mối tương quan giữa các trụ cột của mô hình PTBV. Đặc trưng lý thuyết PTBV của các ngành được tổng kết ở Bảng 2.2. 5 Bảng 2.2 - Tổng hợp đặc trưng lý thuyết PTBV của ngành Ngành Đặc trưng lý thuyết PTBV Tác giả Ngành năng lượng - PTBV ngành năng lượng được xem xét trên ba trụ cột: kinh tế, văn hóa - xã hội và sinh thái. - Để đạt được mục tiêu hành động, việc ban hành những công cụ có nội dung triệt để hơn là rất cần thiết. Đặc biệt những công cụ pháp luật mang tính thể chế. Điều này cho thấy, tồn tại thể chế, Chính sách trong khung phân tích của ngành năng lượng. Tuy nhiên, trụ cột này chưa được đề cập đến trong mô hình nghiên cứu. - Trong nghiên cứu này cũng chưa cho thấy mối tương quan giữa các trụ cột trong mô hình. Rogall, 2008 Ngành giao thông - PTBV của ngành giao thông cũng được dựa trên ba trụ cột: kinh tế, văn hóa - xã hội và hệ sinh thái. - Chính trị và pháp luật sẽ là đóng góp quan trọng cho việc đạt các mục tiêu chiến lược tăng hiệu quả trong lĩnh vực giao thông. Điều này cũng cho thấy vai trò của thế chế chính sách trong mô hình PTBV cho ngành giao thông, khía cạnh này cũng chưa được đề cập tới trong khung phân tích hiện tại. - Ngoài ra cũng chưa có nghiên cứu nào thể hiện sự tương quan giữa các khía cạnh trên. Forstner, 2008. Ngành khai thác khoáng sản - Khoáng sản là ngành khai thác trực tiếp tài nguyên thiên nhiên hay ngành tác động trực tiếp đến môi trường. Có rất nhiều nghiên cứu về những tác động, những chính sách phát triển và hướng khắc phục những hệ quả do ngành khai thác khoáng sản mang lại. Các nghiên cứu này cũng chủ yếu tập trung vào ba trụ cột (kinh tế, xã hội và môi trường). - Chưa có nghiên cứu khoa học đầy đủ nào đề cập đến các công đoạn của ngành khai thác này và sự tác động của nó đến sự PTBV của ngành. ICME, 1999 Ngành sản xuất - PTBV của một ngành sản xuất nói chung được xem xét ở nguồn tài nguyên thiên nhiên sử dụng cho sản xuất, ý tưởng về thiết kế sản phẩm và xử lý chất thải từ các hoạt động sản xuất. - Ở mỗi công đoạn này phải đảm bảo PTBV ở ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường. - PTBV cho một chu trình sản xuất khép kín của một ngành sản xuất rất cần được xem xét ở nhiều công đoạn. Ở mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất cũng cần được xem xét trên các trụ cột của sự PTBV. Rogall, 2008 Ngành thủy sản - Các mô hình nghiên cứu về PTBV của ngành thủy sản đều dựa trên ba trụ cột (kinh tế, xã hội và môi trường), cũng có những nghiên cứu khác bổ sung trụ cột thể chế. - Ngoài ra, chưa có nghiên cứu nào đề cập tới các công đoạn của ngành sản xuất cụ thể. - Chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu mối liên hệ giữa các trụ cột trong mô hình PTBV. Garcia và các cộng sự (2000), Anthony (2001); Chính phủ Việt Nam Nguồn: Tổng kết của tác giả từ lượt khảo lý thuyết. 6 2.3. CẤU TRÚC NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN Theo Porter (1985, 1990), hoạt động DN ngành kinh tế thông thường được phân thành ba khâu: hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra. Cả ba khâu hoạt động của DN trong ngành có liên quan mật thiết với các chủ thể tham gia ngành đó, từ đó hình thành các đặc trưng hoạt động của ngành. Trong nghiên cứu này, chuỗi hoạt động của ngành CBTS cũng tương tự hoạt động của một ngành kinh tế thông thường, do đó cũng được xem xét trên ba công đoạn đầu vào, sản xuất và đầu ra. Cấu trúc hoạt động của ngành CBTS được tổng kết như Hình 2.10. Nguồn: Lược khảo của tác giả Hình 2.10- Cấu trúc hoạt động của ngành CBTS 2.4 XÂY DỰNG KHUNG PHÂN TÍCH PTBV NGÀNH CBTS Tích hợp kết quả lược khảo lý thuyết PTBV của quốc gia, ngành với đặc trưng cấu trúc hoạt động của ngành CBTS, khung phân tích PTBV ngành CBTS được hình thành biểu hiện trên sự tương tác giữa trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường và thể chế giữ vai trò điều tiết (Hình 11). Tính bền vững của mỗi trụ cột được xem xét trên ba công đoạn hoạt động đầu vào - sản xuất - đầu ra. Hình 2.11 - Khung phân tích nghiên cứu PTBV ngành CBTS Xã hội có những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến nguồn lợi thủy sản. KINH TẾ Đầu vào: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế biến. Sản xuất: Tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm CBTS. Đầu ra: Khả năng tiêu thụ sản phẩm CBTS. MÔI TRƯỜNG Đầu vào: Tác động đến môi trường từ hoạt động nuôi trồng, khai thác. Sản xuất: Tác động đến môi trường từ hoạt động chế biến. Đầu ra: Phát thải tiêu dùng; nhu cầu tiêu dùng tác động đến môi trường. XÃ HỘI Đầu vào: Khả năng tạo việc làm, thu nhập và bảo hộ lao động trong lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy sản. Sản xuất: Khả năng tạo việc làm, thu nhập, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và bảo hộ cho người lao động trong lĩnh vực CBTS. Đầu ra: Hài lòng của khách hàng về sản phẩm chế biến và quan hệ của cơ sở sản xuất chế biến với cộng đồng dân cư. THỂ CHẾ VÀ QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Mang lại cơ hội việc làm và thu nhập cũng như các phúc lợi khác cho người lao động khác. Cung cấp nguồn lao động và tiêu dùng sản phẩm. Kết quả tiếp nhận nguyên liệu đầu vào từ môi trường. Phát thải ra bên ngoài chất thải xâm hại đến môi trường. Cung cấp cho con người nguồn lợi và điều kiện tự nhiên để nuôi trồng làm nguyên liệu chế biến thủy sản. 7 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình PTBV cho ngành CBTS Việt Nam và vận dụng mô hình để kiểm định cho trường hợp điển hình tại tỉnh Bến Tre. 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Quy trình nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn một, xây dựng chỉ tiêu đo lường và mô hình nghiên cứu với các giả thuyết về PTBV của CBTS Việt Nam; Giai đoạn hai, vận dụng mô hình PTBV của ngành CBTS Việt Nam kiểm định cho trường hợp điển hình tỉnh Bến Tre. 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phương pháp xây dựng chỉ tiêu đo lường và mô hình lý thuyết PTBV ngành CBTS Việt Nam Để xây dựng các chỉ tiêu đo lường cho và xây dựng mô hình lý thuyết về PTBV của ngành CBTS Việt Nam, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trên các khía cạnh theo thiết kế nghiên cứu được đề xuất bởi Maxwell (2005) và được bổ sung bởi nghiên cứu của Creswell (2009, 2011) bao gồm các thành tố: mục tiêu, khung khái niệm, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp, hiệu lực. Theo mô hình nghiên cứu định tính như trên, phương pháp cụ thể cho các giai đoạn nghiên cứu trong quy trình nghiên cứu của luận án được tóm tắt như sau: 3.2.1.1 Phương pháp xây dựng chỉ tiêu đo lường Thiết kế phương pháp nghiên cứu định tính xây dựng chỉ tiêu đo lường PTBV ngành CBTS Việt Nam được khái quát ở Hình 3.2. Hình 3.2 - Thiết kế phương pháp nghiên cứu định tính xây dựng chỉ tiêu đo lường PTBV ngành CBTS Việt Nam Nguồn: Khái quát của tác giả dựa trên mô hình của Maxwell (2005) 3.2.1.2 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu đo lường Việc đánh giá được thực hiện qua khảo sát thử 10 mẫu đơn vị tham gia ngành CBTS với kỹ thuật chọn mẫu theo mục tiêu. Mục tiêu của bước này là sàng lọc các chỉ tiêu đo lường các khái niệm nghiên cứu để sử dụng cho nghiên cứu trường hợp điển hình, và dùng làm căn cứ để nghiên cứu định tính lần thứ hai, nhằm khám phá các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Mục tiêu: Khám phá các chỉ tiêu đo lường các biến số PTBV của ngành CBTS Việt Nam. Khung khái niệm: Định nghĩa trên nền tảng lý thuyết PTBV quốc gia, ngành, cấu trúc ngành và đặc trưng của ngành CBTS. Phương pháp: Thảo luận chuyên gia, thảo luận nhóm. Hiệu lực: Ghi chép; khám phá mới được phỏng vấn sâu nhiều lần đảm bảo độ tin cậy. Câu hỏi nghiên cứu: Các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường; và hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra. 8 3.2.1.3 Phương pháp phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu định tính xây dựng các giả thuyết về PTBV ngành CBTS Việt Nam được khái quát ở Hình 3.3. Hình 3.3 - Mô hình thiết kế nghiên cứu xây dựng các giả thuyết và mô hình PTBV ngành CBTS Việt Nam Nguồn: Khái quát của tác giả dựa trên mô hình của Maxwell (2005) 3.2.2 Phương pháp kiểm định mô hình nghiên cứu cho trường hợp tỉnh Bến Tre Phương pháp thực hiện kiểm định mô hình PTBV ngành CBTS Việt Nam cho trường hợp điển hình tại tỉnh Bến Tre được khái quát ở Hình 3.4. Hình 3.4 - Tóm tắt phương pháp kiểm định mô hình cho trường hợp tỉnh Bến Tre Nguồn: Mô phỏng theo phương pháp nghiên cứu của Corbin & Strauss (1998) Mục tiêu: Khám phá các giả thuyết và mô hình PTBV ngành CBTS Việt Nam. Khung khái niệm: Khái niệm về các hoạt động đầu vào, sản xuất, đầu ra; trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế được định hình lại. Phương pháp: Thảo luận chuyên gia. Hiệu lực: Tiến hành trên các chuyên gia tham gia thảo luận lần đầu để tránh sự hiểu lầm các khái niệm. Câu hỏi nghiên cứu: Hỏi về mối quan hệ giữa các công đoạn của ngành giữa đầu vào - sản xuất - đầu ra; mối liên hệ giữa các trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường; và vai trò của thể chế. Mô hình lý thuyết PTBV ngành CBTS Việt Nam với các giả thuyết: Mối liên hệ giữa các công đoạn hoạt động của ngành; Mối liên hệ giữa các trụ cột PTBV; Vai trò điều tiết của Chính phủ. Thu thập dữ liệu: Trên các đối tượng: nông/ngư dân, cơ sở/ DN chế biến, các nhà quản lý nhà nước. Phân loại lần 1: Dữ liệu hoạt động đầu vào; Dữ liệu hoạt động đầu ra; Dữ liệu hoạt động sản xuất. Phân loại lần 2: Dữ liệu trụ cột kinh tế; Dữ liệu trụ cột môi trường; Dữ liệu trụ cột xã hội; Dữ liệu trụ cột thể chế. Kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa các công đoạn hoạt động của ngành: đầu vào – sản xuất – đầu ra. (Công cụ: Thống kê mô tả). Kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa các trụ cột PTBV và vai trò điều tiết của Chính quyền với các kỹ thuật: - Định tính: mô tả, phân loại, kết nối. - Định lượng: Thống kê mô tả, tương quan. 9 3.3 THIẾT KẾ MẪU NGHIÊN CỨU 3.3.1 Thiết kế mẫu cho xây dựng chỉ tiêu đo lường Phương pháp chọn mẫu theo mục tiêu (purposeful sampling) được sử dụng trong giai đoạn này (Creswell, 2009; Nguyễn Đình Thọ, 2010) với đối tượng là các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực CBTS và các nhà làm Chính sách. Các đối tượng trên để thu thập thông tin với kỹ thuật phỏng vấn sâu (Indepth interviews) nhằm khám phá và thu thập dữ liệu cần thiết phục vụ cho quá trình xây dựng các chỉ tiêu đo lường PTBV ngành CBTS (Corbin & Strauss, 1990; Finch, 2002). Cỡ mẫu không giới hạn cho đến khi không còn phát hiện thêm vấn đề mới (Creswell, 2009, 2010; Finch, 2002) 3.3.2 Thiết kế mẫu cho đánh giá chỉ tiêu đo lường Nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện tiếp tục với các đối tượng trên tại tỉnh Bến Tre nhằm xác định chỉ tiêu đo lường Chính thức cho nghiên cứu giai đoạn hai. Phương pháp lấy mẫu phân tầng phi xác suất (các nhà làm Chính sách, hiệp hội CBTS, giám đốc DN/hộ chế biến, nông/ngư dân tại Việt Nam) được thực hiện với cỡ mẫu là 10 quan sát để điều chỉnh bộ chỉ tiêu đo lường. 3.3.3 Thiết kế mẫu cho xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu nhằm mục tiêu xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu cũng tương tự phương pháp xây dựng chỉ tiêu đo lường PTBV. Đối tượng khảo sát là các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực CBTS và các nhà làm chính sách. Thông tin được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu (Indepth interviews) để khám phá các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu với số mẫu không giới hạn cho đến khi không còn phát hiện thêm vấn đề mới. 3.3.4 Thiết kế mẫu kiểm định mô hình lý thuyết cho nghiên cứu điển hình Đối tượng khảo sát là nông dân nuôi trồng thủy sản, ngư dân đánh bắt, chủ hộ CBTS, giám đốc hoặc phó giám đốc c
Luận văn liên quan