Phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế cho rừng trồng keo cung cấp gỗ xẻ tại Việt Nam

Thí nghiệm tỉa thưa được bốtrí tại khu rừng trồng keo lai thuộc Công ty Long Đại, có diện tích khoảng 5ha, nằm ởphía tây thành phố Đồng Hới. Rưngd trồgn năm 2003 với mật độ 1000 cây/ha (cựly 4m x 2,5m). Thí nghiệm bắt đầu tiến hành tháng 4 năm 2006, cây sinh trưởng tốt, cây một thân chiếm tỷlệcao, thân thẳng, đẹp, chiều cao cây đạt từ6-8m, tán lá sum xuê và ít bịtác động. Ban đầu rừng được trồng với mục đích kinh doanh gỗxẻvà dự định tỉa thưa khi rừng đạt 8 m chiều cao. Mức tăng trưởng ước tính tại thời điểm khai thác đạt khoảng 20m3/ha/năm sau. Đây là một hiện trường lý tưởng cho việc kinh doanh gỗxẻ. Trước khi tiến hành thí nghiệm, việc phát cỏ được thực hiện trên toàn diện tích.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế cho rừng trồng keo cung cấp gỗ xẻ tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ ÁN CARD VIE: 032/05 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO RỪNG TRỒNG KEO CUNG CẤP GỖ XẺ TẠI VIỆT NAM I. Thí nghiệm tỉa thưa tại Đồng Hới Lời nói đầu Thí nghiệm tỉa thưa được bố trí tại khu rừng trồng keo lai thuộc Công ty Long Đại, có diện tích khoảng 5ha, nằm ở phía tây thành phố Đồng Hới. Rưngd trồgn năm 2003 với mật độ 1000 cây/ha (cự ly 4m x 2,5m). Thí nghiệm bắt đầu tiến hành tháng 4 năm 2006, cây sinh trưởng tốt, cây một thân chiếm tỷ lệ cao, thân thẳng, đẹp, chiều cao cây đạt từ 6-8m, tán lá sum xuê và ít bị tác động. Ban đầu rừng được trồng với mục đích kinh doanh gỗ xẻ và dự định tỉa thưa khi rừng đạt 8 m chiều cao. Mức tăng trưởng ước tính tại thời điểm khai thác đạt khoảng 20m3/ha/năm sau. Đây là một hiện trường lý tưởng cho việc kinh doanh gỗ xẻ. Trước khi tiến hành thí nghiệm, việc phát cỏ được thực hiện trên toàn diện tích. Mục đích Mục đích chính của thí nghiệm là nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ tỉa thưa khác nhau tới sinh trưởng chiều cao và đường kính của keo lai. Các chỉ số tăng trưởng đường kính và tăng trưởng tiết diện ngang giữa các công thức thí nghiệm được sử dụng để đánh giá, tìm ra công thức tỉa thưa tốt nhất cho trữ lượng (tiết diện ngang) và giá trị thương mại của gỗ (kích thước gỗ). Thiết kế thí nghiệm - Công thức thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành trên 4 công thức (xem Bảng 1). Phương pháp bố trí thí nghiệm theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên được áp dụng trong việc bố trí thí nghiệm. Có tất cả 4 khối, trong đó bố trí các công thức tỉa thưa khác nhau, các công thức thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong khối. Bảng 1: Các công thức và diện tích thí nghiệm tỉa thưa tại Đồng Hới Công thức thí nghiệm Số lượng cây trong đường Số lượng cây trong phần lõi (cây/ha) bao của 1 công thức thí của 1 công thức thí nghiệm* nghiệm* 1000 (không tỉa-công 63 35 thức đối chứng) 600 38 21 450 28 16 300 19 11 Diện tích mỗi lần lặp 0,063 0,035 (ha) Kích thước mỗi lần lặp 28 x 22,5 20 x 17,5 * Ghi chú: Số lượng cây sau khi bố trí thí nghiệm tỉa thưa - Diện tích các lần lặp Ô lõi là phần diện tích có 5 hàng, mỗi hàng có 7 cây. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trong mỗi lần lặp được đo định kỳ (các cây có màu vàng trong sơ đồ 1). Như vậy phần lõi trong công thức không tỉa (đối chứng) có 35 cây (5 hàng x 7 cây/hàng). Số lượng cây bị chặt đi trong các công thức tỉa thưa được thực hiện sao cho đạt được mật độ như trong thiết kế (Bảng 1). Tổng diện tích của mỗi lần lặp là ô có 7 hàng, mỗi hàng có 9 cây (kể cả gồm cả hàng ngoài cùng bao quanh phần lõi của thí nghiệm – cây có nền màu xanh trong Hình 1). Trong các công thức tỉa thưa, hàng ngoài cùng cũng được tỉa với mật độ giống trong phần lõi của thí nghiệm. Vì cây được trồng với cự ly 4 m x 2,5m, nên diện tích phần lõi là 0,035 ha (20 x 17,5m = 530m2) và tổng diện tích mỗi lần lặp là 0,063 ha (28 x 22,5 m = 630m2) (Bảng 1). Hình 1: Bố trí trong các ô trước khi tỉa thưa (a) và sau khi tỉa thưa (b) với mật độ để lại 600 cây/ha. Ô lõi có màu vàng và phần rìa ô có màu xanh. Các số trong ô thí nghiệm là số thứ tự của cây để lại, các cây đã tỉa thưa chỉ tồn tại trên danh nghĩa mà không có cây. Hình trên nói lên tầm quan trọng của việc bố trí sao cho có cây phân bố đều trong toàn ô thí nghiệm. Tiêu chuẩn lựa chọn những cây để tỉa thưa được diễn giải trong phần tiếp theo. Thinning Trial at Dong Hoi (1000 stems ha-1) 28 m 20 m 7 8 21 22 35 6 9 20 23 34 5 10 19 24 33 4 11 18 25 32 22.5 m 17.5 m 3 12 17 26 31 2 13 16 27 30 1 14 15 28 29 Thinning Trial at Dong Hoi (600 stems ha-1) 28 m 20 m 8 22 35 9 20 34 5 19 24 4 11 18 32 22.5 m 17.5 m 3 12 26 13 27 1 15 29 - Các bước tiến hành tỉa thưa (ví dụ tỉa thưa để lại 600 cây/ha) Số cây còn lại trong phần lõi là 21 cây (Bảng 1). Tổng số cây trong ô khi chưa tỉa thưa là 35 cây, như vậy cần tỉa thưa 14 cây. Để đạt được mật độ trên, 4 trong số 7 hàng câầnphải tỉa 3 cây và 1 hàng cần phải tỉa 2 cây. Tuy nhiên nếu ô không đủ 35 cây thì chỉ cần tỉa ít hơn sao cho tổng số cây để lại đảm bảo 21 cây. Những cây chọn để tỉa được dựa vào các chỉ tiêu sau: Cây có thân xấu o Cây có chiều cao thấp hơn 4,5 m cần phải lựa chọn đầu tiên. Các chỉ tiêu khác để nói lên thân xấu là cây có cành to chẻ từ thân thành 2 nhánh trở lên. Những cây có thân xấu thì cần được lựa chọn đầu tiên để tỉa thưa. Tuy nhiên trong trường hợp thí nghiệm tại Đồng Hới rất ít cây có thân xấu. o Cây có nhiều thân cũng là đối tượng được chọn để tỉa thưa. Tuy nhiên có thể để lại cây có thân có hình dáng đẹp và có chiều cao trên 4,5m (chiều cao tại vị trí tỉa cành cuối cùng), đặc biệt những cây có đường kính to. Cây có đường kính nhỏ o Cây có đường kính nhỏ nhất được lựa chọn đầu tiên cho tỉa thưa Vấn đề quan trọng là tạo không gian dinh dưỡng rộng nhất cho những cây để lại, tuy nhiên không nên tỉa thưa 3 cây liền nhau trên 1 hàng cho dù đó là cây nhỏ, nhằm mục đích là những cây để lại đều có không gian dinh dưỡng bằng nhau. (xem Hình 1). Trong hàng rìa cũng được tỉa thưa theo tiêu chuẩn trên sao cho đạt mật độ đề ra. Nguyên tắc trên cũng được áp dụng cho các công thức tỉa thưa khác như trong Bảng 1. - Đo sinh trưởng cây sau khi tỉa thưa Thí nghiệm được tỉa thưa tháng 6 năm 2006. Các chỉ tiêu sinh trưởng được đo định kỳ 6 tháng 1 lần bao gồm: o Đường kính 1m3. đường kính 1,3m (D1.3) được đo theo mm o Chiều cao được đo bằng thước chính xác tới 1/10m (ví dụ 7,6m). o Chiều cao dưới cành. Chỉ tiêu này đo từ gốc tới nơi có cành thấp nhất còn sống. o Đường kính tán lá. Chỉ tiêu này được đo theo 2 hướng dọc theo hàng và vuông góc với hàng cây. Khi đo chú ý đo đúng theo thứ tự trên. Sự phân bố của đường kính và tiết diện ngang của rừng tại tháng 6 năm 2007 được trình bày trong Biểu đồ sau: Biểu đồ: ẢNh hưởng cảu tỉa thưa tới đường kính và tiết diện ngang của keo lai tại Đồng Hới sau 18 tháng dbh and basal area 18 months after thinning, Dong Hoi Critical difference (P<0.05) for dbh 0.4 cm 18 16 14 12 10 mean dbh m/ha) 8 basal area 6 4 2 dbh (cm) and basal area (sq (sq area basal and (cm) dbh 0 1000 600 450 300 Stocking following thinning at age 2.5 years II. Thí nghiệm quản lý rừng bền vững tại Đông Hà 2.1. Vị trí, khí hậu và một số đặc điểm chung của khu thí nghiệm Khu thí nghiệm thuộc Trung tâm Khoa học sản xuất Đông Bắc bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Có vị trí địa lý là 17o28’ độ vĩ bắc, 106o59’ độ kinh đông. Độc cao 50m so với mặt biển. Nhiệt độ trung bình năm là 25oC, lượng mưa trung bình năm là 2300-2400 mm. Đất khu thí nghiệm bị xói mòn bề mặt do ảnh hưởng của chiến tranh và sử dụng không hợp lý trong những năm qua. Đất thuộc nhóm feralit, thịt trung bình (Chieu and Thuận, 1996). Có thể phân loại thuộc Acrisol (hoặc có thể Arenic acrisol) theo tiêu chuẩn FAO hoặc Kânhplustults theo tiêu chuẩn USDA. Đất chứa nhiều đá ong kích thước từ 2-10 cm. Đất nghèo dinh dưỡng. Đất thoá nước tốt, mặc dù bề mặt bị khô. 2.2. Lịch sử khu thí nghiệm Trước những năm 1960, đây là rừng tự nhiên. Trong thời kỳ chiến tranh và sau đó rừng bị chặt phá để sản xuất than và gỗ củi, sau đó rừng tự nhiên chuyển thành rừng cây bụi thấp. Năm 1997 Trung tâm Khoa học sản xuất vùng Bắc trung bộ trồng 5ha đất trên bằng hỗn hợp các dòng keo lai là BV 10, BV 32 và BV 33 tổng diện tích 5ha. Rừng được trồng với mật độ 1428 cây/ha (cự ly 3,5m x 2m). Rừng được tỉa thưa vài lần và đến năm 9 tuổi thì mật độ còn lại là 750 cây/ha . Tháng 5 năm 2007 rừng trồng được khai thác lấy gỗ. Trước đó tháng 12 năm 2006, 15 cây đã được khai thác để tính trữ lượng. Một số chỉ tiêu của lâm phần được ghi trong Bảng 1. Bảng 1: Một số chỉ tiêu lâm phần rừng keo lai 9 tuổi tại Đông Hà, 8 tháng trước khi khai thác và hiện nay là hiện trường thí nghiệm quản lý rừng bền vững. Mật độ 890 cây/ha Đường kính trung bình cả vỏ 16,4 cm Tiết diện ngan cả vỏ 19,4 m2/ha Trữ lượng lâm phần (không vỏ) 168,9 m3/ha 2.3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu là đánh giá được sức sản suất của rừng qua các luân kỳ. Trong đó sự thay đổi lý, hóa tính của đất như độ pH, N, carbon, phốt pho dễ tiêu, và các in on trao đổi qua các luân kỳ trồng rừng cũng được đánh giá. Tại thời kỹ cuối của mỗi luân kỳ, dinh dưỡng bị lấy đi do khai thác và dinh dưỡng để lại trên và dưới mặt đất đều được phân tích, đánh giá. Kết quả nghiên cứu sẽ cho biết ảnh hưởng của việc khai thác, cành nhánh lấy đi tới cân bằng dinh dưỡng của đất. Để tránh ảnh hưởng của phân trâu bò chăn thả tới thí nghiệm, toàn bộ diện tích thí nghiệm được rào bằng hàng rào dây thép gai. Mục tiêu đầu tiên là nhằm đánh giá được ảnh hưởng của việc bón phân lân tới sinh trưởng của cây, qua đó cũng tìm ra được liều lượng thích hợp để bón cho cây khi trồng. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng tìm ra được sự khác nhau giữa việc chăm sóc bằng phát cỏ bằng tay so với phun thuốc diệt cỏ. 2.4. Thiết kế thí nghiệm - Công thức thí nghiệm Thí nghiệm bao gồm 5 công thức với 4 lần lặp như trong bảng sau: Ký hiệu thí nghiệm Lượng phân bón Xử lý thực bì T1 Đối chứng- Không bón phân Trước khi trồng phun thuốc T2 P1: 10g phốt pho từ phân lân diệt cỏ và chăm sóc bằng T3 P2: 20 g phốt pho từ phân cách phun thuốc 2 lần/năm lân T4 P3: (=P2+ 10 g kali từ phân kali T5 Đối chứng – không bón Không phun thuốc trước khi phân trồng, phát cỏ bằng tay 2 lần/năm Trong phần lõi của htí nghiệm có 60 cây (6 hàng x 10 cây/hàng), khoảng cách cây khi trồng là 3,5 mm x 2 m. Tổng diện tích thí nghiệm là 1,5ha. Sau khi khai thác, cành nhánh để lại được rải đều trên toàn khu thí nghiệm. Cây được trồng vào tuần thứ 2 của tháng 12 năm 2007. - Giống cây thí nghiệm Cây giống để trồng là hỗn hợp các dòng keo lai 10, 16, 32, 33, 73, 75 do Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng sản xuất. 1000 mỗi dòng được Vườn ươm của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng tại Ba vì cung cấp. Các cây con đều khỏe mạnh, đồng đều về chiều cao và đường kính. Số lwongj mỗi khay 60 cây để vận chuyển ra nơi trồng, mục đích để tránh sự khác nhau về dòng giữâ các thí nghiệm. Cây từ Ba vì được chở bằng xe tải tới hiện trường trồng rừng tại Đông Hà. - Trồng cây Hố trồng cây được đào với kích thước 40 cm rộng x 40 cm dài x 30 cm sâu. Phân được bỏ vào hố và trộn đều với đất tầng mặt, sau đó đất được lấp, trước khi trồng cây, để tránh rễ cây tiếp xúc với phân khi trồng, một lớp đất mặt cũng được phủ lên sau khi trộn đất đều với phân. Để đảm bảo lượng phân bón đầy đủ và đều nhau trong các công thức bón phân, phân được dùng ống nhỏ để đong, trước khi đổ vào hố. Tài kiệu tham khảo Chieu, T. T & Thuận, D. D. 1996. Đất Việt Nam (tiếng Việt). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Phụ lục : Sơ đồ bố trí thí nghiệm quản lý rừng bền vững tại Đông Hà Concrete block marker in top left hand corder of each plot with replicate and plot number in red paint Treatment numberss shown in middle of each plot 20 trees x 3.5 m = 70 m rep 1 plot 1 rep 1 plot 2 14 136 trees x 1.5 m = 136 trees 208 rep 1 plot 3 rep 1 plot 4 25 total fence length = 560 m = 560 length fence total rep 1 plot 5 rep 2 plot 1 31 Track rep 2 plot 2 rep 2 plot 3 24 rep 2 plot 4 rep 2 plot 5 35 rep 3 plot 1 rep 3 plot 2 52 rep 3 plot 3 rep 3 plot 4 13 Track rep 3 plot 5 rep 4 plot 1 41 rep 4 plot 2 rep 4 plot 3 43 rep 4 plot 4 rep 4 plot 5 52 Road Road Road
Luận văn liên quan