Phát triển các chính sách môi trường ở hoa kì và Châu Âu: Hội tụ hay phân kỳ

Bài tiểu luận này đề cập tới những sự khác biệt trong phát triển chính sách môi trường ở Hoa Kì và Châu Âu bắt đầu từ những năm 1960. Từ đó đưa ra các nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khác nhau trong phát triển chính sách môi trường của hai bên. Gồm 3 nội dung chính: - Nguồn gốc quan điểm khác nhau về vấn đề môi trường của Hoa Kỳ và Châu Âu. - Quá trình tiếp cận các chính sách môi trường của hai bên trong các giai đoạn: + Từ 1960 – giữa 1980 + Từ giữa 1980- 2000 - Sự khác nhau về cách tiếp cận chính sách môi trường và các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó.

doc10 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3665 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển các chính sách môi trường ở hoa kì và Châu Âu: Hội tụ hay phân kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ™˜™˜&™˜™˜ ĐỀ TÀI: Development of Environmental Policies in the United States and Europe: Convergence or Divergence ? ( PHÁT TRIỂN CÁC CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Ở HOA KÌ VÀ CHÂU ÂU: HỘI TỤ HAY PHÂN KỲ ? ) GVHD: TS.NGUYỄN VINH QUY THỰC HIỆN: NHÓM 7 _ Thứ 7_Tiết 123_RD104 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 10157057 0975038778 Võ Châu Việt Khuê 10157080 01686492976 Nguyễn Thị Cẩm Lệ 10157085 01228560564 Huỳnh Thị Bích Liêm 10157086 01673349358 Lê Thị Mỹ Nhung 10157137 01647021779 (Nhóm trưởng) Lê Thị Kim Ngân 10157119 01662527818 Nguyễn Hoàng Duy 10157033 01268788526 Nguyễn Duy Tín 10157197 01655828325 Chu Hiếu Tiên 10157193 01223007505 Nguyễn Văn Dũng 11149137 01684208165 TP. Hồ Chí Minh, tháng 11/2012 TÓM TẮT BÀI DỊCH Bài tiểu luận này đề cập tới những sự khác biệt trong phát triển chính sách môi trường ở Hoa Kì và Châu Âu bắt đầu từ những năm 1960. Từ đó đưa ra các nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khác nhau trong phát triển chính sách môi trường của hai bên. Gồm 3 nội dung chính: Nguồn gốc quan điểm khác nhau về vấn đề môi trường của Hoa Kỳ và Châu Âu. Quá trình tiếp cận các chính sách môi trường của hai bên trong các giai đoạn: Từ 1960 – giữa 1980 Từ giữa 1980- 2000 Sự khác nhau về cách tiếp cận chính sách môi trường và các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó. Bài tiểu luận gồm 5 phần: Phần 1: Nguyên tắc quan điểm khác nhau. Phần 2: Giai đoạn đến giữa những năm 1980. Phần 3: Giai đoạn từ giữa những năm 1980. Phần 4: Sự khác biệt và nguyên nhân. Phần 5: Kết luận. Mục đích của bài là tìm hiểu sự phát triển của chính sách môi trường ở Hoa Kì và Châu Âu trong giai đoạn 1960-2000 từ đó xác định sự khác biệt trong chính sách của hai bên. NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM Vấn đề thảo luận: Nguồn gốc điểm khác nhau trong cách tiếp cận chính sách môi trường của Hoa Kì và Châu Âu. Các chính sách môi trường mà hai bên tham gia trong thời gian từ 1960 đến thời điểm hiện tại. Sự khác biệt trong chính sách môi trường của hai bên và nguyên nhân sự khác nhau đó. Đánh giá sự khác nhau về chính sách môi trường của Hoa Kì và Châu Âu. Nguồn gốc điểm khác nhau trong cách tiếp cận chính sách môi trường của Hoa Kì và Châu Âu Hoa Kỳ là một quốc gia có chủ quyền sở hữu tất cả các hiến pháp, thể chế, kinh tế, chính trị và thực hiện một cách chặt chẽ, nhất quán chính sách môi trường trong và ngoài nước. Trách nhiệm cho các bộ phận khác của chính sách môi trường phần lớn nằm trong tay của Quốc hội. Hoa Kì tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các biện pháp bảo tồn thiên nhiên, không can thiệp nghiêm trọng vào sở hữu tư nhân hoặc các đặc quyền của các tiểu bang. Hơn nữa, Quốc hội có quyền thu thuế và các khoản phí và sử dụng nó để giới thiệu về thuế ô nhiễm và trợ cấp, đặc biệt là đối với các biện pháp môi trường nhà nước. Liên minh châu Âu lại là một siêu quốc gia liên doanh của các quốc gia thành viên (hiện nay là 15) mà chỉ có thể hành động theo Hiệp ước EC. Chủ quyền là cốt lõi của khó khăn, làm chậm lại quá trình hội nhập châu Âu và việc thực hiện các tiêu chuẩn môi trường chung Châu Âu. Vấn đề môi trường ở châu Âu phát triển ở mức độ của các nước thành viên EC; Cộng đồng Châu Âu qui định về môi trường thông qua sự phối hợp của Hội đồng Bộ trưởng trong đó bao gồm đại diện của các chính phủ các nước thành viên, và Quốc hội Châu Âu, các thành viên trong số đó được bầu trực tiếp. Liên minh châu Âu không sở hữu đất riêng và các quốc gia thành viên EC không sở hữu nhiều đất. Liên minh châu Âu thực tế không có thu nhập riêng của mình mà nhận được một tỷ lệ phần trăm cố định (1,27%) thu nhập quốc dân của các nước thành viên. Liên minh châu Âu không có sức mạnh để đánh thuế môi trường, trừ khi tất cả các nước thành viên thống nhất trong Hội đồng và họ đã không thực hiện được cho đến nay. Các chính sách môi trường Hoa Kì và Châu Âu tham gia từ năm 1960 đến nay. Hoa kì Từ năm 1960 – giữa năm 1980 Đạo luật về không khí sạch năm 1963:đề ra các tiêu chuẩn về không khí sạch tối thiểu. Đạo luật Không khí sạch sửa đổi 1970: Tu chính đạo luật năm 1963 với 3 chương trình tiêu chuẩn (EPA). Luật chất lượng nước năm 1965: chấp nhận để việc quy định tiêu chuẩn nước do Hội đồng lập pháp từng tiểu bang xây dựng. Đạo luật về nước sạch năm 1972, Đạo luật về nước uống an toàn năm 1974: nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.. Năm 1973,Công ước CITES: là công cụ hữu hiệu, bao gồm các quy định về buôn bán quốc tế các loài hoang dã nhằm đảm bảo việc bảo tồn và sử dụng bền vững chúng. Từ giữa 1980: Năm 1987 ký Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone: là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để bảo vệ tầng ozone bằng cách loại bỏ dần việc sản xuất nhiều các chất được cho là chịu trách nhiệm về sự suy giảm ozone Năm 1990 ký Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT): nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết. Tiến hành giảm thuế xuất, nhập khẩu cũng như giảm bớt các hàng rào thương mại phi thuế khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Mức độ giảm thuế khác nhau tùy theo từng nước cũng như từng loại hàng hóa. Năm 1990 Bổ sung Đạo luật làm sạch không khí: Đặt ra nhiều hơn những yêu cầu về việc làm tăng chất lượng không khí, nhằm làm giảm nồng độ của các chất gây ô nhiễm có trong không khí như: sulfurdioxide, các hợp chất nito oxit, chì, hạt phóng xạ… Năm 1990, đạo luật phòng chống ô nhiễm: Giảm tối thiểu chất thải tại nguồn: tái chế, xử lí các chất thải, hạn chế phát thải vào môi trường. Tháng 3/1990 ký kết về sự vận chuyển chất thải xuyên biên giới: Các chất thải có thể ảnh hưởng trên bình diện rộng, từ quốc gia này đến quốc gia khác, việc ký kết điều ước này nhằm quản lý chất thải nguy hại thải vào môi trường trên quy mô toàn cầu. Tháng 4 /1990 chương trình cửa sông quốc gia: Tránh lây lan các ô nhiễm từ đất liền ra biển, cụ thể là việc tránh vận chuyển các chất thải trên sông ra biển bằng việc bảo vệ các cửa sông. Tháng 6/1990, hiệp định bảo vệ tầng ôzon: Cắt giảm khí CFCs và các chất khác làm suy giảm tầng ozon. Tháng 7/1990 hiệp định rừng toàn cầu: Bảo vệ rừng trên quy mô toàn cầu. Tháng 11/1990 đạo luật giáo dục môi trường: Thực hiện giáo dục môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Chuyển hoán nợ phục vụ bảo tồn thiên nhiên: Thúc đẩy việc bảo vệ rừng tại các nước Mỹ Latinh, nơi có rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới-amazon, nhằm bảo vệ rừng, giúp hạn chế các chất ô nhiễm. Kế hoạch trồng cây: Tăng số lượng cây xanh, giúp thuyên giảm lượng cacbon dioxide trong không khí và cải thiện chất lượng nước và không khí. Giảm phát thải độc hại: Hình thành nên ý thức môi trường mới hay đạo đức môi trường mới trong kinh doanh. Cắt giảm lượng chì trong xăng: Giảm lượng chì phát thải vào không khí từ hoạt động giao thông. Vào năm 2001,Hoa Kỳ đồng ý kí Công ước Stockholm: Công ước này ra đời với mục đích bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước nguy cơ gây ra do các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP). Châu Âu Năm 1958 Liên minh Châu Âu tham gia hiệp ước EC : vấn đề về chính sách môi trường, đặc biệt là kiểm soát ô nhiễm liên quan, trợ cấp môi trường, sản phẩm và các tiêu chuẩn sản xuất và sử dụng đất được quan tâm hơn. Từ năm 1975 các tiêu chuẩn môi trường về xử lý dầu thải, chất lượng nước mặt, chất thải và chất lượng nước tắm sinh hoạt ,các quy định về bảo vệ thiên nhiên và chất lượng không khí của EU được thông qua. 1979 Liên minh châu Âu tham gia Công ước về ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa (LRTAP). Vào năm 1983, Liên minh châu Âu đạt được sửa đổi theo Công ước CITES về buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Tại châu Âu sau các đạo luât đơn, sự phát triển của chính sách môi trường được đánh dấu bằng việc đánh giá lại các mục tiêu về chính sách môi trường, và sư nỗ lực để phù hợp các yêu cầu về môi trường vào các lĩnh vực khác như giao thông vận tải, năng lượng, nông nghiệp trong khu vực, chính sách và công nghiệp. Đạo luật châu Âu (1987) đã cho Liên minh châu Âu một nhiệm vụ đóng góp vào việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề môi trường toàn cầu và làm rõ rằng Liên minh châu Âu có đủ khả năng để hành động quốc tế cùng với các nước thành viên của mình. Các chính sách quốc gia trước đây trong lĩnh vực môi trường đã đầy đủ hơn và phù hợp hơn. Các giải pháp được tìm thấy ở cấp độ Liên minh châu Âu do đó phục vụ như là cơ sở cho các vị trí và đề xuất thỏa hiệp đã được đặt ra trong quá trình đàm phán quốc tế. Năm 1999 Liên minh Châu Âu áp dụng chặt chẽ những tiêu chuẩn Châu Âu về vấn đề tiếng ồn máy bay. Trong quản lý chất thải: Liên minh Châu Âu qui định chất thải nguy hại không được xuất khẩu cho các nước đang phát triển. Liên quan đến việc xuất khẩu các hóa chất: Liên minh châu Âu dần dần khẳng định được vị trí của mình, chấp nhận tiếp cận PIC và sau đó hướng tới việc xây dựng một công ước quốc tế, theo đó nên bị cấm hoàn toàn các hóa chất nguy hiểm nhất. Những nỗ lực này đã dẫn đến việc có chữ ký của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) vào năm 2001. Liên minh Châu Âu ký hiệp định Kyoto năm 1997 về vấn đề giảm khí thải nhà kính Các điểm khác nhau trong chính sách môi trường của hai bên. Hoa Kì Liên minh Châu Âu Hướng tới khía cạnh kinh tế, tự do thương mại hơn là vấn đề môi trường. Trong giai đoạn toàn cầu hóa, các vấn đề về thương mại, môi trường và xã hội được quan tâm ngang nhau. Tham gia các chính sách môi trường quốc tế để không ảnh hưởng đến lợi ích của các ngành công nghiệp Hoa Kỳ. Các chính sách môi trường quốc tế có thể không đem lại lợi thế tốt nhất cho lợi ích về kinh tế cho Châu Âu. Dường như chỉ chấp nhận các cam kết và nghĩa vụ bắt buộc của cộng đồng quốc tế và chính sách đó ảnh hưởng đến đất nước của họ, chỉ khi điều này mang lại lợi ích kinh tế.Đồng thời không chấp nhận các cơ chế bảo vệ môi trường mà ảnh hưởng tới quyền lợi của mình. Chấp nhận và tuân thủ các cơ chế bảo vệ môi trường, mặc dù nó có ảnh hưởng đến lợi ích và thế mạnh kinh tế của mình. Nguyên nhân sự khác nhau trong chính sách môi trường Châu Âu quan tâm về các vấn đề môi trường hơn, còn Hoa kỳ đặt các lợi ích về kinh tế lên hàng đầu. Các chính sách môi trường ở Châu Âu được ban hành dựa trên sự tham vấn cộng đồng các nước EU, trong khi nhiều doanh nghiệp ở Hoa Kỳ có thể được thản nhiên phản đối các quy định môi trường hiện hành và coi nó là bất hợp pháp và thái độ này không tồn tại ở châu Âu. Tại Hoa Kỳ, chính sách bảo vệ môi trường được coi là một chính sách tập trung thu hút những lời chỉ trích trong giới bảo thủ phản đối. Nhà nước can thiệp vào thị trường và quyền lợi ưu tiên của những tiểu bang. Mặt khác tại châu Âu sự cần thiết để theo đuổi một chính sách mạnh mẽ và hoạt động về môi trường bao gồm cả sự can thiệp của thị trường, các biện pháp ít tập trung hơn chứ không phải là biện pháp tích hợp hoặc hài hòa. Ở Châu Âu bảo vệ môi trường như các quyền xã hội, bình đẳng giới, quyền con người và được coi là một phần trong những nền tảng của xã hội và việc bảo vệ môi trường là cần thiết. Hoa Kỳ lại coi chính sách môi trường như một “thời trang” và không để lại nhiều hậu quả cho các vấn đề quan trọng khác của xã hội. Đánh giá sự phát triển chính sách môi trường của Hoa Kì và Châu Âu. Cả Hoa Kì và Châu Âu đều quan tâm đến chính sách môi trường. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế, để vươn lên làm nước dẫn đầu, Hoa Kì chỉ xem môi trường là vấn đề thứ cấp sau kinh tế và ngoại giao. Tuy nhiên chúng ta nên nhìn nhận chúng ta nên làm gì và không nên che giấu sự bần cùng hóa đằng sau những lời ngụy biện cho sự thắng lợi về các mặt trong kinh tế và thương mại. Chính sách môi trường tại Hoa Kỳ được đánh dấu từ đầu những năm 1970 bởi sự tập trung mạnh mẽ, thông qua pháp luật liên bang liên quan đến ô nhiễm không khí và nước, chất thải công nghiệp, đất, các chính sách và cơ chế được thực thi một cách mạnh mẽ, đặc biệt là thông qua EPA. Tại Hoa Kỳ, các biện pháp bảo vệ môi trường chủ yếu tập trung vào sự quản lý của luật liên bang và cố gắng để thiết lập chi phí - lợi ích và đánh giá rủi ro là điều kiện hoạt động cho các bang. Cơ quan điều hành và Quốc hội phân tích xem xét các vấn đề cơ bản có thường xuyên bị đình trệ, các biện pháp lập pháp và ngăn chặn sáng tạo các biện pháp mới. Trong khi đó tại châu Âu sau các đạo luât đơn, sự phát triển của chính sách môi trường được đánh dấu bằng việc đánh giá lại các mục tiêu về chính sách môi trường, và sự nỗ lực để phù hợp các yêu cầu về môi trường vào các lĩnh vực khác như giao thông vận tải, năng lượng, nông nghiệp trong khu vực, chính sách và công nghiệp; sự gắn kết và bao gồm các khu vực mới của pháp luật về môi trường dần dần gắn kết chính sách quốc gia về môi trường và sự quan tâm ngày càng tăng về vấn đề biến đổi khí hậu, dần dần trở thành một ưu tiên chính trị hàng đầu. Ngoài ra, Châu Âu nhập khẩu dụng cụ đánh giá tác động môi trường, truy cập vào hệ thống thông tin và hệ thống quản lý môi trường từ Hoa Kỳ và các công cụ khác. Tuy nhiên đã găp một số vấn đề chẳng hạn như một hệ thống "siêu" sửa chữa thiệt hại về môi trường, trách nhiệm của một hệ thống môi trường và thực thi cơ quan mô hình hóa sau EPA. Chúng ta phải thừa nhận là mục đích của các chính sách là nhằm cải thiện môi trường nhưng đồng thời nó cũng gây bất lợi cho việc phát triển kinh tế và sự tiêu thụ . Chi phí vượt quá lợi ích, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Sự gia tăng gấp ba lần chi phí điều chỉnh môi trường giữa năm 1972 và 1987, và sự gia tăng này được dự báo tiếp tục và gây khó khăn cho việc thực thi các chính sách và gây hại cho nền kinh tế. Trong tiếp cận môi trường, thì có những hạn chế nghiêm trọng và đã phạm phải một số sai lầm. Chính sách môi trường châu Âu chỉ phát triển một cách chậm rãi, với việc áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể. Những chỉ thị về môi trường đầu tiên là xử lý dầu thải, chất lượng nước mặt, chất thải và chất lượng nước tắm sinh hoạt của EU bắt đầu từ năm 1975. Họ được theo dõi bởi các sản phẩm liên quan đến quy định, và sau đó, sau khi kết thúc những năm 1970, các quy định về bảo vệ thiên nhiên và chất lượng không khí. Những tai nạn công nghiệp và vấn đề của Waldsterben (chết rừng), là do các nguyên nhân môi trường, tăng mối quan tâm cộng đồng và chính trị ở Tây Âu. Điều này được cho phép thông qua tại các mức độ chỉ thị môi trường mới của EU, cho thấy rằng mối quan tâm mạnh mẽ đối với các vấn đề sức khỏe, thường xuyên tiếp cận một phương pháp phòng ngừa và dần dần bao gồm tất cả chính sách môi trường của khu vực. Vì vậy, khi Hiệp ước EC đã được sửa đổi vào giữa thập niên 1980, đã có sự nhất trí chung giữa các nước thành viên quy định rằng một châu Âu toàn diện thì chính sách môi trường nên được thêm vào. Hiệp ước mới quy định chỉ một mình luật châu Âu đã đề ra bắt đầu hiệu lực vào năm 1987, trong số khác, mục tiêu và nguyên tắc của chính sách môi trường dựa trên mục tiêu và các chính sách mà Liên minh châu Âu và các nước thành viên đã đồng ý vào năm 1973, nhấn mạnh, liên tục và nhất quán của các chính sách này. Những cân nhắc chi phí lợi ích được đề cập, nhưng về ý nghĩa rằng người làm nên nắm bắt những lợi thế tài khoản và chi phí của hành động môi trường hoặc thiếu hành động. Nghị định thư Kyoto bắt buộc phải cắt giảm lượng khí thải với mức trung bình 5,2% so với những năm 1990, riêng Mỹ phải giảm 7%. Lý do là dân số nước này chỉ chiếm 6% trong tổng dân số thế giới, nhưng nền sản xuất khổng lồ của họ lại gây ra 25% tổng lượng cacbonic toàn cầu. Nghị định thư không thể được thi hành triệt để nếu thiếu sự tham gia của Mỹ. Tuy nhiên, Washington lại cho rằng nội dung của Nghị định thư Kyoto 1997 có điểm không hợp lý, vì chỉ tập trung vào các nước công nghiệp mà không ràng buộc thế giới thứ ba, trong khi Mỹ là nước tạo ra nhiều của cải hơn bất kỳ một quốc gia nào khác. Điều đó cho thấy Hoa Kỳ dường như chỉ quan tâm giải quyết vấn đề môi trường trên đất nước mình mà bỏ qua vấn đề môi trường thế giới. Chính sách môi trường của Hoa Kỳ không mang tính toàn cầu và với quan điểm bảo thủ của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi trường của thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển. Ngược lại, chính sách môi trường của Châu Âu lại rất quan tâm đến môi trường toàn cầu mặc dù điều này ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước. Trong bối cảnh đó, không thể phủ nhận vai trò tiên phong của Liên minh châu Âu trong nỗ lực hạn chế khí thải, bảo vệ môi trường, hạn chế sự nóng lên của khí hậu toàn cầu Vì vậy, quan điểm về sự phát triển chính sách môi trường của Châu Âu sẽ góp phần rất lớn trong bảo vệ môi trường toàn cầu.Đây có thể được xem là hình mẫu cho cộng đồng quốc tế trên con đường đi tìm lời giải cho bài toán khí hậu.