Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam

Dịch vụ ngân hàng là một trong những dịch vụ quan trọng trên thị trường tài chính. Dịch vụ ngân hàng phát triển sẽ cho phép nền kinh tế huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, phân bổ và sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Đồng thời dịch vụ ngân hàng phát triển lành mạnh sẽ là yếu tố đảm bảo cho ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, xu hướng đa dạng hoá và mở rộng dịch vụ ngân hàng hiện đại là hướng đi tất yếu ở mọi quốc gia. Trên thế giới ngày nay, các NHTM đã, đang và luôn tìm mọi cách để tự đổi mới mình và vận động cùng với xu thế chung của thời đại. Hệ thống NHTM trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ, ngày càng hiện đại hơn và mang tính chất đa năng với qui mô hoạt động xuyên quốc gia. Song song với việc duy trì, phát triển và hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng truyền thống, các NHTM trên thế giới đã mở ra hàng ngàn các loại hình dịch vụ ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hoá giá trị gia tăng cho các TCTD, khách hàng và xã hội. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ ngày càng sâu rộng. Hệ thống NHTMVN không thể tránh khỏi sự tác động của xu hướng toàn cầu hoá kinh tế quốc tế, của nền kinh tế tri thức và làn sóng phát triển như vũ bão của hệ thống ngân hàng toàn cầu. Hệ thống NHTMVN muốn tồn tại và phát triển buộc phải đổi mới. Nhưng đổi mới như thế nào? Chiến lược ra sao? điều này sẽ quyết định sự sống còn của cả một hệ thống Ngân hàng cũng như sự phồn vinh của cả một quốc gia. Đây là một bài toán khó đối với Chính phủ và các ngân hàng Việt Nam. Trên thực tế, trong những năm qua, Chính phủ đã có những chủ trương lớn chỉ đạo thực hiện quá trình cải tổ, đổi mới và phát triển hệ thống NHTMVN. Một trong những chủ trương đó là phát triển, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại. Cho đến nay, mặc dù hoạt động cung ứng các dịch vụ ngân hàng ở Việt nam đã có tốc độ phát triển khá nhưng theo đánh giá chung thì do xuất phát điểm thấp, qui mô và chất lượng các loại hình dịch vụ này còn hạn chế; các dịch vụ do các NHTMVN cung cấp chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống, quá trình đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng hiện đại diễn ra còn chậm. Ngay cả các loại hình dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng còn đơn điệu, các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của người dân và các doanh nghiệp xuất hiện chưa nhiều. Để lý giải nguyên nhân yếu kém đó, với mong muốn tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại trước mắt và thúc đẩy quá trình hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng theo hướng nâng cao tính cạnh tranh của hệ thống NHTMVN trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tôi xin chọn đề tài “ Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam” để nghiên cứu.

doc112 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4405 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Tính cấp thiết của Đề tài: Dịch vụ ngân hàng là một trong những dịch vụ quan trọng trên thị trường tài chính. Dịch vụ ngân hàng phát triển sẽ cho phép nền kinh tế huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, phân bổ và sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Đồng thời dịch vụ ngân hàng phát triển lành mạnh sẽ là yếu tố đảm bảo cho ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, xu hướng đa dạng hoá và mở rộng dịch vụ ngân hàng hiện đại là hướng đi tất yếu ở mọi quốc gia. Trên thế giới ngày nay, các NHTM đã, đang và luôn tìm mọi cách để tự đổi mới mình và vận động cùng với xu thế chung của thời đại. Hệ thống NHTM trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ, ngày càng hiện đại hơn và mang tính chất đa năng với qui mô hoạt động xuyên quốc gia. Song song với việc duy trì, phát triển và hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng truyền thống, các NHTM trên thế giới đã mở ra hàng ngàn các loại hình dịch vụ ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hoá giá trị gia tăng cho các TCTD, khách hàng và xã hội. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ ngày càng sâu rộng. Hệ thống NHTMVN không thể tránh khỏi sự tác động của xu hướng toàn cầu hoá kinh tế quốc tế, của nền kinh tế tri thức và làn sóng phát triển như vũ bão của hệ thống ngân hàng toàn cầu. Hệ thống NHTMVN muốn tồn tại và phát triển buộc phải đổi mới. Nhưng đổi mới như thế nào? Chiến lược ra sao? điều này sẽ quyết định sự sống còn của cả một hệ thống Ngân hàng cũng như sự phồn vinh của cả một quốc gia. Đây là một bài toán khó đối với Chính phủ và các ngân hàng Việt Nam. Trên thực tế, trong những năm qua, Chính phủ đã có những chủ trương lớn chỉ đạo thực hiện quá trình cải tổ, đổi mới và phát triển hệ thống NHTMVN. Một trong những chủ trương đó là phát triển, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại. Cho đến nay, mặc dù hoạt động cung ứng các dịch vụ ngân hàng ở Việt nam đã có tốc độ phát triển khá nhưng theo đánh giá chung thì do xuất phát điểm thấp, qui mô và chất lượng các loại hình dịch vụ này còn hạn chế; các dịch vụ do các NHTMVN cung cấp chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống, quá trình đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng hiện đại diễn ra còn chậm. Ngay cả các loại hình dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng còn đơn điệu, các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của người dân và các doanh nghiệp xuất hiện chưa nhiều. Để lý giải nguyên nhân yếu kém đó, với mong muốn tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại trước mắt và thúc đẩy quá trình hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng theo hướng nâng cao tính cạnh tranh của hệ thống NHTMVN trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tôi xin chọn đề tài “ Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam” để nghiên cứu. 2.Tình hình nghiên cứu: Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam là một nhiệm vụ cấp bách, một yêu cầu tất yếu đối với hệ thống NHTMVN. Thực hiện tốt chiến lược này có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực không chỉ đối với ngành ngân hàng mà còn đối với cả các ngành, các tổ chức, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam đã trở thành một tiêu chí lớn được Chính phủ và nhà nước quan tâm. Trên thực tế, về vấn đề này đã có khá nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều giác độ khác nhau. Các tác giả là các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nghiên cứu sinh thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điển hình là các nhóm đề tài sau: Một là: Các công trình nghiên cứu chung nhất toàn bộ hoạt động dịch vụ của các NHTM như: “Giải pháp phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng Việt nam trong bối cảnh hội nhập”-Kỷ yếu hội thảo khoa học năm 2005, bài viết của TS.Phạm Huy Hùng, Ngân hàng Công thương VN. “Giải pháp xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”- Công trình khoa học 2005, của TS. Nguyễn Đức Thảo, Học viện Ngân hàng. “Hệ thống ngân hàng Việt Nam: Đặc điểm và một số dịch vụ cơ bản”-Công trình khoa học năm 2005 của TS. Nguyễn Hồng Sơn, Viện kinh tế và chính trị thế giới. … Nhóm đề tài này đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức tổng quan về dịch vụ NHTM và thực trạng của dịch vụ NHTM nói chung. Tuy nhiên, các đề tài này chưa đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển của các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại mà chỉ đề cập đến như là một định hướng cho phát triển dịch vụ NHTM nói chung . Hai là: Nhóm các đề tài nghiên cứu trực tiếp đến các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt nam như: “Đánh giá tiềm năng phát triển thị trường thẻ ở Việt nam” của Trần Thị Bích Phượng, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. “Biện pháp mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt” của thạc sỹ Lưu Thuý Mai, Ngân hàng Nhà nước. “Hoàn thiện khuôn khổ thể chế đối với dịch vụ ngân hàng hiện đại” của Tạ Quang Đôn, Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước. “Những yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ ngân hàng hiện đại” của Tô ánh Dương – Bùi Thu Thuỷ , Vụ Chiến lược PTNH Ngân hàng Nhà nước. …. Các đề tài này đã phân tích về dịch vụ ngân hàng hiện đại nhưng mới chỉ phân tích trong phạm vi một loại hình dịch vụ cụ thể hay chỉ nghiên cứu một khía cạnh nhất định nào đó của dịch vụ ngân hàng hiện đại mà chưa mở rộng và đề cập đến những vấn đề khác liên quan của dịch vụ ngân hàng hiện đại một cách có hệ thống. Các giải pháp đưa ra chưa mang tính đồng bộ, đặc biệt sát với tình hình thực tế hiện nay. Do vậy, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và tìm ra một hướng phát triển mới, phù hợp với bối cảnh hiện nay cho các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt nam. Vì vậy, với việc chọn đề tài “ Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở VN” làm luận văn thạc sỹ, trên cơ sở có kế thừa và phát triển những kết quả của các công trình đã được công bố, tác giả mong muốn hệ thống hoá một số vấn đề lý thuyết, góp phần lý giải thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam và đưa ra những giải pháp để phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam góp phần khắc phục những yếu kém, trì trệ trong hoạt động dịch vụ NHTM hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích làm sáng tỏ thực trạng phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam, đề xuất giải pháp nhằm phát triển các loại hình dịch vụ này. Nhiệm vụ nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu luận văn làm sáng tỏ một số nội dung chủ yếu sau: - Phân tích xu hướng hình thành và phát triển dịch vụ ngân hàng mới trong hệ thống ngân hàng hiện đại trên thế giới. - Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam trong thời gian qua - Đề xuất giải pháp phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại trong các NHTM ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu một cách tổng thể hoạt động dich vụ ngân hàng hiện đại của các NHTM ở Việt Nam mà không đi vào cụ thể hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại ở một NHTM duy nhất nào. Thời gian nghiên cứu: Chủ yếu tập trung nghiên cứu tình hình phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại từ năm 2000 trở lại đây. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trên nền tảng của phương pháp nghiên cứu tổng quát là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn chú trọng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, logic lịch sử, đối chiếu, so sánh, phương pháp thống kê, để làm rõ các vấn đề nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ thực trạng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những vấn đề cần giải quyết và nguyên nhân. - Đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại. Chương 2: Thực trạng phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại ở VN. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Chương 1: Một số vấn đề chung về hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại. 1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng hiện đại. 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng: Dịch vụ ngân hàng là một trong những loại hình dịch vụ chất lượng cao, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, đời sống và quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay, trong lĩnh vực nghiên cứu còn có những ý kiến không hoàn toàn trùng khớp nhau xung quanh khái niệm về dịch vụ ngân hàng, phân loại và nội hàm của các dịch vụ đó. Vậy thế nào là dịch vụ ngân hàng? dịch vụ ngân hàng và nghiệp vụ ngân hàng có phải là đồng nhất với nhau không? có gì khác nhau giữa “hoạt động ngân hàng” với dịch vụ ngân hàng? …Trả lời câu hỏi này là rất cần để có thể hiểu thế nào là dịch vụ ngân hàng. Cho đến nay chưa có khái niệm chung nhất về dịch vụ tài chính. Tại Việt Nam trong các cuốn: Đại từ điển Kinh tế thị trường, Từ điển kinh tế học, Từ điển Tài chính-Ngân hàng và Từ điển Tiếng Việt, …chưa thấy đề cập đến hoặc đề cập chưa rõ về khái niệm dịch vụ tài chính. Song dịch vụ tài chính thường được nói đến gắn liền với ngân hàng. Tại Mỹ, NHTM được định nghĩa là công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành tài chính. Nhưng tại Pháp thì NHTM được quy định là những ngân hàng hay cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay những hình thức khác các khoản tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính khác. Tại ấn Độ thì khái niệm NHTM là ngân hàng nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ và đầu tư… Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, NHTM được hiểu là một loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn được thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ hối phiếu, chiết khấu và hình thức vay mượn hay tín dụng khác. Như vậy dù ở quốc gia nào đi nữa, với các khái niệm hay quy định cụ thể khác nhau thì ngân hàng thường gắn liền với các dịch vụ tài chính. Theo WTO, một dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính được một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp. Lĩnh vực dịch vụ tài chính trong GATS được chia thành 2 nhóm lớn đó là: nhóm một, bao gồm toàn bộ dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan tới bảo hiểm; nhóm hai, bao gồm toàn bộ dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm). Nhóm đầu tiên bao gồm dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, tái bảo hiểm, trung gian bảo hiểm như môi giới và đại lý, các dịch vụ bổ trợ cho bảo hiểm như tư vấn và tính toán rủi ro. Hoạt động dịch vụ ngân hàng bao gồm tất cả các dịch vụ truyền thống do ngân hàng cung cấp như nhận tiền gửi, cho vay các loại, thanh toán và dịch vụ chuyển tiền. Các dịch vụ tài chính khác bao gồm mua bán ngoại hối và tất cả các loại chứng khoán, bảo lãnh chứng khoán, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, dịch vụ thanh toán và bù trừ, cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, tư vấn và các dịch vụ tài chính bổ trợ khác. Như vậy, dịch vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành trong dịch vụ tài chính nói chung, được đặt trong nội hàm của khái niệm dịch vụ tài chính. Với cách đó, việc không tách bạch rạch ròi được đâu là dịch vụ ngân hàng vẫn làm phát sinh những khó khăn trong việc xác định những dịch vụ ngân hàng thuần tuý. Chỉ có một cách khắc phục là hỗn hợp và lưỡng tính: Dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác( ngoại trừ bảo hiểm). Trong một số năm gần đây, với yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng trở nên khẩn trương hơn, quan niệm về dịch vụ ngân hàng đã được đổi mới theo thông lệ quốc tế. Theo đó, khái niệm dịch vụ ngân hàng có thể được hiểu chung nhất đó là các công việc trung gian về tiền tệ của các tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sinh lời, đầu tư, giữ hộ hay bảo đảm an toàn, đem lại nguồn thu cho tổ chức cung ứng dịch vụ. Trong cuốn sách “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại” của David Cox, chúng ta sẽ thấy quan niệm khá rõ ràng về dịch vụ ngân hàng của nước Anh là: Hầu hết các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại đều gọi là dịch vụ ngân hàng hoặc là cơ sở, điều kiện để mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng. ở nước ta đến nay, vẫn chưa có sự minh định rõ ràng về khái niệm dịch vụ ngân hàng. Có không ít quan niệm cho rằng: Dịch vụ ngân hàng không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng của một trung gian tài chính (cho vay, huy động tiền gửi…), mà chỉ bao gồm những hoạt động không thuộc nội dung nói trên ( như chuyển tiền, uỷ thác, mua bán hộ, môi giới kinh doanh chứng khoán…). Một số khác lại cho rằng tất cả hoạt động ngân hàng phục vụ cho doanh nghiệp và công chúng đều là dịch vụ ngân hàng. Trong cuốn sách “phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt nam trong tiến trình hội nhập” (NXH Tài chính, năm 2004) hai tác giả PGS.TS. Thái Bá Cẩn và TS.Trần Nguyên Nam cho rằng dịch vụ ngân hàng bao gồm 11 loại hình: Nhận tiền gửi; cung cấp các tài khoản giao dịch; quản lý tiền mặt; trao đổi ngoại tệ (dịch vụ ngoại hối); dịch vụ về tín dụng; dịch vụ uỷ thác; cho thuê tài chính; tư vấn tài chính; các dịch vụ bảo hiểm; môi giới đầu tư chứng khoán; dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp. Theo một số tác giả, dịch vụ ngân hàng cần được hiểu theo hai khía cạnh: rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, dịch vụ ngân hàng bao gồm toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối…. Quan niệm này phù hợp với cách phân ngành dịch vụ ngân hàng trong dịch vụ tài chính của WTO và của hiệp định thương mại Việt nam-Hoa Kỳ, cũng như cách phân loại ở nhiều nước phát triển. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ ngân hàng chỉ bao gồm những hoạt động ngoài chức năng của định chế tài chính trung gian huy động vốn và cho vay. ở nước ta lĩnh vực dịch vụ ngân hàng được Luật Các tổ chức tín dụng quy định, nhưng không có định nghĩa và giải thích. Cụm từ “hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng” được bao hàm cả ba nội dung: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán, tại khoản 1 và khoản 7, điều 20. Tuy nhiên đâu là kinh doanh tiền tệ và đâu là dịch vụ ngân hàng thì chưa được phân định rõ ràng. Đây là một trong những bất cập của luật tổ chức tín dụng. Tại chương III, khi đề cập đến hoạt động của tổ chức tín dụng, người ta đề cập đến 4 mục đích: (1) huy động vốn; (2) hoạt động tín dụng; (3) dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; (4) các hoạt động khác (trong mục 4 có 3 điều: 74; 75; và 76 là dùng đến thuật ngữ dịch vụ). Các quy phạm như vậy sẽ được hiểu là: lĩnh vực dịch vụ ngân hàng không bao hàm các hoạt động huy động vốn, tín dụng…Hay nói cách khác, dịch vụ ngân hàng trong Luật này có nội hàm hẹp hơn cách hiểu về dịch vụ ngân hàng của WTO/GATS. Đây cũng là một bất cập của Luật Các tổ chức tín dụng. Cho dù chưa có định nghĩa và giải thích trong Luật, Luật Thương mại còn đưa ra một danh mục trong đó liệt kê 13 dịch vụ thương mại (vẫn chưa đầy đủ), còn Luật Các tổ chức tín dụng chưa đưa ra được một danh mục như vậy. Dịch vụ ngân hàng trong đó chỉ bao gồm: Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (Điều 65, mở tài khoản; Điều 66 dịch vụ thanh toán; Điều 67 dịch vụ ngân quỹ; Điều 68 tổ chức và tham gia hệ thống thanh toán); dịch vụ bảo hiểm (Điều 74.2); dịch vụ tư vấn (điều 75); các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng (Điều 76: bảo quản, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật). Như vậy, Điều 76 có cụm từ “liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật” là có tính chất hé mở, nhưng lại chưa mạnh dạn cho mở hẳn. Cách quy phạm như vậy có thể dẫn đến tình trạng làm chậm sự đổi mới trong nhận thức và chậm đổi mới tư duy pháp lý, tư duy thực tiễn, làm cho sự năng động sáng tạo của tổ chức tín dụng bị giới hạn, bị hạn chế khi muốn đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng yêu cầu của công chúng. Đây là một bất cập khác của Luật Các tổ chức tín dụng. Như vậy, ở Việt Nam, dịch vụ ngân hàng vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau, các qui định về hoạt động dịch vụ ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, trong luận văn này, dịch vụ ngân hàng được hiểu theo nghĩa rộng phù hợp với cách hiểu của WTO, theo đó, toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng được các NHTM cung ứng cho nền kinh tế đều gọi là dịch vụ ngân hàng. 1.1.2. Dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại. Chúng ta có thể thấy rõ là, nếu như trước đây, chức năng cơ bản của một ngân hàng thương mại chỉ là: nhận, giữ và cho vay bằng các khoản dư tiền gửi của khách hàng, đồng thời cho phép rút tiền hoặc chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác, thì ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các ngân hàng đã tiến xa so với xuất xứ ban đầu của các ngân hàng thợ vàng London thế kỷ XI. Trong khi một số ngân hàng chuyên đáp ứng các nhu cầu của một nhóm khách hàng đặc biệt như các công ty hoặc người tiết kiệm nhỏ thì các ngân hàng thanh toán bù trừ lại cung cấp một loạt các dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về tài chính của tất cả các loại khách hàng, từ chủ tài khoản tư nhân nhỏ nhất đến các công ty lớn nhất. Từ mỗi một loại hình dịch vụ ngân hàng đầu tiên đã hình thành nên rất nhiều hình thức, cách thức dịch vụ ngân hàng khác nhau rộng rãi hơn, tinh vi hơn, thoả mãn kịp thời mọi nhu cầu về dịch vụ tài chính cho nền kinh tế. Các dịch vụ này được phân loại ra các nhóm chính sau: Tiền gửi và tiền tiết kiệm; cho vay ứng trước; dịch vụ chuyển tiền; các dịch vụ tài chính và tư vấn; các dịch vụ đối ngoại. Trong thực tế, ngày nay thực sự ngân hàng đã trở thành “bách hoá tài chính”, hay có người còn gọi là “siêu thị dịch vụ ngân hàng” ở kỷ nguyên hiện đại. Tuỳ theo cách phân loại người ta thống kê được rằng một ngân hàng bán lẻ lớn thường có khoảng ít nhất là 300 dịch vụ khác nhau cho khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp, song có người lại cho rằng phải có tới 3.000 thậm chí 6000 dịch vụ tài chính khác nhau. David Cox đã phân loại dịch vụ ngân hàng hiện đại theo 3 loại khách hàng phục vụ đó là: dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ ngân hàng cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Trong mỗi loại hình dịch vụ cho từng loại đối tượng khách hàng đó, lại có rất nhiều các loại hình dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mỗi loại khách hàng. Chẳng hạn như: i/ Dịch vụ cho khách hàng cá nhân có 14 loại hình dịch vụ: 1.Thẻ séc; 2. Tín dụng mở; 3. Thẻ tín dụng ( credit card); 4. Máy rút tiền tự động (ATM- Auto Teller merchine); 5. Dịch vụ ngân hàng tại gia; 6. Các dịch vụ lữ hành; 7. Mua trả góp; 8. Quản lý đầu tư cho khách hàng; 9. Dịch vụ bảo quản và ký gửi; 10. Điều tra thân thế khách hàng; 11. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm; 12. Dịch vụ quản lý tín thác; 13. Dịch vụ về thuế; 14. Đảm bảo đền bù ii/ Dịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp có 7 loại hình dịch vụ cụ thể: Bảo lãnh; chuyển tiền; giao dịch với nước ngoài; đầu tư; bảo hiểm; kế toán; tư vấn với trên 20 dịch vụ cụ thể. iii/ Dịch vụ ngân hàng dành cho các nhà xuất nhập khẩu như: Các dịch vụ điều tra về mậu dịch (tìm kiếm thị trường và đại lý ở nước ngoài); thông tin về tín nhiệm; các dịch vụ lữ hành; chuyển ngoại tệ; mua bán ngoại tệ; dịch vụ thanh toán quốc tế; dịch vụ tài trợ cho nhà xuất nhập khẩu… Như vậy, ngày nay với sự phát triển đa năng của một NHTM hiện đại, thì ngân hàng là một định chế tài chính có nhiều sản phẩm dịch vụ nhất. Những quan niệm về mô hình, chức năng, các loại hình dịch vụ của ngân hàng đã có bước phát triển vượt bậc. Chúng ta có thể mô phỏng về chức năng của NHTM hiện đại như sau: mô hình tổng quát chức năng NHTM hiện đại Chnăng môigiới KD CK Ch năng tư vấn, tài trợ dự án Chức năng bảo hiểm Ch năng đầu tư và bảo lãnh Ch năng
Luận văn liên quan