Cơ hội giao thương ngày càng được mởrộng tạo điều kiện cho cho An Giang phát triển
các hoạt động xuất nhập khẩu – vốn là thếmạnh của tỉnh. Đểphục vụcho nhu cầu
thanh toán xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với nước ngoài, các Ngân
hàng tại địa bàn An Giang đã triển khai dịch vụthanh toán quốc tếnhằm phục vụcho
nhu cầu này của khách hàng. Tuy nhiên đây là một dịch vụkhông phải ngân hàng nào
cũng có thểthu hút được khách hàng đến với ngân hàng mình một cách dễdàng do giá
trịcác hợp đồng cần thanh toán này khá lớn cộng thêm sựcạnh tranh giữa rất nhiều
ngân hàng trên địa bàn vềthịphần.
Thanh toán quốc tếlà hoạt động khá mới mẻtại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh
An Giang. Định hướng sắp tới của ban lãnh đạo Ngân hàng là tăng thu nhập trong các
lĩnh vực dịch vụ, do thu nhập từtín dụng đang thu hẹp do các quy định vềhạn chếtăng
trưởng tín dụng, hay khoảng cách giữa lãi suất cho vay và huy động ngày càng nhỏ.
Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từlà một phương thức đang được sử
dụng khá phổbiến hiện nay do có ưu điểm nổi trội là an toàn và đảm bảo cho cả2 bên
mua và bán, tuy nhiên phương thức này khá phức tạp, đòi hỏi phải có sựam hiểu nhất
định vềkiến thức chuyên môn và các sơsởpháp lý của nó. Đềtài nghiên cứu hoạt
đông thanh toán quốc tếchủyếu vềtín dụng chứng từ.
Đềtài nghiên cứu hoạt động thanh toán tại Chi nhánh thông qua các dữliệu thứcấp và
thông tin từquá trình quan sát, tìm hiểu thực tếcũng nhưnhững thông tin tổng hợp
được của một sốngân hàng cạnh tranh trên địa bàn. Phương pháp phân tích chủyếu là
so sánh các chỉtiêu giữa các ngân hàng cạnh tranh với nhau vềdoanh sốvà so sánh
giữa các năm đồng thời phân tích những thuận lợi và khó khăn của một sốmặt, sau đó
đánh giá vềhoạt động này tại ngân hàng làm cơsở đềra các giải pháp góp phần phát
triển dịch vụthanh toán quốc tếbằng tín dụng chứng từtại Chi nhánh.
68 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2757 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ HỒNG NHUNG
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 5 năm 2010
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Sinh viên thực hiện: Lê Hồng Nhung
Lớp: DH7KD. Mã số SV: DKD062030
Người hướng dẫn: Th.S Đặng Hùng Vũ
Long Xuyên, tháng 5 năm 2010
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn ba tháng thực tập, với sự nổ lực của bản thân và sự giúp đỡ của nhiều người,
đến nay đề tài của tôi đã hoàn thành. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy
cô Trường Đại học An Giang, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức nền tảng và
cả kinh nghiệm sống quý báu, thực sự hữu ích cho bản thân tôi trong thời gian thực tập
và cả sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Hùng Vũ đã hết lòng hỗ trợ, chỉ dẫn kể từ khi tôi
bắt đầu thực hiện đề tài cho đến khi hoàn chỉnh hoàn thành đề tài này.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã tạo cho tôi cơ hội được
thực tập tại phòng Tín Dụng. Xin cảm ơn tất cả các anh chị nhân viên đã nhiệt tình
giúp đỡ, hướng dẫn để tôi có thể hiểu thêm và vận dụng các kiến thức đã học được khi
tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế và giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chúc quý thầy cô, các anh chị tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Hồng Nhung
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Đặng Hùng Vũ
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1: …………………………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2: …………………………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm …………
TÓM TẮT
Cơ hội giao thương ngày càng được mở rộng tạo điều kiện cho cho An Giang phát triển
các hoạt động xuất nhập khẩu – vốn là thế mạnh của tỉnh. Để phục vụ cho nhu cầu
thanh toán xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với nước ngoài, các Ngân
hàng tại địa bàn An Giang đã triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế nhằm phục vụ cho
nhu cầu này của khách hàng. Tuy nhiên đây là một dịch vụ không phải ngân hàng nào
cũng có thể thu hút được khách hàng đến với ngân hàng mình một cách dễ dàng do giá
trị các hợp đồng cần thanh toán này khá lớn cộng thêm sự cạnh tranh giữa rất nhiều
ngân hàng trên địa bàn về thị phần.
Thanh toán quốc tế là hoạt động khá mới mẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh
An Giang. Định hướng sắp tới của ban lãnh đạo Ngân hàng là tăng thu nhập trong các
lĩnh vực dịch vụ, do thu nhập từ tín dụng đang thu hẹp do các quy định về hạn chế tăng
trưởng tín dụng, hay khoảng cách giữa lãi suất cho vay và huy động ngày càng nhỏ.
Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ là một phương thức đang được sử
dụng khá phổ biến hiện nay do có ưu điểm nổi trội là an toàn và đảm bảo cho cả 2 bên
mua và bán, tuy nhiên phương thức này khá phức tạp, đòi hỏi phải có sự am hiểu nhất
định về kiến thức chuyên môn và các sơ sở pháp lý của nó. Đề tài nghiên cứu hoạt
đông thanh toán quốc tế chủ yếu về tín dụng chứng từ.
Đề tài nghiên cứu hoạt động thanh toán tại Chi nhánh thông qua các dữ liệu thứ cấp và
thông tin từ quá trình quan sát, tìm hiểu thực tế cũng như những thông tin tổng hợp
được của một số ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn. Phương pháp phân tích chủ yếu là
so sánh các chỉ tiêu giữa các ngân hàng cạnh tranh với nhau về doanh số và so sánh
giữa các năm đồng thời phân tích những thuận lợi và khó khăn của một số mặt, sau đó
đánh giá về hoạt động này tại ngân hàng làm cơ sở đề ra các giải pháp góp phần phát
triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Chi nhánh.
i
MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................. i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở hình thành đề tài......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 2
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu .............................................................................................. 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Thanh toán quốc tế ............................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm.........................................................................................................4
2.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế .......................................................................4
2.1.3. Phương thức thanh toán quốc tế ....................................................................5
2.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary of Credit – L/C) ....... 7
2.2.1 Khái niệm.........................................................................................................7
2.2.2. Nội dung phương thức tín dụng chứng từ ......................................................9
2.2.3. Thư tín dụng..................................................................................................10
2.2.4. Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ ............................................14
2.2.5. Các văn bản điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ .............................15
2.3. Sơ lược về hệ thống SWIFT............................................................................... 16
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI
GÒN CHI NHÁNH AN GIANG
3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn............................................................ 18
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................................ 18
3.1.2. Hoạt động kinh doanh ................................................................................... 18
ii
3.1.3. Mạng lưới hoạt động ..................................................................................... 19
3.1.4. Định hướng của SCB..................................................................................... 19
3.2. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang...................... 24
3.2.1. Sơ đồ tổ chức ................................................................................................. 24
3.2.2. Chức năng các phòng ban ............................................................................. 25
3.2.3. Sơ lược tình hình hoạt động tại SCB An Giang............................................. 26
Chương 4: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI
SCB AN GIANG
4.1. Hoạt động quan hệ đối ngoại của SCB ............................................................... 30
4.2. Tình hình thanh toán quốc tế tại SCB An Giang................................................. 30
4.3 Tình hình thanh toán bằng TDCT tại SCB An Giang.......................................... 33
4.3.1 Quy trình thanh toán TDCT tại SCB .............................................................. 33
4.3.2 Kết quả hoạt động thanh toán L/C ................................................................. 37
4.4. Các nhân tố khác ................................................................................................. 41
4.4.1. Đội ngũ nhân viên.......................................................................................... 41
4.4.2. Công nghệ thông tin ...................................................................................... 42
4.4.3. Hoạt động Marketing ............................................................................. 42
4.4.4. Hoạt động phục vụ và chăm sóc khách hàng ................................................ 43
4.5. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế
nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng .............................................................. 43
4.6. Các đối thủ mạnh................................................................................................. 44
4.6.1. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) .......................... 44
4.6.2. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(Agribank)................................................................................................................... 47
4.6.3. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) ............ 48
Chương 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SCB AN GIANG
5.1. Ma trận SWOT .................................................................................................... 50
5.2. Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại SCB An
Giang .......................................................................................................................... 51
5.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thanh toán tại Ngân hàng ............. 51
5.2.2. Giải pháp phát triển thương hiệu .................................................................. 53
iii
iv
5.2.3. Giải pháp về quảng cáo, tiếp thị .................................................................. 53
5.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực ........................................................................ 54
5.2.5. Giải pháp về công nghệ ................................................................................. 55
Chương 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận ............................................................................................................... 56
6.2. Một số kiến nghị.................................................................................................. 56
6.3. Hạn chế của đề tài ............................................................................................... 56
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ .................................. 9
Hình 2.2 Lưu chuyển điện SWIFT đi và đến trong thanh toán.................................. 17
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang.............. 24
Hình 3.2 Tình hình huy động vốn .............................................................................. 28
Hình 3.3 Tình hình dư nợ cho vay ............................................................................. 29
Hình 4.1 Tỷ trọng thu nhập thanh toán quốc tế so với một số dịch vụ khác ............. 31
Hình 4.2 Tỷ trọng thu nhập thanh toán quốc tế trong nhóm dịch vụ thanh toán ....... 31
Hình 4.3 Thu nhập thanh toán quốc tế qua các năm.................................................. 32
Hình 4.4 Doanh số thanh toán quốc tế các ngân hàng ............................................... 33
Hình 4.5 Doanh số thanh toán L/C qua các ngân hàng.............................................. 38
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động tại Chi nhánh ................................................................ 27
Bảng 4.1 Doanh số phương thức thanh toán L/C so với các phương thức khác........ 37
Bảng 4.2 Tỷ trọng doanh số thanh toán L/C trong tổng doanh số TTQT................. 39
Bảng 4.3 Thu nhập từ thanh toán L/C........................................................................ 39
Bảng 4.4 Biểu phí một số dịch vụ L/C nhập khẩu ..................................................... 40
Bảng 4.5 Biểu phí môt số dịch vụ L/C nhập khẩu ..................................................... 40
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHL: Bất hợp lệ
BCT : Bộ Chứng từ
CNTT: Công nghệ thông tin
CPTT: Chi phí thực tế
ICC: Phòng thương mại quốc tế
L/C: Tín dụng thư
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTB: Ngân hàng thông báo
SCB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn
SWIFT: Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu
TMCP: Thương mại cổ phần
TTQT: Thanh toán quốc tế
TTXLCT: Trung tâm xử lý chứng từ
TTV: Thanh toán viên
vi
Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại SCB An Giang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở hình thành đề tài
Mặc dù phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khốc liệt song thị trường ngân hàng
của Việt Nam còn nhiều cơ hội phát triển, có tỷ suất sinh lợi cao và nhiều cơ hội
đầu tư nên hàng loạt các ngân hàng TMCP đã và đang ra đời. Chỉ tính riêng tại
An Giang, địa bàn Thành phố Long Xuyên hiện có mặt trên 30 ngân hàng và chi
nhánh các ngân hàng trong đó có cả chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Qua đó có thể thấy rằng chỉ tại một chu vi thành phố không rộng lại có rất nhiều
ngân hàng đang hoạt động và có thể thấy rằng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
là rất gay gắt nhất là trên cùng trên cùng một địa bàn hoạt động. Ngân hàng là
một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ, sự cạnh tranh này cũng
không khác và kém gì so với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thông
thường. Bởi lẽ càng có nhiều đối thủ thì thị trường càng bị chia nhỏ, việc thu hút
khách hàng đã khó thì việc giữ chân khách hàng càng khó hơn.
Bên cạnh các nghiệp vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay thì các hoạt động về
dịch vụ như thanh toán, bảo lãnh, chiết khấu… cũng là các hoạt động đem về
nguồn thu cho ngân hàng nhất là trong những giai đoạn hạn chế vốn ra nền kinh
tế theo quy định của NHNN. Tuy các nghiệp vụ này không phải là nghiệp vụ chủ
yếu của ngân hàng nhưng nếu nó được phát huy hiệu quả thì trong hiện tại và về
lâu dài trong tương lai nó sẽ góp phần phát triển và đa dạng hóa các hoạt động và
có nhiều khách hàng đến giao dịch, tạo mối quan hệ dài lâu với họ, tạo ra nguồn
thu cho ngân hàng bên cạnh nghiệp vụ huy động vốn và cho vay.
Nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh An Giang. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của tỉnh là gạo, thủy sản, rau quả đông lạnh, bên cạnh đó là hàng may mặc. Hàng
năm nguồn thu ngoại tệ của tỉnh đối với các sản phẩm xuất khẩu này rất đáng kể.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phân bón, thép, gỗ tròn,trang thiết bị, máy
móc… Năm 2009 là năm gặp nhiều khó khăn bởi lẽ ảnh hưởng từ cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới trên diện rộng nên kim ngạch xuất nhập khẩu có giảm so
với năm 2008. Tuy nhiên tình hình xuất nhập khẩu đang có dấu hiệu khả quan trở
lại, kim ngạch xuất nhập khẩu của những tháng đầu năm 2009 đang tăng so với
cùng kỳ năm 2008. Hoạt động xuất nhập khẩu sôi động là cơ hội cho các ngân
hàng thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế đem về nguồn thu lớn từ các giao
dịch phát sinh.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang là một chi nhánh đã
triển khai thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có đa dạng các sản
phẩm hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên hiện tại hoạt động thanh
toán tại SCB An Giang chưa thu hút được nhiều khách hàng.
Lê Hồng Nhung – Lớp DH7KD 1
Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại SCB An Giang
Từ tất cả những lý do trên mà đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - chi nhánh An Giang” được hình thành.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
• Đánh giá thực trạng của hoạt động thanh toán quốc tế tại SCB An Giang.
• Đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
tại SCB An Giang.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phương thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ là phương thức sòng
phẳng đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, hiện nay nó
đang được sử dụng rất phổ biến. Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An
Giang phương thức này khá phổ biến, doanh số thanh toán chiếm tỷ trọng cao
hơn các phương thức khác, mang về nguồn thu nhập lớn hơn so với một số dịch
vụ khác.
Do đó, đề tài này được thực hiện tại ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An
Giang trong phạm vi hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ và sử dụng dữ liệu thu thập của 3 năm 2007 – 2009.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu :
Dữ liệu thứ cấp về tình hình thanh toán quốc tế của SCB An Giang thông qua các
số liệu thống kê về thanh toán quốc tế, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
chi nhánh qua các năm và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các đối thủ.
Website của SCB, sở công thương An Giang…và qua thực tế để thu thập dữ liệu
cần thiết.
- Phương pháp phân tích dữ liệu :
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích và so sánh qua các năm, với các kế
hoạch cần đạt, với các hoạt động khác của SCB, đồng thời so sánh với một số
ngân hàng khác và lý giải cho thực trạng đó. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển hoạt động này.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài và một số giải pháp nhằm góp phần cải thiện và
phát triển hoạt động này. Hy vọng đề tài sẽ là tài liệu tham khảo góp phần cùng
SCB An Giang phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế, thu hút ngày càng nhiều
khách hàng và tạo uy tín đối với họ.
Nội dung bài nghiên cứu gồm 6 chương:
Chương 1: Mở đầu
Lê Hồng Nhung – Lớp DH7KD 2
Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại SCB An Giang
Trình bày các vấn đề: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này đề cập cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài để người đọc có
thể theo dõi và hiểu rõ nội dung của đề tài.
Chương 3: Giới thiệu về ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An
Giang.
Chương này giới thiệu khái quát về các hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn cùng với các
mục tiêu cho hoạt động sắp tới của ngân hàng và sơ lược sự ra đời của Ngân hàng
TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này sẽ đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức
tín dụng chứng từ qua 3 năm gần nhất: 2007 – 2009.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Lê Hồng Nhung – Lớp DH7KD 3
Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại SCB An Giang
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Thanh toán quốc tế
2.1.1 Khái niệm
Việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh
tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ
thể khác nhau giữa các nước gọi là thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là việc chi trả bằng tiền liên quan đến các dịch vụ mua bán
hàng hóa hay cung ứng lao vụ…giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ
chức hay cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông
qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Các quan hệ thanh toán
quốc tế được chia ra thành 2 loại bao gồm thanh toán mậu dịch và phi mậu dịch.
2.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế
Thanh toán là công việc quan trọng mà mọi nhà xuất nhập ở mọi quốc gia đều hết
sức quan tâm. Chất lượng của công tác này sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
của hoạt động kinh doanh ngoại thương.
Thanh toán là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa,
vì vậy nếu công tác thanh toán quốc tế được tổ chức tốt thì giá trị của hàng hóa
xuất khẩu mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển. Thanh
toán quốc tế trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu