Theo báo cáo Toàn cầu về Định cư con người năm 2009, lần đầu tiên trong lịch sử
(năm 2008) hơn một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị và đến năm 2050, con số
này sẽ tăng lên khoảng 70%. Trong quá trình đô thị hóa, các thách thức chính đối với
những thành phố lớn của các nước đang phát triển trong thế kỷ 21 là: Những thách thức
về môi trường chịu tác động của biến đổi khí hậu và sự phụ thuộc quá lớn của các thành
phố vào phương tiện cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch; những thách thức về vấn đề
phát triển không gian đô thị, đặc biệt sự phát triển lộn xộn ở đô thị, vấn đề đô thị hóa
vùng ven và sự mở rộng về quy mô không gian của các thành phố thiếu quy hoạch;
những thách thức thể chế liên quan đến quản trị đô thị, sự thay đổi vai trò của chính
quyền địa phương và những thách thức về tăng trưởng kinh tế nóng gắn với cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu,v.v . Những thách thức nêu trên sẽ là những cản trở lớn đến sự
phát triển bền vững của các đô thị. Ở nước ta, hàng năm, dân số đô thị tăng thêm gần một
triệu người và tỷ lệ đô thị hóa đã lên tới 29,6% vào năm 2009. Theo Định hướng Quy
hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, dân số Việt Nam sẽ lên tới
hơn 101,6 triệu người, trong đó 45% sẽ sống trong các thành phố, còn theo UN-HABITAT con số này là 34,7% (tương đương với 35,2 triệu người). Nhiều thành phố lớn
sẽ gia tăng và nhiều vấn đề mới sẽ nảy sinh tạo nên những sức ép lớn trong quá trình
phát triển đô thị.
4 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2778 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển đô thị bền vững: Những bài học kinh nghiệm của thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh – thành phố Huế và hướng tới của các đô thị Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG – NHỮNG BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –
THÀNH PHỐ HUẾ VÀ HƯỚNG TỚI CỦA CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM
GS.TS. Nguyễn Lân
Tổng Thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam
Theo báo cáo Toàn cầu về Định cư con người năm 2009, lần đầu tiên trong lịch sử
(năm 2008) hơn một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị và đến năm 2050, con số
này sẽ tăng lên khoảng 70%. Trong quá trình đô thị hóa, các thách thức chính đối với
những thành phố lớn của các nước đang phát triển trong thế kỷ 21 là: Những thách thức
về môi trường chịu tác động của biến đổi khí hậu và sự phụ thuộc quá lớn của các thành
phố vào phương tiện cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch; những thách thức về vấn đề
phát triển không gian đô thị, đặc biệt sự phát triển lộn xộn ở đô thị, vấn đề đô thị hóa
vùng ven và sự mở rộng về quy mô không gian của các thành phố thiếu quy hoạch;
những thách thức thể chế liên quan đến quản trị đô thị, sự thay đổi vai trò của chính
quyền địa phương và những thách thức về tăng trưởng kinh tế nóng gắn với cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu,v.v…. Những thách thức nêu trên sẽ là những cản trở lớn đến sự
phát triển bền vững của các đô thị. Ở nước ta, hàng năm, dân số đô thị tăng thêm gần một
triệu người và tỷ lệ đô thị hóa đã lên tới 29,6% vào năm 2009. Theo Định hướng Quy
hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, dân số Việt Nam sẽ lên tới
hơn 101,6 triệu người, trong đó 45% sẽ sống trong các thành phố, còn theo UN-
HABITAT con số này là 34,7% (tương đương với 35,2 triệu người). Nhiều thành phố lớn
sẽ gia tăng và nhiều vấn đề mới sẽ nảy sinh tạo nên những sức ép lớn trong quá trình
phát triển đô thị.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm 3 thành phố kết nghĩa, kỉ niệm 35 năm ngày Giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước, chào mừng Ngày sinh nhật Bác và chào mừng 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội, hôm nay tại thành phố Hồ Chí Minh - thành phố của sự năng động
và sáng tạo, UBND TP.Hà Nội, TP.Huế và TP.HCM đồng phối hợp tổ chức hội thảo với
chủ đề “Phát triển đô thị bền vững”. Là một sáng kiến hay và có ý nghĩa thiết thực. Hiệp
hội các đô thị Việt Nam xin nhiệt liệt chào mừng và chúc Hội thảo thu được nhiều kết
quả tốt đẹp.
Phát triển bền vững là mục tiêu hướng tới của ba thành phố và các đô thị Việt
Nam:
- Sự bền vững đối với các đô thị:
Hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa đang tập trung chủ yếu vào các thành phố lớn như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Theo nhiều tổ chức quốc tế nhận định Việt Nam đang trong
quá trình đô thị hoá với tốc độ cao. Trên thực tế, các đô thị đóng vai trò đầu tàu phát triển
kinh tế của cả nước, tăng thêm GDP cho đất nước…. Hiện tại cả nước có trên 750 đô thị
(tính từ loại V đến loại đặc biệt), những năm qua với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
sự cố gắng nỗ lực của chính quyền các đô thị và sự tham gia tích cực của nhân dân, các
đô thị đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên trong thực tế nhiều đô thị đã gặp phải không ít
thách thức đối với việc ổn định đời sống dân cư, vấn đề bảo đảm an ninh lương thực, sử
dụng chưa hợp lý quỹ đất nông nghiệp, sự phát triển quá nhanh tạo nên các khu vực mới
phát triển quá lớn mà cơ sở hạ tầng lại rất yếu kém đó là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn
tới sự phát triển thiếu bền vững của đô thị.
Trên quan điểm phát triển bền vững, đối với đô thị phát triển bền vững phải đảm
bảo ba yếu tố chính đó là bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Ngân hàng thế giới đã
đưa ra bốn tiêu chí của thành phố phát triển bền vững trong cơ chế thị trường là: Cạnh
tranh tốt, Cuộc sống tốt, Tài chính lành mạnh và Quản lý tốt. Đây là bốn vấn đề cốt
yếu nhất và là chìa khóa của phát triển ổn định bền vững cho mỗi thành phố.
Cạnh tranh tốt:
Trong nền kinh tế thị trường yếu tố cạnh tranh là yếu tố rất quan trọng. Cạnh
tranh trong hấp dẫn đầu tư, du lịch, cạnh tranh trong giá thành và chất lượng sản phẩm,
cạnh tranh trong thương mại. Xây dựng hệ thống chính sách cơ chế thích hợp tạo điều
kiện để phát triển, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh là một nhiệm vụ quan trọng
đối với mỗi đô thị.
Cuộc sống tốt:
Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong thành phố trên cơ sở giải
quyết tốt giữa phát triển, văn hóa, chính trị, thể chế, xã hội và kinh tế với bảo vệ môi
trường sinh thái không để lại gánh nặng với thế hệ tương lai.
Nâng cao chất lượng quy hoạch, xây dựng hệ thống, hạ tầng hoàn chỉnh, đáp ứng
nhu cầu của người dân tốt nhất.
Tài chính lành mạnh:
Công tác quản lý tài chính có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển ổn định bền
vững của đô thị. Tài chính lành mạnh là một nền tài chính với cơ chế rõ ràng, công khai,
minh bạch, đảm bảo sự cân bằng thu chi và đảm bảo điều kiện cho phát triển của kinh tế
xã hội phục vụ tốt cuộc sống của người dân.
Quản lý tốt:
Là sự hoạt động có hiệu quả của công tác điều hành đô thị là làm tốt công tác
quản trị hành chính đô thị. Để quản lý đô thị tốt cần có một chính quyền mạnh một đội
ngũ cán bộ công chức có trình độ năng lực quản lý và trách nhiệm công việc mà chúng ta
vẫn nói là “có Tâm và có Tầm”, phải huy động tốt sự tham gia của nhân dân.
Nói tới các vấn đề trên là để mỗi đô thị chúng ta nhìn nhận những thuận lợi, khó
khăn và nhiệm vụ trong việc phát triển đô thị theo mục tiêu phát triển bền vững.
- Vai trò đầu tàu của ba thành phố trong sự phát triển chung của hệ thống đô thị
Việt Nam:
Ba thành phố nằm ở 3 miền của đất nước, mỗi thành phố có những nét đặc
trưng riêng biệt. Riêng hai thành phố loại đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh, tỷ lệ đô thị hóa được dự kiến 55 - 65% vào năm 2020. Các chuyên gia nhận
định, thành phố Hồ Chí Minh sẽ dẫn đầu cả nước về tỷ lệ đô thị hóa và gia nhập hàng ngũ
các thành phố có dân số lớn hơn 10 triệu người của thế giới. Thành phố Hà Nội sau khi
có quyết định hợp nhất với tỉnh Hà Tây đã trở thành Thủ đô có diện tích lớn với nhiều
tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức, tuy đã được mở rộng nhưng giải pháp gì cho vấn
đề tắc nghẽn giao thông tại thành phố trung tâm, vấn đề ngập úng khi mưa lớn, vấn đề ô
nhiễm khói bụi,v.v… TP.Huế đã được UNESCO công nhận 2 lần là di sản thế giới nhưng
quá trình phát triển phải đảm bảo hài hòa giữa phát triển và bảo tồn.
Những đặc thù đó là những yếu tố rất cần được quan tâm trong định hướng, chiến
lược và giải pháp để đảm bảo phát triển bền vững của mỗi đô thị. Hiệp hội các đô thị Việt
Nam là ngôi nhà chung của các đô thị. Hiệp hội rất quan tâm và trân trọng những kết quả
và thành tích đạt được của từng đô thị. Mỗi thành công sẽ là một kết quả góp phần vào sự
lớn mạnh của hệ thống đô thị Việt Nam.
Trong quá trình phát triển ba thành phố đã có nhiều kinh nghiệm hay mà tại Hội
thảo này các đô thị khác có thể học hỏi và trao đổi. Bên cạnh những chiến lược phát triển
lớn, thành phố Hồ Chí Minh đã phát động những cuộc thi đua lớn trong toàn thành phố
để mọi gia đình, mọi cơ quan đều tích cực thực hiện “Xây dựng Nếp sống văn minh đô
thị”, chỉnh trang và làm sạch đường phố…. Những công việc tưởng là nhỏ bé đó đã tạo
nên sự thay đổi đáng kể bộ mặt của thành phố cùng với việc xây dựng đô thị theo quy
hoạch đã góp phần quan trọng trong việc phát triển bền vững.
Thành phố Hà Nội đã triển khai đầu tư xây dựng hơn 60 dự án khu đô thị mới.
Những dự án này đã làm thay đổi diện mạo đô thị và đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho rất
nhiều người. Như vậy từ những kinh nghiệm đã tiến hành, Hà Nội có thể rút ra những
vấn đề liên quan tới việc khớp nối các dự án thành phần, bảo đảm có sự thống nhất về hệ
thống công trình kỹ thuật hạ tầng, hệ thống công trình văn hoá - dịch vụ, tạo điều kiện
hình thành bộ mặt các đường phố một cách đồng bộ.... Nhất là khi Hà Nội được mở rộng,
công tác quy hoạch đang được tiến hành rất khẩn trương. Bên cạnh đó Hà Nội đã có
nhiều hoạt động thực hiện cuộc vận động "Xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp" do Hiệp hội
các đô thị Việt Nam phát động như: làm sạch các hồ, chỉnh trang bộ mặt đô thị, v.v….
Các hoạt động đó đang góp phần chuẩn bị cho đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
Những năm qua, để trở thành đô thị trung tâm, thành phố Huế đã có nhiều chương
trình trong quy hoạch và quản lý đô thị, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc cảnh quan
thiên nhiên và quần thể di tích Cố đô Huế vốn được UNESCO công nhận là di sản văn
hoá của nhân loại. Những bài học về bảo tồn và phát triển như quy hoạch thiết kế để giữ
gìn bản sắc sông Hương núi Ngự, và nhiều công trình khác để phục vụ phát triển du lịch.
Đã tạo thêm những nét đặc trưng riêng của thành phố Huế. Những việc làm của TP.Huế
đã góp phần phát triển TP.Huế một cách bền vững.
Tất cả những điều đó là các bài học hết sức sinh động để ba thành phố và các
thành phố khác cùng trao đổi và chia sẻ.
Đối với Hiệp hội các Đô thị Việt Nam, Phong trào xây dựng đô thị “Xanh - Sạch
- Đẹp”, đã được quan tâm từ lâu, năm nay Hiệp hội đã phát động và đẩy mạnh phong
trào trong các đô thị thành viên. Những kết quả của phong trào đô thị “Xanh - Sạch -
Đẹp” cũng sẽ góp phần vào mục tiêu phát triển đô thị bền vững. Ban chấp hành Hiệp hội
đã có nghị quyết thông qua vào tháng 2/2010 và đến nay đã có nhiều đô thị đăng ký tham
gia. Đây cũng là những đóng góp thiết thực vào định hướng phát triển hệ thống đô thị
Việt Nam đã được thủ tướng phê duyệt Hiệp hội các đô thị Việt Nam mong rằng ba thành
phố sẽ có nhiều sáng kiến đóng góp cho Hiệp hội trong phong trào có ý nghĩa này.
Thời gian qua Hiệp hội cũng đã tổ chức các cuộc hội thảo, các lớp đào tạo, thực
hiện các dự án nhằm cung cấp cho các đô thị những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong
công cuộc xóa nghèo đô thị như xây dựng mạng lưới quỹ phát triển cộng đồng hợp tác
với Liên minh quyền nhà ở châu Á, trong nâng cao năng lực lãnh đạo của chính quyền
các đô thị như dự án “Tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý đô thị ở các
thành phố Việt Nam thông qua Hiệp hội các đô thị Việt Nam”, dự án “Hợp tác vì quản trị
đô thị dân chủ ở khu vực Đông Nam Á” do EU tài trợ, trong phòng chống những ảnh
hưởng xấu của việc biến đổi khí hậu như dự án “Đô thị hóa và biến đổi khí hậu ở Việt
Nam” hợp tác giữa Hiệp hội các đô thị Việt Nam và Viện khoa học Xã hội Việt Nam với
Viện khoa học Canada và Liên đoàn đô thị Canada. Tất cả những dự án đó đều góp phần
phát triển bền vững các đô thị.
Ngày 07/04/2009 Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 445/QĐ-TTg Phê duyệt
điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu của Định hướng đã nêu rõ:
Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình
mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại;
có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản
sắc; có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc
gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng Xã
hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.”
Đối với nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa và Đô thị hóa vì vậy xây
dựng các đô thị phát triển bền vững là một mục tiêu phải hướng tới và cần có những tiêu
chí cụ thể để các đô thị phấn đấu xây dựng. Vai trò của Chính quyền đô thị là rất lớn
trong việc lãnh đạo điều hành để đảm bảo tốt được vấn đề phát triển đô thị bền vững.
TP.Hà Nội, TP.Huế và TP.HCM là các trung tâm phát triển của 3 miền Bắc, Trung, Nam
là nòng cốt trong cụm đô thị trực thuộc trung ương của Hiệp hội các đô thị Việt Nam. Sự
phát triển bền vững của 3 đô thị này sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển đô
thị một cách bền vững của nước ta.
Với ý nghĩa đó, một lần nữa Hiệp hội các đô thị Việt Nam rất hoan nghênh sáng
kiến của 3 thành phố tổ chức hội thảo này và chắc chắn những vấn đề được bàn trong hội
thảo sẽ giúp cho tất cả các đô thị trong cả nước những bài học kinh nghiệm quí báu./.