Chúng ta đều biết du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, một ngành kinh tế phát triển nhanh hàng đầu thế giới. Cuộc sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu được hưởng các dịch vụ du lịch ngày càng tăng lên, vì vậy du lịch đã và đang là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao và thân thiện với môi trường. Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước xác định “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao” [1] và đề ra mục tiêu “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lân thứ I, 2001) và “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệ hóa, hiện đại hóa đất nước” [2]. Quảng Bình là một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt có Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là một địa điểm được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan. Trong chương trình phát triển du lịch của tỉnh đã định hướng “Phát triển nhanh du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch, mở thêm các tour du lịch trong và ngoài nước. Coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, tăng cường giữ gìn trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái Trong những năm qua lượng du khách đến với Phong Nha – Kẻ Bàng là khá lớn. Đặc biệt kể từ khi Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, lượng du khách đến Quảng Bình tăng đột biến; nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch được triển khai xây dựng. Lợi ích thu được là rất lớn và đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều khiếm khuyết cần được khắc phục sớm. Đó là cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, lượng khách du lịch chưa cao, chiến lược phát triển chưa có tầm nhìn xa
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “ Phát triển du lịch bền vững ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng” làm nội dung nghiên cứu cho báo cáo thực tập của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mục đích đề tài của chúng tôi nhằm làm rõ vai trò, ý nghĩa và thực trạng phát triển du lịch ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đó báo cáo đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Để đạt được mục đích đó, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến phát triển du lịch theo hướng bền vững.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở Phong Nha – Kẻ Bàng trong giai đoạn 2007 - 2011
- Đề xuất những giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới.
26 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4766 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Chúng ta đều biết du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, một ngành kinh tế phát triển nhanh hàng đầu thế giới. Cuộc sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu được hưởng các dịch vụ du lịch ngày càng tăng lên, vì vậy du lịch đã và đang là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao và thân thiện với môi trường. Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước xác định “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao” [1] và đề ra mục tiêu “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lân thứ I, 2001) và “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệ hóa, hiện đại hóa đất nước” [2]. Quảng Bình là một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt có Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là một địa điểm được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan. Trong chương trình phát triển du lịch của tỉnh đã định hướng “Phát triển nhanh du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch, mở thêm các tour du lịch trong và ngoài nước. Coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, tăng cường giữ gìn trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái…Trong những năm qua lượng du khách đến với Phong Nha – Kẻ Bàng là khá lớn. Đặc biệt kể từ khi Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, lượng du khách đến Quảng Bình tăng đột biến; nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch được triển khai xây dựng. Lợi ích thu được là rất lớn và đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều khiếm khuyết cần được khắc phục sớm. Đó là cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, lượng khách du lịch chưa cao, chiến lược phát triển chưa có tầm nhìn xa…
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “ Phát triển du lịch bền vững ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng” làm nội dung nghiên cứu cho báo cáo thực tập của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mục đích đề tài của chúng tôi nhằm làm rõ vai trò, ý nghĩa và thực trạng phát triển du lịch ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đó báo cáo đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Để đạt được mục đích đó, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến phát triển du lịch theo hướng bền vững.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở Phong Nha – Kẻ Bàng trong giai đoạn 2007 - 2011
- Đề xuất những giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “ Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng”.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Địa bàn Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.
+ Về thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2011.
- Tình hình nghiên cứu: phát triển du lịch là một nội dung quan trọng có ý nghĩa lí luận và thực tiễn trong phát triển kinh tế nên có nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan như:
+ Báo cáo UNDP/WF/RÁ 93/102, Hà Nội Lê Xuân Cảnh, Trương Văn Lã, Đặng Thị Đáp, Hồ Thu Cúc: “Kết quả điều tra về đa dạng sinh học tại khu Phong Nha – Kẻ Bàng” (1997)
+ Luận án Tiến sĩ: “Phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh” của Đoàn Liên Diễm, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
+ Dự án “Hệ động thực vật ở Phong Nha – Kẻ Bàng” của Hồ Thị Ngọc Lanh (2002).
Nhưng chúng tôi nhận thấy cần có nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa để đóng góp vào kho tang lí luận cũng như thực tiễn để phục vụ cho việc phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và phân tích vấn đề một cách khoa học, khách quan.
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học.
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích tổng hợp
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp điều tra chọn mẫu
5. Ý nghĩa của đề tài.
- Đề tài này đã đánh giá được thực trạng phát triển du lịch ở Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Qua quá trình nghiên cứu, đề tài thấy được những ưu điểm cần phát huy cũng như những tồn tại còn mắc phải trong quá trình phát triển du lịch ở Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Làm cơ sở cho địa phương nghiên cứu và vận dụng đưa ra giải pháp để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng và của tỉnh nói chung.
- Ngoài ra đề tài còn là một nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề này.
6. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong thời gian từ 2007 đến nay.
Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQG Phong Nha– Kẻ Bàng.
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Những lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững.
Các khái niệm về du lịch bền bững.
1.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." [1]
Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
1.1.2 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững.
Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam, điều 10 thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Điều 4 Luật Du lịch: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”
Phát triển du lịch bền vững được Tổ chức Du lịch thế giới (United National World Tourist Organization, viết tắt là UNWTO) định nghĩa như sau: "Sự phát triển bền vững của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của địa phương du lịch, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai. Sự quản lý của ngành phải cân bằng và đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ mà vẫn duy trì được các giá trị của sinh thái, văn hóa và môi sinh".
Tính tất yếu của việc phát triển du lịch bền vững.
Tính tất yếu của việc phát triển du lịch bền vững do các nguyên nhân sau.
Thứ nhất: Do đặc tính của ngành du lịch đó là ngành kinh doanh tổng hợp phức tạp và cần phải có quy hoạch phát triển đồng bộ.
Thứ hai: Do các yếu tố tạo thành sản phẩm của ngành du lịch phải kết hợp của cả tài nguyên có khả năng phục hồi, tài nguyên khó phục hồi và hoàn toàn không thể phục hồi được đó là các tài nguyên xã hội,tài nguyên nhân văn và tài nguyên tự nhiên.
Thứ ba: Do nhu cầu của khách hay xã hội nói chung về du lịch ngày càng nhiều và với chất lượng cao hơn và các loại hình du lịch phải phong phú hơn do mức sống của con người nói chung đang được nâng lên rất nhanh, trình độ văn hóa ngày càng được cải thiện.
1.3 Các điều kiện để phát triển du lịch bền vững.
1.3.1 Điều kiện về tài nguyên du lịch.
Tài nguyên thiên nhiên gồm vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, hệ động thực vật, đất nước. Sự kết hợp hài hòa này sẽ làm cho khách du lịch đến đông hơn.
Tài nguyên nhân văn: tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hóa tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch có thể hiểu được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc, của địa phương nơi mà khách đến.
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di tích lịch sử, di tích lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, các món ăn, thức uống dân tộc….
Tài nguyên du lịch nhân văn có các đặc điểm sau:
+ Mang tính phổ biến bởi vì nó được hình thành trong quá trình sinh hoạt của hoạt động sống của con người. tài nguyên của mỗi nước mỗi vùng là khác nhau, do đặc tính sinh hoạt khác nhau.
+ Mang tính tập chung, dễ tiếp cận: với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn thường tập trung gần với con người ở quần cư và các thành phố. Tuy nhiên chúng dễ bị tác động có hại nếu như chúng ta không có biện pháp hợp lý.
+ Mang tính truyền đạt nhận thức hơn là tính hưởng thụ giải trí.
1.3.2 Điều kiện sẵn sàng phục vụ khách
- Tài nguyên dân cư và lao động.
Đây là một nguồn lực để phát triển du lịch, là nguồn cung cấp cho lao động cho du lịch,là thị trường để tiêu thụ sản phẩm du lịch
Tài nguyên cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng.
Đây là một nguồn lực, một điều kiện không thể thiếu được để phát triển du lịch ngược lại, sẽ gây khó khăn làm chậm bước phát triển.Cơ sở vât chất- kĩ thuật, thiết bị hạ tầng bao gồm: mạng lưới giao thông vận tải (đường hàng không, đường bộ, đường biển…), hệ thống khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí.
Chính sách.
Đây là nguồn lực,điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch. Bởi lẽ một quốc gia dù có giàu có về tài nguyên, nhân lực…nhưng thiếu về đường lối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn thì du lịch vẫn không thể phát triển được. Đường lối, chính sách phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể đường lối - chính sách phát triển kinh tế xã hội. Các đường lối, phương hướng, chính sách kế hoạch, biện pháp cần được cụ thể hóa bằng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cụ thể. Do sự bùng nổ cũng như doanh thu từ nó nên nó trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. Do vậy cần phải có chiến lược phù hợp, và do đây là ngành kinh tế liên ngành nên nó có liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác nhau vì vậy các chủ trương, kế hoạch phải được xây dựng một cách đồng bộ, phải mang tính tổng hợp và được phối hợp một cách nhịp nhàng.
Nước ta, cùng với sự Đổi mới, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm đến phát triển du lịch. Đường lối, chính sách phát triển du lịch đã được Đại hội VI, VII và được cụ thể bằng nghị quyết 45CP của chính phủ. Đã khẳng định vị trí và vai trò của ngành du lịch và đưa ra kế hoạch, phương hướng phát triển du lịch. Đó chính là điều kiện để phát triển du lịch bền vững.
Những cơ hội để phát triển du lịch.
Những cơ hội về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học…cũng là nguồn lực để phát triển du lịch. Bởi lẽ thông qua cơ hội đó mà du lịch tăng them nguồn khác, là điều kiện để tuyên truyền, quảng cáo du lịch nước mình.
Đây chính là cơ hội để phát triển du lịch. Bởi lẽ một nước có chính trị ổn định sẽ thu hút được khách đến. Một nền văn hóa đậm đà bản sắc, thể thao, khoa học, giáo dục phat triển sẽ thu hút sự chú ý của quốc tế. Các hội nghị, hội thảo, sự kiện văn hóa, thể thao lớn cũng là nguồn lực quan trọng.
Nguồn lực bên ngoài.
Đây là một thành tố không thể thiếu được của một quốc gia nói chung và điểm du lịch nói riêng, phát triển du lịch, đặc biệt là đối với chúng ta một nước đang phát triển, nguồn lực và khả năng hạn chế nên chúng ta cần phải thu hút đầu tư, thu hút khoa học tiên tiến để quy hoạch, phát triển du lịch có kế hoạch và phát triển bền vững.
1.4 Kinh nghiệm pháp triển du lịch ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng trong thời gian từ 2007 đến nay.
2.1 Tình hình phát triển du lịch bền vững trong thời gian qua ở Phong Nha Kẻ Bàng.
Phong Nha- Kẻ Bàng đang trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước, hai lần được thế giới công nhận là di sản thế giới (1999 và 2003). Du lịch đang trở mình trên con đường phát triển và nhận được sự quan tâm của cả nước cũng như tại địa phương.
Du lịch là một trong những lợi thế của tỉnh, Quảng Bình đã và đang triển khai những kế hoạch, phương hướng phát triển với các nhiệm vụ cụ thể như: tạo ra những sản phẩm hấp dẫn khách du lịch, nâng cao chất lượng các tuyến du lịch, xây dựng, cải tạo làm mới cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hàng hóa cho dịch vụ và xã hội, tổ chức nghiên cứu thị trường, khai thác bảo tồn giữ gìn tái tạo tài nguyên thiên nhiên... Phải kết hợp chặt chẽ giữa du lịch và cá nhân có liên quan để du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng phát triển hiệu quả.
Bảng1: Lượng khách đến tham quan PN-KB từ năm 2001 đến 2011(năm, khách trong nước, khách quốc tế, doanh thu, tỉ lệ tăng, giảm...)
STT
Năm
Khách trong nước (người)
Khách nước ngoài (người)
Tỉ lệ khách tăng giảm (%)
Doanh thu
( đồng )
Ghi chú
1
2007
228.698
11.795
Giảm 7,13
9.078.597.000
2
2008
262.265
11.346
Tăng 9,05
10.452.629.400
3
2009
281.242
6.900
Tăng 14
11.639.515.300
4
2010
289.571
10.425
Tăng 4.1
12.008.219.500
5
2011
277.448
10.521
Giảm 13
14.457.434.600
6
2012
255.000
4.650
13.513.000.000
Đến 15/09/2012
Nguồn:
Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng khách tăng giảm qua các năm có sự thay đổi liên tục. Mặc dù số lượng khách trong nước đến với VQG Phong Nha – Kẻ Bàng không đều, nhưng số lượng khách nước ngoài đến tham quan VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tăng đều và rất nhanh trong giai đoạn từ 2003 đến 2008, bình quân giai đoạn này tăng 54,4%. Trong đó, có một số năm tăng cao như: Năm 2004 tăng 73,6%, năm 2005 tăng 90,4%, năm 2006 và năm 2007 tiếp tục duy trì tốc độ tăng 67,8% và 67,3%. Tín hiệu này cho thấy, sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới đã có sức thu hút mạnh đối với khách nước ngoài. Tuy nhiên, năm 2008 lượng khách nước ngoài giảm 5,3%, năm 2009 lượng khách nước ngoài giảm 39.2% nguyên nhân có lẽ do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2007 đến nay đã làm cho số lượng khách nước ngoài đi tham quan giảm. Năm 2010 lượng khách nước ngoài tăng trở lại 51.1% và đến năm 2011 tăng 0.9%.
Số lượng khách đến tham quan tăng cao sau khi VQG Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới năm 2001, nhưng mấy năm sau đó biến động thất thường, có những năm giảm nhiều nên tính chung cả giai đoạn tăng không đáng kể, đồng thời nặng tính mùa vụ. Các dịch vụ thuyền du lịch, dịch vụ ăn uống, lưu trú hàng lưu niệm đã phát triển về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng trong mấy năm vừa qua đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách Nhà nước, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ; bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội cơ bản giữ gìn.
Bảng 2: Thống kê lượng khách đến với suối nước Moọc
STT
Năm
Tổng lượt khách trong nước (người)
Tỷ lệ lượng khách tăng giảm (%)
Doanh thu
( đồng )
Ghi chú
01
2009
3.514
175.690.000
02
2010
6.604
Tăng 78,3%
311.080.000đ
03
2011
10.737
Tăng 62,6%
480.910.000
Nguồn:
Khách thăm viếng Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Đường 20 - Quyết Thắng năm 2011 là 36.630 lượt.
Suối nước Moọc là một trong những điểm đến lý tưởng cho du khách khi đến tham quan khu du lịch Phong nha –Kẻ bàng. Phần đông những du khách trong nước đều tập trung tới nơi này. Doanh thu tăng dần qua các năm. Năm 2009 doanh thu đạt 175,69 triệu, con số này đã thay đổi thành 480,91 triệu năm 2011.
2.2 Các điều kiện phát triển du lịch bền vững ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng
2.2.1 Tài nguyên du lịch.
2.2.1.1 Tài nguyên sinh học.
* Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm về phía Tây-Bắc tỉnh Quảng Bình, dọc biên giới Việt - Lào; giới hạn trong toạ độ: Từ 17020' đến17048' vĩ độ Bắc; 105046' đến 106024' kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Bắc giáp xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, phía Đông và Đông Nam giáp xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, có chung ranh giới với Khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno của nước bạn Lào với chiều dài khoảng 50 km, đây cũng là Khu bảo tồn thiên nhiên đang được đề cử là Di sản Thiên nhiên Thế giới .
* Diện tích
Tổng diện tích VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là 85.754 ha, được quy hoạch thành ba phân khu chức năng, bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ - hành chính.
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 64.894 ha, được chia thành phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1 và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2.
+ Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 17.449 ha.
+ Phân khu dịch vụ - hành chính: Diện tích 4.311 ha.
-Thổ nhưỡng: VQG Phong nha – Kẻ Bàng gồm các loại đất chính sau: Đất đen Macgalit - Feralit phát triển trên núi đá vôi (MgFv), Đất Feralit màu đỏ, đỏ nâu trên núi đá vôi (Fv), Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét (Fs), Đất Feralit vàng đỏ trên đá Macma acid (Fa), Đất Feralit vàng nhạt trên đá Sa thạch (Fq), Đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi (Tv) và trong thung lũng hay máng trũng (T1, T2), Núi đá vôi dạng khối uốn nếp có quá trình Karst và một phần là đất khác [2].
* Khí hậu, thủy văn
Kết quả quan sát các yếu tố khí hậu ở các trạm khí tượng trong khu vực được tổng kết như sau.
+ Chế độ nhiệt. Nhiệt độ bình quân hàng năm biến động từ 230C đến 250C. Do ảnh hưởng của khối núi đá vôi rộng lớn nên nhiệt độ dao động khá lớn, cực đại vào tháng 7 (trên 400C), cực tiểu vào tháng 1 (5-70C)
Thời tiết lạnh nhất trong năm vào các tháng 12,1, 2. Các tháng nóng nhất trong năm vào các tháng 6,7,8, có nhiệt độ trung bình cao trên 280C. Biên độ nhiệt có sự chênh lệch lớn.
+ Chế độ mưa ẩm. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong vùng có lượng mưa lớn, bình quân từ 2000m đến 2500mm/năm. Tổng lượng mưa trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 12) rất cao, chiếm tới 88% tổng lượng mưa năm.
Các tháng mùa khô tuy có lượng mưa thấp về trị số, nhưng số ngày mưa bình quân tháng tối thiểu là 10 ngày (mưa tiểu mãn). Lượng mưa lớn số lượng ngày mưa nhiều và rải đều trong năm đã tạo điều kiện ẩm ướt lý tưởng cho một khu hệ rừng nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình có giá trị mang tính toàn cầu.
Độ ẩm không khí ở mức trung bình (83-84%). Mùa khô có độ ẩm thấp hơn nhiều, chỉ còn ở mức 66-68%, cá biệt có ngày xuống tới 28%. Đây là những ngày gió lào thổi mạnh, thời tiết rất khô, nóng, những ngày này có thể đe doạ cháy rừng và hoả hoạn.
+ Chế độ thủy văn. Khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng nằm gọn trong lưu vực của các dòng sông suối trong vùng: Rào Thương, sông Chày, sông Troóc, sông Son... đều là thượng nguồn của sông Gianh. VQG bao gồm một vùng đá vôi rộng lớn, vì thế hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến.
* Tài nguyên về hang động
Sau gần 20 năm hợp tác thám hiểm và nghiên cứu hang động giữa Hội Nghiên cứu Hang động Hoàng gia Anh và Khoa Địa lý - Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội đến nay đoàn thám hiểm đã phát hiện và đo vẽ tổng chiều dài đạt trên 130km với gần 50 hang động. Các hang động ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được chia thành 3 hệ thống: Hệ thống hang Hang Vòm, Hệ thống hang Phong Nha và hệ thống hang Rục Mòn.
+ Hệ thống Hang Vòm. Có quy mô đáng kể và được bắt nguồn từ hang Rục Kà Roòng nằm ở độ cao khoảng 360m so với mực nước biển chảy về phía hạ lưu lúc thì ẩn mình trong các hang, lúc lại xuất hiện trên những đoạn thung lũng hẹp và sâu để cuối cùng đổ về sông Chày ở cửa hang Vòm. Cả hai hệ thống sông ngầm Phong Nha và hang Vòm hợp với nhau đổ về sông Son, rồi ra sông Gianh và cuối cùng chảy ra biển, tổng chiều dài hệ thống hang Vòm là 31.277 m. Đặc biệt, từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2009, đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh đã tiến hành khảo sát, phát hiện thêm 20 hang động tại VQG Phong Nha- Kẻ Bàng, trong đó có hang Sơn Đòong bước đầu đã khảo sát được 6.500m, cao 150 m, rộng 140 m, các nhà thám hiểm nhận định rằng đây có thể là hang động lớn và rộng nhất Thế giới tại thời điểm hiện nay.
+ Hệ thống Hang Rục Mòn. Nằm trên địa phận huyện Minh