Như chúng ta đã biết, ở Tp. Hồ Chí Minh có rất ít tài nguyên du lịch tự nhiên có thể được
khai thác để phát triển du lịch.Cả thành phố chỉ có Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, nhưng nơi
này vẫn chưa được khai thác một cách hợp lí.Chính vì vậy, sự phát triển du lịch ở Tp. Hồ Chí
Minh chủ yếu dựa vào các tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch nhân văn là nhân tố cơ bản để phát triển du lịch văn hóa.Tp. Hồ Chí
Minh với lịch sử phát triển mang đậm ảnh hưởng của người Pháp và có thời là thủ đô của chính
quyền Việt Nam Cộng Hòa nên mang trong mình những công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị
to lớn về lịch sử và văn hóa. Du khách đến với Tp. Hồ Chí Minh đa phần đều đến với những địa
điểm nổi tiếng như bến Nhà Rồng- nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, nhà thờ Đức Bà- một
trong những công trình kiến trúc tôn giáo đầu tiên của thành phố, dinh Độc lập- nơi gắn liền với
thời kì huy hoàng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và cũng là nơi đặt dấu chấm cho cuộc
chiến tranh đẫm máu kéo dài hơn 30 năm, bảo tàng chứng tích chiến tranh- nơi lưu lại tất cả
những tàn dư của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước hoặc đến thăm địa đạo Củ Chi, bằng
chứng sống về sự kiên cường, dũng cảm của người Việt Nam trong chiến tranh
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch dựa trên những nét kiến trúc và các giá trị văn hóa độc đáo tại thánh đường Đa minh - Ba Chuông (TP.HCM), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐỊA LÝ
Phát triển du lịch dựa trên những nét kiến trúc
và các giá trị văn hóa độc đáo tại thánh đường
Đa minh - Ba Chuông (TP.HCM)
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1. Nguyễn Thị Mỹ Châu MSSV: 0956080011
2. Bùi Đức Chuyên MSSV: 0956080016
3. Nguyễn Trường Giang MSSV: 0956080034
4. Nguyễn Trần Hoàng Phương MSSV: 0956080128
5. Nguyễn Hải Thảo MSSV: 0956080156
6. Nguyễn Thị Hoàng Uyên MSSV: 0956080208
TP.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2011
BÀI LÀM
1. Giới thiệu chung
1.1. Tình hình khai thác các tài nguyên văn hóa để phục vụ du lịch ở TP HCM
Như chúng ta đã biết, ở Tp. Hồ Chí Minh có rất ít tài nguyên du lịch tự nhiên có thể được
khai thác để phát triển du lịch.Cả thành phố chỉ có Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, nhưng nơi
này vẫn chưa được khai thác một cách hợp lí.Chính vì vậy, sự phát triển du lịch ở Tp. Hồ Chí
Minh chủ yếu dựa vào các tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch nhân văn là nhân tố cơ bản để phát triển du lịch văn hóa.Tp. Hồ Chí
Minh với lịch sử phát triển mang đậm ảnh hưởng của người Pháp và có thời là thủ đô của chính
quyền Việt Nam Cộng Hòa nên mang trong mình những công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị
to lớn về lịch sử và văn hóa. Du khách đến với Tp. Hồ Chí Minh đa phần đều đến với những địa
điểm nổi tiếng như bến Nhà Rồng- nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, nhà thờ Đức Bà- một
trong những công trình kiến trúc tôn giáo đầu tiên của thành phố, dinh Độc lập- nơi gắn liền với
thời kì huy hoàng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và cũng là nơi đặt dấu chấm cho cuộc
chiến tranh đẫm máu kéo dài hơn 30 năm, bảo tàng chứng tích chiến tranh- nơi lưu lại tất cả
những tàn dư của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước hoặc đến thăm địa đạo Củ Chi, bằng
chứng sống về sự kiên cường, dũng cảm của người Việt Nam trong chiến tranh…
Ngay từ ngày đầu thành lập, cư dân của Sài Gòn (tên gọi cũ của Tp. Hồ Chí Minh) đã có
thành phần dân tộc đa dạng: Kinh, Hoa, Chăm,… Thời kì thuộc địa rồi đến chiến tranh Việt
Nam, Sài Gòn tiếp nhận thêm văn hóa Âu Mỹ. Thời gian gần đây, những hoạt động kinh tế, du
lịch đã tiếp tục giúp cho thành phố có một nền văn hóa đa dạng hơn. Đến đây, du khách có thể
dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức món ăn mọi miền Việt Nam, từ dân dã cho tới cao cấp, thấm
đẫm văn hóa Việt. Bên cạnh đó, sự có mặt của người Hoa ở Tp. Hồ Chí Minh cũng đem đến nơi
đây nhiều nét khác lạ cuốn hút…
Nhìn chung, chúng ta đã khai thác khá tốt những ưu thế về văn hóa của Tp. Hồ Chí Minh
để phát triển du lịch. Tp. Hồ Chí Minh là địa phương thu hút số lượng du khách lớn nhất nước
ta. Trong năm 2009, Thành phố Hồ Chí Minh đã đón 2,6 triệu lượt khách quốc tế đến, giảm 7%
so với năm 2008, đạt 87% kế hoạch năm 2009 (kế hoach đề ra là 3 triệu lượt du khách đến thành
hố này vào năm 2009) so với mức 3,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2009.
Năm 2009, lượng khách du lịch Việt Nam đi nước ngoài ước đạt 780.000 lượt khách.
Lượng khách từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đi nước ngoài qua cửa khẩu sân bay quốc
tế Tân Sơn Nhất tăng 7% so với năm 2008. Đặc biệt, khách du lịch nội địa do các doanh nghiệp
du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ ước tăng 30% so với năm 2008.
Tổng doanh thu toàn ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ước thực hiện trong năm
2009 là 35.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2008, đạt 103% kế hoạch năm 2009. ( Nguồn:
Wikipedia Tiếng Việt)
Trong các tỉnh thành ở Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều khu vui
chơi giải trí được đầu tư bài bản và có dịch vụ phong phú nhất. Đây cũng là một yếu tố thu hút
khách đến với Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Để thu hút thêm du khách
nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước đã và đang tích cực đa dạng hóa dịch vụ, mở thêm
nhiều tour cao cấp để phục vụ dòng khách thương gia có mức chi tiêu cao và đầu tư phát triển
loại hình du lịch hội nghị, hội thảo (MICE)…
1.2. Thánh đường Đa Minh – Ba Chuông
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của thánh đường
Giáo xứ Đa Minh - Ba Chuông ngày nay tọa lạc tại số 190 Lê Văn Sỹ, Phường 10, Quận
Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, do các linh mục dòng Đa Minh sáng lập.
Dòng Đa Minh Việt Nam đã đến đây từ năm 1957. Năm 1959, các tu sĩ xây dựng Tu viện
Thánh Albeto và mở trường trung tiểu học Thánh Thomas.
Năm 1962, tu viện đã khánh thành một đền thánh để tưởng nhớ bốn vị thánh tử đạo Hải
Dương.
Ngày 24.06.1967, Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã ký quyết định chính
thức thành lập giáo xứ mới với danh xưng Thánh Đa Minh (người sáng lập dòng của các tu sĩ
phục vụ tại đây).
Đền thánh trên chính là nhà thờ đầu tiên của giáo xứ, có kiến trúc khá độc đáo, với nhiều
nét cong uyển chuyển mềm mại. Nhà thờ có hình thánh giá với hành lang rộng và hàng hiên gợn
sóng. Nhà thờ dài 50 mét, rộng 18 mét, hai tay thánh giá 25 mét, theo thiết kế của kiến trúc sư
Võ Văn Tần. Mặt tiền hình quả chuông úp, với cuốn sách mở trên có chữ “Veritas” (nghĩa là
chân lý), thánh giá và các nhành thiên tuế.
Thánh đường Đa Minh – Ba Chuông như hiện nay được thiết kế và xây dựng từ năm
2002, khánh thành ngày 28/8/2005. Thánh đường mới này do kiến trúc sư Anthony Phạm Ngọc
Anh (giáo dân - Việt kiều Mỹ) thiết kế, với sự pha trộn Đông – Tây đầy sáng tạo và độc đáo
trong kiến trúc, vừa hiện đại vừa mang nét cổ kính rất gần gũi với kiến trúc truyền thống Việt
Nam.
Danh xưng “Ba Chuông”
Danh xưng đặc biệt này là một tên gọi dân gian có từ khi còn nhà thờ cũ. Trước nhà thờ
có một tháp chuông màu đỏ sẫm, cao 14 mét, được xây tách biệt về phía cổng nhà thờ, từ xa có
thể nhìn thấy rất rõ ba quả chuông ở bên trong. Với thói quen gọi tên nôm na, “thấy sao nói
vậy”, trong nhân dân đã hình thành và dần phổ biến tên gọi “Nhà thờ Ba Chuông”. Sau này, cái
tên dân gian nôm na trên đã được chấp nhận như một tên gọi chính thức của nhà thờ, được ghép
với tên dòng Đa Minh. Vì thế, trước cổng nhà thờ hiện nay có đề bảng tên “Thánh đường Đa
Minh – Ba Chuông”.
1.2.2. Khái quát tiềm năng phát triển du lịch tại thánh đường
- Thánh đường Đa Minh Ba Chuông thật sự đã dần khẳng định vị thế của mình trong
ngành du lich văn hóa, hành hương , tâm linh… qua các con số biểu thị số lượng khách đến…
Tất cả sự phát triển vượt bậc trên đều được hình thành dựa trên các công trình kiến trúc mới lạ
và các giá trị văn hóa độc đáo tồn tại từ xưa đến nay.
- Đến với Ba Chuông, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước một công trình kiến trúc độc
đáo mang đậm yếu tố giao lưu văn hóa trong từng đường nét kiến trúc tại đây. Một lối kiến trúc
vừa kết hợp giữa kiểu nhà thờ Công giáo truyền thống vừa hài hòa với kiểu kiến trúc truyền
thống của dân tộc Việt Nam. Khi đến với Ba Chuông, không chỉ bất ngờ với lối kiến trúc kết
hợp Đông – Tây độc đáo mà chúng ta còn không khỏi bất ngờ với các yếu tố tôn giáo, tâm linh
đã được khéo léo hòa trộn vào tổng thể của thánh đường.
- Nhìn chung, thánh đường Đa Minh Ba Chuông có tất cả các yếu tố, điều kiện và tiềm
năng nhằm để phát triển mô hình du lịch trong thời đại mới với nhiều nét lạ, độc đáo không thua
gì các công trình kiến trúc tầm cỡ khác.
2. Những nét kiến trúc và các giá trị văn hóa độc đáo tạo nên tiềm năng du lịch tại thánh
đường Đa Minh – Ba Chuông
2.1. Nét kiến trúc độc đáo tạo nên tài nguyên văn hóa đương đại
Nét độc đáo trong kiến trúc của nhà thờ thể hiện ở sự phối hợp hài hòa giữa vẻ đẹp kiến
trúc phương Đông mang nhiều màu sắc đặc trưng Việt Nam với các chi tiết phương Tây hiện đại
mà vẫn tạo ra một không gian tâm linh rất trang nghiêm theo đúng phong cách một nhà thờ
Công giáo (một tôn giáo du nhập từ phương Tây). Đây là phần độc đáo làm nên sự khác biệt với
các nhà thờ và các điểm tham quan khác, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ cho người tham quan, là
một phần quan trọng trong sức hút du lịch của nhà thờ. Có thể nêu ra một số đặc trưng tiêu biểu
cho nét đẹp kiến trúc ở đây như sau:
- Cái hồn phương Đông chi phối phong cách kiến trúc của nhà thờ này từ tổng thể cho tới
từng chi tiết nhỏ:
o Bình đồ tổng thể nhà thờ có hình chữ “Quốc” – một cách quy hoạch không gian đậm
chất Á Đông.
o Quy luật vuông – tròn, âm – dương chi phối kiến trúc nhà thờ ở nhiều mức độ khác
nhau (Trong văn hóa Việt nam, hai hình thể vuông - tròn thường đi đôi, gắn liền với
nhau biểu thị cho một sự kết hợp thuận lẽ trời, thể hiện triết lý hài hòa về trời đất, về
càn khôn, về âm dương, và đem đến một kết quả tốt lành):
Nền móng hình vuông tượng trưng cho đất, khung mái hình tròn tượng trưng cho
trời; các góc mái có rồng bay diễn tả ý muốn vươn cao, hòa hợp đất trời.
Bàn thờ ở đây hình tròn trên chân đế hình vuông, đặt giữa lòng cung thánh tròn,
trên nền vuông với các vòng tròn tam cấp, thể hiện ý nghĩa: “Trong Đức Kitô,
trời - đất được nối kết chặt chẽ với nhau. Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Nhà Tạm hình vuông được bao quanh bởi một mặt kiếng hình tròn. Xung quanh
Nhà Tạm là hình bát quái được cách tân (Nhà Tạm là nơi rất thiêng liêng trong
tâm thức mọi người tín hữu Công giáo vì là nơi cất giữ và tôn thờ Thánh thể).
Nhìn tổng quát hơn, bản thân sự kết hợp giữa hình khối ngang thẳng gãy gọn chắc
chắn của phương Tây với những đường nét dịu dàng uyển chuyển của phương
Đông cũng đã là một biểu hiện sâu sắc của sự hài hòa âm – dương trong kiến
trúc của nhà thờ.
o Sử dụng nhiều chi tiết, kiểu dáng, đường nét kiến trúc truyền thống phương Đông và
Việt Nam:
Cổng tam quan: là một lối kiến trúc truyền thống phổ biến của Á Đông, ở đây nó
tượng trưng cho ba nhân đức căn bản của đạo Công giáo : “đức tin”, “đức cậy”,
“đức mến”; tạo nên sự thánh thiện, thanh cao của công trình.
Tháp chuông hình trụ vuông gồm ba tầng mái với kiểu dáng mái cong truyền
thống. Mỗi góc mái là một đầu đao hình đầu rồng quy hướng về thánh giá. Tháp
chuông cao gắn liền với gian thánh đường chính, với các đường nét rất phương
Đông theo kiểu mái đình, mái chùa truyền thống.
Mái cong – tàu đao: là hình ảnh nổi bật trong kiến trúc nhà thờ này. Đây là hai yếu
tố đặc trưng cho truyền thống kiến trúc Việt Nam, thể hiện sâu sắc bản sắc văn
hóa Việt Nam. Mái cong là tượng trưng của đầu thuyền, gần gũi với người dân
vùng sông nước Việt Nam; đầu đao hình rồng vươn cao đem lại những điều
may mắn và tốt đẹp, nhắc nhớ về thuỷ tổ của người Việt (“con rồng cháu tiên”),
khơi gợi con đường con đường giải thoát, và diễn tả ý muốn vươn lên. Đặc biệt,
các tàu đao đầu rồng đều hướng về tâm điểm là thánh giá. Rồng chầu Thánh giá
(thay cho “chầu nguyệt”), thể hiện ý hướng tôn thờ biểu tượng của ơn cứu độ.
Trước cửa vào thánh đường còn có cặp nghê chầu. Con nghê là một linh vật đặc
thù của văn hóa Việt Nam. Đứng chầu cùng với cặp nghê là cặp rồng chầu bằng
đá rất đẹp.
Ngoại thất của nhà thờ sử dụng các tiểu tiết trang trí rất Việt Nam: những cây đèn
đá, bờ tre, khóm trúc, cây kiểng, hòn non bộ, hồ cá...; những chi tiết chạm trổ
trên các cửa thánh đường như long, lân, quy, phụng hay mai, lan, cúc, trúc…
tạo nên không gian thờ phượng rất thiên nhiên và cũng rất gần gũi với đời sống
của người dân.
- Các nét kiến trúc phương Tây vẫn hiển hiện một cách hài hòa với vẻ đẹp phương Đông,
không hề gây ra một sự tương phản kiến trúc nào.
Hầu hết tượng và phù điêu và đều mang nét mặt phương Tây đúng theo thuyền
thống Công giáo (ngoại trừ tượng Đức mẹ La Vang) nhưng được đặt trong một
khung cảnh mang nhiều tiểu tiết trang trí rất Việt Nam như hồ nước, hòn non
bộ, chậu cây kiểng, hoa sen, khóm trúc…
Một điều rất độc đáo là trước các tượng thánh đều có đặt một chiếc lư hương. Đây
là một hình ảnh rất rõ ràng chứng tỏ sự kết hợp hai tư tưởng tâm linh Đông –
Tây vào trong kiến trúc của nhà thờ.
Nội thất nhà thờ cũng mang nhiều tiểu tiết phương Tây như cách bày trí ghế ngồi,
các khung cửa kính trên cao nhiều máu sắc và mang những hình vẽ có nội dung
tôn giáo, vòm mái nhà thờ cao rộng, có trang trí đường nét mô phỏng các chữ
cái Alpha và Omega (chữ cái đầu và cuối bảng chữ cái Hy Lạp, biểu trưng cho
Thiên Chúa vừa là nơi bắt đầu, vừa là điểm đến của con người)…
Vật liệu xây dựng nhà thờ hầu hết là các vật liệu hiện đại, mang phong cách
phương Tây, như bê tông, đá lát tường, kính màu… làm cho kiến trúc nhà thờ
tuy có vẻ cổ kính nhưng vẫn trẻ trung và vững chắc.
- Không gian tâm linh Thiên chúa giáo được tạo ra một cách nhẹ nhàng, vừa có sự bao la,
cao lớn và sáng sủa của nhà thờ (phong cách phương tây), vừa tạo cảm giác gần gũi mà
thâm sâu, thanh tịnh như ở chùa Phật giáo truyền thống. Chính sự kết hợp hài hòa hai vẻ
đẹp Đông – Tây trong kiến trúc nhà thờ đã tạo nên hiệu ứng không gian tâm linh tuyệt
vời này. Chính nhờ vậy mà nhà thờ phù hợp cho cả du khách phương Tây lẫn du khách Á
Đông và khách Việt Nam. Một nhà thờ công giáo với kiến trúc như thế chắc chắn sẽ
mang lại cảm giác bất ngơ thích thú cho du khách phương Tây vốn đã quá quen với các
nhà thờ Gothic hay Roman, nhưng vẫn rất gần gũi với người Việt Nam vốn ưa không
gian đình miếu.
Để thấy rõ giá trị của kiến trúc Đông – Tây kết hợp ở Đa Minh – Ba Chuông ta sẽ đối
chiếu với một nhà thờ mang kiến trúc phương Tây điển hình: Nhà thờ Đức Bà.
Nhà thờ Đức Bà là một công trình kiến trúc đặc sắc, được xây dựng theo kiểu kiến trúc
Roman pha trộn Gothique. Điều đó thể hiện rõ nét nhất ở hai tháp chuông cao vút hai bên nhà
thờ.Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn trong nhà thờ đều tuân thủ theo thức Roman và
Gothique, tôn nghiêm, trang nhã. Nhà thờ do người Pháp xây dựng nên việc kết tinh đậm đặc
những nét kiến trúc phương Tây như vậy cũng là điều dễ hiểu.
Đến với Thánh đường Đa Minh- Ba Chuông, ta sẽ nhận thấy sự khác biệt hết sức rõ ràng.
Điều khiến ta ngạc nhiên nhất khi vừa bước vào khuôn viên Thánh đường chính là sự xuất hiện
của cổng Tam quan, con nghê, rồng chầu hai bên tam cấp và một bát hương lớn được đặt trong
sân nhà thờ, gần quảng trường Thánh Martino. Sự bài trí rất đỗi thuần Việt khiến ta tưởng chừng
như đi lạc vào ngôi chùa nào đó.Càng bất ngờ hơn nữa khi ta ngước nhìn lên tháp chuông của
nhà thờ.Không giống như bao nhà thờ Công giáo khác, Thánh đường Đa Minh – Ba Chuông sở
hữu một tháp chuông với mái cong vút và tàu đao đầu rồng.Đây là kiểu kiến trúc phổ biến ở các
công trình đền chùa, miếu mạo ở Việt Nam, bây giờ lại xuất hiện ở một công trình kiến trúc tôn
giáo của phương Tây. Ở đây, có thể thấy rõ ý của người thiết kế nhà thờ muốn tôn vinh những
nét kiến trúc của dân tộc, vừa thể hiện sự sùng đạo và lòng tin của giáo dân đối với Chúa tối cao.
Cách bài trí và nội thất bên trong Giáo đường cũng mang đậm nét Việt với những bức phù điêu
chạm khắc hình rồng, hoa sen, nhà tạm được mô phỏng theo kiến trúc mái đình,…Điều này thể
hiện sự du nhập và giao hòa của hai nền văn hóa, và sự khéo léo trong cách thiết kế đã nêu bật
được sự giao hòa này.
Về ý nghĩa, nếu như nhà thờ Ba Chuông đại diện cho một lối kiến trúc kết hợp Đông –
Tây theo hướng quay về với bản sắc dân tộc, thì nhà thờ Đức Bà đại diện cho phong cách kiến
trúc Châu Âu chuẩn mực, hòa lẫn hai trường phái Gothic và Roman – thể hiện những ảnh hưởng
văn hóa phương Tây đến vùng đất này. Hai trường phái kiến trúc cũng chính là đại diện tiêu
biểu cho hai khuynh hướng phát triển của văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đương đại.
Nhà thờ Đức Bà có kiến trúc kiểu phương Tây nên ít có chi tiết mang tính ước lệ, hầu
như không có chi tiết nào có thể bỏ đi. Trong khi nhà thờ Ba Chuông có rất nhiều chi tiết kiến
trúc mang tính tượng trưng cho một ý nghĩa văn hóa nào đó, mà nếu như không có thì vẫn đảm
bảo cấu trúc cơ bản của một nhà thờ. Ví dụ các con nghê và rồng chầu, các đầu đao cong vút,
… Nhà thờ Đức Bà hiển nhiên không thể có các mái cong và đầu đao, thay vào đó là kiểu mái
ngói gãy gọn khép thành hình vòm. Nhìn từ bên ngoài khối kiến trúc này có vẻ hơi nặng nề,
không tạo cảm giác bay bổng như ở nhà thờ Ba Chuông. Ở bên trong mái vòm, trong khi nhà
thờ Ba Chuông làm mái hình vuông – tròn thì mái vòm của nhà thờ Đức Bà có dạng uốn cong
hơi nhọn tại chóp. Sự khác nhau này cũng thể hiện những điểm khác biệt thú vị trong văn hóa
Đông – Tây.
Vẫn là các chất liệu xây dựng của phương Tây, nhưng bề mặt bên trong cũng như bên
ngoài của nhà thờ Đức Bà toát lên một vẻ rất châu Âu thì kiến trúc nhà thờ Ba Chuông lại phảng
phất chất Âu trên cái nền chung rất Á.
Nhà thờ Đức Bà nằm giữ trung tâm thành phố, bốn mặt giáp đường phố, thường xuyên
đóng cửa nên du khách ít được tham quan bên trong; còn nhà thờ Đa Minh thì luôn mở cửa cho
tín đồ tới hành lễ, du khách tới tham quan, nằm giữ khu dân cư và hòa hợp với môi trường xung
quanh.
2.2. Các giá trị văn hóa khác
2.2.1. Các giá tri tâm linh:
Niềm tin trong tôn giáo là một niềm tin rất thiêng liêng và chính niềm tin
đó đã kết nối mỗi con chiên trong giáo xứ. Niềm tin không chỉ tác động đến trí
tuệ mà còn tác động đến t ình cảm và có thể làm thay đổi ý thức và lố i sống của
cá nhân . Các tín đồ không chỉ đến nhà thờ vào ngày lễ , ngày chúa nhật mà cả các
ngày trong tuần bất cứ khi nào muốn cầu nguyện hay “tâm sự” vớ i Chúa trong
không gian trang trọng của nhà thờ . Vì vậy thánh đường vừa là một không gian
sinh hoạt chung của cộng đồng giáo dân, vừa là một nơi yên tịnh - một không
gian riêng cho mỗi cá nhân. Đây là một yếu tố quan trọng
2.2.2. Các lễ hội
Nhà thờ Đa Minh-Ba Chuông là nơi để vào mỗi chủ nhật các tín đồ đến tham dự
thánh lễ Sima, cầu nguyện và nghe linh mục giảng đạo. Cũng chính nơi đây đã tổ
chức rất nhiều lễ hội của Công giáo bao gồm cả những lễ lớn như lễ Giang sinh,
Phục sinh, Halloween… đã thu hút không ch ỉ các tín đồ công giáo mà còn cả
những người dân địa phương đến dự. Điều đặc biệ t là trong những lễ hội này
thánh đường Đa Minh đã kết hợp hài hòa văn hóa lễ hội Việt Nam với các lễ hội
truyền thống của tôn giáo như chính kiến trúc độc đáo của nó. Một ngôi thánh
đường đậm đà bản sắc dân tộc chắc chắn và rộng rãi, giúp ai đến đây cũng có thể
cảm nghiệm được giao ước yêu thương của Chúa đến với con người. Các con
chiên có thể cầu nguyện rửa tội hay dâng hương tỏ lòng thành kính vớ i Chúa và
Đức Mẹ .
2.2.3. Một bước ngoặt mới cho nền kiến trúc Công giáo
Việc xây dựng Thánh Đường từng gặp rất nhiều sự phản đối từ dư luận. nhưng kể
từ khi khánh thành, giáo đường đã nhận được rất nhiều lời khen khi một công
trình công giáo đã mạnh dạn phá cách để đưa vào các nét văn hóa truyền thống
VN. Điều này làm cho một cách bảo tồn truyền thống, một biểu hiện của sức
sống văn hóa Việt, tính "mở" và tính tổng hợp của văn hóa Việt Nam...
2.3. Kết luận về đặc sắc văn hóa tại thánh đường và khả năng khai thác phục vụ du lịch
Như vậy, Nhà thờ Đa Minh – Ba Chuông là một địa điểm có nhiều giá trị văn hóa đương
đại và truyền thống đặc sắc mà ít nơi nào trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh có được.
Những nét đặc sắc đó có thể tóm gọn lại trong hai sự kết hợp rất hài hòa về cả văn hóa lẫn kiến
trúc:
- Sự kết hợp văn hóa Đông – Tây
- Sự kết hợp tôn giáo và tinh thần dân tộc
Khả năng khai thác du lịch ở thánh đường này:
Thánh đường Đa Minh – Ba Chuông có sự thu hút ở nét kiến trúc độc đáo và ấn tượng.
Du khách đến đây, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tôn giáo, còn có điều kiện khám phá những sự
khác biệt. Không phải ở đâu cũng có được một công trình có những nét đột phá giống như ở
thánh đường này. Du khách có thể tìm thấy những nét giao hòa trong kiến trúc, sự lồng ghép
khéo léo giữa tư tưởng phương Đông và phương Tây, từ đó tạo nên những trải nghiệm mới lạ
và không kém phần thú vị. Một điểm đến như thánh đường này vừa có thể mang đến cho du
khách sự thanh thản về tâm linh, trải nghiệm tôn giáo, lại vừa mang đến những hiểu biết lý thú
về phong cách kiến trúc và nền văn hóa của hai thế giới phương Đông và phương Tây với những
sự khác biệt rõ nét nhưng vẫn có thể hòa vào nha